Jean Baptiste Ngô Ðình Diệm (1897-1963): Thời kỳ chưa nắm quyền, 1897-1954 (P1)

Chính Đạo

NgoDinhDiem_sMột ký giả, Robert Shaplen, ghi rằng theo Diệm, khoảng năm 1915-1916, Diệm đã man khai hộ tịch để dự thi bằng tương đương tốt nghiệp trung học.

Ngày 25/4/1961, Tướng Edward G. Lansdale—người góp sức thành lập, và được coi như hiểu biết rất rõ Việt Nam Cộng Hòa [VNCH]—viết báo cáo lên Thứ trưởng Quốc phòng Roswell L. Gilpatric, Chủ tịch Ủy Ban Ðặc Nhiệm Việt Nam (Presidential Task Force on Vietnam) từ ngày 20/4/1961, về “No Din Zee’em” (Ngô Ðình Diệm) như sau:

T.T. Ngô Đình Diệm. Nguồn: OntheNet
T.T. Ngô Đình Diệm. Nguồn: OntheNet

Ông ta lùn, mập tròn… Nhiều người không chú ý đến cặp mắt đen hay liếc trộm [snapping] của ông ta mà chỉ chú ý đến cặp giò vừa đủ chạm mặt đất khi ngồi. Tuy nhiên, ông ta không cảm thấy ngượng ngùng về chuyện lùn, và có vẻ rất tự nhiên chung quanh những người Mỹ cao lớn…

[He is short and round, and “mild-spoken.” Many people miss his “snaping” black eyes by noting, instead, that his feet seem barely to reach the floor when he is seated. However, he is not defensive about his short stature and is at ease around tall Americans… When the Vice President sees him, he will find him as interested in cattle as any Texan and as interested in freedom as Sam Houston].

Ông ta tỏ vẻ ăn uống ngon lành (và thường có sở thích ăn ngon). Nụ cười của ông ta có vẻ e dè và bất thường… Diệm sinh ngày 3/1/1901… Năm 25 tuổi [1926], Diệm đã được cử làm quan đầu tỉnh. Nhưng sau “sáu tháng làm Thượng thư” Diệm từ chức, trở thành “người hùng thực sự của dân Việt.” Từ đó, anh em Diệm “âm thầm chống cả Pháp lẫn Cộng Sản.” Diệm là một người độc thân 60 tuổi, “đã cắt bỏ mối tình với người yêu đầu đời để dâng hiến cho tổ quốc.”

[At the table, he shows that he enjoys eating (and usually has a good appetite). His smile is shy and infrequent. Usually he is serious and becomes passionately so when he talks about his true love, Vietnam. Age limits show around his eyes, particularly on these mornings when he has stayed up most of the night reading, which is often. He reads in English, French and Vietnamese] …

Diem was born in Hue, the ancient capital in Central Vietnam, on 3 January 1901. His sixty years have been full of sharp tests of his moral courage, of his devotion to a highly-principled ideal of patriotism. This is worth understanding, particularly since the truth has been hidden by decages of “character assassination” by his bitterest enemies, communists and the French colonialists. Much false information has stuck, by sheer repetition. The truth is even more interesting.

[39] In 1933, he had become an outstanding leader among the Vietnamese that he was made Prime Minister. After six months in office, the French government proposed “reforms.” It actually meant the final form of Vietnamese abdication of all political rights. Diem … finally resigned and returned all French honors…[VNC: It’s simply incorrect. In May 1933, he was promoted from the rank of tuan vu [governor of a small province, a third ranked mandarin] to Minister of Interior [a second ranked mandarin], which was equal to all other ministers. This move was aimed at neutralizing the Catholics, because Nguyen Huu Bai, Diem’s godfather, had been forced to resign in the “May 1933 purge.” In July 1933, Diem submitted a proposal to return Tonkin to the kingdom in accordance with the Franco-Vietnamese Treaty of June 6, 1884. The French disagreed and Diem asked for his resignation. Thereafter, with the assistance of several southern journalists, Diem launched a series of character assassinations of Governor General Pasquier and Resident Superior Thibeaudeau in the newspapers, accusing them of violating the Vietnamese royal institutions. Pasquier angrily tripped all mandarinal titles of Diem and also exiled Diem to Quang Binh, his native town. It was not until after the accidental death of Pasquier in 1934, that Bai and Diem were given back their honorary titles by Rene Robin. For further details, see Vu Ngu Chieu, “Political and Social Change,” chapters VI and IX. In November 1961, the Ngo brothers also used the Sai Gon-based journals to critize the Americans because the John F. Kennedy administration didn’t approve the deployment of the U.S. troops to prevent the detoriation of security.

