Từ tiếng Việt đến tiếng Anh
Dương Mạnh Tiến
…chỉ có chính quyền V+ với các cấp bộ trưởng Giáo Dục, Xây Dựng từng ngồi học ở trường Mỹ, nhưng không lẽ khả năng phiên dịch ra English chỉ được tới cỡ… “Architectural University”!
DCVOnline: Việt Nam trong thời hội nhập với thế giới hiện nay (hay thời “bơi ra biển lớn” như ông Thủ tướng CHXHCN Việt Nam từng hô hào) dường như vẫn chưa vượt qua được một số trở ngại về mặt giao tế, truyền thông; trong đó phần chuyển dịch tiếng Việt sang Anh ngữ là một thí dụ tiêu biểu. Trong bài “Di sản văn hóa và… tiếng Anh” đăng ngày 12/04/2013, tác giả đã nói qua những trở ngại khi quần chúng chuyển ngữ – Việt sang Anh. Hôm nay, DCVOnline xin giới thiệu đến bạn đọc một bài viết khác cùng chủ đề về việc dịch thuật sử dụng tiếng Anh ở một môi trường khác, trong lãnh vực hàn lâm.
Sau đây là bài viết chung quanh tên một trường Đại học ở Hà Nội khi được dịch sang Anh ngữ. Tác giả là một cựu sinh viên trường Đại học Kiến Trúc, Sài Gòn (KT70), hành nghề ở Mỹ, thành viên của AIA (The American Institute of Architects).
Khả năng nông cạn của V+ về mặt dịch thuật và hệ thống giáo dục của những nước dùng tiếng Anh
Dương Mạnh Tiến
Trường Đại Học kiến Trúc tại Hà Nội, đuợc làm chữ đồng gắn trên tường, dịch ra tiếng Anh là: “Hanoi Architectural University”. Còn SG là: HCM Architecture University.
Tôi không hiểu khi người ngoại quốc nhìn giòng chữ đó sẽ nghĩ gì?
Ngôn ngữ có định luật và không có định luật, tùy chữ, tùy nghiã. Như tiếng Anh, Pháp, Tầu, chỉ có Tao, Mày, I and You còn dịch ra chữ Việt Nam thì dài lê thê, anh, chị mày tao ông bà chú bác; đâu phải dịch ra từ dictionary, tự điển mà dịch “canh gà Thọ Xương” máy móc là “Thọ Xương Chicken Soup”.
Kiến Trúc là: Architecture, Đại Học là: School hay University. Thực sự University là Viện Đại Học mới đúng, gồm có nhiều phân khoa, nhiều trường đại học khác chuyên môn. Có nhiều chữ, tiếng Việt không có để chuyển nghĩa đầy đủ ra tiếng Anh và ngược lại. University là Viện Đại Học, College là Trường Đại Học, Faculty là Phân Khoa Đại Học, hay School cũng là Trường Đại Học.
Cái khác nhau của Trường và Viện là như sau: Trường Đại Học là chỉ có một trường, như Trrường Đại Học Kiến Trúc. Viện Đại Học, là một hệ thống gồm nhiều trường, nhiều ngành khác nhau. Thí dụ, Viện Đại Học Saigon có cả chục trường Đại Học nhiều ngành khác nhau nhu: ĐH Luật, Y Khoa, Dược, Kiến Trúc và nhiều nữa.
Cho nên khi dịch ra tiếng Anh, English, cần đi theo hệ thống trường học nơi ngôn ngữ của họ được sử dụng. Mục đích là để cho khối sử dụng tiếng Anh hiểu còn khi dùng Tiếng Việt thì muốn gọi sao cũng được bằng tiếng Việt. Tiếng Việt dịch Viện Đại Học ra tiếng Anh là university, dịch tiếng Việt Trường Đại Học ra tiếng Anh là: school, college hay faculty (Phân Khoa). Đó là sự khác biệt của Viện Đại Học và Trường Đại Học.
Ở trên thế giới ngày nay, chữ Anh, university là chỉ một Viện Đại Học có hàng chục hay ít nhất trên vài trường hay phân khoa Đại Học nhỏ, khác ngành trong đó chữ Anh, college, school chỉ một trường Đại Học chỉ có một ngành hay hai ngành vậy thôi, như college of arts, college of science, college of engineering; còn university thường là một khu vực rộng lớn, chiếm diện tích rộng có đường xá riêng, thư viện chung, nhà ăn, trung tâm sinh hoạt sinh viên, khu nhà ở, cư xá sinh viên, vận động trường, bịnh viện và có cả cảnh sát riêng cùng xe bus riêng cho các university to lớn Khu Viện Đại Học thường gọi là Campus, sinh viên có thể đi bộ hay đi xe đạp từ trường đại học này nối tiếp qua các trường đại học khác để lấy lớp học khác nhau qua nhiều trường đại học.
Ở Việt Nam không có thiết lập thành phố mới với một khu vực riêng cho Viện Đại Học gồm nhiều trường Đại Học nhỏ khác ngành để tiện lợi xử dụng các sinh hoạt chung. Thời VNCH có dời một phần Viện Đại Học Saigon lên khu đồi cao ở Thủ Đức, bắt đầu được hai ba trường ĐH gì đó như Sư Phạm hay Khoa Học.
Ngoài Viện Đại Học Saigon, còn có Viện Đại Học Huế, Viện Đại Học Cần Thơ với nhiều trường Đại Học nhỏ hay Phân Khoa khác nhau như Y Khoa, Sư Phạm, Văn Khoa, Khoa Học và vân vân.
So với giấy tờ dịch lại tiếng Anh, ngày xưa, khi đi du học, và khi xin vào học trường Mỹ để kiểm chứng lại, thì bây giờ không thấy có dùng chữ Phân Khoa.
Viện Đai Học Saigon ngày xưa, trực thuộc Bộ Giáo Dục VNCH có khoảng 40 ngàn sinh viên, chia ra nhiều Phân Khoa: Luật Khoa, Văn Khoa, Y Khoa, Nha Khoa, Dược Khoa, hay các trường chuyên môn khác như Phân Khoa Kiến Trúc, Cao Đẳng Kỹ Thuật, Nông Lâm Súc, vân vân đó là cách tổ chức hành chánh về hệ thống giáo dục theo như tổ chức của hầu hết 90% các xứ trên thế giới.
Chữ Phân Khoa ở đây là Faculty, cho nên Trường Đại Học Kiến Trúc dịch ra tiếng Anh, theo hệ thống Viện Đại Học là như vầy:
Saigon University or University of Saigon, Faculty of Architecture, Faculty of Medicine, Faculty of Law, và vân vân.
Chứ không ai đè chữ Đại Học ra dịch lại lần nữa: bên trên có University of Saigon, dưới lại có Architecture University tại chữ Việt Nam chỉ có Đại Học, rồi to hơn là Viện Đại Học. Tiếng Việt Nam thì theo nghĩa Việt Nam, khi chuyển qua tiếng Anh thì phải theo tổ chức Đại Học của Anh, Mỹ thì mới đúng nghĩa và vị trí cách dùng chữ của English, để cho người Anh Mỹ và thế giới hiểu tương đương theo hệ thống của họ.
University, tiếng Anh, tiếng Việt là Viện Đại Học, có nhiều Phân Khoa, hay là College, College of Arts, College of Sciene hay nhỏ hơn là Phân Khoa, Faculty hay là School, School of Law, School of Medicine, School of Nursing …
Còn nhỏ hơn, không có đủ ngành, thì gọi là College, vài ngàn students. Một College thì nhỏ hơn, có thể gọi là Đại Học, còn University có đủ ngành, có vài college trong đó như Arts, Science, rồi School vân vân thì gọi là Viện Đại Học, như Viện Đại Học Saigon, Huế, Cần Thơ.
Tiếng Mỹ, lớn, nhỏ gọi là student hết [Tiếng Anh, tại Anh quốc, còn dùng “pupil” để chỉ học trò bậc tiểu học. DCVOnline]; Việt Nam chia ra, học sinh, sinh viên cho nên khi dịch thuật, phải hiểu thêm cả tổ chức nơi tiếng được dịch nữa thì mới đúng, chính xác và tương đương. Cho nên, Mỹ viết: Elementary Students, kindergartens used to cry at school, dịch ra tiếng Việt là: học sinh tiểu học, mẫu giáo hay khóc trong trường … Student cũng là sinh viên, đâu có thể dịch là: sinh viên tiểu học, sinh viên mẫu giáo hay khóc nhè … cho nên chữ Việt Nam chi có một chữ Đại Học, đâu thể dịch University một các bừa bãi, thí dụ như vầy: Havard University has Architectural University … đúng là đỉnh cao trí tuệ có khác người.
Trường Đại Học Kiến Trúc, thuộc Viện Đại Học Saigon, khi dịch văn bằng ra để xin du học, hay xếp tương đương ra để đi học lại ở Mỹ như sau, thì người Mỹ mới hiểu:
1/ Faculty of Architecture hay Architecture Faculty, University of Saigon
2/ School of Architecture hay Architecture School, University of Saigon
3/ College of Architecture, University of Saigon
Thành ra, tự nhiên dịch : Architecture University là chẳng hiểu gì hết, chứng tỏ cái ngu đầu tiên của mình. University là phải có nhiều ngành học hoàn toàn khác nhau, trường chuyên môn, không liên hệ, University trải rộng, có rất nhiều trường, như thành phố nhỏ, campus, chứ không phải một trường duy nhất, chỉ có dậy kiến trúc, và liên hệ.
Chỉ có một ngành học, thì gọi là School, trường, hay Faculty là Phân Khoa Trong đó chia ra nhiều ngành nhỏ liên hệ chung thì gọi là Department Thí dụ Trường Kiến Trúc sẽ có ngành phụ như: Thiết kế đô thị, cán sự nằm trong đó. Tiếng Anh: School of Architecture, trong đó có: Department of Architecture, Department of Interior Architecture, Department of Landscape Architecture, Department of Urban Planning, Department of History of Architecture and Preservation … and so on
Thí dụ: Graduate School of Design, Harvard University; School of Architecture and Allied Arts, University of Oregon.
