Lời thề Lũng nhai

Hoàng Xuân Hãn

LTLN-01c_636Kề phía Nam thị xã Thanh hoá, có làng Kiều đại, là quê ngoại của Lê Duy Bang, thuộc dòng thứ sáu anh ruột Lê Lợi. Năm 1556, dòng Lê Lợi dứt, chúa Trịnh Kiểm tìm Duy Bang ở đó, bèn lập làm vua để chống Mạc: tức là Anh tông. Vì vậy, Kiều đại trở thành quý hương của nhà Lê trong khoảng Trung hưng, rồi triều Gia long dời đền thờ các vua Lê vào đó, để con cháu họ Lê trông coi.

Năm 1943, tôi được cụ thủ từ đền ấy cho xem một bản sao đề là Lam sơn thực lục chép gia phả họ Lê và chuyện Lê Lợi chống quân Minh. Tôi đã có dịp trình bày bốn văn kiện trong tập ấy, dưới đầu đề Những lời thề của Lê Lợi, trong hai số đầu tập san Sử Địa xuất bản tại Sài gòn năm 1966. Trong số bốn bài văn thề, có hai bài nôm rất quý cho ngữ học. Một trong những bài bằng Hán văn có liên quan đến NGUYỄN TRÃI. Ấy là một thực chứng cụ thể cho cuộc khởi nghĩa Lam sơn khi mới nhóm, và sự Nguyễn Trãi có mặt tại Lam sơn từ buổi đầu. Tôi sẽ gọi tắt bài ấy là văn thề Lũng nhai, lấy tên khu nhóm họp của nghĩa đảng đương thời, gần địa phận Lam sơn.

Muốn suy kết của ta có giá trị, ta phải chứng minh rằng sự hội thề ở Lũng nhai có thật và văn bản lời thề còn thấy là xác thực. Tôi đã cố làm việc ấy trong bài trình. Nhưng bấy giờ tôi chỉ mới thấy một bản sao mới (năm 1931) mà thôi. Cụ thủ từ đã cho tôi biết rằng bản chính được giữ trong một họ công thần tại huyện Nông cống (Thanh hóa). May sao ! từ ngày ấy, các nhà sử học đã lần lượt phát hiện, nhất là tại vùng Thanh hóa, nhiều bản khác (1). Tuy tôi chưa được thấy các bản nguyên sao, nhưng hai bản phiên âm trong sách LSTL/TH và một bản dịch trong KNLS và nhất là công khảo chứng trong sách đầu khiến tôi phải xét lại hai vấn đề thực hữu và xác thực của văn thề Lũng nhai.

Vấn đề thực hữu

Về vấn đề thực hữu, ta trả lời lập tức rằng hội thề có thật. Những lẽ như sau:

1. Sau bài thệ văn, Lam sơn thực lục kí có chép (dịch):

“Năm Thuận thiên thứ 2, Kỷ dậu (1429), ngày 17 tháng 2, các bầy tôi cùng Nguyễn Trãi tâu xin viết thệ văn vào sách (có lẽ bằng đồng) để cất trong hòm. Rồi đến ngày 16 tháng 2 năm Hồng đức thứ 12 (1481), vua Thánh tông lại ban cho các công thần mỗi nhà giữ một đạo.”

Đến ngày nay, ta còn thấy ít ra cũng 5 bản trong các họ công thần.

2. Đời Hậu Lê (ba phần tư thế kỷ thứ 18), Lê Quý Đôn đã viết chuyện một số khai quốc công thần triều Lê trong tập Đại Việt Thông sử (2). Trong chuyện 5 vị: Lê (Lưu) Nhân Chú, Trịnh Khả, Lê Lý, Lê Văn An và Lê Thận, đều có đoạn văn gần như nhau:

“Năm Bính thìn (1416), Vua cùng 18 người tướng văn, tướng vũ liên danh thề ước cùng vui và cùng lo với nhau. Ông cũng được dự.”

Năm vị ấy đều có tên trong bảng tên của văn thề.