[41] So, here is our toughest ally against Communism in Southeast Asia. A 60-year old bachelor who gave up romance with his childhood sweat heart … to devote his life to his country. (1)

1. Memo 25/4/1961, Lansdale to Gilpatric; Department of Defense, US-Vietnam Relations, 1945-1967, 12 books in 8 vols, (Washington, DC: GOP, 1971), Bk 11, pp. 36-41. Not printed in FRUS, 1961-1963, vol. I: 1961 (1988). Xem thêm chú 4 infra.

Thực ra, Lansdale dường không muốn viết rõ, hoặc không biết nhiều về Tổng thống Diệm cũng như họ Ngô. Hầu hết chi tiết về hộ tịch Diệm hay thành tích chống Pháp của Diệm và gia đình Ngô Ðình Khả, đều thiếu chính xác. Các học giả thế giới cũng chẳng bận tâm đến việc tu chỉnh lại tiểu sử người cầm đầu phe thua cuộc. Bernard B. Fall, một học giả gốc Pháp viết khá nhiều về Việt Nam và chết tại Việt Nam, chẳng hạn, dựa theo bản tiểu sử Diệm do Mật Thám Pháp đúc kết năm 1954, ghi là Khả giữ chức “Thượng thư Bộ Lễ” sau khi từ chức đã cắt mọi liên lạc “với những kẻ xâm lăng đáng ghét,” “ủng hộ Phan Bội Châu,” và truyền xuống cho các con như Khôi và Diệm một tinh thần quốc gia nồng nhiệt.” Fall còn đưa ra những lời võ đoán dễ hiểu trong thập niên 1950-1960:

“Sự kiện Bảo Ðại là người kế thừa của các hoàng đế yếu ớt trong việc chống lại Pháp cũng có thể gây ra sự khinh thường ông ta trong Diệm” [The fact that Bao Dai was the descendant of emperors who had been weak in their resistance to the French may also account for Diem’s contempt for him]. (2)

2. Bernard B. Fall, The Two Vietnams: A Political and Military Analysis (New York: Praeger, 1965), tr. 235, 475n3.

Thực ra, từ thời Ðồng Khánh (1885-1889), ông nội Bảo Đại, các vua nhà Nguyễn đều do Khâm sứ và Toàn quyền Pháp lập nên, và chỉ còn công dụng của “một vòng hoa,” để hợp thức hóa chế độ “Bảo hộ” Pháp. Quan lại thì được tuyển từ giới trung gian bản xứ mà đa số là giáo dân Ki-tô hay cựu bồi bếp của viên chức, sĩ quan Pháp. Thành phần “tân trào” này hiểu rất rõ vị thế “làm kiểng” của các vua Nguyễn. Ngoài ra, Khả còn có liên hệ thân thiết với phòng Thành Thái (1889-1907), và từng nuôi tham vọng biến Thành Thái thành một vua theo Ki-tô giáo đầu tiên. Sự khinh thường phòng Khải Ðịnh (1916-1925) và Bảo Ðại (1926-1945) là điều dễ hiểu. Ngoài ra, Diệm không ưa Bảo Ðại vì đã hai lần ký Dụ đầy Diệm ra Quảng Bình. (3)

3. Xem Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối nhà Nguyễn, 1883-1945, 3 tập (Houston: Văn Hóa, 1999-2000). [Sẽ dẫn: Các vua cuối] Xem chú 18 infra.