Dịch như vậy qua tiếng Anh thì mới tương xứng. Còn tiếng Việt Nam dùng sao cũng được cho Việt Nam.
Cho nên Trường Đại Học Kiến Trúc Saigon là Phân Khoa, Faculty, đứng đầu là Khoa Trưởng coi một trường Đại Học. Viện Đại Học Saigon, là University, đứng đầu là Viện Trưởng, coi gần mười trường Đại Học dưới quyền; hai vị thế khác nhau rõ ràng về số lượng và vị trí quan trọng.
Tiếng Việt trong hai trường hợp trên chỉ có chữ Đại Học, nhưng không thể dịch ra tiếng Mỹ là University cho cả hai trường hợp Tuy nhiên, tiếng Việt rõ ràng có chữ Viện và chữ Trường đứng trước chữ Đại Học. Còn cơ chế của chính quyền CSVN ngày nay, không có tổ chức Viện Đại Học, thì chỉ cần dịch ra tiếng Anh, “Hanoi College of Architecture, Construction Ministry”, “Hanoi School of Architecture, Construction Ministry”, hay “Hanoi Faculty of Architecture, Construction Ministry” cho nhóm chữ “Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, Bộ Xây Dựng”.
Tóm lại, University: Viện Đại Học; College: Đại Học nhưng không có nhiều ngành; Faculty, School: Đại Học, Phân Khoa, trường.
Vài thí dụ trên thế giới
China
Harbin Institute of Technology, (HIT) School of Architecture, Harbin, Heilongjiang,http://jzxyhiteducn/
Xi’an University of Architecture and Technology, School of Architecture, Xi’an, Shaanxi,http://wwwxauateducn
Xi’an JiaoTong University, Department of Architecture, Xi’an, Shaanxi,http://hscexjtueducn/
Chongqing University, Architecture and Construction College, Shapingba, Chongqing,http://wwwcqjzueducn/cgjzx_chtml
Fuzhou University, College of Architecture, Fuzhou, Fujian Province,http://wwwfzueducn/en
South China University of Technology (SCUT), School of Architecture and Civil Engineering,Guangzhou, Guangdong Province, http://wwwscuteducn
Southeast University (SEU), School of Architecture, Nanjing, Jiangsu Province,http://archseueducn
Tianjin University (TJU), School of Architecture, Tianjin,http://wwwtjueducn/eweb/indexhtm
Tongji University, College of Architecture and Urban Planning, Shanghai,http://cauptongjieducn
Tsinghua University (THU), School of Architecture, Department of Architecture, Beijing,http://wwwtsinghuaeducn/eng
Zhejiang University, College of Civil Engineering and Architecture, Hangzhou, ZhejiangProvince, http://wwwcceazjueducn
Huazhong University of Science and Technology, College of Architecture and Urban Planning, Wuhan, Hubei Province, http://wwwhusteducn/english
Zhengzhou University, School of Architecture, Zhengzhou, http://wwwzzueducn
Hong Kong
The Chinese University of Hong Kong, School of Architecture, Hong Kong,http://wwwarchcuhkeduhk
The University of Hong Kong, Faculty of Architecture, Department of Architecture, Hong Kong, http://wwwarchhkuhk
Public University
Japan
Sapporo City University Faculty of Design Department of Design, Space Design Course
Miyagi University Faculty of Project, Department of Design and Information Design, Course of Space Design
Akita Prefectural University Faculty of Systems Science and Technology Department of Architecture and Environment Systems
Akita Municipal Junior College of Arts and Crafts Department of Industrial Design
Iwate Prefectural University College of Life Science, Department of Life Science
Maebashi Institute of Technology Faculty of Engineering, Department of Architecture (Day), Department of Integrated Design (Night)
Tokyo Metropolitan University Faculty of Urban Environment, Department of Architecture and Urban urban environment course
Kanazawa College of Art Faculty of Arts and Crafts Design Department of Environmental Design course
Nagoya City University Faculty of Arts and city Department of Environmental Design
Gifu City Women’s College Interior Design Course, Department of Kansei architecture design vocational life design
The University of Shiga Prefecture Environmental Sciences Department of Environmental Design, Department of
Kyoto Prefectural University Faculty of Life and Environmental Department of Environmental Design, Landscape Design, Architecture, Living Environment course and life course
Osaka City University Faculty of Engineering, Department of Architecture, Environmental Urban Engineering, Graduate School, Life Sciences Division, Department of the living environment
University of Hyogo(Hyogo Prefectural University) Faculty of Human Environment Department of the human environment (course plan living space and conservation course creative living environment course environmental analysis)
Okayama Prefectural University School of Design Department of Design
University of Kitakyushu Faculty of International Environmental Engineering, Department of Environmental Space Design KitaKyushu, http://wwwkitakyu-uacjp/env/lang_en/faculty/architecture/
Prefectural University of Kumamoto, Faculty of Symbiotic Science Course, Department of Environmental Symbiosis residential environment
Phần trên là thí dụ người trên thế giới phiên dịch tên trường của họ ra English như thế nào; từ những nước lân cận Việt Nam như Nhật, Tầu, Hồng Kông, Thái Lan … chỉ có chính quyền V+ với các cấp bộ trưởng Giáo Dục, Xây Dựng từng ngồi học ở trường Mỹ, không lẽ khả năng phiên dịch ra English chỉ được tới cỡ: Architectural University!
Đúng là chữ nghĩa trả thầy Mỹ hết, uổng tiền mẹ V+ nuôi đi chơi.
Nguồn: Chuyện dịch thuật ra tiếng Anh một cách thiếu xót, cho thấy khả năng nông cạn của V+ về English, về chuyện học hành của các xứ xử dụng tiếng Anh, English. February, 2, 2013. DCVOnline biên tập, chú thích. Minh hoạ của tác giả.
Gọi tên trường bằng tiếng Anh. Sao không nhìn qua tên một số trường đại học kiến trúc trên thế giới để xem họ viết như thế nào rồi bắt chước mà viết theo.
Làm chữ bằng đồng to tổ bố mà chẳng ai nhìn thấy cái sai. Sai về văn phạm, sai về cách dịch ra trong hệ thống trường đại học. Nếu là một tiệm phở viết tiếng Anh sai thì còn có thể xí xóa là chủ tiệm không được ăn học nhiều.
Ối! Thế bác Minh Đức nghĩ rằng chủ tiệm “đại học Hanoi Architechtural University” có được ăn học ư?
Cụm từ “Architectural University” có thể nghe không thuận tai đối với một số người, nhưng tuyệt đối đúng về mặt ngữ nghĩa lẫn văn phạm. Thậm chí nhiều trường đại học ở các nước nói tiếng Anh cũng sử dụng cấu trúc này, ví dụ Boston Architectural College.
Có thể chê cụm từ ấy không tự nhiên bằng “University of Architecture”, nhưng nếu chỉ trích rằng nó sai, thì chính người chỉ trích đang sai đấy. Tôi cũng không muốn chêm thêm vài câu bài bác vào làm gì.
Cụm từ “Architectural University” có thể nghe không thuận tai đối với một số người, nhưng tuyệt đối đúng về mặt ngữ nghĩa lẫn văn phạm. Thậm chí nhiều trường đại học ở các nước nói tiếng Anh cũng sử dụng cấu trúc này, ví dụ Boston Architectural College.
Có thể chê cụm từ ấy không tự nhiên bằng “University of Architecture”, nhưng nếu chỉ trích rằng nó sai, thì chính người chỉ trích đang sai đấy. Tôi cũng không muốn chêm thêm vài câu bài bác vào làm gì.
Cám ơn tác giả, đọc rồi mới biết mình đã hiểu không chính xác rất nhiều từ trong Anh văn trước đây.
Thật ra không cần thiết phải ghi bằng tiếng Anh. Trường đại học Việt ở trên đất Việt thì ghi bằng tiếng Việt là đủ rồi. Trên thế giới có bao nhiêu nước tại sao lại phải ghi thêm bằng tiếng Anh mà không bằng tiếng Pháp, hay tiếng Tàu, hay tiếng Nhật? Đây không phải là nhà hàng ăn, khách sạn thường có khách ngoại quốc lui tới, không cần thiết phải ghi thêm bằng tiếng Anh.
Thưa bác Minh Đức, cho phép tôi đoán mò một câu: Nếu bác làm theo đề nghị của Ông Trùm (xin đọc còm phía dưới) đúng với “hành xử của một trí thức”, là gọi điện thoại hoặc viết thư đặt câu hỏi với các giáo sư đại học Hà Nội “Tại sao trường đại học Việt ở trên đất Việt lại phải ghi thêm tên bằng tiếng Anh?”, thì các ông bà giáo sư ấy, vì “dây thần kinh xấu hổ” đã đứt từ lâu, sẽ có ngay câu trả lời rất “vô tư” rằng: “Lý do ghi thêm tên trường đại học bằng tiếng Anh là để giúp cho các sinh viên nước ngoài (Anh, Mỹ, Úc, Tân Tây Lan v.v…) muốn đến Việt Nam du học có thể biết cách ghi đúng tên trường trong đơn xin du học”.
Nhưng nói đi thì phải nói lại: Thât ra chuyện sinh viên nước ngoài xin du học ở Việt Nam vẫn có thể sẽ xảy ra vào khoảng năm 2020, 2030…. gì đó, nghĩa là nhiều năm sau khi “chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt” không còn nữa. Nhưng đến lúc ấy thì tên tiếng Anh của các trường đại học đã khác vì đã được dịch đúng cả rồi.
Có lẽ Nham Thạch Quân không ở Việt Nam nên không biết rằng số sinh viên nước ngoài ở các đại học Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội và Sài Gòn, không ít chút nào, và không phải gần đây mới có.
Có 3 vấn đề trong cái bảng tên trường đó, không chỉ thuần là về dịch thuật.
