Trung Quốc trả lời chỉ trích của Mỹ về đường đánh cá ở Biển Đông

Megha Rajagopalan (Reuters) – DCVOnline lươc dịch

biendongHôm thứ Sáu, Trung Quốc lên tiếng biện hộ cho lệnh hạn chế đánh cá mới trong vùng biển đang có tranh chấp ở Biển Đông chống lại sự chỉ trích từ Hoa Kỳ, nói rằng quy chế mới của TQ phù hợp với luật pháp quốc tế.

Ảnh trên cho thấy hai tàu giám sát Trung Quốc chạy giữa một tàu chiến của Philippines và tám tàu đánh cá Trung Quốc để ngăn chặn việc bắt giữ ngư dân TQ ở bãi cạn Scarborough, đang có tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc; bãi cạn Scarborough ở miền Nam Biển Đông, khoảng 124 hải lý ngoài khơi đảo Luzon 10 tháng 4 năm 2012. Nguồn: REUTERS / Tài liệu quân đội Philippines
Ảnh trên cho thấy hai tàu giám sát Trung Quốc chạy giữa một tàu chiến của Philippines và tám tàu đánh cá Trung Quốc để ngăn chặn việc bắt giữ ngư dân TQ ở bãi cạn Scarborough, đang có tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc; bãi cạn Scarborough ở miền Nam Biển Đông, khoảng 124 hải lý ngoài khơi đảo Luzon 10 tháng 4 năm 2012. Nguồn: REUTERS / Tài liệu quân đội Philippines

BẮC KINH – Hôm thứ Sáu, Trung Quốc lên tiếng biện hộ cho lệnh hạn chế đánh cá mới trong vùng biển đang có tranh chấp ở Biển Đông chống lại sự chỉ trích từ Hoa Kỳ, nói rằng quy chế mới của TQ phù hợp với luật pháp quốc tế.

Quy định nói trên, được chính quyền tình Hải Nam phê duyệt, có hiệu lực vào ngày 1 tháng giêng 2014 yêu cầu tàu cá nước ngoài phải phép của TQ trước khi đi vào vùng biển mà chính quyền địa phương nói là thuộc thẩm quyền của TQ.

Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông nhiều dầu khí đốt và bác bỏ tuyên bố xhur quyền của những nước khác như Philippines, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Việt Nam.

Washington gọi quy chế đánh cá mới của TQ là ‟khiêu khích và nguy hiểm” khiến Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm thứ Sáu, lên tiếng bác bỏ.

Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hua Chunying cho biết chính phủ TQ có quyền và trách nhiệm để quy định về những đảo, các rạn san hô cũng như các nguồn tài nguyên phi sinh học,” theo luật pháp quốc tế và luật của TQ.

‟Hơn 30 năm qua, luật và quy chế thủy sản thích đáng của Trung Quốc đã được thực hiện nhất quán một cách bình thường, và chưa bao giờ gây ra bất kỳ căng thẳng nào,” Hua cho biết tại một cuộc họp báo hàng ngày.

‟Nếu ai đó cảm thấy cần phải nói rằng việc sửa đổi các quy định kỹ thuật thủy sản địa phương đã thực hiện nhiều năm trước đây sẽ gây ra căng thẳng trong khu vực và gây ra một mối đe dọa cho sự ổn định khu vực, thì tôi chỉ có thể nói rằng nếu điều này không xuất phát từ sự thiếu hiểu biết cơ bản, thì nó phải do một động cơ thầm kín.”

Một tổ chức đánh cá thuộc Chính phủ tại Việt Nam chỉ trích những quy định mới và Philippines cho biết những quy định đó đã làm căng thẳng trong khu vực leo thang.

‟Các quy định này vi phạm nghiêm trọng tự do hàng hải và quyền đánh cá của tất cả các nước trong biển cả,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói.

‟Chúng tôi đã yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức làm rõ luật thủy sản mới này.”

Một khó chịu khác

Thông báo của Trung Quốc vào cuối năm ngoái về một vùng nhận dạng phòng không ở vùng biển phía đông Trung Hoa, đã bị Washington chỉ trích mạnh mẽ, nay quy định mới về vùng đánh cá thêm một nhân tố không thuận lợi cho quan hệ Trung-Mỹ.

‟Trung Quốc đã không cung cấp được bất kỳ lời giải thích hoặc cơ sở nào dựa theo luật quốc tế cho việc công bố chủ quyền hàng hải lớn như thế,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm.

‟Quan điểm từ lâu của chúng tôi là tất cả các bên liên quan cần tránh bất kỳ hành động đơn phương nào có thể làm căng thẳng hơn, và làm suy yếu các triển vọng đi đến một giải pháp hòa bình ngoại giao hóa giải những khác biệt.”