Ðáng buồn hơn nữa, lịch sử Việt Nam, dưới mắt nhiều học giả thế giới, chỉ là chuyện thêm thắt vào [anecdotes] chính sách và sự can thiệp của các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Hoa, Pháp, Bri-tên, Nhật, v.v. Ngay đến Linov Nguyễn Sinh Côn, 1892-1969 (tức Hồ Chí Minh) cũng chưa được nghiên cứu tường tận, vì Việt Nam đã mất đi hấp lực của những ngày tháng quân Pháp hay Mỹ lâm chiến ở Ðông Dương. Trọng tâm của nền nghiên cứu “thực phẩm ăn liền” [fastfood scholarship] đã di chuyển tới những xứ Trung Ðông, Iran, Iraq, Afghanistan, hay “Trung Quốc”[Zhonghua renmin gongheguo].

Người Việt cũng có lý do riêng để không muốn thấy tiểu sử chính xác về Diệm, từ chính trị, tôn giáo, tới ý thức hệ. Nên chẳng ngạc nhiên khi khối văn chương về họ Ngô hay Ðệ nhất Việt Nam Cộng Hòa tràn ngập những lời “cung văn” hoặc “đào mộ,” bất chấp sự thực. Có tác giả đã kết thúc tập dã dử tiểu thuyết về cái chết của Diệm ngày 2/11/1963 bằng lời tung hô “Toàn dân ghi ơn Ngô Tổng thống”; “Ngô Tổng thống muôn năm”.

Bài sơ lược đoạn đời chưa cầm quyền của Ngô Ðình Diệm nhằm điền vào khoảng trống nói trên. Tư liệu cơ bản chúng tôi sử dụng là tập tiểu sử chính phủ Diệm do cơ quan an ninh Pháp thành lập tháng 7/1954, hiện vẫn chưa giải mật. Ngoài ra, còn nhiều tư liệu văn khố Pháp, Mỹ, Nga, Trung Hoa, cùng các tài liệu nguyên bản khác, kể cả tiểu sử Ngô Ðình Diệm do an ninh Mỹ biên soạn ngày 18/4/1957, nhân dịp Diệm sắp qua thăm Mỹ.(4)

4. Department of State, Office of Libraries and Intelligence Acquisitions, “Biographic Report: Ngo Dinh Diem, President of the Republic of Vietnam, To Visit Washington [May 8-10, 1957],” BR No. 203 (April 18, 1957); Richard Nixon Library (Yorba Linda, CA), Prepresidential Papers, PPS 320.99.33.1-2. [Sẽ dẫn, Diem (1957)] Tình báo Mỹ ghi Diệm sinh trong một gia đình đã theo đạo Ki-tô từ thế kỷ 17 và nhiều thế hệ đã sản xuất ra những bậc tu hành và quan chức nổi danh. Cha là Thượng thư bộ Lễ và Lord Chamberlain cho vua Thành Thái, từng du học ở Malaya; Diem (1957) [Giống tài liệu của Fall [The Two Vietnams, chú 2 supra] & Robert Shaplen [The Lost Revolution (New York: Harper & Row, 1966)]

Ngo Dinh Diem is a short, stocky, physically unimpressive man who looks much younger than he actually is. Usually he acts only after slow, careful deliberation, though he is capable of quick, decisive action if the situation demands it. [p.2] Ngo Dinh Diem (1957)]

He is an introverted [to turn or direct inward], lonely figure. Although he warms when he feels himself understood, he is reserved and initially shy with strangers, particularly women, in whose presence he is not always at ease. He is, however, a man with an almost messianic sense of mission. He has said that at the age of 14 he first had the thought he would someday led his people, and with near fanatic single-mindness he held himself readiness for that role. While he is widely respected for this dedication, he is also criticized for egoism and for his unbounded attachment to the concept of personal loyalty in his government, a trait which has deprived him of the services of able men who have somehow incurred his displeasure. He can be both intransigent and almost brutal in pursuing and applying policies he has decided upon, and when aroused has a violent temper which even members of his family are wary of. A devout Roman Catholic, he lives as a celibate and practices the utmost discipline and auterity in his private life. His honesty and integrity is unquestionable and he possesses personal courage to a high degree, although an assassination attempt in February of this year [1957] has made him more conscious of the dangers to which he had previously exposed himself. Ngo Dinh Diem (1957)]

“Political philosophy of Benevolent Authoritarianism.” [p.3] Ngo Dinh Diem (1957)]

Thư than phiền của ông Nghiêm Xuân Thiện, chủ báo Thời Luận, sau khi báo này bị đóng cửa.