Thứ nhất, dịch sai văn phạm, dùng chữ Architectual là sai.
Thứ hai dùng chữ University có thể là không tương xứng với nghĩa tiếng Anh. Đây không hẳn là về dịch thuật mà về kiến thức tổng quát.
Thứ ba, khi nào thì dùng tiếng Anh và khi nào thì không. Có một số bài báo chêm tiếng Anh vào, cơ quan của nhà nước Việt mà dùng tiếng Anh để gọi, như PMU, là chữ viết tắt của Project Managerment Unit. Như việc cả nhà nước lẫn báo Việt dùng SEA Games khi gọi giải thi đấu của các nước Đông Nam Á. Thời xưa, gọi là Đông Nam Á Vận Hội để gọi SEA Games, còn dùng Thế Vận Hội để gọi Olympic Games. Không nhất thiết là phải dịch theo sát từng chữ nhưng miễn là dùng chữ bằng tiếng Việt để gọi cho người Việt hiểu với nhau. Lỗi này là vì kém văn hóa, không biết khi nào nên dùng ngoại ngữ khi nào không cần thiết.
Lỗi này ở báo chí thì còn có thể nói có nhà báo kém văn hóa. Lỗi ở cơ quan nhà nước thì đó là nạn Hồng Hơn Chuyên đã gây ra. Lỗi ở trường đại học thì quá nản vì trường đại học là tinh hoa văn hóa của quốc gia, là đầu tàu của văn hóa, tri thức cho quốc gia, và nó cũng là nạn nhân của Hồng Hơn Chuyên.
Vậy là ở Hà Nội ít nhất có một trường đúng! Xin mời quí vị vô Google rồi gõ: HÀ NỘI OPEN UNIVERSITY hoặc: viện đại học mở hà nội.
Thử viết ý kiến sau khi đã ghi danh và xác nhận email với DISQUS.
Gìà không biết làm gì, con nó lại đón cháu về rồi, nên nhảy lại đây chém gió cho vui. Ai ngờ vào Google mới thấy bác Dương Mạnh Tiến thật công phu và lại thâm thúy nữa. Đây là tên tiếng Anh của phân khoa kinh tế thuộc trường đại học Quốc Gia VN.(Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (tên giao dịch tiếng Anh:” University” of Economics and Business – Vietnam National University, Hanoi). Em để ngoặc kép chữ “University” vì chữ School of có lẽ hay hơn, nhưng vì họ không cùng ở một chỗ( một khu ) nên không gọi là “Viện” và “School” chăng.
Địa điểm không thành vấn đề. Cách gọi ở miền Nam trước kia có lẽ theo cách của Pháp. Trên thì có université, rồi xuống một bậc là faculté. Việt Nam thì gọi là viện đại học (tức là université), rồi xuống dưới là phân khoa (tức là faculté). Phân khoa có thể ở cùng chỗ với nhau hoặc khác chỗ. Chẳng hạn các trường Y, Dược tuy là phân khoa thuộc Viện Đại Học Sài Gòn nhưng nằm khác chỗ. Chẳng qua là ở Việt Nam bây giờ không gọi theo cách đó. Người Việt muốn gọi cách nào thì gọi, nhưng khi dịch ra tiếng Anh thì nên dùng chữ sao cho người ngoại quốc hiểu đúng cơ cấu đại học của mình.
Không như trong bài “Di sản văn hóa…và tiếng Anh”, ông Trùm rất xấu hổ dùm cho các giáo sư trường Đại Học Kiến Trúc HN vì không có lý do gì để biện minh cho các ông ấy, trách nhiệm về sự dịch thuật tào lào này hoàn toàn không thể đổ cho Google Translate hay … Sâm văn Lại.
Nhưng có một điều ông Trùm còn lấn cấn là thái độ đóng góp của ông tác giả bài này mà theo lời giới thiệu, là một trí thức, vì đấy không phải là một hành động của một người có thiện tâm. Như trong bài trước, vài quí bạn đọc hả hê, ăn ngon miệng, ngủ thêm đã giấc khi nghe đến những bất cập của dân chúng VN trong nước thì bài viết này cũng không khác thái độ ấy là bao nhiêu cho dù đây không phải là “bất cập” của các ông giáo sư KT Hà Nội. Hành động đúng đắn nhất là tác giả nhấc cái điện thoại lên gọi về trường, góp ý thẳng với họ khi thấy sự sai lầm trên, nếu họ không sửa sai thì mới đến sự tranh luận đúng sai trên truyền thông, đó mới là sự hành xử của một trí thức.
Này bô lão ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng; đồng lòng cùng comment…
Tha cho nó vì nó lầm chẳng biết. Cộng Sản Sô Viết Nghệ Tĩnh nay đã
muốn xài tiếng Anh như thế , là tốt lắm rồi, Mầng vui, vui mầng!
Mà hay lắm cơ. Đàng trước Trường Kiến Chúc, có cô sinh viên mặc áo
màu hoa đào, chiều xuân nào, trông cái kiến trúc cũng nở nang lắm.
Xin gưởi nhời mầng cho Việt Nam đang lần mò mà dùng Anh văn, đấy.
Ai đã xài tiếng Anh, English American, là đeo vòng kim cô quanh cổ,
phải không cô sinh viên màu hoa đào ,ôi lòng ta nao nao. ( Kụ 108)
“Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) được thành lập ngày 27 tháng 01 năm 1995 theo Nghị định 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 trường đại học lại thành 8 trường đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 02 năm 1996.”
Trích : vnuhcm
Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh phải dịch là National University at Hochiminh city
8 trường đại học thành viên nên dịch là 8 affiliate member colleges
À la recherché du temps perdu, tìm đường về dĩ vãng…đoạn đường
chiến binh, parcours du combatant
Này: École militaire d’ Inter-Armes de Da Lat = Trường Võ Bị Liên quân
Đà Lạt, ( một đến hai năm) nghe oách bao nhiêu, hay là :
VietNam Military Academy: Trường Võ bị Quốc Gia VN ( bốn năm);
Thì thôi, There is a river called the river of No-return…sometimes it’s…
SHENYANG ARCHITECTURAL UNIVERSITY
Moscow Architectural Institute.
Boston Architectural College.
Bài viết này, bên cạnh thái độ hả hê hằn học thiếu thiện chí (mà có người đã vạch ra), thì còn sai về kiến thức như sau:
– Trong tiếng Anh, những danh từ như College, University, School không phân biệt rõ ràng như người viết quan niệm. Không phải University nào cũng bao gồm nhiều College, đơn cử Stanford University, Laval University, Monash University, Massey University đều không phải bao gồm nhiều trường thành viên.
– Về khoa, các trường đại học kiến trúc ở Việt Nam cũng như trên thế giới cũng có nhiều khoa khác nhau, ví dụ Đại Học Kiến Trúc Hà Nội có: khoa Kiến Trúc, khoa Xây Dựng, khoa Quản Lý Đô Thị, khoa Quy Hoạch Đô Thị Và Nông Thôn, vân vân.
– Không có chuyện cứ là trường thành viên của một University thì phải là College hoặc School mà không được là University. Ví dụ: Trong giai đoạn 1874 – 1961, University of Otago là một trường thành viên của University of New Zealand. Tương tự, Cardiff University là thành viên của University of Wales trong giai đoạn 1893 – 1972.
– Số sinh viên của một trường cũng không liên quan đến danh hiệu của trường ấy. Ví dụ: Lincoln University (New Zealand) và Newman University (Anh) chỉ có hơn ba nghìn sinh viên, ít hơn nhiều so với Đại Học Kiến Trúc Hà Nội.
Những ví dụ tôi đưa ra để phản bác bài viết đều được lấy từ những nước nói tiếng Anh. Người viết đã quá cứng nhắc về ngôn ngữ, chưa thấu triệt được sự uyển chuyển (hoặc lộn xộn) của tiếng Anh, nhưng đồng thời lại quá chủ quan, tự cho chỉ có mình là đúng, còn người khác thì sai cả.
Bài viết này, bên cạnh thái độ hả hê hằn học thiếu thiện chí (mà có người đã vạch ra), thì còn sai về kiến thức như sau:
– Trong tiếng Anh, những danh từ như College, University, School không phân biệt rõ ràng như người viết quan niệm. Không phải University nào cũng bao gồm nhiều College, đơn cử Stanford University, Laval University, Monash University, Massey University đều không phải bao gồm nhiều trường thành viên.
– Về khoa, các trường đại học kiến trúc ở Việt Nam cũng như trên thế giới cũng có nhiều khoa khác nhau, ví dụ Đại Học Kiến Trúc Hà Nội có: khoa Kiến Trúc, khoa Xây Dựng, khoa Quản Lý Đô Thị, khoa Quy Hoạch Đô Thị Và Nông Thôn, vân vân.
– Không có chuyện cứ là trường thành viên của một University thì phải là College hoặc School mà không được là University. Ví dụ: Trong giai đoạn 1874 – 1961, University of Otago là một trường thành viên của University of New Zealand. Tương tự, Cardiff University là thành viên của University of Wales trong giai đoạn 1893 – 1972.
– Số sinh viên của một trường cũng không liên quan đến danh hiệu của trường ấy. Ví dụ: Lincoln University (New Zealand) và Newman University (Anh) chỉ có hơn ba nghìn sinh viên, ít hơn nhiều so với Đại Học Kiến Trúc Hà Nội.
Những ví dụ tôi đưa ra để phản bác bài viết đều được lấy từ những nước nói tiếng Anh. Người viết đã quá cứng nhắc về ngôn ngữ, chưa thấu triệt được sự uyển chuyển (hoặc lộn xộn) của tiếng Anh, nhưng đồng thời lại quá chủ quan, tự cho chỉ có mình là đúng, còn người khác thì sai cả.
