‟Giấc mộng Trung Hoa”

Hu Zi

gmtqGiấc mộng Trung Hoa (中国梦) là 1 học thuyết mới trong một chuỗi tư tưởng chỉ đạo Xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, được sử dụng trên báo chí, Đảng, chính phủ Trung Quốc và các hoạt động khác.

Giấc mộng Trung Hoa. Nguồn: OntheNet
Giấc mộng Trung Hoa. Nguồn: OntheNet

Ngày 29 tháng 11 năm 2012, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi thuận lợi được bầu lên sau đại hội 18, đã cùng với một số Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc tham quan Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc đang mở triển lãm ‟Con đường phục hưng”. Tại đây ông Tập đã đưa ra khái niệm ‟Giấc mơ Trung Hoa” và định nghĩa nó là ‟thực hiện thành công việc khôi phục, chấn hưng huy hoàng cho dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất thời kỳ cận đại” và còn cho rằng giấc mơ này sẽ thành hiện thực.

Ngày 17 tháng 3 năm 2013, Tập Cận Bình trong diễn văn đọc tại kỳ họp bế mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc đã nêu ra học thuyết ‟Giấc mộng Trung Hoa”. Sau đó được bàn tán và sử dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Ông Tập mô tả rằng “Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc”. Ông cũng tuyên bố rằng những người trẻ tuổi nên ‟dám ước mơ, làm việc cần mẫn để thực hiện những ước mơ và đóng góp vào sự phục hồi của quốc gia.”

Tháng 4 năm 2013, Ủy viênBan Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hiệu trưởng trường Đảng Trung ương là Lưu Vân Sơn khi tham gia các hoạt động tuyên truyền giáo dục về ‟Giấc mộng Trung Hoa”” của Ban tuyên huấn Trung ương, Đoàn thanh niên và Bộ giáo dục Trung Quốc đã yêu cầu đưa những khái niệm về ‟Giấc mộng Trung Hoa” của đồng chí Tổng bí thư Tập Cận Bình ‟vào thẳng trong các tài liệu, sách giáo khoa giảng dạy cũng như trong đầu của học sinh, sinh viên”.

Trước đó, vài ngày 7 tháng 4 năm 2013, Thành ủy thành phố Bắc Kinh đã đưa ra ‟Ý kiến về việc thực thi công tác triển khai tuyên truyền ‘Giấc mộng Trung Hoa’ đã yêu cầu các cấp đơn vị tổ chức các buổi học tập, thảo luận cũng như mở các đề tài nghiên cứu tính ‘triết học, khoa học của ‘Giấc mộng Trung Hoa’; ngoài ra trên mạng, các phương tiện truyền thông và giới Ngũ Mao Đảng (dư luận viên) cũng phải tạo bầu không khí sôi nổi, hào hứng đối với học thuyết này, sau đó tạo tiền đề cho các bộ phim, kịch, bài hát về chủ đề này đi vào cuộc sống.

Theo như giới truyền thông Trung Quốc trong thời gian gần đây đã tiết lộ một tin tức, đó là Cục quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình và điện ảnh đã ra một chỉ thị yêu cầu những bộ phim được trình chiếu sắp tới từ tháng 7 tới tháng 10 phải phù hợp với yêu cầu về ‟Giấc mộng Trung Hoa”:
‟Giấc mộng Trung Hoa chính là lịch sử, là tương lai, cũng là của mỗi người, của toàn đất nước. Giấc mơ nói phải nói về hành động bảo vệ tổ quốc, hình mẫu tấm gương anh hùng, phát minh khoa học kĩ thuật, những người tạo nên thời đại, quá trình trưởng thành, lập nghiệp( tình cảm bao la, vĩ đại, sự phấn đấu), tinh thần đoàn kết dân tộc, cũng như các đề tài về các bậc hiền nhân thời cổ đại cũng được xem là phù hợp với yêu cầu về chủ để ‟giấc mộng Trung Hoa”. Trong đó trọng tâm của những bộ phim được trình chiếu là chủ đề về đời sống hiện thực, lấy bối cảnh phát triển đi lên của xã hội Trung Quốc đương đại là chính.”

Theo như ý kiến của một số chuyên gia trong ngành, tuy chưa chính thức có văn bản đề cập hướng dẫn việc thực thi chỉ thị này, tuy nhiên hiện tại một số công ty sản xuất phim, điện ảnh đã bắt đầu đưa nhân tố ‟Giấc mộng Trung Hoa” vào kịch bản với hy vọng các bộ phim của mình phù hợp với yêu cầu trên.

Trong lịch sử Trung Quốc, thường mỗi một vị hoàng đế khi mới lên ngôi đều muốn ban hành một chính sách, bộ máy mới làm dấu mốc cho thời đại cầm quyền của mình. Từ thời Mao Thế Tổ với khẩu hiệu ‟Đấu tranh giai cấp”. tiếp theo là thuyết ‟Mèo đen mèo trắng” của Đặng Tiểu Bình, ‟Thuyết ba đại diện” của Giang Trạch Dân, tiếp đó là thuyết ‟Xã hội hài hòa” của Hồ Cẩm Đào và hiện tại là ‟Giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình. Những học thuyết này đã trở thành một truyền thống nhằm thúc đẩy quá trình nắm bắt quyền lực khi mới lên ngôi của các vị hoàng đế đỏ.

Chế độ độc đảng ở Trung Quốc không những muốn đưa quyền lực của đảng bao phủ lên toàn bộ quốc gia, mà còn muốn tẩy não, thống trị cả tư tưởng của người dân, sử dụng hệ thống giáo dục, tuyên truyền tinh vi từ khi bạn còn đang ở trong bụng mẹ cho tới lúc đi gặp các cụ Mác, cụ Lê. Trong đó một trong những công cụ quan trọng là dùng văn hóa đảng nhằm thay thế cho nền văn hóa truyền thống.

Từ sau khi lên cầm quyền, trong khi giải thích cho người dân thấy như thế nào là ‟Giấc mộng Trung Hoa”, Tập Cận Bình đã cho thấy một giấc mơ thiếu đi những giá trị phổ quát được thế giới công nhận rộng rãi như dân chủ, tự do và pháp trị. Chính quyền Trung Quốc đối với Việc làm thế nào để thực hiện giấc mơ dân chủ thì họ không nói, càng đừng nhắc tới nhân quyền, pháp trị thì giống như nhà trí thức Lưu Hiểu Ba từng nói ‟có pháp luật nhưng không có pháp trị”. Giống như trong lời bài hát ‟thúc thúc áo đỏ” được lan truyền trên mạng vào năm ngoái của Lý Lỗi sau đó đã nhanh chóng bị chính quyền gỡ xuống có đoạn viết rằng ‟Giấc mơ Trung Hoa không phải là giấc mơ bị kiểm soát, giấc mơ Trung Hoa không phải là giấc mơ về cưỡng chế đất đai, giấc mơ Trung Hoa là giấc mơ được lựa chọn, là giấc mơ của tự do.”


Nguồn: Giấc mơ Trung Hoa. Hu Zi. Facebook, 18/5/2014.