Có ít tấm hình Trần Văn Ðôn, Tôn Thất Thiện, Trần Lê Quang, Nguyễn Hữu Châu, Võ Văn Hải.

Chủ Nhật, 7/7/1963: Nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (1908-1963) tự tử để tránh ra tòa Mặt Trận xét xử vụ đảo chính hụt ngày 11/11/1960.

Nhất Linh, [54 tuổi], nhập viện lúc 17G45. Từ trần lúc 10G10 ngày hôm sau, 8/7/1963. (Điện văn số 1252 ngày 8/7/1963, BNV gửi Đổng lý VP/BT tại PTT; HS 8500).

Theo Ban Giảo nghiệm của Tổng Nha CSQG, trong máu của Nhất Linh có chất độc “Véronal.”

Theo bản tin Đài VOA ngày 9/7, ngày 7/7/1963, Nhất Linh để lại di ngôn:

“Đời tôi có lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử cả. Sự bắt bớ và xử tội tất cả các phần tử đối lập Quốc Gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay Cộng Sản. Tôi chống đối sự đó và tự hủy mình cũng như Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người trà đạp mọi thứ tự do.” (HS 8500)

Cùng với cái chết của Thượng tọa Quảng Đức, đây là mồi lửa thứ hai thiêu hủy chế độ nhà Ngô. [Xem 13/7/1963]

13/7/1963: Đám tang Nhất Linh cử hành trọng thể. Linh cữu đưa từ nhà thương Grall tới chùa Xá Lợi, làm lễ cầu hồn, rồi tiến về nghĩa trang Giác Minh (Gò Vấp) của Thượng Tọa Trí Dũng. (HS 8500) Hàng ngàn học sinh, sinh viên tham dự. Kể từ ngày này, học sinh, sinh viên bắt đầu tham gia những cuộc tranh đấu chống Diệm.

* Chợ-Lớn: Công an hành hung ký giả ngoại quốc. Trong số này có Peter Arnett, gốc New Zealand, Browne (AP), Sheehan (UPI), Halberstam (NYT), v.v. 7G45, Malcolm Browne, trưởng ban UPI, cùng Peter Arnett của AP và 10 ký giả săn tin ở chùa Miên. 9G00: Các sư sãi định diễn hành biểu tình. Tới đầu hẻm bị Cảnh sát chặn lại. Browne chụp hình. Bị nhân viên CS mặc thường phục ngăn cản. Hai Phó Thẩm sát viên công nhật Nguyễn Văn Lăng và Lâm Văn Lỳ bị thương nhẹ. (Báo cáo ngày 8/7/1963 của Ty Cảnh sát Quận 3; HS 8536). Theo báo cáo của Trần Thiện Khiêm, các phóng viên Âu Mỹ sử dụng máy ảnh để tấn công công an, cảnh sát.

Tiểu sử này, dĩ nhiên, chưa đầy đủ. Thực ra, Diệm và các anh em, thân quyến xứng đáng có một tiểu sử trung thực hơn.

I. SƠ LƯỢC GIA THẾ

Ngô Ðình Diệm, ngoài tên “thánh” Jean-Baptiste [Gioan Bao-xi-ta], còn có bí danh Nguyễn Bá Chinh. Theo an ninh Pháp, Diệm sinh ngày 27/7/1897 tại Ðại Phong [Phuong] hay Ðại Phong Lộc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.(5)