Trích: “Không phải University nào cũng bao gồm nhiều College, đơn cử Stanford University, Laval University…”
Lấy thí dụ Laval University, đại học này có các schools và faculties như sau:
Administrative Sciences
Agriculture and Food sciences*
Architecture, Urban planning and Visual arts
Dentistry
Education
Faculté de droit (Faculty of Law)
Faculté des lettres (humanities)
Forestry, Geography and Geomatics**
Institut Québécois des Hautes Études Internationales (HEI)
Arts
Medicine
Music
Nursing
Pharmacy
Philosophy
Postgraduate Studies
Science and Engineering
Social Sciences
Theology and Religious Studies
Như vậy đối với trường hợp Laval Unerversity thì ông Dương Mạnh Tiến đã nói đúng về chữ university, nghĩa là chữ university là một viện đại học bao gồm nhiều phân khoa, mà mỗi phân khoa đối với người Việt là một trường đại học dạy về một ngành riêng biệt.
Trích: Không phải University nào cũng bao gồm nhiều College, đơn cử Stanford University
Stanford University có các schools như sau:
The schools of Humanities and Sciences (27 departments), Engineering (9 departments), and Earth Sciences (4 departments) have both graduate and
undergraduate programs while the schools of Law, Medicine, and Education and the Graduate School of Business have graduate programs only.
Như vậy Stanford University cũng bao gồm nhiều phân khoa như ông Dương Mạnh Tiến nói về chữ university.
Như tôi đã nói ở điểm thứ hai, trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội cũng có nhiều phân khoa thậm chí không liên quan đến kiến trúc, tại sao lại không thể dùng “University” để gọi?
Ông Dương Mạnh Tiến đưa ra thí dụ về Đại Học Kiến Trúc Sài Gòn có nhiều ngành như sau:
Chỉ có một ngành học, thì gọi là School, trường, hay Faculty là Phân Khoa Trong đó chia ra nhiều ngành nhỏ liên hệ chung thì gọi là
Department Thí dụ Trường Kiến Trúc sẽ có ngành phụ như: Thiết kế đô thị, cán sự nằm trong đó. Tiếng Anh: School of Architecture, trong đó có:
Department of Architecture, Department of Interior Architecture,
Department of Landscape Architecture, Department of Urban Planning,
Department of History of Architecture and Preservation … and so on
Như vậy Đại Học Kiến Trúc Hà Nội có các khoa như “khoa Kiến Trúc, khoa Xây Dựng, khoa Quản Lý Đô Thị, khoa Quy Hoạch Đô Thị Và Nông Thôn thì cũng tương như Đại Học Kiến Trúc Sài Gòn và Đại Học Kiến Trúc Sài Gòn chỉ được gọi là một phân khoa của Viện Đại Học Sài Gòn. Nghĩa là Viện Đại Học Sài Gòn là University còn Đại Học Kiến Trúc Sài Gòn là một phân khoa, tức là một faculty, của một university.
Nếu nhìn vào các faculty của một trường đại học gọi là University thì các faculty có thể rất khác nhau như Y Khoa, Dược Khoa, Nông Nghiệp, Khoa Học Nhân Văn … Một người học Đại Học Kiến Trúc Sài Gòn có thể lấy các khoa khác nhau trong ngành liên quan đến kiến trúc như Kiến Trúc, Trang Trí Nội Ốc, Thiết Kế Đô Thị, nhưng sẽ không nhảy sang học các ngành khác như Y Khoa, Dược Khoa mặc dù các phân khoa đó nằm trong một University, tức là Viện Đại Học Sài Gòn.
Trích: “Không phải University nào cũng bao gồm nhiều College, đơn cử Stanford University, Laval University, Monash University”
Monash University có các phân khoa như sau:
Faculty of Art & Design
Faculty of Arts
Faculty of Business and Economics
Faculty of Education
Faculty of Engineering
Faculty of Information Technology
Faculty of Law
Faculty of Medicine, Nursing and Health Sciences
Faculty of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences
Faculty of Science
Như vậy Monash University cũng bao gồm nhiều trường đại học trong đó, gọi là phân khoa, hay faculty . Mỗi trường dạy về một ngành riêng.
Trích: “Không phải University nào cũng bao gồm nhiều College, đơn cử Stanford University, Laval University, Monash University, Massey University đều không phải bao gồm nhiều trường thành viên.”
Các colleges của Massey University có như sau:
College of Business
College of Creative Arts
College of Health
College of Humanities and Social Sciences
College of Sciences
Về trường hợp Massey University, ông Dương Mạnh Tiến về chữ university đúng vì Massey University bao gồm nhiều colleges kể như trên.
Cám ơn Minh Đức. Bạn đúng trăm phần trăm, vấn đề là chữ University nó hách hơn chữ College hay school, mặc dù nhiều college cũng có hệ cử nhân hoặc cao hơn và đều có chương trình chuyển tiếp. Nếu có một chi nhánh ở xa trường chính thì họ gọi là Campus.
Rất tốt, rất tốt …”đi một đàng học một sàng khôn” “cười người hôm trước hôm sau người cười” “cao nhân tắc hữu cao nhân trị”…v..v..những điều cha ông ta truyền lại quả là không sai. “Biển học” nó mênh mông vô tận như thế cho nên khiêm tốn trong trao đổi kiến thức là cách hành xử đúng đắn nhất, các sự tự tôn hay cao ngạo chỉ làm lợi cho kỹ nghệ sản xuất … “mo cau”, bây giờ thì ông Trùm mới thấy bạn đọc Minh Đức thật sáng suốt khi chọn trước cho mình cái avatar như thế …hi hi hi hi …còn tôi thì cứ giơ cái mặt ra quả là một chọn lựa sai lầm.
Trên thế giới có bao nhiều trường (đại học) Kiến Trúc mà chỉ có một trường dùng chữ Architectural College (School, University) là Boston Architectural College, thay vì giản dị là Architecture College, nên khó mà lấy thí dụ đó làm tiêu chuẩn cho tiếng Anh được.
Để nhìn thấy ngay sự khác biệt giữa hai cách dùng chữ, xin đơn cử ra một thí dụ: “House of Architecture” và “Architectural House” sẽ thấy ra ngay: cụm từ thứ nhất là Ngôi nhà của (ngành) Kiến Trúc; cụm từ thứ hai là có nghĩa là Ngôi nhà thiết kế theo tiêu chuẩn kiến trúc (hay, ngôi nhà đưọc kiến trúc sư thiết kế đàng hoàng).
Có thể có người thắc mắc là tại sao mọi trường dùng tên (tiếng Anh) đúng, chỉ có một trường viết không đúng lắm. Theo tôi rất giản di, người đặt tên trường đó không phải là người khá tiếng Anh. Không bắt buộc là chyện dở. (Theo tôi nhận xét, ở Mỹ, người giỏi về ngành chuyên môn nào đó và rất dở tiếng Anh rất thường!).
LV
Tôi có ba điểm trả lời bạn Lê Văn:
Thứ nhất, bản thân tác giả bài viết cho rằng cách dùng “Architectural” trong ngữ cảnh ấy là SAI; còn tôi cho rằng cách dùng ấy KHÔNG SAI. Tôi không nói rằng cách dùng ấy là đúng đắn duy nhất, là “TIÊU CHUẨN CHO TIẾNG ANH” (Lê Văn) ai cũng phải theo, vì thế bạn không cần phải phản bác tôi chuyện ấy, vô ích. Bạn còn cho rằng đó là “lỗi rất nhỏ”, tôi xin nói rõ quan điểm của tôi rằng đó không phải là lỗi. Bạn còn đưa tần suất sử dụng của các cách dùng ra so, dường như bạn cho rằng phải có một cách dùng đúng còn các cách dùng khác đều sai cả . Tại sao lại không thể là hai cách dùng đều đúng? Ngôn ngữ vốn đa dạng phong phú như thế đấy.
Thứ hai, sự đa nghĩa nằm ở bản thân từ “Architecture” (Oxford English Dictionary đưa ra 4 nghĩa của “Architecture”). Còn tính từ “Architectural” đơn thuần là tính từ dẫn xuất từ danh từ “Architecture”, nó mang nghĩa thế nào là tùy thuộc vào nghĩa của “Architecture” xét trong ngữ cảnh ấy. Webster Dictionary cũng đưa ra hai nghĩa của “Architectural”, một là “of or pertaining to the art of building” (nghĩa này được sử dụng trong tên trường), hai là “conformed to the rules of architecture”. Do đó, dùng “OF ARCHITECTURE” hay “ARCHITECTURAL” trong tên trường đều không sai.
Thứ ba, cách bạn giải thích tên trường “Boston Architectural College” rất võ đoán, hoàn toàn dựa trên cảm tính mà không có nghiên cứu gì. Dường như bạn còn không biết ai là người thành lập trường (đều là những kiến trúc sư tiếng tăm ở Mỹ cuối thế kỷ 19), chữ “Architectural” được sử dụng trong tên trường từ khi nào (1889), và nếu chữ ấy sai, thì tại sao sau hơn trăm năm vẫn không được sửa (không lẽ bao nhiêu thế hệ người Mĩ đều kém tiếng Anh đến độ không có tên phản động Miền Nam nào phát hiện ra). Khi bạn chê những bậc hàn lâm ở Mỹ thế kỉ 19 là dốt tiếng Anh, tôi cho rằng bạn nên xem lại vốn tiếng Anh của mình thì hơn. Tôi thiết nghĩ không cần tranh luận vào tiểu tiết, vì sự thiếu cầu thị của bạn đã rõ.
Ngoài ra, tôi chỉ đưa ra một ví dụ, không có nghĩa đó là trường hợp duy nhất. Trên thế giới còn có rất nhiều tổ chức sử dụng tính từ “Architectural” trong tên gọi tiếng Anh. Ngoài Boston Architectural College (Mỹ), còn có Iowa Architectural Foundation (Mỹ), Architectural Association School of Architecture (Anh), vân vân. Trên thế giới còn có nhiều nữa, nhưng xin đừng bắt tôi phải liệt kê, chúng ta ai cũng có máy tính và internet cơ mà, chỉ có tinh thần cầu thị thì không chắc ai cũng có thôi.
