Hồi tưởng của một người “bên thua cuộc”

Thanh Tran

leduanĐã hơn 35 năm kể từ lúc “bên thắng cuộc” xâm chiếm miền Nam nhưng chia rẽ giữa hai ý thức hệ vẫn còn đó mà “trại cải tạo” hay nhà tù khổ sai đã góp phần không ít.

Hồi tưởng của “bên thua cuộc”

Đọc lời giới thiệu sách “Bên thắng cuộc” thấy có nguyên một chương nói về “cải tạo” làm tôi nhớ lại thời thơ ấu của mình.

Ba tôi là sĩ quan cảnh sát trưởng ban bài trừ tệ đoan xã hội (tương tự như police vice unit của Mỹ) của chế độ miền Nam [Việt Nam Cộng hoà – DCVOnline] ở Đà Nẵng. Tuy không làm việc gì liên quan tới “bài cộng sản” nhưng cũng phải vào tù 6 năm để “cải tạo thành con người mới XHCN”. Trong ký ức của tôi vẫn còn lờ mờ đọng lại hình ảnh về những lần đi “thăm nuôi” với mẹ tôi. Công nhận ai nghĩ ra cái từ này sao hay quá. Chỉ vỏn vẹn có hai chữ nhưng gói đầy ý nghĩa của “thăm” và của “nuôi”.

Tôi là con út, hồi đó mới 3, 4 tuổi gì đó nên vẫn hay được mẹ dắt theo vào thăm ba. Ba tôi bị giam đâu đó ở gần Bình Tuy. [Từ 1976, tỉnh sáp nhập với Ninh Thuận và Bình Thuận thành tỉnh Thuận Hải.] Chiếc xe khách “Phi Long Tiến Lực” từ trung vào nam dừng lại Bình Tuy vào ban đêm trên đường quốc lộ hoang vắng. Trong hơi lạnh của sương đêm, mẹ bồng tôi lần mò theo ánh đèn dầu le lói kiếm tới nhà dân trong vùng xin tá túc. Tôi không nhớ là mẹ tôi có biếu họ gì không nhưng họ tiếp đón ân cần và hình như trong ánh mắt nảy lên sự cảm thông không tìm thấy được ở “bên thắng cuộc” vào lúc này. Nghỉ qua đêm trong căn nhà tranh vách đất, giữa ánh lửa nhen nhúm của mấy thanh củi sưởi ấm, nhưng vẫn ấm áp tình người ở vùng thôn quê chất phác. Hình như đa số dân quê ở đây làm rẫy hay đốn củi và rành đường lối ra vào rừng nên sáng sớm mẹ tôi cũng nhờ họ dẫn đường vào tới trại tù.

Xe đò Phi Long Tiến Lực Nguồn ảnh: Corbis
Xe đò Phi Long Tiến Lực
Nguồn ảnh: Corbis

Trại tù nằm lọt thỏm ở trong rừng sâu và không hiểu có phải vì lý do an ninh hay sao mà chẳng có bảng tên chỉ dẫn đường đi lối về. Mẹ con tôi gia nhập vào đoàn người lũ lượt đi vào sâu trong rừng để gặp những người thân yêu xấu số của “bên thua cuộc”. Những con đường đất mòn quanh co dẫn vào trại tù giữa rừng nhìn không khác gì nhau làm bà con phải tìm cách để lại dấu vết (tôi chỉ còn nhớ một trong những cách đó là bẻ lá bên đường) trở lại đường cái đón xe ra về. Có lần mẹ con tôi không hiểu sao không ra về cùng lần với đoàn người, bị lạc giữa rừng cuối cùng mò ra được quốc lộ phải chạy trối chết (đúng hơn là chỉ có mẹ tôi chạy đèo theo cái cục nợ bên hông là tôi) mới bắt kịp xe khách vừa chuyển bánh. Tôi lon ton đi theo mẹ vào trại tù mà cứ ám ảnh sợ rắn cắn.

