Trung Quốc không muốn chiến tranh nhưng cần có kẻ thù

Hu Zi

jetNuôi dưỡng sự thù địch đối với bên ngoài, tạo thành một kẻ thù lâu dài, sử dụng lịch sử để phát triển thù hận, lợi dụng chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước mù quáng.

Việc Trung Quốc thành lập “vùng nhận dạng phòng không” ở biển Hoa Đông làm gia tăng căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á đã bị dân mạng Trung Quốc đã có nhiều ý kiến chế giễu “nhiệt tình”. Tuy nhiên đây có thể là một chiêu bài nữa của chính phủ nhằm tạo ra kẻ thù không phải là để gây chiên mà nhằm ổn định xã hội trong nước.

Một ảnh trên trang Baidu ngày 18 tháng 9 năm 2012 minh họa cờ Trung Quốc cắm trên đảo Điếu Ngư (Senkaku trong tiếng Nhật) REUTERS Một ảnh trên trang Baidu ngày 18 tháng 9 năm 2012 minh họa cờ Trung Quốc cắm trên đảo Điếu Ngư (Senkaku trong tiếng Nhật) REUTERS
Một ảnh trên trang Baidu ngày 18 tháng 9 năm 2012 minh họa cờ Trung Quốc cắm trên đảo Điếu Ngư (Senkaku trong tiếng Nhật) REUTERS

Vào ngày 28/11 Nhật Bản và Hàn Quốc đều cho máy bay chiến đấu bay vào vùng này. Trước đó hôm 26/11, Hoa Kỳ cũng đã điều hai pháo đài bay B-52 bay qua, như một dấu hiệu chứng tỏ sự ủng hộ đồng minh Nhật Bản. Tất cả các máy bay chiến đấu trên đều không báo cho Bắc Kinh trước khi bay vào “vùng nhận dạng phòng không”. Cuối tuần trước, Trung Quốc đã thông báo là các máy bay nước ngoài bay vào vùng nhận dạng phòng không do Bắc Kinh tự ý quy định, kể cả các máy bay dân dụng, phải báo trước cho chính quyền Trung Quốc. Nếu không sẽ gặp phải các biện pháp ngăn chặn từ máy bay quân sự của Trung Quốc. Vùng phòng không này bao phủ cả khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo quản lý nhưng Bắc Kinh yêu sách chủ quyền.

Máy bay của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều không gặp phải hành động ngăn chặn hay hỏi han từ phía Trung Quốc. Bộ quốc phòng Trung Quốc đã cố lấy lại thể diện trong một thông cáo phát trên mạng vào ngày 27, khẳng định đã nhận biết và “liên tục giám sát”chuyến bay của hai pháo đài bay Mỹ. Trong bản thông cáo này còn bổ sung thêm rằng “Không quân Trung Quốc đang được đặt trong tình trạng báo động, và sẽ sử dụng các biện pháp để đối phó với các mối đe dọa trên không khác nhau, nhằm đảm bảo chắc chắn sự an toàn của không phận đất nước.”

Trước sự phản ứng và giải thích của chính phủ Trung Quốc về sự việc trên đã nhận được hàng núi đá từ dân mạng Trung Quốc (Có lẽ đủ để xây vài cái sân bay). Theo tìm hiểu, đa số những lời chỉ trích của dân mạng đến từ phía những người phản đối chiến tranh chứ không phải là đội ngũ “Ngũ mao đảng”như những lần trước.

Ngày 27, khi trả lời câu hỏi của các phóng viên rằng sau khi phía Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản không công nhận khu vực nhận dạng phòng không thì những biện pháp mà Trung Quốc đưa ra liệu có trở thành “Con hổ giấy” hay không? Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Tần Cương đã trả lời:

“Cụm từ “Hổ giấy”này có hàm ý đặc biệt. Anh có thể tìm hiểu lại, năm đó chủ tịch Mao Trạch Đông nói “hổ giấy” là để ám chỉ cái gì. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, chính phủ Trung Quốc có đầy đủ quyết tâm và năng lực để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia. Chúng tôi cũng có năng lực để thực thi quản lí hữu hiệu khu vực nhận dạng phòng không ở Đông Hải”.

Cũng vì tình hình căng thẳng ở biển Hoa Đông mà biên đội tàu sân bay “Liêu Ninh”của Trung Quốc đang trong đợt diễn tập đi xuống vùng biển Đông đã chọn con đường đi qua eo biển Đài Loan để đi xuống phía Nam.

Để đi vào Biển Đông, biên đội do tàu sân bay Liêu Ninh dẫn đầu có hai đường là đi qua eo biển Bashi nằm giữa Philippines và Đài Loan hoặc đi qua eo biển Đài Loan nằm giữa Trung Quốc Đại Lục và Đài Loan. Trong trường hợp đi qua eo biển Bashi, biên đội tàu Liêu Ninh sẽ phải đi qua vùng biển gần Nhật Bản. Do vậy, biên đội tàu Liêu Ninh đã chọn con đường qua eo biển Đài Loan để tránh đối đầu Nhật Bản.