5. Direction des Services Francais de Securité en Indochine [DSFSI], “M. Jean Baptiste Ngo Dinh Diem, dit Nguyen Ba Chinh;” SHAT (Vincennes), Indochine, 10H xxx . Tài liệu này hiện vẫn chưa giải mật. Xem phóng ảnh trong Nguyên Vũ, Paris Xuân 96 (Houston: Văn Hóa, 1997), tr. 165; Chính Ðạo, Cuộc thánh chiến chống Cộng (Houston: Văn Hóa, 2004), tr. 15-6. Những chi tiết không có phụ chú trong bài này đều trích dẫn từ tài liệu trên. Xem thêm Chính Ðạo, Việt Nam Niên Biểu [VNNB], Tập I-C: 1955-1963 (Houston: Văn Hóa, 2000), tr. 110; Idem., VNNB, tập III: Nhân vật chí, tái bản có bổ sung (Houston: Văn Hóa, 1997), tr. 262. Sẽ dẫn:Nhân vật chí, 1997.

Ông Ngô Đình Khả. Nguồn: OntheNet
Ông Ngô Đình Khả. Nguồn: OntheNet

Cha là Ngô Ðình Khả (1856-1914); “mẹ” là Phạm Thị Thân. Khả là một tín đồ Ki-tô tân tòng, từng được huấn luyện ở Pinang. Xuất thân thông ngôn cho Pháp, sau đổi qua ngạch quan lại Việt từ năm 1892. Ngày 3/3/1894 với chức thông sự Khả được hàm Viên Ngoại Lang, rồi hơn tám tháng sau, ngày 30/11/1894, thăng chức Hồng lô tự thiếu khanh. Tháng 6/1895 được Nguyễn Thân chọn làm phụ tá trong chiến dịch tiễu trừ phong trào Cần Vương của Ngự sử Phan Đình Phùng, nên được thăng chức Thái thường tự khanh (tam phẩm).

Ngày 21/8/1896, Viện Cơ Mật quyết định chọn Khả làm Chưởng Giáo Tây tự Quốc học môn trường [trường Quốc Học chữ Tây] tại Huế. Do đề nghị của Khâm sứ Brière ngày 6/11/1986, ngày 26/3/1897 [24/2 Thành Thái IX], Khả được làm Chưởng giáo; nhưng sau đó, một người Pháp lên làm Giám Đốc, Khả xuống làm phụ tá trách nhiệm việc quản trị và nhà cửa. Sau ngày Nguyễn Thân về hưu, Khải lên dần tới Ðề đốc Kinh thành (1905-1907)—với nhiệm vụ quản thúc vua Thành Thái (1889-1907)—rồi bị ép về hưu với hàm thượng thư bộ Lễ trong biến cố truất phế Thành Thái năm 1907. Khả đã vận động sinh viên Quốc Học gửi thư xin duy trì chế độ quân chủ; nhưng trong dân gian truyền tụng rằng Khả chống lại việc đầy vua Thành Thái vào Vũng Tàu (Cap St Jacques). (6)

6. Chính Đạo, Hồ Chí Minh: Con người và huyền thoại, tập I:1892-1924 (Houston: Văn Hóa, 1997), tr. 161-62; Mục Lục Châu Bản Nhà Nguyễn, Thành Thái VI, tập 10, tr. 172, 218; Thành Thái IX [1897], tr. 433, 455, 461; Thành Thái XIX, Tập 68, tr. 61; TTLTTƯ I (Hà Nội).

Ngày 17/10/1907, Thành Thái rời Huế, mang theo 4 trong số 16 vợ và phi, 10 trong số 24 con, 20 người hầu. Trong số vợ, 7 người chưa con. Nhị giai là con Nguyễn Hữu Ðộ, có 2 con, không muốn theo vua vào Cap St Jacques; CAOM (Aix), GGI, dossier 9578/5. Nhất giai Nguyễn Gia Thị (?) là con Nguyễn Thân, và Tam giai, con Trương Như Cương. Ngày 23/10/1907, vua tới Bà Rịa, khởi đầu cuộc sống lưu đày không ít sóng gió.