3. Năm 1428, các sử đều nói đến sự thưởng cho nhóm Lũng nhai công thần. Tuy nhóm ấy là kẻ theo nghĩa quân từ khi đầu, chứ không phải có dự thề, nhưng trong sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (quyển 13) cũng chú rằng Lũng nhai là chỗ hội thề.

Văn Thề Lũng Nhai

Nội dung văn thề Lũng nhai là: Lê Lợi họp những đồng chí từ phương xa tới Lam sơn theo mình, để thề trước Trời, Đất, Thần linh cùng nhau vui khổ, trước sau một lòng chống lại tụi bè đảng theo giặc tới phá sào huyệt mình. Chỉ có 19 người đứng thề ; ý chừng đó là những người không thân thuộc với Lê Lợi và có ý chí và trình độ tư tưởng cao, hiện diện lúc ban đầu. Trong những văn bản còn lại, bảng tên ấy có khác bằng đổi hai tên và đảo hai chỗ. Bản họ Lê Sát có những tên Trịnh Vô, Phạm Lôi mà bản Đỗ Bí thay bằng Đinh Liệt, Lê Bồi. Tuy bốn vị này đều là Khai quốc công thần, nhưng trong bảng Công thần khởi nghĩa mà chính Lê Lợi kể ra ở cuối bản Lam sơn Thực lục (3) có tên hai vị trên: Phạm Lôi và Trịnh Vô (thứ 21 và 16 trong số 35 tên). Trái lại bảng ấy không mang tên Đinh Liệt và Lê Bồi. Vì lẽ ấy, tôi nhận rằng bản Lê Sát, tuy có lầm hay sót một số chữ thông thường, là chính xác hơn bản Đỗ Bí hoặc bản Kiều đại chắc sao theo bản Đỗ Bí. Còn những tên bị đổi thứ bậc, thì là: Lê Văn Linh, Lê Văn Anh và Lưu Nhân Chú đứng thứ 4, 5 và 14 trong bản Lê Sát, bị đổi ra thứ 5, 4 và 15 trong bản Đỗ Bí.

Sau đây, tôi sẽ hợp thái hai bản ấy. Sẽ cước chú những dị điểm, nhưng nếu có chữ sai sót thô sơ ở bản Lê Sát mà xưa đã có nét bút chữa rồi, thì tôi sẽ bỏ qua không chú thích, vì sách LSTL/TH đã làm rồi:

LTLN-01c_636
LTLN-01c_636

Sau đây là lời tôi dịch:

“Bui ! (cổ ngữ đứng đầu các văn khấn)

Năm đầu niên hiệu Thiên khánh là năm Bính thân (1416), quá ngày sóc (mồng một) là ngày Kỉ mão đến ngày 12 là ngày Canh dần. Tại nước A NAM, lộ Khả lam, tôi là phụ đạo Lê Lợi đứng đầu, với Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn Linh, Lê Văn An, Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Nanh, Lê Kiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Lưu Nhân Chú, Trịnh Vô, Phạm Lôi, Lê Lí, Đinh Lan, Trương Chiến,

Chúng tôi kính cẩn đem lễ vật, sanh huyết mà thành khẩn dâng lời tâu, cáo cùng Vua Trời, Hậu Đất và các thần linh bậc thượng, trung, hạ, coi các cảnh đẹp sông núi tại các xứ ta. Chúng tôi cúi xin rộng rủ lòng thương, soi xét để chứng cho việc nầy. Rằng có bạn từ xa tới kết tình vui vẻ và rất tin nhau, cho nên phải làm lễ tâu cáo.

Nay ở nước tôi, tôi phụ đạo Lê Lợi đứng đầu với 18 người từ Lê Lai đến Trương Chiến, tuy sinh khác họ, quê quán xa cách nhưng kết nghĩa cùng nhau, xem nhau như cành liền chung một tổ. Tuy phần vinh hiển có khác nhau, nhưng nguyện đem tình đối xử với nhau như người không khác họ.

Nếu có bè đảng, vì muốn xâm tiếm, tỏ vẻ xem chừng sắp vượt cửa vào để làm hại, thì: (4)

Ví bằng chúng tôi đây, Lê Lợi với 18 người từ Lê Lai đến Trương Chiến, có đều hiệp lực đồng tâm chống giữ địa phương để làng xóm được yên ; nếu chúng tôi sống chết cùng nhau không quên lời thề ước, thì chúng tôi cúi xin Trời, Đất và các vị Thần linh chứng giám cho, ban xuống trăm điều lành, cho từ thân đến nhà, dòng dõi, con cháu đều được yên lành để đời đời hưởng lộc Trời.

