Bất đồng chính kiến tăng, Việt Nam bắt blogger

Brendan Brady – DCVOnline lược dịch

jail“Nếu những căng thẳng xã hội hiện nay không được giới lãnh đạo chính trị giải quyết, người ta có thể hình dung được một kịch bản tương tự như Mùa Xuân Ả Rập sẽ diễn lại trong tương lai.”

Trên blog và mạng truyền thông xã hội, dân Việt Nam vượt qua sự độc quyền của chính phủ độc tài về mặt truyền thông đại chúng, họ đưa tin về những thất bại của nhà nước và nung nấu sự bất mãn với chế độ. Một số đã lên tiếng chống lại sự bất công, những người khác đã thách thức cả chế độ. Trương Duy Nhất, một nhà báo bất bình đã nghỉ việc viết báo để tập trung vào việc viết blog riêng, đặc biệt với những lời lên án thẳng thừng. Trong một bài viết không lâu trước khi bị bắt, ông đổ lỗi cho hai quan chức cao cấp nhất của Việt Nam cho “sự hỗn loạn chính trị” và nạn “tham nhũng không kiểm soát được” ở Việt Nam và kết luận: “Nếu không thể quản lý hiệu quả, các ông nên từ chức.” Sau khi ông Nhất bị bắt vào cuối tháng trước, hai người đã bị bắt giữ trong vòng ba tuần vì chỉ trích chính quyền trên mạng. Họ bị cáo buộc bằng ngôn ngữ của chế độ là “lạm dụng tự do dân chủ” – và có thể bị án tù đến bảy năm.

Cafe internet ở Hanoi (2009). Nguồn: HOANG DINH NAM / AFP / GETTY IMAGES
Cafe internet ở Hanoi (2009). Nguồn: HOANG DINH NAM / AFP / GETTY IMAGES

Phải đương đầu với những khó khăn kinh tế, đấu đá nội bộ và chỉ trích công khai, Đảng Cộng sản Việt Nam đang đàn áp người bất đồng chính kiến. Bốn mươi sáu blogger hay người hoạt động đã bị kết án tù trong năm nay, vượt qua tổng số 40 người cho cả năm 2012. Trong Chỉ số Báo chí Tự do năm 2013, tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp Việt Nam hạng 172 trong 179 quốc gia — chỉ cao hơn những nước như Iran và Bắc Hàn. Theo Phóng viên Không Biên giới, chỉ có Trung Quốc và Ô-man là hai nước có nhiều người tù vì hoạt động liên quan đến Internet hơn. Vì sự tấn công dồn dập vào vào những lời chỉ trích công khai trong những tuần gần đây nên các nhà báo Việt Nam nói chuyện với tạp chí TIME yêu cầu được giấu tên vì sợ bị trả thù, và ngay cả giới phân tích nước ngoài cũng chỉ tuyên bố kín.

Mạng Internet đã trở nên có hiệu lực một cách đặc biệt — và, dưới mắt của Đảng Cộng sản, nguy hiểm — là phương tiện thách thức chính sách và quyền lực của nhà nước vì, trong khi tất cả các phương tiện truyền thông truyền thống vẫn thuộc về và do nhà nước quy định, thì truy cập Internet ở Việt Nam đã lan rộng theo cấp số nhân trong những năm gần đây. Chính quyền đã dùng tường lửa để chặn truy cập vào một số trang web với thông tin và quan điểm mà họ cho là có khả năng làm phiền. Nhưng người hoạt động không ngừng nghĩ ra những cách thức mới để vượt qua tường lửa, và các biện pháp nghiêm trọng hơn của chính quyền đang dùng để hạn chế sự truy cập Web ngay cả có nguy cơ lấn vào hoạt động thương mại hay giải trí trực tuyến, có thể gây ra một sự khuấy động quần chúng một cách rộng lớn hơn.

Theo Sarah Cook, một người phân tích về khu vực Đông Á Freedom House tại Hoa Thịnh Đốn (Washington, D.C.) điều đó giải thích tại sao chính quyền đã cảm thấy bắt buộc phải tăng cường sự săn đuổi các blogger “có vấn đề”, và để đảm bảo có thể gây nên “một sự run sợ trong thế giới blog Việt Nam,” đã kết án tù lâu hơn [cho những blogger bị bắt].

