Obama: Không cho Suu Kyi tranh cử tổng thống Myanmar là “vô nghĩa”

Matt Spetalnick và Jared Ferrie | DCVOnline lược dịch

Audience members vie for a chance to ask a question of U.S. President Obama at the Young Southeast Asian Leaders Initiative in Yangon(Reuters) – Đứng bên cạnh Aung San Suu Kyi, biểu tượng dân chủ của Myanmar, hôm thứ Sáu Tổng thống Mỹ Barack Obama nói điều luật ngăn cản bà trở thành tổng thống “không có ý nghĩa”.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và chính trị gia đối lập Aung San Suu Kyi tổ chức một cuộc họp báo sau cuộc họp của họ tại nơi cư trú của mình ở Yangon, 14 tháng 11 năm 2014. Nguồn:REUTERS / Kevin Lamarque
Tổng thống Mỹ Barack Obama và chính khách đối lập Aung San Suu Kyi tổ chức họp báo sau cuộc họp tại nhà bà Suu Lyi ở Yangon, 14 tháng 11 năm 2014.
Nguồn: REUTERS / Kevin Lamarque

Đó là tuyên bố rõ ràng nhất Tổng thống Obama nói về tương lai chính trị của bà Suu Kyi, nhưng ông không đề nghị rõ ràng là phải thay đổi để cho phép bà Suu Kyi có thể tranh cử tổng thống.

Washington làm áp lực để Myanmar thay đổi, vì những cải cách chính trị và kinh tế bắt đầu hai năm trước đây dường như đã bị đình trệ và làm lu mờ thành tích đối ngoại hiếm hoi của Tổng thống Obama. Nhưng Hoa Thịnh Đốn cũng báo hiệu sẵn sàng để cho tiến trình chuyển đổi thành hình và không có những yêu cầu cụ thể.

“Tôi không hiểu một điều khoản [trong Hiến Pháp] lại cấm một người nào đó trở thành Tổng thống vì [quốc tịch của] con cái của họ – điều này với tôi không có ý nghĩa nhiều,” Obama nói với các phóng viên bên ngoài nhà ven hồ của bà Suu Kyi tại Yangon mà không nêu tên bà.

Bà Suu Kyi, như ông Obama là người nhận giải Nobel, bị cấm tranh cử tổng thống trong cuộc bầu cử năm tới vì hai con trai của bà là người nước ngoài.

“Từ quan điểm dân chủ, đối xử phân biệt với một người nào đó là không đúng,” bà Suu Kyi nói về điều luật.

Nhiều người tin rằng điièu luật về ứng cử viên tổng thống đã được viết cụ thể nhằm tới bà Suu Kyi. Bà vẫn là chính khách được ưa chuộng và đảng của bà – thắng lớn trong cuộc đầu phiếu năm 1990 mà quân đội đã là ngơ – có hy vọng sẽ đạt kết quả tốt trong cuộc bầu cử vào năm tới.

Suu Kyi phủ nhận rằng bà đã có sự khác biệt với Hoa Kỳ trong tiến trình chuyển đổi ở Myanmar.
Bà nói,

“Tiến trình cải cách của chúng tôi đang qua một đoạn gập ghềnh. Tuy nhiên, chúng tôi có thể vượt qua đoạn đường khó khăn này bằng sự cam kết, sự giúp đỡ và sự hiểu biết của bạn bè của chúng tôi trên toàn thế giới.

Khi Miến Điện trở thành một nước thực sự dân chủ đung với ý của người dân, chúng tôi sẽ có thể nói rằng trong số những người bạn cho phép chúng tôi đi đến đó, thì Mỹ là một trong những nước đầu tiên,”

Bà Suu Kyi dùng tên cũ Burma thay vì Myanmar của Miến Điện.

Đây là lần thứ hai Obama tới Myanmar, để đồng thời tham dự một hội nghị thượng đỉnh khu vực và tổ chức một cuộc gặp song phương với Tổng thống Thein Sein. Sau cuộc họp hôm thứ Năm, Tổng thống Obama cho biết ông lạc quan về thay đổi chính trị ở Myanmar, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm.

Myanmar bắt đầu thoát khỏi tình trạng  môt xã hội bị lãng quên từ năm 2011 khi  giới lãnh đạo quân sự bắt đầu đổi mới sau gần nửa thế kỷ cầm quyền và thiết lập một chính phủ bán dân sự.

Nhưng sức mạnh đáng kể vẫn nằm trong tay của quân đội, và đây là việc cần phải được giải quyết để Myanmar chuyển đổi sang một nền dân chủ đúng nghĩa, Obama nói với một nhóm dân biểu Myanmar tại một cuộc họp trước đó vào hôm thứ Năm.

(Raju Gopalakrishnan hiệu đính)

© 2014 DCVOnline


Nguồn: Obama says barring Suu Kyi from Myanmar presidency ‘doesn’t make much sense’. By Matt Spetalnick And Jared Ferrie, Reuters, Yangon, Fri Nov 14, 2014.