Việt Nam và Trung Quốc: Đụng độ nguy hiểm

Scott Bentley – DCVOnline lược dịch

chinanavyCuộc đối đầu nói trên cho thấy sự quyết đoán của Trung Quốc không chỉ vì chính sách ‟tái cân bằng” mà thực ra vì chính quyền Obama.

Một tài liệu mới của Trung Quốc tiết lộ sự kiện đáng ngạc nhiên trong một cuộc đung độ đầu năm 2007 ở Biển Đông.

Cuộc ddujng độ năm 2007: tàu Trung Quốc và tàu Việt Nam. Nguồn: CCTV-4
Cuộc đụng độ năm 2007: tàu Trung Quốc và tàu Việt Nam. Nguồn: CCTV-4

Vào đầu tháng Giêng năm 2014, một đoạn tài liệu truyền hình có tựa là ‟Lính giữ Biên thùy Xanh” (‟Blue Frontiers Guard”) gần đây của CCTV4 xuất hiện trên mạng Internet, cung cấp chi tiết lịch sử chương trình Giám sát Biển của Trung Quốc (CMS) kéo dài từ khoảng năm 2007 cho đến nay. Bộ phim tài liệu, nói tiếng Trung Quốc, phụ đề tiếng Anh, bắt đầu với cảnh một cuookc chạm trán xảy ra vào ngày 30 Tháng Sáu năm 2007 giữa các tàu của Việt Nam và Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Sự kiện này, trước đó hầu như không được biết đến, được trình bày một cách thật chi tiết, đưa ra một một khung tham khảo mới cho việc phân tích các cuộc tranh luận lớn hơn về sự quyết đoán của Trung Quốc và chính sách ‟tái cân bằng” [‟rebalance”] của Mỹ trong khu vực. Ngoài ra, đoạn video cũng cung cấp một số hiểu biết mới về cách tổ chức của CMS và của Cục Quản lý Đại dương Nhà nước (SOA) , tổ chức đầu não của CMS, và kể cả các chiến thuật, tổ chức chỉ huy và kiểm soát tàu của họ khi ra biển.

Sự kiện năm 2007 dường như là kết quả việc một tàu khảo sát Trung Quốc thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (CNPC) đi thực hiện cái mà đoạn phim tài liệu gọi là một ‟hoạt động bình thường” trong vùng biển ngoài khơi quần đảo phía Tây Hoàng Sa bắt đầu từ ngày 26 tháng 6 cùng năm. Các hoạt động đó được xem là điều không bình thường với Việt Nam, tiếp tục khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa dù Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1974. Hà Nội đã đưa một hạm đội gồm phần lớn các tàu phụ trợ hải quân để ngăn chặn Trung Quốc không được khảo sát trong vùng biển Hoàng Sa. Một cuộc chạm trán căng thẳng xảy ra ngay sau đó; đỉnh cao là một cuộc hải hành liều lĩnh của tàu CMS Trung Quốc gây ra một số va chạm nghiêm trọng, đe dọa sự an toàn của tất cả thủy thủ đoàn.

Các tàu thuyền Việt Nam ban đầu trục xuất các tàu khảo sát CNPC ra khỏi khu vực, và Cục quản lý Đại dương Nhà nước Trung Quốc (SOA) phản ứng bằng cách kịp thời tổ chức một chiến dịch ‟bảo vệ quyền và thực thi pháp luật”, được gọi là Luật Thực thi Hành động 626. Theo đoạn phim tài liệu, các hoạt động đó ở ngoài phạm vi tuần tra thường xuyên, và ngoài những tàu thuyền CMS đã có trong vùng, SOA cử tàu CMS số 83 và 51 tới hải phận này như một phần của chiến dịch. Những tàu CSM đó đến Hoàng Sa vào ngày 29 và lập đội hình ‟trật tự cảnh báo” với hai tàu cả hai phía trước và phía sau ở cả hai bên của tàu CNPC, cố gắng để hộ tống nó trở lại hải phận Hoàng Sa lần thứ hai.

Sát hông. Nguồn : CCTV-4
Sát hông. Nguồn : CCTV-4

Sau khi không thuyết phục được tàu thuyền Việt Nam rời khỏi khu vực,bằng lời nói, để các cuộc khảo sát để bắt, tàu thuyền CMS khởi dựng một hàng rào bảo vệ xung quanh tàu CNPC, sau đó bắt đầu cuộc tấn công trên biển. Các cuộc đụng độ bắt đầu bằng việc đến sát tầu của Việt Nam, nhưng sau đó leo thang đâm trực tiếp mũi vào cầu tàu sau khi tàu DN 29 của Việt Nam phá vỡ hàng rào bảo vệ chiesc tàu CNPC. Lệnh tấn công đến trực tiếp từ cấp chỉ huy CMS ở SOA; Cục Quản lý Đại dương Nhà nước ra lệnh cho các thuyền trưởng chỉ huy các thuyền CMS cố tình tông vào các tàu thuyền Việt Nam. Theo Phó Tổng Giám đốc của Cục Biển Nam Trung Quốc thuộc SOA, chính ông và các sĩ quan chỉ huy khác đã ‟căng thẳng” lo ngại cho sự an toàn cho các thủy đoàn của TQ, nhưng vẫn ‟yêu cầu họ tấn công tàu việt Nam”. Cách tấn công như vậy được giới lãnh đạo cao cấp của SOA coi là có hiệu quả hơn vì họ có thể chặn trước cuộc phản công rầm rộ từ phía Việt Nam. Cũng chính viên chức của SOA được trích dẫn trong đoạn video nói rằng ‟dựa trên kinh nghiệm nhiều năm hoạt động của chúng tôi, tấn công dễ dàng hơn nhiều so với phòng thủ.” Những nhận định đó là chỉ dấu hiệu rõ rệt ít nhất có một số quan chức cao cấp của SOA thích hành động chận đầu, và chính SOA, nay đang phụ trách việc tái cơ cấu Cảnh sát biển Trung Quốc, có thể đẩy mạnh học thuyết hoạt động tấn công.