Vì còn quá nhỏ nên ký ức về những lần gặp ba tôi không còn đọng lại nhiều ngoài những giọt nước mắt của ba mẹ tôi, những cái ôm hôn như không muốn rời xen lẫn trong tiếng hối thúc mau trở về trại của “các đồng chí trong ban quản giáo”, và cảm giác của những sợi râu bạc (tuy chưa già) và cứng của ba tôi để lại trên má. Và cũng vì còn quá nhỏ nên vẫn ham ăn (hay là vì quá thiếu thốn) và nhớ tới mùi thơm của thức ăn bốc ra từ những lon “Guigoz”. Kỷ niệm về những lần thăm nuôi đó cũng làm tôi nhớ lại người cậu ruột đã mất, được coi là “thành phần thứ ba”, vì mẹ tôi luôn sẵn dịp này vào thăm ông ở Saigon. Nhưng tôi sẽ dành dịp khác để viết về người cậu mà tôi rất cảm phục này.

Những gì viết về “cải tạo” (hay đúng hơn là tù khổ sai) và “thăm nuôi” của tác giả Huy Đức trong “Bên thắng cuộc” thì tôi một là đã chứng kiến hay hai là đã nghe qua. Tuy nhiên cũng cám ơn tác giả đã viết lại cho những người chưa từng được nghe hay cảm nhận. Nó cũng làm tôi ân hận là đã không tập trung gì mấy khi nghe ba tôi kể về cuộc sống trong tù của ông khi còn ở Việt Nam. Qua câu chuyện của ông, tôi chỉ còn nhớ tới những công việc lao động quá mức như đốn và vác những cây tre thật dài trên đôi vai thiếu ăn. Nhớ tới sức bền bỉ chịu đựng của những người tù có lúc phải sống bằng cây cỏ và côn trùng. Nhớ tới lòng tin của ông với chuỗi lần hạt tự chế trong tù bằng một vòng tròn nhỏ bằng nhôm đập dẹp với mười ngấn. Nhớ tới câu chuyện vui buồn của ông kể về đời sống lao tù. Việc đi tiểu tiện phải báo cáo và việc anh em trong tù đã nghĩ ra cách chơi khăm cán bộ khi nói “báo cáo cán bộ tôi đi… cán bộ nắm” (nắm bắt triệt để chớ chả chơi!) Việc những người bạn tù vuợt ngục bị bắn tại chỗ hoặc tử hình sau đó. Những khó khăn khốn cùng của thân nhân người đi tù để lặn lội kiếm tiền “thăm nuôi” thì gia đình tôi cũng đã trải qua. Mẹ tôi với luơng giáo viên cấp 1 phải bán đổ bán tháo tất cả đồ đạc trong nhà (còn sót lại của tư sản) để sống qua ngày. Nếu ba tôi không được thả ra sau 6 năm mà lâu hơn nữa như những người khác thì không biết gia đình tôi sẻ đi về đâu. Ba tôi đích thật vẫn là trụ cột của gia đình.

Những nấm mồ của người tù cải tạo (Suối Ô Mai) Nguồn ảnh: OnltheNet
Những nấm mồ của người tù cải tạo (Suối Ô Mai)
Nguồn ảnh: OnltheNet

Đã hơn 35 năm kể từ lúc “bên thắng cuộc” xâm chiếm miền Nam nhưng chia rẽ giữa hai ý thức hệ vẫn còn đó mà “trại cải tạo” hay nhà tù khổ sai đã góp phần không ít. Đảng CSVN một mặt vẫn hô hào “hòa hợp, hòa giải”, một mặt vẫn không tỏ ra thái độ cần có để xúc tiến cho quá trình này. Những quân nhân của miền Nam đã bỏ xác đó đây vẫn không được chôn cất cho đàng hoàng tử tế và được tưởng niệm. Vẫn không một lời xin lỗi về việc bỏ tù hàng loạt một cách đê hèn những người làm việc cho chính phủ miền Nam. Biểu tượng của hòa bình là việc thả tù nhân chiến tranh nhưng chính phủ miền Bắc lại làm điều ngược lại. Những tù nhân trong trại “cải tạo” thật sự là những tù nhân của chiến tranh trong một nền “hòa bình” của “độc lập, tự do, hạnh phúc” do đảng Cộng sản lập ra.