Ví bằng Lê Lợi với 18 người từ Lê Lai đến Trương Chiến lại ra ý đổi đường, tìm sướng hiện thời, mập mờ sao lãng, không chịu đồng tâm, bỏ quên lời thề ước, thì chúng tôi cúi xin Trời, Đất và các vị Thần linh phát xuống trăm tai, cho từ thân đến nhà, dòng dõi, con cháu đều chịu giết sạch, đúng với luật Trời.

Kính cẩn tâu trình.”

Xét về văn thái thì bài thề nầy thiếu vẻ văn chương, rõ ràng không phải một kẻ từ hàn thảo soạn. Tuy chữ dùng có phần lệch lạc, nhưng ý nghĩa cũng đoán được chừng chừng và khá đầy đủ. Nhưng nếu ta xét kỹ nội dung thì thấy có nhiều điểm đáng nghi ngờ, khiến ta phải đặt vấn đề: văn bản lời thề Lũng nhai còn thấy, đã bị ai bịa đặt hay sửa chữa một cách non nớt chăng? Tôi đã giải thích và bào chữa những mối nghi hoặc ấy trong tập sanh Sử Địa dẫn trên, và đã nhận rằng văn thề ấy là chính xác, tuy rằng văn tự có điểm hoài nghi. Tôi sẽ chỉnh luận như sau.

Những điểm nghi ngờ và giải thích

Những điểm đáng nghi là: địa danh, nhân danh, thời điểm và lịch pháp.

1. Địa danh

a) Tại sao không gọi tên nước là Đại Việt, hay An nam, mà lại gọi bằng A nam hay Hà nam?

Nếu có kẻ bịa hay chữa văn thề, thì ắt không gọi như thế mà dùng tiếng hô Đại Việt như trong bài Bình Ngô Đại cáo. Như văn thề chứng tỏ, ban đầu Lê Lợi chỉ có tham vọng lập và giữ một khu vực nhỏ ; cho nên không thể gọi là Đại Việt, là đất của Trần. Cũng không muốn gọi là An nam, vì đó là tên Trung quốc xưng nước ta trước khi thôn tính. Nếu thực gọi là Hà nam thì có lẽ muốn trỏ phía Nam triền sông cái (Hồng hà). Phần chắc chắn hơn là tự gọi A nam quốc, vì là người sau có thể lầm hay đoán cải ra Hà nam, chứ ít lẽ làm ngược lại. Vả chăng hình như thời xưa, tên A nam đã trỏ nước ta. Một chứng là vào cuối thế kỷ 17 hòa thượng Chân nguyên còn dùng trong tác phẩm nôm Thiền tông bản hạnh, khi chép chuyện Thiên phong, thiền sư nước Tống, sang chơi nước ta đời Trần rồi

“Xưng rằng: Lâm tế tông xưa
“Pháp phái diễn thừa, vân thủy (đi chơi) A nam
(vế 330 331. Xem Tập san KHXH số 6 trang 29)

A nghĩa là cái gò lớn. Ý muốn trỏ đất ở phía nam một núi nào chăng? Hay chỉ là tiếng đọc trại của dân gian tên An nam chăng?

b) Tại sao lại gọi đất Khả lam bằng lộ , chứ không gọi bằng sách như trong chính sử. Sự ấy rất dễ hiểu. Lộ là một thành phần của nước; sách là một thành phần của huyện miền núi mà thôi. Đã dựng một nước, Lê Lợi tuy chưa xưng vương, nhưng tự coi là giữ chức trấn thủ một lộ. Vả chăng, trong bảng Ngự danh Công thần khởi nghĩa, Lê Lợi đã dùng “Khả lam lộ” để trỏ quê quán một số công thần. Vậy điểm nghi nầy được giải hoàn toàn.

