Diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La, Singapore về An ninh Châu Á

Damian Tran

dung-shangrila-1Diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La, Singapore về An ninh Châu Á giống một bài luận của sinh viên, đầy mâu thuẫn của những khẩu hiệu rỗng tuếch từ một nền ngoại giao thần phục, sẵn sàng làm nô lệ cho quan thầy kiểu mới! 

Tại Hội nghị lần thứ 12 về An ninh Châu Á 2013, gọi tắt là Đối thoại Sharing-La tại Singapore, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt nam cộng sản được mời đọc bài diễn văn khai mạc hôm 31 tháng Năm.

Thủ tướng Dũng đã chọn “Lòng tin chiến lược – Strategic trust” làm chủ đề cho bài diễn văn của mình. Ông điểm qua tầm quan trọng của tình hình an ninh, ổn định, và phát triển kinh tế của khu vực Châu Á – Thái bình dương, đề cập đền việc đâu đó trong vùng gần đây có chuyện diễu võ dương oai, đòi hỏi vô căn cứ, và áp đặt quan điểm! Rồi ông kêu gọi xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác và thịnh vượng.

Ông cho rằng đối với Việt nam cộng sản, “Lòng tin này, trên hết, được xem như trung thực và chân thành” (honesty and sincerity).

Thật là mỉa mai khi ông thủ tướng dùng ngôn từ này vì ở trong nước, sau hơn một nhiệm kỳ làm thủ tướng, “lòng tin” đối với Thủ tướng Dũng của người Việt nam, trong đảng cũng như ngoài đảng, quan chức cũng như thứ dân, có thể nói ở mức thấp nhất kể từ khi cộng sản Bắc Việt xé bỏ Hiệp định Paris chiếm Miền nam bằng vũ lực tháng 4 năm 1975! Và khi nhậm chức thủ tướng nhiệm kỳ đầu năm 2006, ông đã hứa “sẽ kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng, nếu không chống được tham nhũng ông sẽ từ chức.” Đến nay tham nhũng càng lan tràn mọi mặt của xã hội, kinh tế suy sụp, xã hội loạn lạc, giáo dục tụt hậu, đạo đức xã hội xuống cấp thê thảm, nhưng ông thủ tướng vẫn bình chân như vại! Lòng tin nội (cục) bộ như thế mà lên giọng kêu gọi các nước lân bang nên có lòng tin chiến lược? Đây là thời đại Internet gắn kết toàn cầu, các đại diện quốc gia ở Shangri-La há không biết điều gì xảy ra bên trong Việt nam hay sao?

Hơn nữa, nếu là “lương thiện và chân thành” thì tại sao không nói rõ ràng những chuyện đó xảy ra ở đâu, lúc nào, và tại sao không nêu lên chứng cớ là ngư dân Việt nam bị hại để cử tọa biết tường tận hơn là những lời bóng gió!

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Nguồn hình: Straits Times.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Nguồn hình: Straits Times.

Yếu tố thứ hai mà Thủ tướng Dũng yêu cầu để xây dựng lòng tin chiến chiến lược là phải tuân thủ công pháp quốc tế, thực thi trách nhiệm của các quốc gia! Lời kêu gọi xây dựng lòng tin chiến lược từ một chính quyền độc tài cộng sản, với một quá khứ không tôn trọng hầu hết tất cả những hiệp định, công ước Liên hiệp Quốc đã ký kết (như Hiệp định Geneve 1960 về nền trung lập của Lào, Hiệp định Paris 1973 Chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, hay các Công Ước Liên Hiệp Quốc về nhân quyền phổ quát, v.v.) cũng chứng tỏ một “sự mặt dạn mày dày”, vô liêm sĩ, một sự mù lòa lịch sử của giới cầm quyền Việt cộng hiện nay!

