Mỹ: Lời nói không đi đôi với việc làm

Theo IAN URBINA (TNYT) – DCVOnline

Word-Versus-Deed-190x300WASHINGTON – Là một trong những nơi mua nhiều quần áo nhất thế giới, chính phủ Hoa Kỳ dành hơn 1,5 tỷ USD mỗi năm mua hàng may mặc tại các nhà máy ở nước ngoài gồm đủ  mọi thứ từ áo sơ mi xanh cho nhân viên an ninh sân bay đến áo màu ô liu cho lực lượng kiểm lâm và quần áo ngụy trang bán cho quân nhân tại các căn cứ quân sự.

Trong nhiều nhà máy ở nước ngoài sản xuất hàng may mặc cho chính phủ Hoa Kỳ, có điều kiện khắc nghiệt và lương thấp. Nguồn: Meridith Kohut cho The New York Times
Trong nhiều nhà máy ở nước ngoài sản xuất hàng may mặc cho chính phủ Hoa Kỳ, có điều kiện khắc nghiệt và lương thấp. Nguồn: Meridith Kohut cho The New York Times

Dù chính quyền Obama đã kêu gọi giới tiêu thụ phương Tây sử dụng sức mua của họ để thúc đẩy ngành công nghiệp hàng may mặc cải thiện điều kiện làm việc sau khi một số thảm họa tại nơi làm việc đã xảy ra trong 14 tháng qua, chính phủ Mỹ chưa làm gì để điều chỉnh thói quen mua hàng may mặc của chính họ.

Giới chức Bộ Lao động nói rằng các cơ quan liên bang có chính sách”không khoan nhượng” với những công xưởng ở nước ngoài vi phạm pháp luật của địa phương, nhưng các nhà cung cấp hàng may mặc của chính phủ Mỹ ở các nước như Bangladesh, Cộng hòa Dominica, Haiti, Mexico, Pakistan và Việt Nam đềuvi phạm pháp luật và có điều kiện làm việc khắc nghiệt, theo tin của những cuộc thanh tra và phỏng vấn tại các nhà máy đó.  Những vi phạm có thể kể là, lối thoát hoả hoạn bị khoá chặt, các nhà máy  nguy cơ sụp đổ, làm sai hồ sơ lương và bị thương các ngón tay vì kim may khi công nhân bị hối thúc làm nhanh lên.

Những nơi Chính phủ Mỹ  đặt hàng may mặc

Dù giới hữu trách chính phủ Mỹ đã nói rằng cơ quan thuộc chính quyền liên bang tránh sử dụng các xưởng cung cấp quần áo có điều kiện làm việc bất hợp pháp hoặc lạm dụng. Qua những cuộc thanh tra và phỏng vấn nhân viên, The New York Times thấy dấu hiệu cho biết kết quả không luôn luôn đúng như lời chính phủ Mỹ đã tuyên bố.

• Chấm trên bản đồ ghi dấu vị trí của những nhà máy làm quần áo cho chính phủ liên bang.

Nguồn: TNYT
San Pedro de Macoris, Cộng hoà Dominica, Ouanaminthe, Haiti, Chiang Mai, Thái Lan, Hải Dương, Việt Nam; Dhaka, Bangladesh; Phnom Penh, Campuchia. Nguồn: TNYT

Những nơi có điều kiện làm việc  khắc nghiệt hoặc vi phạm luậtp háp

Xưởng Sản phẩm   Điều kkieejn làm việc của công nhân dự trên những cuộc kiểm tra và phỏng vấn với giới lao động gần đây
Ouanaminthe, HaitiBKI Đồng phục cho cành sát và nhân viên an ninh của chính phủ  liên bang. Công nhân cho biêt họ lãnh lương thấp hơn mức tối thiểu vì hạn ngạch sản xuất khó khăn và họ thường xuyên đau yếu do uống nước bẩn.
San Pedro de Macorís, Dominican RepublicSuprema Đồng phục cho nhân viên cứu hoarlieen bang federal firefighters và quần áo cho các đơn vị biệt động của quân đội. Người lao động không được trả lương cho giờ làm thêm, tổ chức công đoàn đang bị đe dọa, và người lao động bị sa thải bất hợp pháp, theo tin từ các cuộc phỏng vấn và kiểm toán viên.
Dhaka, BangladeshManta Apparels Áo sơ mi cho Cục Quản lý Dịch vụ Tổng hợp, cung cấp trang phục công nhân của một số cơ quan.
Tin tức địa phương mô tả xưởng máy là một trong những nơi áp bức nhất trong cả nước. Công nhân nói lối thoát khi hoả hoạn bị chận, và họ đã thường xuyên bị nhân viên bảo vệ hành hung và họ đã không được trả lương làm thêm giờ.
Dhaka, BangladeshCoast to Coast Quần áo bán tại các căn cứ quân sự, gồm áo polyeste chống thấm nước và áo polo. Giờ làm việc kéo dài hơn luật địnhvà thất lạc hồ sơ chấm công cho công nhân. Tòa nhà bảy tầng có hai tầng xây dựng trái phép và công nhân chỉ ra những nguy hiểm hỏa hoạn và một vết nứt của cấu trúc không được sửa chữa.
Chiang Mai, ThailandGeorgie & Lou Co. Quần áo bán tại Viện Smithsonian. Công nhân nói có máy ảnh theo dõi họ ngay cả trong phòng vệ sinh, và quản lý trừ hơn 60 xu rên mức lương khoảng $ 10 mỗi ngày, cho mỗi lỗi may trên quần áo.
Phnom Penh, CambodiaZongtex Garment Manufacturing Quần áo bán tại các căn cứ quân sự, gồm cả áo khoác cho phụ nữ và quần short cho nam giới.
Giờ nghỉ để làm vệ sinh ít đến nỗi công nhân đã phải són ra quần ngay tại bàn may. Ban thanh tra thấy có khoảng 20 trẻ em dưới tuổi lao động (có em tuổi 15) làm việc toàn thời gian; các em cho biết chủ bảo phải đi trốn khi thanh tra đến.
Hai Duong, VietnamPNG Vietnam Mũ có huy hiệu Thủy quân lục chiến. Cuộc thanh tra năm 2009 co thấy công nhân có khi đã làm thêm 15 trong một số ngày và lên đến 84 giờ mỗi tuần. Ban thanh tra cũng thấy công nhân đi chân trần làm việc tại bàn may, có nguy cơ bị điện giật. 

© 2013 DCVOnline


Nguồn: U.S. Flouts Its Own Advice in Procuring Overseas Clothing. By IAN URBINA. The New York Times. Published: December 22, 2013 & Where the U.S. Government Gets Its Clothes. The New York Times. Published: December 22.