(Nó cũng có thể giải thích tại sao chính phủ đã chuyển sang việc sử dụng một mạng lưới hàng trăm “dư luận viên” ủng hộ chế độ; đây là những người sử dụng mạng internet nặc danh được giao trách nhiệm dựng blog ca ngợi chính sách của chính phủ và mắc võng ở các diễn đàn trực tuyến để bác bỏ những lời bình luận chỉ trích chế độ.)

Cuộc đàn áp diễn ra giữa lúc tình hình chính trị đã khiến giới nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng cảm thấy đang hở sườn, dễ bị tấn công. Chính phủ hiện đang soạn dự thảo thay đổi hiến pháp năm 1992 của Việt Nam, và, trong một nỗ lực để tỏ ra lắng nghe dân, đầu năm nay đã tổ chức một cuộc tham vấn đại chúng, người dân đã được mời để góp ý kiến. Thông tin phản hồi đáng chú ý nhất lại không phải là những gì chính phủ dự kiến: một nhóm gồm vài chục trí thức có tiếng và cựu đảng viên nắm lấy cơ hội để đề nghị một hiến pháp riêng của họ, và gửi nó lên mạng. Họ kêu gọi bầu cử đa đảng và các nguyên lý cơ bản khác của nền dân chủ, cùng chấm dứt vị trí quyền lực tối thượng của đảng. Kiến nghị của họ thu hút được khoảng 30.000 chữ ký trực tuyến hỗ trợ. Chính phủ muốn báo hiệu cho dân chúng rằng họ đã sẵn sàng đổi mới nhưng theo cách riêng của họ vì đang phải “đấu tranh để duy trì một hệ thống chính trị thẩm thấu đến mọi khía cạnh của xã hội,” Andrew Billo, thuộc tổ chức Asia Society ở New York nói. Bắt giữ các blogger mà lới chỉ trích của họ đang thúc đẩy và kêu gọi đổi mới nhanh hơn, là cách “họ muốn gửi một thông điệp rằng [đổi mới] sẽ xảy ra theo trình tự của chính phủ, chứ không phải theo ý kiến của những người ngoài đảng.”

Quản lý yếu kém kinh tế — đánh dấu bằng một loạt các vụ bê bối tham nhũng cấp cao — là một động lực lớn đưa đên bất đồng chính kiến. Trong nhiều năm qua Việt Nam đã được ca ngợi như một phép lạ kinh tế, khi nền kinh tế tồi tệ thời hậu chiến đã chuyển đổi nhanh chóng sang thời kỳ bùng nổ công nghiệp. Trong hai mươi năm sau khi chính phủ đổi mới kinh tế vào năm 1986 để đưa Việt Nam vào một nền kinh tế tư bản do nhà nước quản lý [kinh tế thị trường định hướng XHCN], GDP tăng trưởng trung bình trên 7%, trong năm 2005 đã tăng 8,4%, chỉ đứng sau Trung Quốc ở châu Á. Mức thịnh vượng gia tăng ở hầu hết các lĩnh vực của xã hội, và quần chúng đã nghiến răng cắn lưỡi, im tiếng trước những dấu hiệu rõ ràng của nạn tham nhũng ở mọi tấng lớp. Nhưng khi mức tăng trưởng chậm lại – năm nay ở mức 5% – dân chúng có khuynh hướng ít chịu bỏ qua những bàn tay ăn cắp đang phá hoại nền kinh tế.

Những phàn nàn về nền kinh tế (yếu kếm) cũng đã giúp đưa chính trị ra ánh sáng cho một thế hệ thanh thiếu niên lâu ít quan tâm về các vấn đề mà dường như không ảnh hưởng đến đời sống của họ. “Giới trẻ Việt Nam trước kia không sử dụng Internet nhiều để thảo luận về các vấn đề chính trị bởi vì họ đã được dạy phải chấp nhận rằng chính trị là chỉ dành cho Đảng Cộng sản quyết định,” một nhà báo Việt Nam tại Hà Nội nhận xét. “Tuy nhiên, từ năm 2008, trong cuộc khủng hoảng kinh tế, những người trẻ tuổi bắt đầu quan tâm nhiều hơn về chính trị bởi vì họ thấy có sự liên hệ” giữa hệ thống chính trị của Việt Nam và các vấn đề kinh tế, nhà báo cho biết thêm; giới trẻ đã đua tin cho các cơ quan thông tấn nước ngoài và giúp tổ chức vận động tự do phát biểu và dân chủ qua mạng internet.