Tôi đã đoán là tên trường đó do những kiến trúc sư (chuyên môn) đặt ra đã từ lâu nên không thể thay đổi được nữa, này bạn cho biết “đều là những kiến trúc sư tiếng tăm ở Mỹ cuối thế kỷ 19” đặt ra thì rất hợp lý. (Kiến trúc sư giỏi không có nghĩa là tiếng Anh giỏi!).
TB. Quả thật DCVOnline đã rơi xuống quá sâu, 7 năm nay tôi mới nghe cụm từ “tên phản động Miền Nam” 🙂
Mắt có cập bà là toé cũng nên dùng cái đầu để hiểu: Architectural Association – School of Architecture là hai chuyện khác nhau, chứ không phải là một cụm từ dính liền!
Về tiểu tiết Architecture Association School of Architecture, tên đầy đủ của trường viết không có gạch nối, nên tôi giữ nguyên cách viết, nhưng đúng là cần hiểu là hai cụm từ, có thể phân tích thành: trường “School of Architecture” thuộc tổ chức “Architectural Association”. Thật sự viết liền hay viết rời không ảnh hưởng gì đến phản biện của tôi, về ngữ nghĩa của tính từ “Architectural”, vì Architectural Association là một hiệp hội về kiến trúc chứ không phải là hiệp hội được xây dựng theo tiêu chuẩn kiến trúc. Phản biện của bạn chỉ nhằm vào tiểu tiết không liên quan đến luận điểm.
“Phản động Miền Nam” chỉ là cách nói hài hước để chỉ những “unreconstructed rebels” ở miền nam nước Mỹ thời kỳ sau cuộc nội chiến, chứ không phải nhắm đến VNCH đâu mà các bác tưởng bở. Tôi không thích thái độ mượn học thuật để bàn sang quan điểm chính trị, chửi bởi đối phương, và tôi sẽ không bắt chước những thái độ tôi khinh.
Nói tóm lại, những trả lời của bạn ngoại trừ tấn công vào những tiểu tiết không liên quan đến phản biện của tôi, nên không thể xem là phản biện được, và tôi cũng không có gì để trả lời thêm. Rút cuộc thì bạn cũng nhận là chỉ đoán thôi (mà không bỏ công ra nghiên cứu tìm hiểu một chút). Nếu bạn không thật sự hứng thú với tranh luận học thuật thì đành vậy.
Đoán trước thể nào cũng hí hửng, cho rằng thiên hạ bị mắc lừa miu cao của ta, nhưng thật ra đã lộ ra cái đầu óc còn đọng lại những vũng bùn ý thức hệ của trên 150 năm trước.
Tôi không có nhiệu vụ giảng giải về ngôn ngữ trên này, nhất là cho những kẻ chỉ lên đây để quật… “bọn phản động”. Nhưng vì benefit của số đông đáng yêu và muốn học hỏi, tôi xin cất công giải thích thêm. Ngôn ngữ là một phần của loài người, vốn phức tạp. Nó vừa đáng yêu vừa đáng ghét, vừa thơ mộng vừa tục tằn thô lỗ. Ngôn ngữ tạo nên thơ văn, nhưng cũng có thể dùng để tuyên truyền, dụ dỗ con người (như bọn VC dùng). Nó chủ yếu dùng để trao đổi tình cảm giữa loài người với nhau, như ánh mắt nụ cười, nhưng tự nó cũng là một khoa học. Nó cần là một khoa học, vì loài người dùng nó để suy tư, tìm hiểu vũ trụ và truyền đạt những hiểu biết, khám phá cho đời sau.
Là khoa học, ngôn ngữ không thể ba xí ba xóa được. Lấy thí dụ để phân biệt các cái nhìn về ngôn ngữ: người ta có thể nói: ‘tôi “nghe” thấy mùi dạ lan phảng phất…’, ai cũng hiểu và cảm nhận được, nhưng khi là một khoa học, thì phải nói là “ngửi thấy mùi phở” mới chính xác!
Ngôn ngữ khoa học phải chính xác.
Nhưng ngôn ngữ vốn nhiều khi thiếu thốn, không đủ để diễn tả những thứ khác nhau. Chẳng hạn tiếng Pháp có hai tĩnh từ “existentiel” và “existential”, cả hai đều có gốc “existence”, tức “đời sống, hiện hữu”, và nghĩa cũng rất giống nhau (thuộc về đời sống), nhưng có cách dùng khác nhau. Thế nhưng trong tiếng Anh chỉ có một tĩnh từ “existential”, vậy làm sao để diễn tả hai chuyện khác nhau mà trong tiếng tiếng Pháp người ta làm được?
Chính vì sự “hồ đồ” tự thân (inherent) nên trong ngôn ngữ phải có văn phạm để hỗ trợ thêm. Như trường hợp “of architecture” và “architectural”. Cả hai đều có nghĩa “của (hay thuộc về) kiến trúc”, nhưng “of architecture” phải hiểu là ‘của ngành” (bộ môn) kiến trúc’, còn “architectural” là “có tính cách của kiến trúc (tiếng Tây là: de la matière à…).
Trên kia tôi đã đưa thí dụ khá rõ rệt: “House of Architecture” phải dịch là “Căn nhà (trụ sở, nhà hội…) của ngành Kiến trúc” tron khi “an architectural house” thường chỉ có nghĩa là “căn nhà mang tính cách của bộ môn kiến trúc”. Nhưng người ta có thể dùng “architectural” cho cả hai trường hợp (cách “bình dân”), nhưng không thề dùng “of architecture” cho trường hợp thứ hai.
Cũng là giúp bạn hiểu thêm về cách dùng chữ “học thuật”, tránh dùng bừa bãi…
Xin lỗi bạn Lê Văn, nhưng câu trả lời này của bạn không cung cấp thêm điểm gì mới mẻ cả, ngoại trừ một vài câu dành để khích bác cá nhân tôi. Từ khi tham gia tranh luận ở đây, tôi đăng bài với nội dung thuần túy là học thuật, chứ không như thái độ của bạn, của tác giả bài viết, và của nhiều người khác, muốn mượn chuyện học thuật để phỉ báng chính trị. Vì thế tôi xin phép không trả lời những đả kích cá nhân hoặc bình luận chính trị ấy.
Bạn cũng đã thừa nhận “Architectural” có thể được dùng cho cả hai trường hợp, nghĩa là nó không sai như tác giả bài viết đã chỉ trích, thế là được rồi.
P/s: Trong tiếng Pháp không có tính từ “existential” mà chỉ có “existentiel” (theo Larousse).
Tiếng Việt “phỉ báng chính trị” có nghĩa là gì?
Để chấm dứt tôi cũng thành thực xin lỗi bạn nếu đã cho bạn cảm tưởng tôi “phỉ báng”, quả thật tôi không có ý định đó. Một vài chữ có tính “mô tả” (cập bà là toé…) cũng có ý đùa vui – như bạn dùng chữ “bọn phản động” – chứ tôi làm sao biết bạn mày ngang mũi dọc thế nào!
TB. Tôi loáng thoáng đọc thấy bạn viết rằng đã giở từ điển Larousse không tìm thấy chữ “existentiel” (hay “existential”?), nhưng đã biết mất. Điều này chứng tỏ bạn rất “chuẩn”. Cám ơn bạn nhiều.
Vì vốn kiến thức tiếng Pháp của tôi chỉ vừa đủ dùng chứ không giỏi, nên không biết sự tồn tại của từ “existential”, chỉ biết “existentiel”. Sau khi tra cứu một hồi thì thấy là do mình hạn chế. Mình sai thì phải nhận và sửa thôi. 😀
Tuy rất thích tiếng Pháp, tôi chỉ chăm học nó hai, ba năm đầu thời Trung học, sau đó phải chăm chú vào các môn Toán – Lý – Hóa và… đi chơi. Từ đó trở đi tôi chỉ cố giữ cho khỏi quên bằng cách đọc sách báo Pháp, nghe nhạc, xem phim. Rốt cuộc tiếng Pháp của tôi cũng kém, chỉ khá hơn tiếng… Tầu một tí 😀
Độc giả Ông Trùm: “Hành động đúng đắn nhất là tác giả nhấc cái điện thoại lên gọi về trường, góp ý thẳng với họ khi thấy sự sai lầm trên, nếu họ không sửa sai thì mới đến sự tranh luận đúng sai trên truyền thông, đó mới là sự hành xử của một trí thức”.
Tôi không biết Ông “Trùm” dựa vào đâu để khẳng định thế nào là “hành xử của một trí thức”?. Trên thực tế, gọi đ/t đến trường chỉ có thể nói chuyện với một nhân viên văn phòng hành chánh, để tranh luận về cái tên trường hay sao?
Thứ nữa, chuyện viết sai tiếng Anh (đồng ý đây là lỗi rất nhỏ, vì ai đọc cũng hiểu, chỉ là không “chuẩn” thôi) là chuyện rất thường xẩy ra ở VN và còn những trường hợp nghiêm trọng – như những bảng chỉ dẫn ở phi trường “quốc tế”, do đó viết lên báo cho mọi người biết là việc nên làm. (LV)
Cụm từ “đó mới là sự hành xử của một trí thức” được viết ra dựa vào quan điểm của ông Trùm: “Là trí thức, tức có sự hiểu biết, thì sự làm việc phải theo một trình tự hợp tình, hợp lý”. Chỉ có thế, giản đơn như ăn cơm … tiệm.
Một góc nhìn khác là vì có sự hiểu biết nên trí thức thích hay phản biện khi gặp những sự kiện không bình thường, nhưng cần phải biết động cơ phản biện của một trí thức khác với động cơ câu khách cho báo mình của một phóng viên.
Not bad! Nhưng để nghị gọi điện thoại đến trường phàn nàn với cô ký điệu về cái tên trường thì chẳng hiểu biết và hợp lý mấy!