Đối với từ “chiến lược” thì thật ra đã bị cộng sản Việt nam lạm dụng rất nhiều. Trong quan hệ ngoại giao, Việt cộng và Trung cộng lúc nào cũng đề cao quan hệ “đối tác chiến lược TOÀN DIỆN” giữa hai nước, trong khi Việt cộng lại dùng “đối tác chiến lược ” làm mồi nhử Hoa kỳ như một tiềm năng cân bằng trong tình trạng địa chính trị nào đó! Miếng mồi đó cũng được dùng để né tránh những phê phán về sự đàn áp tàn khốc đối với những người khác chính kiến ở Việt nam, những nhà văn chỉ nói lên quan điểm khác đường lối của đảng cộng sản, hay ngay cả những sinh viên trong lứa tuổi đôi mươi chỉ thể hiện lòng yêu nước của mình bằng đôi ba dòng chữ vạch trần sự thật bị chính quyền bưng bít che dấu lâu nay!

Về phương diện ngoại giao, lòng tin là điều xa xỉ, không tưởng trong quan hệ giữa các quốc gia vì mục tiêu tối hậu là bảo vệ và gia tăng quyền lợi quốc gia mình qua quan hệ ngoại giao! Không ai lại đem “lòng tin”  làm nền tảng cho nền ngoại giao vì nó ấu trĩ, mơ hồ và thực tế chính trị thế giới trong thế kỷ 20 đã chứng tỏ sự phá sản của quan niệm này!

Yếu tố thứ ba ông thủ tướng CSVN đề cập đến là “nhất trí và đồng thuận” của ASEAN! Không lẽ Thủ tướng Dũng đã quên những gì xảy ra ở Cambodia năm ngoái khi chính quyền Hun sen, vì lợi ích trước mắt của Cam bốt, đã làm ASEAN không thể “nhất trí và đồng thuận” để ra một thông cáo chung ngay sau khi họp, lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN điều đó xảy ra! Điều càng nên được nhấn mạnh là trong ASEAN có nhiều nước không có quyền lợi gì về những tranh tụng chủ quyền biển đảo như Lào, Cam bốt, Thái lan, Singapore, nên hy vọng họ đồng thuận để hy sinh những lợi lộc mà quốc gia họ có thể đạt được qua quan hệ với những nước khác thì đúng là … mơ ngủ! Hay Hà nội quên mất hệ quả của Hội nghị Thành đô 1990 rồi sao?

dung-shangrila-1
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang đọc bài diễn văn ở Đối thoại Shangri-La, Singapore về An ninh Châu Á. Nguồn hình: iiss.org.

Sau khi đề cập và cổ súy cho việc xây dựng “lòng tin chiến lược” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói đến chính sách ngoại giao của Việt nam cộng sản: độc lập, tự chủ, đa phương, đa diện, là bạn và đối tác tin cậy của mọi quốc gia! Bạn với mọi người ư? Nghĩa là ai cũng chơi, không thân không sơ? Bàn tay có ngón ngắn ngón dài, con còn có đứa yêu, đứa ghét, thì trong các quan hệ làm sao cào bằng như thế được? Nghĩa là khi cần kíp chẳng có người bạn nào sẵn lòng giúp đỡ!

Chính sách ngoại giao đó được Thủ tướng Dũng gói ghém trong chiến lược “3 Không: Không đồng minh với ai, không cho ai lập căn cứ quân sự ở Viêt nam, và Không liên minh với nước này chống lại nước khác.”

Đây là thái độ không thực tế và hình như che dấu những gì đã và đang xảy ra tại Biển Đông khi Trung cộng trở nên hung hăng hơn kể từ năm 2009 khi TC đệ nạp bản đồ hình lưỡi bò 9-đoạn tuyên bố gần 80% là của họ! Những vụ tấn công bắt giữ ngư dân Việt nam đòi tiền chuộc, tông phá tàu cá, và tuyên bố cấm đánh bắt cá trong vùng Biển Việt Nam từ 16 tháng 5 đến 1 tháng 8 hằng năm, v.v. là những vi phạm trầm trọng đến chủ quyền, với những hành xử bạo lực của côn đồ, lấy thịt đè người!