2. Nhân danh

Tại sao, trong hai bản LS và ĐB, danh sách khác nhau và thứ tự cũng hơi khác nhau?

a) Như trên đã nói, 18 tên trong bản LS đều có trong bảng Ngự danh. Còn trong bản ĐB, và bản họ Đinh ở Nông cống(5) thì bớt hai tên Trịnh Vô và Phạm Lôi và thế bằng hai tên Đinh Liệt và Lê Bồi. Mà hai tên không dự bảng Ngự danh kia. Vả chăng hai vị trên hình như mất sớm, cho nên không thấy tên ghi trong sử ngoài bảng Ngự danh riêng của Lê Lợi. Bảng ấy ghi:

(16) TRỊNH VÔ phong Hoằng nghĩa hầu. Quê Khả lam lộ. Vì dã ứng việc nước.

(21) PHẠM LÔI phong Lễ đình hầu. Quê Khả lam lộ. Vì ứng việc nước. (Xem LSTL/TH tr. 200)

Trái lại hai vị sau, công nghiệp về sau hiển hách. Trong bảng Đàm Văn Lễ kê tên các Khai quốc công thần (1500), có tên Lê Bồi đứng thứ 40 trong số 96 “người không có tên trong Lam sơn Thực lục”, ghi với sự nghiệp như sau (LSTL/TH tr. 211):

(40) LÊ BỒI (tóm tắt:) Năm 1428 làm đổng tổng quản Lộ Tam đới, kiêm coi các quân Thần dực, Thần hùng, Thần uy. Được ban quốc tính, phong hàm thiếu úy. Mất năm 1438.

Đến như Đinh Liệt, thì sự nghiệp to tát hơn nhiều, vừa là Khai quốc công thần (đứng thứ 12 trong sổ Đàm Văn Lễ phần có tên trong Lam sơn Thực lục (LSTL/TH tr. 206), vừa là Trung hưng công thần, vì đã dự cuộc đảo ngôi của Nghi Dân và lập Lê Thánh tông. Ông lại lập công dẹp họ Cầm, đánh Chiêm thành bắt Trà Toàn. Cầm quyền bính trong 10 năm, tước Lân quận công, rồi được an toàn mất năm 1471 (xem ĐVTS tr. 169 172). Dòng họ rất nhiều, nhất là ở huyện Nông cống. Bản văn thề dịch trong KNLS thấy ở họ Đinh Nông cống chắc đã xuất phát từ đời Đinh Liệt.

Làm sao bản ấy có tên Đinh Liệt và Lê Bồi? Tôi phỏng đoán như sau. Sau khi hòa bình rồi, Đinh Liệt, Lê Bồi có quyền thế. Đến năm 1481, nhân lúc Lê Thánh tông cho con cháu công thần khai quốc được sao và giữ các bản thề để trong cung, thì con cháu đã tự (có lẽ đồng lõa) bỏ hai tên mà không ai còn dể ý đến nữa mà thế tên cha ông mình vào. Hoặc là họ được phép nhà Vua cho làm vậy?

b) Bản ĐB đảo thứ tự Lê Văn Linh và Lê Văn An, và hạ Lưu Nhân Chú xuống một bậc, ý chừng để đặt tên Đinh Liệt lên trên. Nên để ý đến sự bản ĐB chép họ của Nhân Chú bằng họ quốc tính và tên lại đổi ra chữ Thụ  giống tên thật cũng có âm Thụ. Tôi nghĩ rằng chỉ bởi kẻ sao lầm mà đã có sự thay thứ bậc ấy.

Theo biện luận trên, sự bất đồng về nhân danh giữa hai văn bản không những không làm ngờ chính xác về phương diện nầy.

3. Thời điểm

Văn thề mang niên hiệu Thiên khánh năm đầu là năm Bính thân. Theo phép kỷ niên thì Bính thân là năm 1416. Bấy giờ các vua Trần, Giản định và Quý Khoách đều đã bị bắt. Vậy thì niên hiệu Thiên khánh là của vua nào? Tất cả các sử sách đều chép rằng Lê Lợi tìm được một cháu vua Trần, đặt tên Trần Cảo, rồi lập làm vua, lấy niên hiệu Thiên khánh. Vậy cứ vào văn thề thì năm lập Trần Cảo phải là năm 1416, khác hẳn với lời Lê Quý Đôn chép: tháng 11 năm Ất tị (1425) lậpTrần Cảo làm vua, đặt niên hiệu là Thiên khánh (ĐVTS tr. 48). Nếu chứng minh được lời Lê Quý Đôn có lý, thì ta có thể ngờ bản văn thề.

