Thúc đẩy Việt Nam tiến tới dân chủ

Nguyễn Đan Quế

ndqTrong phiên họp ở Nhà Trắng trong tuần này với Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước của Việt Nam, Tổng thống Obama có một cơ hội bằng vàng để thúc Việt Nam tiến tới dân chủ.

Hoa Kỳ đã nhiều lần cảnh báo Việt Nam là phát triển kinh tế và dân chủ phải đi đôi với nhau. Đã gạt bỏ lời cảnh báo đó, nay Việt Nam đã thấy nền kinh tế đang lâm vào một tình trạng khó khăn. Đồng thời, quan hệ Việt-Trung đang trở nên gay gắt ở biển Đông (tên người Việt Nam gọi là vùng biển phía Nam Trung Hoa), ngay cả với sự tôn trọng tối đa từ Hà Nội.

Sau chiến tranh Việt Nam, quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt Nam cuối cùng đã trở lại bình thường vào năm 995. Đến năm 2001, cả hai bên đã ký Hiệp định Thương mại song phương (BTA), mở cơ hội cho những triển vọng mới cho Việt Nam. Năm 2007, Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ để Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Kết quả là đầu tư tăng, và thương mại phát triển mạnh mẽ. Đến năm 2012, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt mức 25 tỷ đô-la và 15.000 sinh viên Việt Nam đã được phép du học ở Hoa Kỳ. Ngoài ra, một tầng lớp trung lưu tươi trẻ và năng động đã nổi lên trong xã hội của chúng ta cùng với thời đại Internet bùng nổ.

Thay vì cải cách hệ thống chính trị lỗi thời để phát triển kinh tế-xã hội, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, lo sợ mất quyền lực của họ, đã trộn lẫn chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản trong cái mà họ gọi là “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.” Người ta ngây thơ nghĩ rằng tiền tư bản kết hợp với sự hậu thuẫn chính trị mạnh từ Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam được thịnh vượng để đạt được giấc mơ chủ nghĩa xã hội. Kết quả là nền kinh tế đã suy sụp từ năm 2010. Theo một ước tính của Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinh tế trong năm 2013 khoảng 5 phần trăm, trong khi lạm phát hơn 8 phần trăm. Ngoài ra còn có nguy cơ rất lớn bị mất chủ quyền kinh tế và chủ quyền lãnh thổ (quần đảo Hoàng Sa và phần lớn quần đảo Trường Sa) vào tay của Trung Quốc. Cả hai thảm họa đã gây sự phản đối phổ biến rộng rãi trong dân chúng trên toàn quốc, và đang nghiêm trọng đe dọa đến sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, như chưa bao giờ thấy trước đây trong lịch sử.

Việt Nam là 1 trong 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tám trong số 10 nước thành viên ASEAN là các nước dân chủ, gồm cả Miến Điện, trong nay mai rồi sẽ là một xã hội dân chủ. Làm thế nào Việt Nam có thể đi ngược lại với xu hướng của thời đại và ức nguyện chính trị chung của toàn khối? Một Việt Nam mới, tự do và dân chủ, là một viễn cảnh rất mà khối ASEAN và Hoa Kỳ hằng mong đợi và sẵn sàng để đưa Việt Nam hội nhập vào quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và giữ một vai trò quan trọng hơn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Có lẽ mừng đón và khích lệ với một Việt Nam mới, tự do và dân chủ, chính là dân tộc Việt Nam, những người đã từ lâu đã đấu tranh cho tự do, pháp quyền, và một chính sách quốc gia mới đáp ứng lợi ích của người dân tốt nhất và góp vào vai trò của ASEAN trong một trật tự thế giới mới. Dân chủ hóa Việt Nam sẽ như rồng thêm cánh vào thời khắc lịch sử này. Thực tế, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang thay đổi nhanh về phía “Hợp tác trong cạnh tranh” / “Cạnh tranh trong hợp tác”. Dân chủ hóa Việt Nam sẽ mang lại hòa bình và ổn định để các nước ASEAN, không liên-kết và hợp tác khu vực sẽ mang lợi cho tất cả, cả những nước đã phát triển và các nước đang phát triển trên thế giới.

Việt Nam đang trong tình trạng kinh tế suy sụp và bị đe dọa nghiêm trọng từ phíaTrung Quốc. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đã khẩn khoản yêu cầu được đến Hoa Kỳ trong một chuyến thăm viếng chính thức. Tổng thống Obama đã trả lời thuận lợi, và đặt kế hoạch cho một cuộc họp vào ngày 25 tháng 7 tại Nhà Trắng. Quyền con người và các chủ đề về quan hệ đối tác chiến lược sẽ là cao điềm trong chương trình nghị sự của họ. Hoa Kỳ đang cố gắng để cân bằng lại chiến lược của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương như là lợi ích cốt lõi của họ. Công cụ kinh tế chính cần được thiết lập là TPP, đặt Việt Nam thành một trong 12 đối tác trong tương lai trong cuộc đàm phán đa phương này.

Tôi trân trọng đề nghị và yêu cầu Tổng thống Obama khuyên Chủ tịch Sang cần lắng nghe ý muốn chí của dân và dân chủ hóa Việt Nam. Đó sẽ là cách tốt nhất để Việt Nam trở thành thành viên của TPP và để bảo đảm một quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ.

Epoch Times: Tác giả Nguyễn Đan Quế tốt nghiệp bác sĩ y khoa năm 1966, dạy học và hành nghề đến năm 1975. Ông được một nhóm dân biểu Mỹ và Canada đề cử là ứng viên giải Nobel Hòa bình năm 2013. Ông là người thành lập và đứng đầu Cao trào Nhân bản từ năm 1990. Vì quan điểm dân chủ, ông đã bị tù 3 lần tổng cộng 20 năm trong nhà tù Việt Nam.

© 2013 DCVOnline


Nguồn: Propel Vietnam Toward Democracy. Nguyễn Đan Quế. Epoch Times, 24/07/2013.