Trong khi Phi Luật Tân cũng có những tranh tụng về chủ quyền biển đảo trong Biển Đông nhưng một khi chủ quyền của họ bị xâm phạm như ở Scarborough Shoal hay Mischief Rief, Phi đã mạnh mẽ phản kháng và đã đem vấn đề ra toà án Liên Hiệp Quốc nhờ phân xử. Đây chính là biện pháp đối đáp hòa bình “có xương sống” mà tiếc thay chưa bao giờ thấy cộng sản Hà Nội đứng thẳng lưng để phản đối Trung cộng.

Nhục!

Thực trạng ở Biển Đông vừa nêu chỉ cho thấy sự ấu trĩ của chính sách “3 Không”  của Việt cộng! Xây dựng lòng tin chiến lược để làm gì khi chính sách này không cho phép liên kết với nhau trong tình trạng an ninh, chủ quyền bị đe dọa! Một khi sự sống còn của đất nước như chỉ mành treo chuông, cộng sản Hà nội sẽ xem sự sống còn của đảng, để tiếp tục nắm quyền, là quan trọng hơn việc liên kết, đồng minh với các nước khác để bảo đảm sự trường tồn của quốc gia!

Thông điệp “3 Không”  này hẳn sẽ làm một số nước hả hê, nâng ly chúc tụng vì từ nay họ có thể tiếp tục tự do khuynh đảo, xâm nhập để thao túng kinh tế, chính trị và đến một lúc nào đó, tuyên bố giải pháp cuối cùng qua đảng cộng sản Việt nam, nhân danh ước vọng của nhân dân, là hợp thức hóa sự thống trị của các ông chủ mới trên đất nước Việt nam! Nói khác đi, đó là một chính sách ngoại giao thần phục (submissive foreign policy).

Tóm lại, bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La 2013 giống một bài luận của sinh viên, đầy mâu thuẫn  với những khẩu hiệu rỗng tuếch từ một nền ngoại giao thần phục, sẵn sàng làm nô lệ cho quan thầy kiểu mới!

© 2013 DCVOnline


Bài do tác giả gởi. DCVOnline hiệu đính và minh họa.

15 Comments on “Diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La, Singapore về An ninh Châu Á

  1. Tư tưởng ” nổi cộm” nhứt của thủ tướng VN sắp tàn CS, là : Kiến tạo một
    Đông Nam Á vững mạnh. — Đây cũng là tư tưởng của cố PTT Nguyễn Cao KỲ
    với BBC , năm 2006 :” Liên minh thì không sợ Trung cộng. Một đông Nam
    Á vững mạnh làm đối trọng với Trung Cộng.

    Vì thế cho nên, Miến Điện từ bỏ ” quân phiệt ” một cách mau lẹ là dường nào.
    trước con mắt hí Trung Cộng,– dường như TC cũng gật gù !
    Ông Dũng sáng giá, khôn ngoan, tinh tế và chuyên nghiệp vô cùng qua cuốc
    Đối Thoại thứ 10 các nước Á Châu Thái Bình Dương vừa qua. Hoan hô!

  2. Trich: Thủ tướng Dũng đã chọn “Lòng tin chiến lược – Strategic trust” làm chủ đề cho bài diễn văn của mình.

    Nguyễn Tấn Dũng chỉ lập lại.

    “Lòng tin chiến lược” – Chiêu bài mới của Tập Cận Bình nhằm xoá đi sự canh phòng an ninh của các nước xung quanh đối với Trung quốc

    • Tụi Trọng Sang, Nghị ,Thảo la phe theo Tàu, mấy lần hè nhau uýnh Đờng chí X không nổi,
      Mà bà con ta run rét lại tố Dũng theo Tàu, nịnh Tàu? ( Đôi khi ta nên
      dung cái tournure ngoại giao tí, chứ sao).
      (Vả lại, nếu tất cả bày đàn CS nói chung, mà chơi găng với Tàu, thì
      nó theo ý chú Sam, đúng ra xét lại HD Ba Lê,thì toàn đảng CS ăn cám!)
      Nhớ cho;, Trung Quốc vẫn tố cáo tội ác CSVN xâm chiếm Miền Nam

  3. “lòng tin chiến lược” là cái khỉ khô gì trời ạ. “lòng tim chiên luộc” nghe nó đã cái miệng hơn.