“University” là nơi có nhiều môn học cao cấp(medicine, architecture, engineering, pharmacy, language, etc…) cho sinh viên hoc. University từ chử universe mà ra, có nghĩa là tất cả mọi thứ (“all”).
“architectural university/universities” là một hay những đại học có dạy môn “architecture”.
“architectural university” is syntactically correct. However, “Hanoi Architectural University” or “Shenyang Architectural University” are not collocationally correct.
Các bác thử nghỉ xem nếu trong một vũ trụ “universe” mà chỉ có một cái hành tinh “planet” thì làm sao mình gọi nó là một vũ trụ cho đặng!
Đây là lời giới thiệu về Đại Học Kiến Trúc Hà Nội:
“Trường Đại học Kiến trúc được thành lập theo Quyết định
số 181/CP ngày 17 tháng 9 năm 1969 của Hội đồng Chính phủ. Trường thuộc Bộ Xây dựng, chịu sự quản lý Nhà nước về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.”
Như vậy là Đại Học Kiến Trúc Hà Nội không nằm trong một Viện Đại Học (nói theo cách gọi của miền Nam) hay một University (nói theo cách các nước Tây Phương). Đại Học Kiến Trúc Hà Nội không là một faculty của một University và cũng không là một Viện Đại Học với các ngành khác nhau như Y, Dược, Nông Nghiệp, Khoa Học Nhân Văn… Nếu dịch theo sát chữ thì dịch Đại Học là University. Nhưng nếu dịch cho đúng với cơ cấu tổ chức đại học tại các nước Tây phương thì chỉ có thể dịch là School of Architecture hay College of Architecture.
“Đại Học Kiến Trúc Hà Nội không là một faculty của một University và cũng
không là một Viện Đại Học với các ngành khác nhau như Y, Dược, Nông Nghiệp, Khoa Học Nhân Văn… Nếu dịch theo sát chữ thì dịch Đại Học là University. Nhưng nếu dịch cho đúng với cơ cấu tổ chức đại học tại các nước Tây phương thì chỉ có thể dịch là School of Architecture hay College of Architecture.”
Ông/Bà Minh Đức, cũng như tác giả bài “báo” này, viết tràng giang đại hải về việc chê chúng nó dịch như …hạch, nhưng lại lấy “cơ cấu” tổ chức của VNCH hay các nước Tây Phương làm chuẩn cho lời bàn (lọan) mà cuối cùng thành trớt quớt bởi cái nhận ra (muộn) này:
“Còn ở miền Bắc thì thành lập trường Đại Học trực thuộc Bộ Giáo Dục mà
không thành lập Viện Đại Học,..” Hic, vậy chứ các còm hay cả bài chủ thấy cái “cơ cấu” này trước thì chắc đỡ phải mất thì giờ …chém gió dịch với chả vật, nhỉ?
Bác Hưu lúc nào cũng đọc kỹ và tinh ý nữa. Nhựng tôi thì không trách tác giả viết dài vì… đồng bệnh, muốn mọi người hiểu rõ điều mình muốn nói và mong đưọoc đồng ý thôi :0)
Tôi có một nhận xét chủ quan về từ “university”.
– Tiếng Việt là “đại học” hay “viện đại học” cũng rứa, đâu phải cứ cho thêm chữ “viện” là nó lớn ra. Chỉ tùy theo chỗ dùng nó: ta nói “Ông ta từng là viện trưởng đại học” là đủ nghĩa, nhưng “Ông ta từng là viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn”. chữ “viện” đây giống như một “article definitif” (“Le, La, Les” tiến Pháp hay “The” tiếng Anh). Không có “viện” cũng chẳng chết.. thằng Tầu nào, mà có cũng chẳng làn cái “viện” to thêm.
– Ở nhiều nước “cổ truyền” (Anh, Pháp, Đức…), theo tôi thấy, danh từ University (Université, Universität…) được dùng rất cẩn trọng, không phải thích thì dùng như Mỹ (?) – chẳng sợ thằng Tây nào! Ở Đức tôi thấy có những trường “đại học” khá lớn, nhưng ít ngành không được lấy danh là Universität, mà chỉ được gọi là “Hochschule” (Trưởng cao đẳng) cho đến khi mở rộng thêm một số ngành (như ý bác Võ Bình).
Trong ý nghĩa đó, những tên như Boston Architectural University phải là một ngoại lệ… rất hiếm hoi, vừa khục khặc ở chữ “Architectural”, vừa ở chữ “University”. Nhưng dù sao Mỹ vẫn “tự do phong khoáng” (và hơi… cao bồi) hơn người, điều này ai cũng biết cả rồi!
TB. Nói luôn để khỏi mất cơ hội: tôi không đồng ý với tác giả viêc dịch “college” là “đại học” (dù có thể có trường hợp ngoại lệ), vì Đại học là bậc cao nhất rồi, tức là thường phải cấp bằng cao nhất là Tiến Sĩ. Có “college” nào cấp bằng cao hơn Bacherlor degree (cử nhân) không?
Trước hết, phải khẳng định là môn “dịch thuật” của “Nhà Nước ta” nó phải
gió lắm như trong nhiều bài, thông tin ta đã biết. Tuy nhiên cụ thể
trong bài này lấy chuyện dịch cái “tên trường làm nguồn cảm hứng sáng
tác” với tiêu điểm là danh từ “University” cùng các “biện luận” kèm theo
có vẻ (đã)… quá lố.
Chỉ trích dịch sai, trước hết phải chỉ ra
Tự Điển nào dịch “University” là “Tập hợp (của) nhiều trường Đại Học”,
nếu không có thì “thằng” Kiến Trúc kia không sai. Cách dùng theo kiểu
phương Tây (hay VNCH mà nhiều người biết) một khi chưa (khiến) người
sọan Tự Điển phải chỉnh sửa thì vẫn chưa phải chuẩn để mọi người nhất
nhất phải …theo.
Ở VN, theo hệ thống giáo dục của các nước
XHCN, hệ Đại học học 5 năm (đào tạo ra kỹ sư), nên dịch trường ấy ra
“Universitye” vừa cho …oai, vừa không sợ sai; hệ Cao đẳng học 4 năm
cho ra các Cử nhân (thường thuộc các ngành thiên về kiến thức ứng dụng,
thực hành, hơn là nghiên cứu) thế nên họ dịch “college” chỉ có một nghĩa
là Cao Đẳng để dễ phân biệt (chưa thấy trường nào ở VN dùng “Higher”
chỉ nghĩa này). Một ông Hiệu trưởng trường Bách Khoa (University rõ ràng
nhé) cũng …ngang cơ ông Hiệu trưởng trường Kiến trúc và dĩ nhiên các
vị ấy đều óach hơn tay Hiệu trưởng Cao Đẳng.”Universitye” và “College”
trong hệ thống giáo dục của các nước CS còn cho biết cấp độ đào tạo,
thời gian học và bằng cấp khi ra trường.
Chuyện dịch vài từ sai
hay đúng và khen/chê hệ thống cơ cấu tổ chức các trường Đại học là hai
v/đ khác nhau, nhập nhèm vô như bài chủ và comments của bạn đọc Minh Đức
rốt cục chỉ có thể hiểu là …”không ưa thì dưa có giòi”. Tất nhiên,
thực tế là sinh viên ra trường ở VN kém so với Thế giới, nhưng phải
“phê” thì nên phê (phán) cho đúng, thì dụ mổ xẻ phương pháp dạy, cách
tiếp thu kiến thức .v..v trong các trường Đại học VN hiện nay nó không
hay, lạc hậu chỗ nào khiến kỹ sư ra trường cứ lơ ngơ như bò đội nón …
(chỉ nên chê Kỹ sư VN thôi, lạ là cùng cung cách đào tạo ấy tôi chưa
thấy Kỹ sư Liên Xô (cũ) bị phần còn lại của Thế giới …”chê”.).
Tóm
lại, trước khi viết bài này, tác giả nên có bài (dài) “phang” hệ thống
giáo dục VN nên …như các nước phương Tây rồi mới “vả” họ chuyện tên
trường cũng không ai (ít nhất là tôi) không “nể” cái kiến thức hùng hục,
“hàn lâm” như trong bài.
Thân mến
nguoivehuu
P/s: lẩn
thẩn nghĩ thế này: Một ông Đại úy cảnh sát Mỹ có thể là Quận trưởng
(vài cái city), không thấy cấp tá, tướng chi hết. Vậy mà một tay Giám
đốc Công an tỉnh ở VN nó mang hàm …Tướng, dịch cái cấp bậc (ví dụ)
Major General của hắn ra “Đại thụ”, ơ quên, Đại úy thôi cho giống
…phương Tây!
Góp ý với bác (cố nhân) Hưu cho đỡ.. ghiền. Vui thôi!
1. Phê phán về dịch thuật VN thì chẳng làm sao cho vừa, nhưng cũng là… cho vui, vì chắc chắn không thay đổi chi được. Có điều, theo tôi, cần khẳng định, đó là lỗi hệ thống, chứ chẳng phải cá nhân. Người trong nước có khả năng “dịch” cũng không thiếu, nhưng không phải ai cũng làm “đúng nghề”. Lại lôi thì dụ Lại… văn Sâm ra, dùng chẳng phải chỉ có một vài người phải gọi là “(đồ) dịch… vật” (tiếng miền Nam). Nói sao cho đủ!
2. Chuyện các “tai tồ” (hàm, học vị…) vốn luôn là vấn đề tranh cãi ở khắp nơi, chứ chẳng riêng ở xứ ta, nhưng riêng ở VN nó trở thành chuyện dzòi bọ… thúi hoăng (sorry) cũng tại, theo tôi, ở “hệ thống” của ta. “Hệ thống” vốn không có hệ thống, vô tổ chức, vụ tư lợi (self-serving)… có vẻ càng lộn xộn càng tốt (tôi chẳng buồn chứng minh làm gì… ai muốn phản bác cứ tư do!). Đó là chưa kể lý do “khách quan” do ta nhập các học vị từ các hệ thống khác nhau (Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Tiệp, Ba Lan…) – chính họ cũng không đồng nhất chẳng thể đồng ý với nhau. Chẳng hạn, chính tôi ở nước ngoài gần cả đời người nhưng chưa bao giờ nghe nói đến một học vị tương tự với “Phó tiến sĩ” (người “có ý định” làm luận án tiến sĩ chăng?).