Phần Khả bị ép về hưu với hàm Thượng thư bộ Lễ. Chức “Thượng thư hàm” [Ministre honoraire] này được ghi trong bản dịch một bài thơ nói về chuyến du ngoạn núi Ngự Bình [Ecran du Roi] của vua Tự Ðức trong tập san Bulletin des Amis de Vieux Hué [Ðô thành hiếu cổ]. (“Une ascension sur l’Écran du Roi: Poésie de S. M. Tu Duc, traduite par Ngô Ðình Khả, Ministre honoraire; BAVH, số 2 (4-6/1916), tr. 223-27.

Anh em Diệm khá đông, gồm sáu trai, hai gái. Khôi, con vợ lớn, là anh cả. Diệm, theo lời đồn, đứng hàng em của Khôi, Thục, và anh Ngô Thị Hiệp (bà Cả Lễ; chồng là Nguyễn Văn Ấm, sinh ra cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận), dù tuổi “chính thức” [khai sinh] Diệm lớn hơn Thục trên hai tháng. Dưới Diệm có Nhu, Cẩn, Luyện, cùng một người em gái. Vì Khả chết khi Diệm còn nhỏ (17 tuổi khai sinh), Khôi quyền huynh thế phụ. Khôi chết, Thục có ảnh hưởng nhất trên Diệm, với cương vị một Giám mục.

nguyenhuubai
Ông Nguyễn Hữu Bài. Nguồn: OntheNet

Cha đỡ đầu [god-father] là Nguyễn Hữu Bài hay Bồi (1863-1935), nhạc phụ Khôi, một đồng sự cũ của Khả tại Tòa Khâm, cũng một Thượng thư uy quyền và đầy mưu mô tại Huế từ 1907 tới 1933, và được Hội truyền giáo Pháp coi như một trong số giáo dân khai quốc công thần của chế độ Bảo hộ. Theo tài liệu Pháp, Bài đã nuôi dưỡng Diệm từ nhỏ. Bài cũng có ý định chọn Diệm làm con rể, nhưng vì lý do nào đó không thành. Con gái Bài sau đi tu dòng kín Carmel.(7)

7. Theo Lansdale, Diệm “đã cắt bỏ mối tình với người yêu đầu đời để dâng hiến cho tổ quốc” nên 60 tuổi vẫn còn độc thân. Xem chú 1 supra. Nhưng nhiều người đương thời, như Tướng Trần Văn Ðôn André, cho rằng Diệm thiếu khả năng tình dục.

Sau ngày lên cầm quyền, Diệm đổi ngày sinh thành 3/1/1901. Khó hiểu tại sao có việc “thay đổi” hộ tịch trên. Việc thay tên, đổi họ và ngày sinh tháng đẻ là việc thường xảy ra ở Việt Nam. Trước hết, vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, việc khai hộ tịch không được kiểm soát chặt chẽ. Viên chức xã ấp tại thôn quê không đặt nặng sự chính xác về ngày sinh của trẻ em. Cha mẹ nhiều khi khai rút tuổi con cái vì mục đích nào đó, như đi học hay khai sưu thuế. Hơn nữa, việc đổi từ ngày Tây (dương) lịch qua nguyệt (âm) lịch rất phức tạp, đôi khi cha mẹ dùng ngày tháng sinh nguyệt lịch làm ngày tháng Tây lịch, rồi dùng năm Tây lịch tương đương trong khai sinh. Thông thường, cha mẹ hay khai rút tuổi các con. Nhưng rất hiếm trường hợp cha mẹ khai con mình tăng thêm ba bốn tuổi, ngoại trừ biệt lệ nào đó. Phải chăng Diệm rơi vào trường hợp đặc biệt này, vì nếu sinh năm 1901, Diệm không thể nào được tập ấm chức Cửu phẩm và làm việc tại Tân Thư Viện Huế năm 1917, khi mới 16 tuổi.(8)

8. Xem Ngô Ðình Diệm, “L’Encrier de S. M. Tu-Duc: Traduction des Inscriptions [Nghiên mực của vua Tự Ðức: Bản dịch những chữ khắc];” Bulletin des Amis du Vieux Hue [BAVH], Bộ IV, số 3 (Tháng 7-9/1917), tr. 209.