    • Võ Bình thì cứ thấy một bóng bà ba hay nón cối nào, là VB chạy thục mạng
      thôi a.
      Uýnh CS phải nhìn thẳng mặt CS mà uýnh, sợ gì cơ chứ niên đệ Lâm Viên.?
      Ý a, mà khi đột xuất vớ ngay được CS cỡ Phương Nga, thì chắc là em
      Võ Bình tùy cơ ứng biến, hè

      • Bác Tô Mã Ý nầy bậy quá! Cáp Võ Bình với Phương Nga không được đâu. Rủi mà cho ra thêm một đứa nửa xanh nửa đỏ thì thật khốn nạn thay cho dân tộc Việt Nam mình.

  4. Chiến thuật “cây gậy hay cái búa” đối với các lánh giềng Đông Nam Á của Trung Cộng (TC) đã khiến cho Mỹ từ bỏ chiến lược “cây gậy và củ cà-rốt” cố hửu để đổi sang “cà-rốt và tầu chiến”. Có lẽ chưa bao giờ Mỹ tập trung một hạm đội lớn lao như lúc này – và còn gia tăng theo vận tốc tùy thuộc vào vận tốc “xuống thang” ở A-phú-hãn…

    Khởi đầu, hai năm về trước, những nước ĐNA đang lúng túng mếu máo, tiêu biểu VN và Phi, cảm thấy phấn khởi. Nhất là Phi đã bắt đầu ăn nói cứng rắn “ra vẻ ta đây chẳng sợ ai”, khiến nhiều người Việt gật gù khen ngợi, rằng “ít ra phải như thế”. Nhưng có vẻ đó chỉ là “lửa rơm”. Trong vòng thời gian ngắn từ khi vào cuộc, chính phủ và người dân Phi đã cảm thấy trò chơi chính trị trên bàn cờ quốc tế quá phức tạp và một nước nhỏ chỉ là khách đứng xem, lâu lâu được đàn anh đang thực sự đánh cờ “nhờ vả”… đi rót cho ly nước!

    Còn vị thế VN cũng chẳng hơn gì, có khi còn tệ hơn. Hội nghị Đối thoại An ninh Shangri La 2013 cho thấy Hà Nội đang được TC dùng như quả banh lông trong trận đấu tennis. Rõ ràng, TC giao quả banh NTD sang phía Hoa Kỳ, và ngang nhiên chờ đợi Hoa Kỳ “return”, trong khi đối với khán gia thì có vẻ người phát bóng (service) chính là VN…

    Điều này có lợi uy thế cho “Mr Dung” đối với người dân trong nước, nhưng chủ yếu là đó là điều Bắc Kinh muốn: gia tăng sức mạnh quân đội để “bảo vệ chủ quyền không thể tranh cãi” của mình ở ĐNA và Á Châu, trong khi Mỹ chỉ muốn giảm thiểu chi phí quốc phòng, vốn đã ngang với toàn thể các nước khác trên thế giới cộng lại…

    Một thế chiến lược mà nhìn từ thế “tĩnh” thì Mỹ – giống như Liên Xô thập niên 80s – chỉ có thua vì sẽ xạt nghiệp! Trong khi TC, với tài nguyên chính là dân số đông đảo (gấp hơn 4 lần dân số Hoa Kỳ) trong ngắn hạn có vẻ như vô tận, nhất là chỉ biết cắm đầu lao động, không đòi hỏi gì ở nhà nước. Bắc Kinh chỉ có thu vào chứ không phải chi ra – ngoài chi cho quốc phòng… Tất cả giựa trên giả thuyết là dân chúng TC cứ ngoan ngoãn chịu làm nô lệ cho “đảng” mãi, chỉ để được thỏa mãnh tự ái, ta đây là dân của cường quốc thứ hai – sẽ lên thứ nhất nay mai – của thế giới.