Trong quá khứ, những người bất đồng chính kiến ​​bị loại ra ngoài lề xã hội và không thu hút được quan tâm của công chúng. Hiện nay thông tin và quan điểm khác với tuyên truyền của nhà nước có đầy, cho những người đi tìm, trên mạng Internet. Điều này đã làm tăng sự hoài nghi về nhãn hiệu mà chính phủ đã gán cho những người phê bình chỉ trích là kẻ phản bội (làm tay sai cho các “thế lực thù địch” ở nước ngoài như đảng đã quy chụp cho họ) và nó đã tạo nên sự đồng cảm với nỗ lực của những người đã bị bắt, giới quan sát nhận xét. Sự có mặt của các nhân vật nổi tiếng, như Cù Huy Hà Vũ, một luật gia nổi tiếng con nhà cách mạng, một trong những blogger đang ở trong tù cũng đã làm tăng giá trị và sự chấp nhận các hoạt động bất đồng chính kiến. Là con của một nhà thơ nổi tiếng, Cù Huy Cận, người bạn đồng hành thân thiết của Hồ Chí Minh trong cuộc cách mạng cộng sản, ông Cù Huy Hà Vũ đã bị bỏ tù vào năm 2010 và đang thụ án bảy năm, sau khi ông công khai thách thức tính hợp pháp của một số quyết định của chính phủ và kêu gọi cải cách dân chủ .

Mạn hình ở cafe internet (Thủ Đức). Nguồn: www.irrawaddy.org
Mạn hình ở một cafe internet tại Thủ Đức. Nguồn: www.irrawaddy.org

Công chúng càng ngày xem những nhóm người bất đồng chính kiến ​​là những người bình thường, nhiều người trước đây đã có thể tránh xa những cơ sở truyền thông độc lập trực tuyến mang tiếng chống phá nay đã có thể xem họ như là những nguồn thông tin chính thức – và còn có thể là đồng minh. “Trong những năm trước, chỉ có những người Thiên Chúa giáo đã đến với tổ chức của chúng tôi khi họ đã gặp vấn đề,” một nhà báo Việt Nam ở Sài Gòn của một cơ sở truyền thông trực tuyến Thiên Chúa giáo mà nhân viên của họ thường bị sách nhiễu (và đôi khi bị bắt) vì những bản tin của họ nói về những lạm dụng của chính phủ. “Nay bất cứ ai cũng có thể đến gặp chúng tôi khi họ có vấn đề công bố những gì xảy ra với họ.” Chẳng bao lâu sau khi Đinh Nhất Uy, blogger mới bị chính quyền bắt giữ, gia đình ông đã tìm đến các các cơ sở truyền thông để đưa tin chi tiết về trường hợp của ông. “Mẹ ông đã trực tiếp nói chuyện với tôi vì nghĩ rằng chúng tôi có thể giúp được.”

Tại thời điểm này, ít người dự đoán sẽ có rối loạn trong quần chúng hoặc có một cuộc nổi dậy như đã xảy ra trên toàn thế giới Ả Rập trong vài năm qua. Thật vậy, trong thời gian qua đàn áp chính thức ở Việt Nam, có khuynh hướng thăng trầm. Nhưng, theo một chuyên gia người Mỹ về chính trị Việt Nam ở đây thì “nếu những căng thẳng xã hội hiện nay không được giới lãnh đạo chính trị giải quyết, người ta có thể hình dung được một kịch bản tương tự như Mùa Xuân Ả Rập sẽ diễn lại trong tương lai.”

© 2013 DCVOnline


Nguồn: Amid Rising Dissent, Vietnam Cracks Down on Bloggers. By Brendan Brady. TIME Online, June 27, 2013.