Theo Ngô Ðình Luyện, em út trong gia đình, Diệm khai tăng bốn tuổi (từ 16 lên 20 tuổi) để có thể vào trường Hậu Bổ. Ðiều này khó tin, vì mãi tới năm 1918-1919, Diệm mới học trường Hậu bổ.(9) Luyện cũng là nhân chứng không đáng tin. Thí dụ như khi được hỏi về vai trò chính trị của Luyện, Luyện nói được lệnh “đứng ngoài chính trị.” Thực tế, từ thập niên 1940, Luyện đã hoạt động với các tổ chức thân Nhật, và trở thành đặc sứ của Diệm với Bảo Ðại, trước khi nắm chức Ðại sứ tại London. Luyện cũng tung ra những tin đồn về giao tình giữa Luyện và Bảo Ðại, mà theo Bảo Ðại không hề có. (10) Và, như đã lược nhắc, Diệm được tập ấm chức Cửu phẩm, làm việc tại Tân Thư Viện Huế từ năm 1917, trước khi vào trường Hậu Bổ.

9. Phỏng vấn Kỹ sư Luyện ngày 2/11/1985 tại Paris. Xem thêm, Ngô Ðình Diệm, “L’Ambassade de Phan Thanh Gian (1863-1864)”; [Sứ đoàn Phan Thanh Giản, (1863-1864)]; BAVH, Bộ VI, Số 1bis và 2 (Avril-Juin 1919), tr. 161. Ở đầu bài, Diệm được giới thiệu là “học sinh trường Hậu bổ,” và bài này đã được đọc tại các buổi họp [hội thảo] ngày 27/8 và 3/12/1918, và 4/3/1919. Ibid. Diệm chỉ dịch một phần tập tâu của Phan Thanh Giản và Phạm Phú Thứ, dưới sự hướng dẫn của Nguyễn Ðình Hòe. Phần còn lại (thiếu đoạn đi sứ Espania) do Trần Công Tạn dịch; BAVH(1921), tr. 147-87. Tác giả đa tạ ông Nguyễn Ðắc Xuân đã làm giúp phóng ảnh bài viết này của Ngô Ðình Diệm.

10. Xem báo cáo về cuộc đàm thoại ngày 28/4/1955 giữa Bảo Ðại với William Gibson, Ðệ nhất thư ký Tòa Ðại sứ Mỹ ở Paris, cựu lãnh sự Hà Nội [1949-1950]; FRUS, 1955-1957, I:332-36; Chính Ðạo, Việt Nam Niên Biểu [VNNB], 1939-1975, tập I-C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2002), tr. 54-5.

Một ký giả, Robert Shaplen, ghi rằng theo Diệm, khoảng năm 1915-1916, Diệm đã man khai hộ tịch để dự thi bằng tương đương tốt nghiệp trung học. [“A year after his decision to give up becoming a priest. Diem falsified his age and took competitive examinations for the equivalent of a highschool diploma.”] (11) Chi tiết này không sát sự thực. Mãi tới giữa thập niên 1920, mới có những cuộc thi lấy bằng Tú Tài I và II chương trình Pháp-Nam. Bằng cấp mà Diệm thi chỉ là bằng Cao đẳng tiểu học(Diplôme), gần tương đương với bằng Trung học phổ thông đệ nhất cấp. Tài liệu thành văn cũng chứng minh Diệm đã vào quan trường từ năm 1916 hoặc 1917, với chức cửu phẩm tập ấm tại Tân Thư viện, mà không phải sau khi đã “tốt nghiệp trường Luật Hà Nội năm 1921” như Diệm khoa trương. Thực tế, Diệm vào trường Hậu bổ từ niên khóa 1918-1919, và chỉ học tại Hà Nội một niên khóa 1920-1921.

11. Robert Shaplen, The Lost Revolution (New York: Harper & Row, 1966), pp. 106-7. Bằng “Thành Chung” hay Diplôme là bằng cao nhất bậc Trung Học thời gian này.