Nguồn: Hồi tưởng của “bên thua cuộc”. Thanh Tran. Facebook 14/12/2012.
DCVOnline đề tựa, hiệu đính và minh hoạ.

1 Comment on “Hồi tưởng của một người “bên thua cuộc”

  1. quangphan says:
    (TMY xin mạn phép QuangPhan cho đăng lại màn bi kịch do Cộng phỉ đạo diễn
    khắp nơi trên đất nước Viêt Nam Cộng Hòa trong ngày 30 tháng Tư năm ấy):

    Vì ai nên nỗi ? Không bao giờ quên những tội lỗi của bè lũ “ăn cơm quốc gia,
    thờ ma Cộng sản ” :

    Trích – Ngày 30 Tháng Tư Ðen — quang cảnh trong Tổng Y Viện Cộng Hoà xáo
    động thê thảm. Những bọn người hung bạo với súng AK kéo vào Quân Y Viện
    lùng sục, đuổi xua các thương binh đang nằm điều trị. Nhiều tràng đạn AK vang
    lên. Bọn xâm lược nổ súng bắn đe dọa. Nhiều tên la hét:

    – Ðm chúng mày có cút ra ngay không? Chúng ông bắn chết cả lũ bây giờ.

    Nhiều thương binh VNCH vừa mới giải phẫu hôm qua hay vài ngày trước đó còn
    đang mê man trong phòng hồi sinh đã bị lật nhào xuống sàn:

    – Ðm, thằng này mày ngoan cố hả? Ði ra ngay! Cút!

    Toàn là giọng Bắc, giọng miền Bắc CS, nghe khô khốc như những tràng AK được
    chúng bắn để thị uy. Tiếng rên la vì đau đớn, tiếng ơi ới gọi nhau tìm sự giúp
    đỡ của những người đồng cảnh ngộ vang lên khắp nơi. Từng toán thương binh kẻ lê,
    người lết kéo nhau đi ra trong nỗi hoang mang lo sợ tột cùng. Có người không
    chịu nổi đau đã chết ngay khi vừa bò ra tới gần cổng bệnh viện. Máu mủ bông băng
    loang lổ đầy trên mặt đường.

    Vào nằm trong Quân Y Viện Cộng Hoà đã mấy tháng nay, vết thương nơi chân phải
    bị cưacòn mưng mủ và rỉ máu, Dương vội quơ lấy chiếc nạng rồi cùng nhiều anh em
    dìu nhau lết ra phía cổng. Phía sau là bọn bộ đội CS điên loạn như loài thú say
    mồi lớn tiếng la hét.

    Những mũi súng lạnh đến rợn người được dí vào lưng những người bất hạnh, cũng
    như những viên đạn sẵn sàng ghim vào lưng ai đó nếu có hành động phản kháng. Khi
    ngang qua một khu điều trị, thấy một cái chân giả của ai, có vết thương hơi
    giống Dương, có lẽ vì quá sợ hãi chân giả bị rớt ra mà không dám dừng lại để gắn
    vào. Dương quơ vội cái chân giả gắn vào chân mình rồi tiếp tục lê lết cà nhắc
    bước đi.

    Ra đến cổng chính của Tổng Y Viện Cộng Hoà, một hình ảnh thật thương tâm đập
    vào mắt Dương. Anh em thương binh nằm la liệt trên lề đường hoang mang không
    biết phải làm gì, đi đâu, về đâu trong tình trạng khốn khổ như thế này? Nhưng
    một hình ảnh thật vô cùng cảm độngõ là cảnh những người dân chung quanh Tổng Y
    Viện đến dìu cõng những anh em không đi nổi, săn sóc băng bó lại vết thương cho
    những anh em đang chảy máu, uỷ lạo tinh thần an hem qua những ly nước điếu
    thuốc, dốc những đồng tiền cuối cùng để anh em có chút tiền đón xe về quê.

    Bọn Việt Cộng sẽ phải trả lời trước lịch sử về hành động dã man khi chúng
    đuổi anh em thương binh VNCH ra khỏi các quân y viện sau ngày Miền Nam bị cưỡng
    chiếm./.