Ngư dân Việt Nam và Philippines đã bị kẹt trong cuộc tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với Trung Quốc trên biển trong những năm gần đây. Năm ngoái, Việt Nam cáo buộc Trung Quốc nổ súng vào một tàu đánh cá ở Biển Đông, và sau đó gây nguy hiểm đến tính mạng của ngư dân sau khi tàu TQ đã đâm một tàu đánh cá Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã không cho thấy dấu hiệu của bất kỳ phản ứng có thể nào của Mỹ về khu vực đánh bắt cá TQ mới vẽ.

Chiến lược

Các quan chức Hải Nam không csẵn sàng có bình luận tức thời. Tuy nhiên, theo trang web của cơ quan lập pháp của đảo Hải Nam, tàu cá nước ngoài cần có phép – trước khi đi vào vùng biển – của ‟cơ quan liên đới và có trách nhiệm” trong nội các chính phủ Trung Quốc.

Đảo Hải Nam ở phía nam của Trung Quốc có trách nhiệm quản lý chủ quyền mở rộng của TQ trên vô số đảo nhỏ và đảo san hô trên biển.

Theo số liệu của chính quyền địa phương ban hành trong năm 2011, giới chức Hải Nam nói họ quản lý 2 triệu km vuông (770.000 dặm vuông) trên mặt biển. Biển Đông rộng khoảng 3,5 triệu km vuông (1,4 triệu dặm vuông).

Tỉnh Hải Nam cũng là nơi có các công xưởng hải quân Trung Quốc kể cả một hải cảng xây với mục đích dùng cho cho tàu sân bay duy nhất của TQ và một căn cứ cho tàu ngầm tấn công.

Luật Trung Quốc 2004

Quy đinh đánh cá mới của TQ không đề ra hình phạt, nhưng các yêu cầu tương tự như luật quốc gia năm 2004 cho biết thuyền vào lãnh thổ Trung Quốc mà không có được cho phép có thể bị bắt và thiết bị đánh cá bị tịch thu và bị phạt lên đến 500.000 nhân dân tệ (82.600 $).

Wu Shicun, người đứng đầu văn phòng ngoại giao của Hải Nam cho đến cuối tháng Năm 2013, nói với Reuters rằng tàu cá nước ngoài vi phạm luật sẽ bị trục xuất nếu họ đang ở trong vùng biển xung quanh đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa – nơi đang có tranh chấp.

Wu Shicun nói thêm, ‟Nếu chúng tô không thể trục xuất họ, thì chúng tôi sẽ lên tàu kiểm tra để xem liệu có bất kỳ việc đánh cá bất hợp pháp nào hông.” Wu, hiện là chủ tịch của Viện Quốc gia về Nghiên cứu Biển Đông, một suy nghĩ xe think-tank tư vấn cho chính phủ về chính sách trên Biển Đông. ‟Chúng tôi sẽ bắt giữ, xử lý, tịch thu ngư cụ, giam giữ tàu và phạt vạ mọi người vi phạm. Mức phạt nghiêm trọng nhất là 500.000 nhân dân tệ.”

Việt Nam tái khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Biển Đông, Bắc Kinh cũng tuyên bố có chủ quyền ở hai quần đảo này.

‟Tất cả các hoạt động lạ tại các khu vực này nếu không có sự chấp nhận của Việt Nam đều là bất hợp pháp và không có căn cứ,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết trong một văn bản trả lời cho câu hỏi về các quy định đánh cá mới của TQ.

Tổ chức đánh cá thuộc Chính phủ, Hiệp hội Thủy sản Việt Nam, lên án quy định Hải Nam.

‟Hành động này của Trung Quốc sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến ngư dân Việt Nam, gây thiệt hại cho công việc, cuộc sống và ảnh hưởng đến gia đình của họ,” ông Võ Văn Trác, Phó Chủ tịch của Hiệp hội Thủy sản Việt Nam nói.

Donald Rothwell, một chuyên gia luật hàng hải tại Trường Luật Đại học Quốc gia Úc, cho biết các quy định thủy sản mới không có khả năng nâng cấp chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông vì những phản ứng gần như chắc chắn sẽ có từ các nước khác cũng có tuyên bố chủ quyền tương tự.

Donald Rothwell nói tiếp, ‟Cách duy nhất TQ có thể nâng cấp vị thế của mình là nếu họ thực sự tìm cách để thực thi các quy luật và các cơ chế thực thi phải thành công và có kết quả truy tố được tòa án quốc tế bênh vực.”

© 2014 DCVOnline


Nguồn: China fires back at US for criticism on fishing curbs in South China Sea. By Megha Rajagopalan, Reuters. January 10, 2014.

(Theo Manuel Mogato trong Manila, Sui -Lee Wee, Huang Yan và Michael Martina ở Bắc Kinh, Nguyễn Phương Linh và Hồ Bình Minh tại Hà Nội và David Brunnstrom tại Washington )