3. Nhưng tôi thật sự không hiểu bác Hưu muốn nói gì khi viết… (kỹ sư) VN bị chê, nhưng không thấy ai chê kỹ sư Nga! Theo tôi, như nói ở trên, không ai chê con người (Việt) chung chung, mà chê hệ thống không “nghiêm túc”. Muốn tâng bốc ai thì cứ tâng bốc đến tận mây xanh, chẳng cần biết hậu quả. Tôi nhớ khi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mới “lên ngai vàng”, báo chí trong nước nhất định là ông ta đã có bằng cử nhân giáo khoa Toán, đaị học Sài Gòn. Tôi đã cho rằng đây là nói láo vì một cử nhân giáo khoa ở đại học Sài Gòn khó kinh khủng phải nói là một khoa bảng thứ dữ, học tầy da tróc vẩy chứ không kiển lơ tơ mơ, vừa học vừa “đánh giặc Mỹ” mà có thể có dược, mà cũng không có nử nhân giáo khoa ĐHSG nào mà ăn nói vô trật tự như NMT được. Bây giờ chẳng bao giờ thấy tiểu sử ghi chuyện đó nữa, mà chỉ nói NMT đã đậu Tú tài Hai (năm 1960 là oai lắm rồi).
4. Đại khái tôi cũng giống như mọi người ở nước ngoài chỉ có thể “phiếm” thôi, chứ có ai tưởng tượng ra cái “rừng.. học” trong nước nó như thế nào, đừng nói chi có thể phê phán rành mạch có hệ thống!
TB. Việc ở ta, “Viện” (Academy) là cao nhất hơn cả đại học, thì có lẽ chỉ bắt chước Nga (và có thể Pháp nữa). Chứ còn lại – Mỹ, Anh, Đức… – Academy chỉ là một hiệp hội có tính cách nghiên cứu và trao đổi ngành nghề chứ không liên quan đến việc chuyện dạy dỗ (Riêng ở Pháp Académie Française là một trong 5 “Hàn Lâm Viện” tối cao, và ỡ vị trí cao nhất, chuyên về Ngôn Ngữ & Văn Hóa. Hội viên chính thức của Académie Française còn được gọi là vị “Bất Tử” – Immortel). Nói thế để thấy “học vị” là cái rừng, như chính sự học vậy. Ở ta khôn là cái rừng già mà là rừng… hoang sơ, đầy dã thú!
Ở miền Bắc VN, hầu như tôi chưa hề nghe “Viện Đại Học”. Không rõ cách gọi “sang sang” này có từ đâu. Tuy nhiên có điều anh Lê Văn nên biết bởi nó (hệ thống đào tạo) hơi khác so với vài điểm anh đã viết trong comment:
Các trường Đại học VN bây giờ, chỉ đào tạo ra Kỹ sư. Khi một University “được” …lên đời (!) tới cấp Học Viện (Academy) thì trường ấy mới có thể thành lập Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ.
Thân
nguoivehuu
Vấn đề là nghĩa chữ University trong tiếng Anh là trường có bao gồm nhiều faculty, school hay college. Nếu tại Việt Nam không có trường nào với cơ cấu đó thì tất cả các trường gọi là “đại học” tại Việt Nam chỉ có thể dịch ra là school hay college. Và có nghĩa là tại Việt Nam không có University nào, mặc dù vẫn có trường “đại học”.
Như trong lời giới thiệu của đại học Kiến Trúc TPHCM thì trước đây trực thuộc Đại Học Quốc Gia TPHCM, thì chữ University đó sẽ dành cho Đại Học Quốc Gia TPHCM, còn trường Đại Học Kiến Trúc TPHCM dù có trực thuộc Đại Học Quốc Gia TPHCM hay không thì vẫn dịch là School of Architecture.
Khi tách ra khỏi Đại Học Quốc Gia, người ta cũng đã nâng cấp danh hiệu trường lên “University” rồi. Chuyện nâng cấp này rất thường thấy trên thế giới (từ School lên College rồi lên University chẳng hạn), bạn miễn cho tôi việc đưa ra ví dụ nhé, nhất thời tôi chỉ nhớ được University of Leeds và Swinburne University of Technology thôi, những trường này đều được nâng cấp từ School hoặc College lên University. Bạn Minh Đức vì lẽ gì không chấp nhận mà bắt nó phải mãi mãi là School, như thế phải chăng quá cố chấp?
“Vấn đề là nghĩa chữ University trong tiếng Anh là trường có bao gồm nhiều faculty, school hay college”.
Tôi đã nói, làm ơn dẫn Tự Điển nào giải nghĩa như vậy, tôi ếch ngồi đáy giếng nên không biết.
Xin cám ơn trước.
an institution of learning of the highest level, having a college of liberal arts and a program of graduate studies together with several professional schools, as of theology, law, medicine, and engineering, and authorized to confer both undergraduate and graduate degrees. Continental European universities usually have only graduate or professional schools.
Đấy, sự giải thích trên chỉ là cách dùng (university) tại một vùng nhất định (như Châu Âu kia chẳng hạn) chứ không phải định nghĩa của từ. University theo Tự Điển vẫn chỉ ra là “trường Đại Học”. Trích dẫn của Minh Đức chú trọng tới việc phân biệt “university” và “college”, ở đây tôi thấy Minh Đức vẫn cứ gượng ép để coi “college” cũng là một trường Đại học, tôi đồng ý với Lê Văn là college chỉ là cao đẳng, cấp tới bằng Cử Nhân là hết …phép (Đại học Luật nên coi là biệt lệ) . Với nhiều vùng, quốc gia, cấp này không phải là trường “Đại học”. (“shool of” cũng chỉ chung chung là một cái trường, nếu cụm từ ấy đi kèm tên riêng/địa danh thì muốn biết nó đào tạo cấp độ (hay ngành) nào còn phải tìm hiểu, dùng thẳng từ university miễn cho người coi khỏan này, hay hơn chứ?).
Vấn đề là như thế nào thì là một trường Đại Học? Tôi không đồng ý với tác giả bài này và Minh Đức đã hầu như dựa vào “cơ cấu tổ chức” của một trường (nào đó) rồi so với những mô hình khác, mà điều này thì như rừng mỗi nơi mỗi kiểu (anh Lê Văn cũng đã nói). Dựa vào “tiêu chí” to, lớn (không gian) hay phải có vài college dưới trướng thì đó mới là trường Đại học chả khác nào dùng chiều cao và cân nặng để quyết định ai là …người trưởng thành! “University” bao hàm khái niệm là nơi dạy (kiến thức) ở cấp cao nhất. Tất nhiên, “cấp cao nhất” với mỗi nơi, mỗi quốc gia cũng khác, các nước thuộc hệ thống XHCN (cũ) nói chung và VN nói riêng thì cấp đào tạo cao nhất là đại học, cấp bằng Kỹ sư. Trên đại học như Thạc sĩ, Tiến sĩ không phải là đào tạo từ hệ thống giáo dục nữa mà là (tự) nghiên cứu mà nên.
Xét theo tiêu chí “là nơi đào tạo, truyền dạy kiến thức ở cấp cao nhất” kia thì Trường Kiến Trúc kia đích thị là trường Đại học. Tất nhiên nó cũng có dưới trướng nhiều khoa (ví dụ cho ra cả Kỹ sư… xây dựng nếu sinh viên theo học khoa Xây dựng của trường Kiến trúc; hay Họa sĩ nếu sinh viên theo học khoa Mỹ thuật công nghiệp, hoặc Họa sĩ Đồ họa nếu học Mỹ thuật Ứng dụng chẳng hạn). Ở VN, cấp cao đẳng thuộc nhiều trường Đại học được thành lập để tuyển những sinh viên không đủ điểm vào đại học, ví dụ trường Đại học Mỹ Thuật Sài gòn (Mỹ thuật Gia Định cũ) cũng có hệ Cao đẳng (4 năm) cho những thí sinh súyt sóat điểm đậu hệ Đại học, những sinh viên này kết thúc khóa học có thể lên Đại học (vào năm 3) học tiếp (VN họ gọi là “liên thông”). Điều này cũng giống như College tại Mỹ: nó là nơi “trú ngụ” của những học sinh trung học không tích đủ điểm SAT để vào trường Đại học; hoặc nó còn “tệ” (!) hơn: chỉ như một trường dạy nghề như “Cô lệch” Cộng đồng!
Tóm lại, dùng “cơ cấu tổ chức trường” để phán xem một trường thế nào là trường Đại học là không đúng, từ đó “bĩu môi” với cách dịch tên trường cũng là khá … kỳ thị, “độc tài”! (hề hề). So sánh “sản phẩm” của nó (trường) xem “thằng” ấy có xứng kỹ sư hay không, rồi kết trường ấy xứng là Đại học hay không …khả dĩ hơn, nhưng đó là đề tài khác.
Trích: “ở đây tôi thấy Minh Đức vẫn cứ gượng ép để coi “college” cũng là một
trường Đại học, tôi đồng ý với Lê Văn là college chỉ là cao đẳng, cấp tới bằng Cử Nhân là hết”
Tới bằng Cử Nhân thì không gọi là cao đẳng mà là đại học.
Trong bài trên, tác giả, ông Dương Mạnh Tiến, ở cuối bài đã đưa ra một danh sách biết bao bao nhiêu là đại học được gọi là “college” và “school”.
Ở Mỹ, khi nói “tôi đi học đại học” thì họ nói “I go to college”, còn ở Canada, Anh, Úc thì họ nói “I go to university”.