    Tuy nhiên TC cũng có mối lo: trước mắt là Nhật Bản,tùn là cường quốc thù hai và nay là thứ ba thế giới – và là đồng minh của Hoa Kỳ – và trong tương lai không xa là Ấn Độ. Dân số Ấn cũng chẳng kém hơn TC là bao nhiêu, có võ khí nguyên tử, trình độ dân chúng cao, cần cù… nhất là Ấn Độ là một nước dân chủ, và sẽ không có nguy cơ xào xáo chính trị nội bộ như TC…

    Nhật từ lâu đã là “bạn thân” của Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ cũng đã nhận ra “yêu cầu” cần có Ấn Độ làm đồng minh và bắt đầu o bế Ấn Độ… TC phải nhận ra rằng sự bành trướng của mình ở Á châu sẽ bị giới hạn bới Nhật và Ấn, tuy “biểu kiến” vẫn ra vẻ coi thường cả hai nước này. Nhưng có lẽ chỉ là chiến thuật “dương đông kích tây”… mà mục đích thật sự – và lâu dài – là chiếm lĩnh biển Đông và ba nước “Đông Dương”, tức Việt – Miên – Lào.

    Một con chim sẻ nắm trong tay vẫn quý hơn là con bồ câu béo trên mái nhà…

    Nhận định này, nếu đúng, càng cho thấy tương lai độc lập tư do của VN càng đen tối hơn gấp bội. Vấn đề là đa số người Việt – trong hay ngoài nước – vẫn còn mơ màng như chưa tỉnh ngủ. Hy vọng đến lúc mở mắt ra thì vẫn còn.. gì để tát!

  5. Rất cám ơn bác Tâm Việt đã giúp giải tỏa một thắc mắc từ hôm 31-5 đến nay.

    Xin trích lại một trong những câu mà Tập Cận Bình (lúc còn là Phó Chủ tịch cho Hồ Cẩm Đào) đã dùng trong bài diễn văn hồi tháng 2-2012 khi qua Mỹ gặp TT Obama: “For us, strategic trust is the foundation for mutually beneficial cooperation, and greater trust will lead to broader cooperation”.

    Nguyễn Tấn Dũng lập đi lập lại câu này ở hội nghị Shangri-La. Chẳng qua vì kẻ viết bài diễn văn cho Dũng đã được chỉ thị xài nguyên văn chữ nghĩa của quan thầy. Hèn chi Dũng chỉ biết đánh bài “lờ” khi bị chính một nữ cán bộ Trung cộng cắc cớ đặt câu hỏi “kẻ lạ là ai?” (như bác Lê Văn nhắc trong cái còm ở bài chủ của Caubay “Giải bực cuối tuần”).

    Tàu khựa bắn giết ngư dân Việt trên Biển Đông chưa đủ, mà còn làm nhục cả thủ tướng Việt cộng giữa Hội nghị An ninh Á Châu. Vận nước quả là đã suy vi đến tận cùng.

    • Bạn NTQ ơi,
      Thủ tướng “Dung” nhà ta đang làm quả banh lông cho Trung Cộng đánh sang cho Mỹ “chơi” mà không biết!

      Bài diễn văn đó chắc chắn đã được Bắc Kinh “thỏa thuận” trước, có điều Mr Dung không biết trước chính là câu chất vấn của con mẹ Thiếu Tướng của Tầu. Câu chất vấn có phần khiếm nhã đó chỉ nhằm biểu diễn cho thế giới biết một điều là Bắc Kinh đã nắm Hà Nội trong tay, đừng có mà “xớ rớ” vào!