14 Comments on “Bất đồng chính kiến tăng, Việt Nam bắt blogger

  1. Xin báo cáo, vị nào nghe thì nghe, không nghe…cũng không sao.
    Sáng nay 27 June , mềnh đi sắm hai cái…đùi gà, cải bẹ xanh, chút
    gừng, và tha dìa một beer Budweiser thứ bự, nhâm nhi quên đời…

    Vừa đẩu chiếc xe Jeep, í quên, cái xe Civic…cáu cạnh, thì có lời
    phone của anh cu bạn mãi tận bên Buffalo, New York , thở than:
    — Này Ý ui ui, sao mà tụi CS nó dã man với anh Cù Vũ thế ru mà ?
    TMY cáu kỉnh không tha thú :
    –Nè ông bạn.. phí công nuôi ông, thế mà cũng từng là Biệt đoàn
    trưởng Văn Nghệ, cục Tâm Lý Chán ! Ông nghĩ rằng Cù Vũ cũng
    phe Cờ Vàng Tâm Lý chiến mí ông à… ( thôi, cúp ! Muốn hỏi
    gì thêm thì …( thằng bạn tốt tính nhưng ngây thơ, đến nay mà vẫn
    còn bị thứ CS như Cù Vũ nó cho ăn thịt lừa, uống rượu bìm bịp…)

    • Commandant Ý sao hôm nay bình dân quá ! Chiếc Jeep ấy nếu còn chắc giờ đã bọc ghế bằng vải trắng, cắm cờ vàng ba sọc đỏ. Vậy mà nay nhâm nhi với chỉ 2 cái đùi gà, thảm quá !

      Nhiều người ngây thơ còn hơn ông bạn của Ý nữa, họ tuyệt thực, ký thĩnh nguyện thư ũng hộ ra mặt. Cụ Ý thì một mực theo đ/c X.

      Khi nào hành phương nam, Zulu mời Ý rượu Tây nghe.

      • Thưa Ông Chủ Vũng Tàu -Bà Rịa:

        Nơi nhà ta, TMY ” bỗng ” thấy thương mến, thương nhớ hết mọi người, dĩ nhiên trước hết là ông chủ ZULU, đến các vị Tâm Việt, Trần công, Phan Việt, và tất tất cả…, không thể bỏ qua những
        bạn đã ..liếc chéo, mắng nhiếc TMY, kễ cũng không oan !
        Buồn, như sảy đàn tan nghé, ông Đàn Chim Việt tan tác ui à…
        Ấy a, còn về cái đồng chí X, thì TMY xin phép cái bà con cho cái
        TMY được chấm điểm hay hay cho cái ông ý, qua cái bà Clinton, và qua cái cậu Bảo Hoàng cái con rể công dân US của cái ông ta… Thưa ZULU súng lục — nhớ choc choc Zulu mà buồn cười –Trong
        cách uýnh nhau , có một yếu tố tiên quyết là ..”.bất ngờ” ông chủ ạ. Thân kính. YY

    • Em tưởng em dốt thì mới bị thiên hạ lừa, ai ngờ ông Tâm lý chiến, lại là Biệt đoàn trưởng mà còn bị lừa ngay trên đất đầy đủ thông tin nhất thế giới này thì kể cũng lạ! Hồi mới qua Mỹ, bảo trợ kiếm cho cái việc bốc vác lương tối thiểu ($2.30 giờ),cực quá chịu không nổi, lại nghe nói thất nghiệp được những $130 tuần hơn lương đi làm nhiều, lại còn được đi học nữa. Bà chủ gốc Nhật thấy tội cho layoff, mừng quá đi khai thất nghiệp. Ông Case worker lại là Cờ Vàng, Tâm lý chiến thành thử đàn anh giúp đỡ tận tình. Một lúc điều tra lý lịch,đàn anh phán: You qualificed. Vui như mở hội, còn tờ $20 mời đàn anh đi dùng cơm tầu, không quên cám ơn rối rít. Tối đó ôm bà xã ngủ không được, nghĩ tới tấm bằng đại học treo trên tường và một mức lương khủng cho tưong lai. Hai tuần sau được cái check đầu tiên gửi tới. US 25 dollars.

      • Thảm cho cụ ý chưa hết, lại thấy tội cho Tony. Đồng hương gạt đồng hương vậy sao ?

        Một người đã từng xẻ dọc Trường sơn như Tony mà bị lừa là chuyện lạ. Khi mới qua Mỹ, mấy người quen đã dăn tránh workers người Việt đi, nếu rủi có gặp thì cố xin đổi liền, cứ nói thiệt tui không ưa những workers người Việt nam, họ đổi ngay. Sao Tony không làm như vậy.

        Còn chuyện bị lừa thì SQTLC nhằm nhò gì, những trí thức, học vị, bằng cấp cùng mình ở Mỹ này thiếu gì !