À, lại loanh qoanh trở lại với khái niệm tên gọi chứ không care tới kiến thức (dạy và học)! Thì ra dân mấy xứ ấy họ không “ke” tới cái tên dịch của trường, kém “ý thức” hơn dân xứ Mít (dù không ở VN) mình nhỉ?
Thôi thì cũng khuyên ông/bà Minh Đức dành hơi cãi dùm mấy anh Mẽo nếu hắn có thắc mắc rằng thì là bọn Canada, Anh, Úc kia “đừng dùng bừa university, chúng mày cũng là Cô lệch thôi, trường mày to bi nhiêu?”; hoặc cãi giùm bọn Canada, Anh, Úc nếu họ bĩu môi rằng “mấy thằng Mẽo hợm mình, đại học gì chúng mày, chỉ …Cao cẳng là cùng” ..v..v.
Cũng khuyên Minh Đức nên bỏ nhỏ với dân mấy xứ ấy rằng thì là ở VN họ quan tâm tới bằng cấp lắm, tuy như vậy là có sai, không được chính xác (bỏ qua chuyện khả năng) nhưng bởi có lý do: cao đẳng ở VN chỉ học có 4 năm, ngay trong các môn học, thí dụ Tóan, Lý Hóa (có các mức độ khó A, B, C), đại học thì yêu cầu trình độ A nhưng cao đẳng thì chỉ C hoặc cùng lắm một hai môn là B…Rồi tốt nghiệp thì đại học ngòai việc bảo vệ luận án (của một đề tài) trước hội đồng (phản biện) quốc gia còn phải hòan tất thi quốc gia (vấn đáp, cũng trước hội đồng thi QG) chí ít 4-5 môn học chính, có trường tới 7 môn. Trong khi đó cao đẳng chỉ phải trình luận văn /thi, chứ không bảo vệ trước phản biện, (như một môn thi thường) vân vân. Thế cho nên, lận lưng bằng Cử nhân về xứ …Lừa (!) đừng cố gân cổ lên “tao là đại học” kẻo bọn …Kiến trúc nó cười chết …
Đây là lời giới thiệu về Đại Học Kiến Trúc TP HCM:
“Từ năm 1995 đến 2000 theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, trường Đại học Kiến Trúc là thành viên của Đại học Quốc gia Tp.HCM trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cuối năm 2000, trường Đại học Kiến Trúc Tp.HCM được tách ra khỏi Đại học Quốc gia Tp.HCM và trở thành trường độc lập. Từ năm 2002, theo quyếtđịnh của Thủ tướng chính phủ, trường Đại học Kiến Trúc Tp.HCM trực thuộc Bộ Xây dựng.”
Như vậy khi còn trực thuộc Đại Học Quốc Gia TPHCM thì sẽ dịch ra tiếng Anh là:
National University at HCM City – School of Architecture
Khi tách ra khỏi Đại Học Quốc Gia TPHCM mà trực thuộc Bộ Xây Dựng thì sẽ dịch ra tiếng Anh là:
School of Architecture
Khi tách ra khỏi Đại Học Quốc Gia, người ta cũng đã nâng cấp danh hiệu trường lên “University” rồi. Chuyện nâng cấp này rất thường thấy trên thế giới (từ School lên College rồi lên University chẳng hạn), bạn miễn cho tôi việc đưa ra ví dụ nhé, nhất thời tôi chỉ nhớ được University of Leeds và Swinburne University of Technology thôi, những trường này đều được nâng cấp từ School hoặc College lên University.
Một trong những yếu tố quan trọng sống chết để giữ được độc lập đồng thời tự do cho dân tộc là lòng tự tin. Tự tin không có nghĩa là cho mình là “nhất”, cái gì cũng biết mà trước tiên hiểu chỗ yếu của mình và cũng biết chỗ yếu của “địch thủ”. Ngược lại với tự tin là thấy có sự khác biệt giữa “ta” và “họ” là cho rằng họ đúng và ta sai. Vấn đề cũng không phải là ai đúng ai sai mà trước hết sao có sự khác biệt đó. Mọi sự khác biệt giữa người và người đều đến từ kinh nghiệm khác nhau. Không nên vội tư ti mặc cảm. Người Thổ dân Úc (Aborigines) vốn sống biệt lập trên 60 ngàn năm trên lục địa Úc, họ không có những bệnh tật mà tất cả những dân tộc văn minh khác trê thế giới đều mắc phải, do đó họ cũng không có phương pháp chữa trị các chứng bịnh đó – nhưng họ có những phương thuốc để chữa đứt tay chảy máu, muỗi đốt, bị rắn độc cắn, bỏng da… rất hữu hiệu và “rẻ tiền”…
Cái khổ là tư khi người da trắng văn minh đến cư ngụ ở lục địa Úc, mang lại những vấn đề (như rượu chè), bệnh tật hay cả ngôn ngữ mới mà họ không biết cách đối đáp… Chưa kể thiên nhiên mà người Aborigines đã sống chung điều hòa không thay đổi hay hủy hoại hàngngàn thế kỷ chỉ trong vòng 200 năm đã không còn. Vì thế dân Úc nguyên thủy đã biến mất dần dần, nay chỉ còn vài chục ngàn người, sống èo uột bên lề xã hội…
Tất cả là do họ không thể hay cả không muốn đáp ứng với những “văn minh” mới đó. Để thích ứng – nếu muốn – với họ cũng khó vì họ đã “ngủ quên” – so với thế giới văn minh – đến 60,000 năm rồi đâu dễ gì mà bắt kịp. Như kẻ chưa từng đi học cả mẫu giáo, tiểu học… mà bắt vào ngồi giảng đường đại học.. thì chỉ có chết là tốt!
Người Việt cũng đã ngủ quên một thời gian dài, tuy chỉ có chừng vài trăm năm, quá ngăn so với người Thổ dân Úc. Do đó vẫn còn hy vọng theo kịp đà tiến hóa của nhân loại nói chung, để sống còn. Tuy nhiên, điều cần thiết là phải có thái độ đúng đắn, nhất là đối với những gì là “văn minh, khoa học”. Các vua triều nhà Nguyễn đã khôngcó thái độ đó nên đã để đất nước rơi vào vòng nô lệ của người Pháp. Sang đầu thế kỷ 20, giới sĩ phu (“trí thức”) ta – dù vốn là nhà nho như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục hay những người may mắn được tiếp xúc với văn hóa Tây Phương sớm hơn – đã thức tỉnh. Những người thực sự thông minh như Phan Chu Trinh, Phạm Quỳnh đã nhận ra con đường duy nhất để sống còn là học hỏi những cái hay của người Tây Phương – còn cái hay của mình, thì mình vẫn có, ai mà lấy đi được. Thật ra đó cũng là con đường dể nhất, lợi nhất – tam tứ lợi – như bây giờ ai cũng thấy (nhưng có một hạng ngưòoi vẫn không thấy).
Chẳng may cho dân tộc Việt, là chủ thuyết CS – chủ thuyết hủ lậu nhất của nhân loại thế kỷ 20 – đã xâm nhập vào nước ta, và với những chiến thuật mưu mẹo có tính cách tiểu xảo – và nhất là sự gian dối lừa đảo đã biến một dân tộc vốn đa mưu túc trí cởi mở – giỏi nhất ở cách thế đáp ứng với những thay đổi tự bên ngoài – trở thành một dân tôc với đầy những tính xấu và tự hủy hoại, như tham lam, ích kỷ, sống chết mặc bay, tư ti mặc cảm đồng thời tự tôn ngu xuẩn… Đến nỗi cả dân tộc còn bào nhau là “bản sắc” dân tộc ta vẫn ngu muộn, vẫn hèn mọn thế!
Điều vô lý đến thế mà ngay nay cũng khối người tin – có thể đọc thấy trên các diễn đàn mỗi ngày! Chỉ tự hỏi nếu bản sắc dân tộc yếu hèn như thế thì sao có thể tồn tại cho đến ngày nay?!!! Tin thế thật là phản tiến hóa, không thể nào đúng được…
Thế nhưng không phải cứ tự kỷ ám thị ngược lại, kiểu chế độ CSVN cứ tự tung hô là ta “dân chủ gấp ngàn lần Âu Mỹ” là xong đâu. Vấn đề giả di là thành tâm học hỏi. Và tự chữa bệnh. Ắt là giải quyết được mọi chuyện, “tam tứ lợi”. Cũng nên nhớ chẳng có thằng Tầu, thằng Mỹ, thằng Tây nào daị dột đi chữa bệnh cho ta đâu!, mà ta phải đi học của nó. Nhưng nhớ đừng học những cái rởm, cái sai của họ!
Theo dõi quý cụ bàn về architecture cũng interesting đó chớ!
Văn Lê cũng là Lê Văn of DCVOnline…Không phải răng đen mã tấu Văn Tiến Rũng là ôkê Salem…hehehe
Có cụ nào “bỏ nhẹ” tên trường Boston Architectural College chi đó (?). Theo em nghĩ thì khi đặt tên trường là B Architecture C, người ta sợ…phạm húy này kia kia nọ hoặc trùng hạp với những…giây mơ rễ má “BC Department of….” tên trường trứ danh Boston College chăng (?)
Thú thật, nhìn cái logo rồi nhìn mấy chữ “HNAU” mạ vàng… hệt như dân thịt chó mắm tôm kinh niên…vừa nhe bộ răng đen mã tấu ra xỉa, vừa quảng cáo mần cái tăm cũng phải cần…những nhà kiến trúc sư Hà lội đấy, nhá!
Cá nhơn em chưa thấy cái “di tích” kiến trúc gì (ngoại trừ những di tích của Pháp thuộc) của dân Hà lội để học hỏi, nghiên cứu; hoặc, chí ít để coi cả??
HAU (Ha Noi Architectural University)
HNAU (Ha Noi Architectural University)
Thừa thiếu, đúng sai – ra sao, ạ?
Ngoài Hanoi Architectural University ( Đại học Kiến trúc) còn có Hanoi Construction University ( Đại học Xây cất) và Hanoi University of Civil Engineering (Đại Học Xây dựng ).