      Rốt cục, diễn đàn “Đối thoại Shangri-La” chỉ là “bổn cũ xoạn lại” từ Hội nghị Hoà Bình Munich 1939, khi Anh Quốc đồng ý (ngầm) cho Đức Quốc Xã lấy đứt Tiệp Khắc – dù rằng Tiệp đã có thỏa ước liên minh quân sự với Anh và Pháp. Có điều Chamberlain – TT Anh Quốc – “bé cái nhầm” rằng cho Đức Quốc Xã nuốt Tiệp là nó hài long rồi, không ngờ là mục đích của Hitler là chiếm cả Ba Lan và Pháp… và cả Âu Châu.

      Hy vọng Hoa Kỳ đã học kỹ bài học Munich 1939… (nếu cần đọc thênm về Munich Agreement).

      LV

  6. Vị thế là đại diện của một nước nhỏ đang bị một nước lớn tấn công, thế mà Nguyễn Tấn Dũng lại đề cao “lòng tin chiến lược”.

    Đề cao “lòng tin chiến lược” cho ai? Cho đấng quan thầy Trung quốc là Tập Cận Bình.

    Không có cái ngu ngốc hèn hạ tủi nhục nào hơn!

    Bị đá bị đạp mà vẫn cố bám chân chủ.

    • Những bồi bút của đảng nhắm mắt làm ngơ trước những mâu thuẩn nêu trong bài này.

      Đối với chính sách “3 Không” thì ở Đối thoại Shangri-La, Nhật, Đại hàn, Singapore, Thái, Phi luật tân sẽ nghĩ thế nào khi nghe TT Dũng tuyên bố là “Không đồng minh với ai cả” trong khi bị Trung cộng chếm đảo giết ngư dân !!!

      “3 Không” là một sự dè bỉu đối với các nước này vì họ là đồng minh chiến lược của Mỹ ở Châu Á!

      ĐÚng là mù lòa về ngoại giao khu vực…

  7. Không cần nói xa đến Hiệp Định Ba Lê để nói về việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Ông Christian Le Miere, người hỏi đầu tiên đã nói rằng ông Nguyễn Tấn Dũng nói nhiều đến tuân thủ luật pháp quốc tế trong bài diễn văn tức là ông Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ việc Phillipines dùng luật pháp để giải quyết vấn đề tranh chấp, vậy thì ông Nguyễn Tấn Dũng có muốn thấy có nhiều nước làm như Phillipines hay không?

    Ông Nguyễn Tấn Dũng trả lời là ngày 26-4-2013, chính phủ Việt Nam đã ra tuyên bố về vụ này rồi nên bây giờ không nhắc lại. Nói vậy thì chắc nhiều người không hiểu gì nếu như không biết là ngày 26-4-2013 Việt Nam đã tuyên bố gì. Ngày đó, Việt Nam tuyên bố là “Là quốc gia ven biển có các quyền và lợi ích quốc gia hợp pháp và chính đáng ở Biển Đông, Việt Nam quan tâm và theo dõi sát tiến trình của vụ kiện này”. Như thế là Việt Nam không ủng hộ Phillipines mà cũng không phản đối Phillipines mà chỉ quan sát. Trả lời thế này thì cũng không trả lời vào câu hỏi của ông Le Miere là Việt Nam có muốn có nhiều nước làm như Phillipines hay không. Trong diễn văn nói là phải tôn trọng luật quốc tế nhưng lại không tích cực ủng hộ Phillipines dùng luật pháp để giải quyết tranh chấp mà cũng không có vẻ mong muốn có nhiều nước đi theo bước Phillipines, và cũng có nghĩa là Việt Nam cũng sẽ không làm như Phillipines. Ông Le Miere có lẽ đã được câu trả lời là Việt Nam dường như không tha thiết với việc đòi hỏi các nước phải tuân thủ luật quốc tế như đã nói trong bài diễn văn. Rốt cuộc lại thì cũng vẫn là: “Đừng nghe những gì Cộng Sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm”

  8. Cảm ơn Tâm Việt đã lật mặt thủ đoạn của thủ Dũng đạo văn Thầy Tập!

    Và chính vì vậy mà kết luận của Damian Trần rằng bài “diễn văn của thủ Dũng như một bài luận văn của sinh viên” tán dương thầy là quá chính xác!