        • Khổ lắm bác Zulu ạ! Nói ra thì xấu hổ, bây giờ già rồi mới dám liều, chẳng sợ nhục nữa nên nói thật ra cho bá quan văn võ biết. Nhà địa chủ cho học hết lớp bảy, dọt vô Nam khoảng một năm là qua Mỹ thì làm gì biết tiếng Anh, tiếng U, lại đã 30 cái xuân xanh rồi, đầu óc cũng đã chậm lại. Thấy có đàn anh VN mình giúp thì như bắt được vàng,( gặp được đồng hương mừng hết lớn rồi còn gì). Vả lại hồi đó có muốn đổi cũng không biết nói sao. Sau này bị layoff còn gặp bà chị Cờ Vàng còn phải trả cả một xe đồ mua ở Kmart cho bà Case Worker này,( sau này bà bị nhiều người tố cáo có lên báo) tuy nhiên còn được bà chị khen một câu nhớ đời: Anh dễ thương quá. Hồi còn trong trại có cô gốc”danh ca” thích em,cô cũng dễ thương, một hôm thấy hai chị em đang đứng ở cạnh điện thoại công cộng, chắc để gọi cho thân nhân ở ngoài. Cậu em hỏi: Anh có biết tiếng Mỹ gọi giùm em một chút. Em trả lời cho khỏi xệ: Anh chỉ biết tiếng Anh thôi, rồi bỏ đi.

          • Hì hì… nghe quý vị nói chuyện.. lừa đảo tớ chẳng hiểu mô tê ất giáp chi cả! Có lẽ ở Mỹ, tiền bạc rơi đầy đường nên mới có chuyện tranh nhau để… nhặt, chứ người Đức họ cũng tốt nhưng “cơ bản” lắm, chẳng ai lừa ai được, mạnh ai nấy cầy… Nhưng cuối cùng thấy ai cũng khá giả cả, có khi còn hơn người bản xứ (đa số người Việt có nhà riêng cả) 😀

          • Bởi vậy bên Đức bác đâu có những người không giống người bình thường(nói cho đúng nghĩa là trên người bình thường vài ba bậc). Thiên hạ gọi (hay tư gọi) họ là (Anh hùng, Nhà tranh đấu không mệt mỏi, Nhân Sĩ, Người chống cộng đến hơi thở cuối cùng, Chí Sĩ, Cộng Sản còn Ta chết, Cộng Sản chết Ta còn,..Vỗ tay. Xe láng cảo,ngủ giường tầng. Com lê cà vạt ở single garage là chuyện thường. Xin bác cứ vô youtube đánh tên những vị ác liệt mà báo chí hay đưa lên thì biết người mình ở Mỹ ra sao. Em nói không sợ tội: Trong Chùa nó cũng lừa, Nhà Thờ Chúa nó cũng lừa, Hội đoàn cũng lừa, Đảng phái cũng lừa, trường Việt cũng lừa. Tất cả là lừa. Không tin Đồng hương Mỹ du một chuyến em đưa tới hang cùng ngỏ hẻm thì: (Phúc cho ai có thấy mới tin).Kinh.

          • Ấy chết, tôi chỉ só sánh cho vui chứ thật ra đâu chả có người nọ người kia. Người việt tị nạn CS sang Đức cũng rất khổ ban đầu, vì ít người mà Đức có chính sách “chia để trị” – chống tụ họp thành “ghetto” – bị phân phối ra từng làng, mỗi là chỉ vài gia đình, nên ban đầu người Việt rất buồn và quý nhau… Ở vài năm, bọn trẻ lớn lên, có lông có sánh tự lập được – không tùy thuộc vào trợ cấp của thành phố, lúc đó mới kéo nhau về cách thành phố lớn… vui hơn, tuy chẳng được vui nhộn như ở Mỹ 😀

            Cảnh tượng ở Mỹ những năm đầu – khoảng 79-80 – tôi có sang Mỹ lâu chơi nên cũng biết tí đỉnh. Quả là có chuyện “lừa”, lý do là ở Mỹ chính phủ không trực tiếp lo giúp đỡ người tị nạn, mà để cho các tổ chức tư nhân “tự nguyện” làm việc, nên cũng có những chuyện không hay… thôi cũng chẳng nhắc lại làm gì… bác Tony nhỉ!