Bản đồ khu vực. Nguồn: bbc.co.uk
Bản đồ khu vực nhận dạng phòng không. Nguồn: bbc.co.uk

Trong những năm gần đây, những cụm từ được người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc sử dụng trong các trường hợp liên quan tới ngoại giao như “nghiêm khắc cảnh cáo”, “kiên quyết phản đối”đều được dân mạng ném đá bàn tán. Họ tận tình mang ra so sánh những hành động đối nội nhằm duy trì ổn định xã hội và những hành động đối ngoại mang tính chất “chỉ nói mà không làm”và cho rằng chính phủ chỉ toàn

“phun nước bọt lên trời và không có cái gì mang tính chất gọi là “bảo vệ chủ quyền”, càng không có ý định chuẩn bị “khai chiến dạy cho bè lũ xâm lược một bài học”cả, hoàn toàn là vì nhu cầu “giữ ổn định xã hội”.”

Chính phủ Trung Quốc chỉ có cách là không ngừng tạo ra kẻ thù, không ngừng chiến đấu không nghỉ thì mới kéo dài được hơi thở của mình. Với nhu cầu trọng yếu là đảm bảo ổn định xã hội, họ dùng con bài kích động chủ nghĩa dân tộc trong những mối quan hệ quốc tế nhằm mục đích lợi dụng cho việc duy trì chế độ đảng trị”. Điều này có nghĩa là Trung Quốc hiện tại không có năng lực lẫn không có ý định đánh nhau với nước ngoài, nhưng có nhu cầu dùng kẻ thù ở bên ngoài để gia tăng sự thống trị đối với trong nước.

Chính quyền độc tài đảng trị thường sử dụng chiêu bài quen thuộc nhằm kéo dài sự thống trị của mình: Nuôi dưỡng sự thù địch đối với bên ngoài, tạo thành một kẻ thù lâu dài, sử dụng lịch sử để phát triển thù hận, lợi dụng chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước mù quáng. Nếu thiếu sự thù hận đối với thế lực bên ngoài, người dân trong nước không bị bao phủ bởi bầu không khí sợ hãi, không sinh sống trong bầu không khí sợ hãi này, tự nhiên là không cần tới sự bảo vệ của chế độ độc tài. Sự sợ hãi, sự dối trá và lòng thù hận là mục đích duy nhất của giáo dục. Dân mạng cũng thường trích lại lời của tác giả Naomi Wolf viết trong “các nước lập nên chủ nghĩa phát xít”:

Tạo nên kẻ thù, xây dựng hệ thống giám sát nằm ngoài luật pháp, lập nên những đoàn thể vũ trang riêng, độc quyền kiểm soát báo chí, làm giả tin tức truyền thông, đem những phần tử tiến bộ xử án với tội “phản quốc, đem thành phần phê bình chế độ xử tội “làm gián điệp”.

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Biển Đông, Đài Loan, Pháp Luân Công, Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông Cổ, Các người hoạt động dân chủ, giáo hội Thiên chúa giáo, các tầng lớp dân oan, các tổ chức phi chính phủ NGO, v.v. nhiều kẻ thù như vậy, việc thành lập ủy ban an ninh quốc gia vừa rồi có thể vừa vặn đem những kẻ thù này mang lên truyền thông, chứng tỏ chính quyền rất có khả năng trong việc giữ an toàn cho người dân. Nền chính trị Trung Quốc muốn tạo ra nhiều kẻ thù cho dù trong nước không có phản kháng, không có tội chết cũng cần phải phán án tử hình.


Nguồn: Trung Quốc không muốn chiến tranh nhưng cần có kẻ thù. Hu Zi. Facebook. November 29, 2013.

1 Comment on “Trung Quốc không muốn chiến tranh nhưng cần có kẻ thù

  1. Cụ thể nhu cầu cần ổn định trong nước là phong trào tưởng nhớ Mao, hát nhạc đỏ mà Bạc Hy Lai khơi dậy ngày nay không dập tắt được. Những người ủng hộ Bạc Hy Lai tuyên bố thành lập đảng Chí Hiến. Nữ giáo sư Vương Tranh, người sáng lập đảng Chí Hiến nói là sẽ giúp nhà nước bảo vệ Hiến Pháp. Và bảo vệ Hiến Pháp là để bảo vệ những người nghèo. Phong trào hát nhạc đỏ được người nghèo hâm mộ, nay họ thành lập đảng. Trung Quốc đi theo kinh tế thị trường thì xã hội cũng thay đổi do kết quả của kinh tế thị trường nghĩa là có một thiểu số giàu và đông đảo quần chúng nghèo. Rồi cũng đưa đến đảng của phe nhà giàu và đảng của phe nhà nghèo, nghĩa là chia ra hữu phái, tả phái như ở các nước Tây Phương. Đảng cánh hữu là đảng CS Trung Quốc còn đảng cánh tả là đảng Chí Hiến.