G.m. Ngô Đình Tục hút cigar , suy nghĩ về câu hoiri của báo giớ New York. Nguồn: Rogers Photo Archive / Overbrook Images
G.m. Ngô Đình Tục hút cigar , suy nghĩ về câu hỏi của báo giới tại New York. Nguồn: Rogers Photo Archive / Overbrook Images

Một động lực trong việc sửa đổi hộ tịch có lẽ là để hợp thức hóa vai “em” của Diệm với Giám Mục Thục—Thục sinh ngày 6/10/1897 tại Phước Quả, Thừa Thiên, thua Diệm hơn hai tháng. Nhưng cũng có thể, và điều này cần được tra cứu thêm, Diệm không man khai hộ tịch, mà rất đơn giản là không cùng mẹ (Phạm Thị Thân) với anh chị em khác. Có lẽ vì muốn che đậy bí ẩn này, tiểu sử Khôi và Thục trong tậpVua chúa và người quí phái Ðông Dương [Souverains et Notabilités] năm 1943 không ghi ngày sinh. Tài liệu văn khố Pháp cũng ghi Diệm sinh tại Ðại Phong [Lộc], Lệ Thủy, Quảng Bình, mà không phải Phước Quả, Thừa Thiên, giống như Thục, Nhu, Cẩn, Luyện, v.. v… Ðịa danh “Ðại Phong Lộc” cũng từng được khai là nơi sinh của Khôi, con người vợ lớn đã chết sớm, trước khi Khả lấy bà kế thất tên Thân.(12)

12. Chính Ðạo, VNNB, Tập I-C: 1955-1963, 2000, tr. 110. Xem tiểu sử Thục trong CAOM (Aix), GGI, CP 125; Chính Ðạo, Nhân vật chí, 1997:312; Idem., Cuộc thánh chiến chống Cộng, 2004, I:464-65. Tại Việt Nam, nên ghi nhận, có tục lấy tên “mẹ già,” tức vợ chính thức, để khai sinh cho các con thê thiếp hoặc ngoại hôn. Xem thêm chú 4, supra.

Rất ít chi tiết về học vấn Diệm được công bố. Có tin Diệm tự học ở nhà, rồi học trường Pellerin ở Huế, và tốt nghiệp Diplôme. Diệm biết cả chữ Nho [Việt Hán]. Lại có tin Diệm học ở chủng viện, năm 1915, định đi tu, nhưng sau đó bỏ dở nửa chừng.(13) Bởi thế, nhiều tài liệu cho rằng Diệm thuộc loại “religious fanatic” [cuồng đạo]. (14)

13. Diem (1957) [After being instructed at home and attending the Pellerin school in Hue, he studied briefly for the priesthood].] Năm 1957, an ninh Mỹ ghi Diệm là “a devout Catholic.”

14. Theo Fall, niềm tin tôn giáo của Diệm là loại hiếu chiến tàn bạo của một Quan tòa [chuyên xử] Dị giáo [ruthless militancy of the Grand Inquisitor]. Khi một người Pháp nói “tín ngưỡng chung của chúng ta,” Diệm thản nhiên trả lời: “Tôi tự cho tôi là một tín đồ Ki-tô Espania [Tây Ban Nha],” tức cuồng đạo hơn là hòa hoãn theo kiểu Ki-tô Pháp; Two Vietnams, 1965:236.

Nhưng cũng nên lưu ý là lý do muốn tu hành chỉ là nguyên cớ được trưng dẫn cho có trong đơn xin từ chức thứ hai, đề ngày 18/7/1933. Và trong báo cáo của Toàn quyền Pierre Pasquier (12/1928-1/1934) về Diệm—trước khi khám phá ra việc Diệm nhờ báo chí Nam Kỳ tấn công Pasquier cùng Quyền Khâm sứ Léon Thibaudeau (2/1933-7/1934)—Pasquier có vẻ nhạo báng khi nói về ước muốn tu hành của Diệm.

(Còn tiếp)

© 2004, 2012 Chieu N. Vu. All Rights Reserved.


Nguồn: Jean Baptiste Ngô Ðình Diệm (1897-1963): Thời kỳ chưa nắm quyền, 1897-1954. Chính Đạo. Hợp Lưu, Thứ Năm, 7 Tháng Mười Một-2013. DCVOnline minh họa.