          • Thì ra hiểu nước Mỹ không chỉ riêng người ở trong nước Mỹ.

            Người Việt bên này nhiều thành phần xã hội củ, khác nhau về mọi mặt, trình độ, nên phức tạp hơn những nơi khác.

            Trường hợp của Tony gặp lại khác. Thời ấy những workers thường chỉ là những người biết chút Anh văn, có việc làm là quí lắm rồi, dù lương của họ chỉ ngang bang hoặc nhếch hơn mức lương tối thiểu chút đỉnh, nhưng bỏ công việc ấy họ không biết làm gì nữa, cho nên họ phải tỏ ra đắc lực để giữ việc làm. Vậy nhưng trong mỗi worker người Việt lại là một ông quan, lạnh lung trước đồng hương, trong khi lại rất tử tế với người lạ.

  2. Thời kinh tế bùng nổ,đang đói rách tự nhiên có xe tay ga, xe bốn bánh,rồi điện thoại cầm tay, com pứu tơ.v.v. việc làm nhiều nên xã hội tương đối dễ bảo. Ngày nay dân đông, đời sống mắc mỏ, các em, các cháu học xong ra trường khó kiếm việc hoặc lương quá thấp để có thể tồn tại ở những thành phố lớn(HN,SG),nơi hầu như cung cấp toàn bộ việc làm cho cả nước. Không việc làm, lại đang buồn chán nên dễ tiêu cực. Thới 75 mới qua Mỹ thấy đồ Made in Japan toàn là loại rẻ tiền, khoảng 10 năm họ giàu xụ. Kế đến Made in Taiwan rồi Korea, cũng cứ khoảng một thập kỷ là họ phất lên và bây giờ họ chỉ làm toàn đồ cao cấp thôi. Ngày nay hầu như không còn cô Nhật,Đài hay Đaị Hàn nào thèm lấy lính Mỹ nữa. Hãy tin tôi đi, chỉ có chơi với Mỹ hết mình thì mới khá được. Đó là sự thật (không gì thay đổi được-HCM).

    • khà khà… Tonydo & HCM khôn như nhau: đã gọi là chân lý thì làm sao thay đổi … 😀

      • Nói cho rõ là như thế này: Khi mới qua Mỹ một gia đình hai vợ chồng, năm sáu đứa con, tiền mặt được khoảng $1000 tiêu xài còn dư cả vài ba trăm. Food stamp khoảng bốn năm trăm, tháng còn dư vài trăm đổi tiền mặt cho bà con. Con cái mang cơm đi học (đại học). Thế hệ thứ hai như con cái chúng tôi, không kể tiền học phí chỉ nội tiền xăng,ăn sáng ăn trưa,Cafe Starbuck, bảo hiểm xe,v.v. cũng đã nhiều hơn số tiền mà gia đình VN kia được lĩnh(kể cả Food stamp). Vấn đề là hồi mới (đổi mới) dân đang đói cho tô cháo (không người lái) là mừng lắm rồi. Nhưng ngày nay các em các cháu nó xài xe, điện thoại rồi đồ xịn quen rồi (một năm VN chi 10 tỷ Mỹ Kim cho túi sách, bóp, đồ xa xỉ cho các cháu), không thể ăn cháo loãng được nữa. Thời gian không ngừng lại một chỗ, lịch sử cứ trôi đi, người lãnh đạo phải đủ tâm,đủ tầm để theo kịp thời đại mà lo cho dân là vậy.

        • Tình thực thời mới có “doi moi” tui cũng mừng, vì lúc đó kinh tế VN đã kiệt quệ, ở miền Trung, như tỉnh Thanh Hóa, có những nơi cả làng bỏ nhà cửa đi tha phương cầu thực (nói trắng là đi ăn xin)… Chỉ cần bãi bỏ HXT nông nghiệp vài năm là sức sản xuất lúa gạo tăng vọt, có thừa để xuất cảng… Nhưng thật ra, theo tôi, lúc đó cũng nhờ áp lực của Gorbachev, chứ nếu chỉ có nghe thằng Tầu thì dân ta có chết đói như năm Ất Dậu nhà nước cũng chẳng thay đổi… Liên Xô xụp đổ, ta đi theo Tầu, thế là VN trở thành tư bản hoang dã… đến bây giờ… (lại thở dài…!!!).