    Điếu này dẫn đến câu hỏi “Phải chăng Trung cộng đã gài người vào bọn chấp bút soạn thảo diễn văn cho thủ Dũng?”

    Và nếu cho rằng những bài diễn văn đối ngoại cỡ này đều phải được BCT và Ban Tuyên giáo trung ương duyệt trước khi trình bày thì phải chăng toàn bộ bọn Việt cộng chóp bu đã được Trung cộng mua chuộc và đây là bằng chứng là họ phụ họa với quan thầy của họ!

    Cũng nên nhớ là trước đại hội 6, thủ Dũng lật đật sang Tàu xin Tập Cận Bình đóng dấu chập thuận trên trán, mang về đe dọa Tổng bí và Chủ tiệm nước!

  9. Chủ tịch Tập năm ngoái trong chuyến đi Mỹ đã tìm cách khuyến mãi “Lòng Tin Chiến Lược” với các khái niệm đại khái như sau: ” The development of cooperative partnership could be guaranteed only when the two sides view each other’s straegic intention and development path in a correct and objective way, respect each other’s core interests and accommodate each other’s major concerns, avoid making troubles for each other and do not cross over each other’s bottom lines…”.

    Chọn cùng chủ đề cho bài diễn văn khai mạc hội nghị, VN đã đặt TQ vào một vị thế không thể phủ nhận mối quan hệ này với các nước nhỏ hơn họ trong vùng Đông Nam Châu Á. Đem một điều kiện mà TQ đề nghị với một cường quốc ngang tầm với họ là Mỹ ra làm tiêu chuẩn ứng xử giữa họ và các nước nhỏ hơn đã phủ nhận sự “double standard” trong giao dịch quốc tế giữa các quốc gia, điều này đã làm TQ khó chịu là điều hiển nhiên.

    Còn về bài viết trên đây thì toàn bài là nhiều sự mâu thuẫn với chính nó mà Ông Trùm sẽ có những phân tích kế tiếp.

  10. Theo tôi biết, CSVN nhìn chung, và nhìn qua cánh Miền Nam, đã nghiêng sang
    phía Mỹ đến 100 độ rồi. Còn một số it xỉn, như Trọng Lù, Quang Nghị, Thế Thảo…
    thuộc nhóm Bắc Kỳ thì vẫn cúng hỉ, cúng hỉ Tàu. Nhìn chung, thì VN đả theo
    Mỹ’, đến mức mong Mỹ coi VN như Guam, Hay Porto Rico…
    Tôi không xem thường ông Dũng. Dường như có đường đi nước bước cho ôngta bán bãi biển tổ chức…vượt biện, có tiền xài mà thăng tiến. Và này ai ơi, ai đã
    vẽ đường cho Y tá truy diet quân Mai Văn Hạnh , tịch thu những 3,000
    khẩu CKB bang đỏ! Ai trao tay cho Ba X toàn bộ phóng đồ vị trí của quân Khmer
    Đỏ PolPot ? Rồi Dũng ta làm chop bu Công An (học nghề),thong đốc ngân hàng( học nghế) rồi làm PHÓ thủ tướng mà học nghề…
    Không phải bỗng dưng mà nhóm Nam Kỳ từ Phạm Hùng, VV Kiệt, N Minh Triết, Phan Văn Khải, Trương Tấn Sang và anh Ba Dũng…tự nhiên lên chop cái
    chánh phỉ CS chình ình ngay giữa Hà nội Đàng ngoài…
    Suy nghĩ mội tì thôi, thì ra bài toán đố. ( Kụ 108. Gưởi Bạn Đời Lớp 7)