Không phải là thuyền trưởng liều lĩnh hoặc quá hăng say hiểu sai hiệu lệnh không rõ ràng, sự kiện này là bằng chứng để kết luận rằng động lực cho những vụ đụng đọ là do lệnh của cấp trên từ ban lãnh đạo trung ương của tổ chức ở đại lục Trung Quốc. Thuyền trưởng của các tàu CMS xem đó là chiến thuật thuộc quyền có thể đem áp dụng, nhưng chỉ dùng đến khi có lệnh từ cấp chỉ huy. Thuyền trưởng tàu CMS số 84 tuyên bố trong video: ‟miễn là có lệnh của cấp chỉ huy, hoặc là chạm, đụng, hoặc đâm vào (thuyền địch), chúng tôi sẽ kiên quyết thi hành nhiệm vụ của chúng tôi.”

Chiến thuật sử dụng trong vụ việc này gợi nhớ đên các cuộc đụng độ diễn ra trên biển giữa Mỹ và Liên Xô trong những năm đầu của Chiến tranh Lạnh. Những cuộc va chạm gần đây giữa hải quân Mỹ và Trung Quốc ở những nơi khác trong vùng biển Nam Trung Quốc, chẳng hạn như vụ liên quan đến việc tàu sân bay USS Cowpens vào tháng Mười Hai, cho thấy nó hoàn toàn trái ngược với sự tương đồng nói trên. Trong khi một số trong giới bình luận nhấn mạnh đến vai trò của những hoạt động của tàu sân bay Cowpens gây ra vụ việc, sự kiện năm 2007 ở quần đảo Hoàng Sa đặt ra câu hỏi liệu Hải quân của Giải phóng Quân – (PLAN) có chia sẻ chiến thuật tương tự như các tàu dân sự hay không. Sự kiện Cowpens được cho rằng có liên quan đến việc sử dụng những chiến thuật tương tự, khi một tàu đổ bộ Trung Quốc kề sát vào một tàu khu trục Mỹ sau khi nó đã được yêu cầu nhưng không chịu rời khỏi khu vực, sau cùng dẫn đến một vụ xém đụng độ giữa hai con tàu. Sự trùng lắp giữa chính sách của PLAN và SOA là một sự việc rất có thể có, khi hai tổ chức tiếp tục tăng cường quan hệ đã gần như là một phần của kế hoạch được đề ra tại một cuộc họp thường niên gần đây giữa các quan chức cao cấp của họ.

Phim tài liệu của đài CCTV4 đáng chú ý không chỉ vì mức độ trình bày chi tiết về vụ đụng độ đã xảy ra trong năm 2007 là kết quả của chiến thuật thời Chiến tranh lạnh, mà còn vì nó đưa tin này với luận điệu dung túng và ngay cả ủng hộ hành động đó. Ngoài các ý kiến ​​từ các quan chức SOA thảo luận về ‟kết thúc vẻ vang” sau cuộc ddujng độ, người kể chuyện trong bộ phim tài liệu mô tả nó như là một ‟trận chiến lớn”, và kết quả được coi là thành công. Lãnh đạo Trung Quốc xem những sự vụ tương tự đã được giải quyết có lợi cho Trung Quốc, kể cả vụ bế tắc năm 2012 ở bãi cạn Scarborough, và ngay cả có thể đã bắt đầu tái hệ thống hóa chiến lược hàng hải dựa trên ‟Mô hình Scarborough”. Tuy nhiên, phim tài liệu của CCTV cho thấy ‟Mô hình Scarborough” không mới mẻ gì, và khái niệm việc sử dụng tàu dân sự thực thi pháp luật hàng hải để thực hiện chiến dịch ‟bảo vệ chủ quyền” hay ‟bảo vệ quyền lợi” đã hoàn toàn có thể dùng được đã xảy ra trong một thời gian, ít nhất là từ năm 2007.

Những hiểu biết này cũng làm sáng tỏ một điểm quan trọng trong cuộc tranh luận rộng lớn hơn so với những gì đã được gọi là một chính sách đối ngoại quyết đoán hơn hoặc thậm chí hung hăng của Trung Quốc, và mối tương quan của nó với chính sách ‟trục” hay chish sách ‟tái cân bằng” của chính quyền Obama. Dù những dấu hiệu đầu tiên của chính sách ngoại giao quyết đoán này thường được coi là bắt nguồn từ giai đoạn 2009-2010, nhưng Trung Quốc đã áp dụng từ năm 2007 để thực hiện một loạt các hành động khiêu khích nhằm khẳng định quyền lực lớn hơn và thẩm quyền của TQ về vùng đã tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông.

Cuộc đối đầu nói trên cho thấy sự quyết đoán của Trung Quốc không chỉ vì chính sách ‟tái cân bằng” mà thực ra vì chính quyền Obama.

Scott Bentley là một ứng viên PhD tại Học viện Quốc phòng Úc (UNSW@ADFA ), nghiên cứu về chiến lược an ninh hàng hải ở Đông Nam Á.

© 2014 DCVOnline


Nguồn: Vietnam and China: A Dangerous Incident. By Scott Bentley. The Diplomat. February 12, 2014.

– http://v.ifeng.com/mil/mainland/2014001/015b1570-d5ff-4f06-a520-f22ebe39b6c4.shtml