Những sách căn bản về thời kỳ nầy như Đại Việt Sử ký Toàn thư (viết tắt: ĐVSKTT), LAM SƠN THỰC LỤC bản LSTL/TH hay là bản khác năm 1676 (viết tắt: LSTL/BK) đều không chép đích xác chuyện lập Trần Cảo vào năm nào, mà chỉ dùng chữ nghĩa “đang thời hoặc bấy giờ” và biên vào năm nào đó khi muốn nói chuyện khác có liên quan đến chuyện Trần Cảo: ĐVSKTT đặt vào năm 1426 ( quyển 10/24b); LSTL/TH đặt vào cuối sách, năm 1428 (tr.197); LSTL/BK lại đặt một cách vô tình vào năm 1423 (quyển 1/12a).

May còn các di văn của Nguyễn Trãi thay lời Lê Lợi hoặc Trần Cảo, hoặc cả hai người gửi sang vua Minh để kể lai lịch Trần Cảo (6). Trong năm bản biểu tấu viết trong thời kỳ ngoại giao và tâm chiến, Nguyễn Trãi đều khai rằng: Trần Cảo là cháu vua Nghệ tông, trốn tránh họ Hồ ở nước Lão qua. Năm Ất tị (1425) Lê Lợi và quốc dân tìm thấy, năm sau đem về rồi ép cầm quyền. Chắc hẳn rằng Lê Quý Đôn đã tựa vào các văn kiện nầy để đặt niên hiệu Thiên khánh bắt đầu vào năm 1425.

Ta lại có thể nghĩ rằng những lời trình với vua Minh chỉ là lời ngoại giao, chứ chưa chắc đã bày sự thật. Nhưng Nguyễn Trãi còn để lại một chứng khẳng dịnh hoàn toàn sự ấy: bản văn tấu cáo với linh vị các vua Trần xưa chuyện tìm được Trần Cảo đã lập lên nối ngôi họ Trần và xin linh hồn các vua xưa giúp rập. Trong lời cáo có đề năm Thiên khánh thứ 2 là năm Bính ngọ (1426) và cũng kể chuyện tìm được Trần Cảo năm trước (1425).

Vì bài Tấu cáo văn (Quân trung từ mệnh tr.14b) nầy rất là quan trọng đối với bản Thề Lũng nhai, tôi sẽ dịch ra sau:

LTLN-04c_641
LTLN-04c_641

Tôi dịch như sau:

Văn tấu cáo

“Bui !

Năm thứ 2 niên hiệu Thiên khánh là năm Bính ngọ (1426), tháng chạp, quá ngày Canh thân là ngày sóc (mồng một) đến ngày 29 là ngày Mậu tí, tôi là Lê Lợi, giữ chức Nhập nội kiểm hiệu Thái sư, coi các việc trọng về Nước, về quân, thay Trời giáo hóa, đeo đãy Cá vàng, mang phù Hai hổ vàng, tước Tráng vũ Vệ quốc công (7),

Thật sợ, thật hãi, cúi đầu, rập đầu, kính cẩn tâu
Hoàng đế Thái tông, Thái hậu Hiến từ Thuận thiên,
Hoàng đế Thánh tông, Thái hậu Nguyên thánh,
Hoàng đế Nhân tông, Thái hậu Khâm từ,
Hoàng đế Anh tông, Thái hậu Chiêu từ,
Hoàng đế Minh tông, Thái hậu Hiến từ,
Hoàng đế Nghệ tông, Thái hậu Thuận từ,
Hoàng đế Túc tông, Thái hậu Gia từ,
Bệ hạ Trùng quang (8).

Cha ông tôi đã chịu ơn Vua rất hậu, nhiều đời làm kẻ can thần. Theo nghĩa, tôi đáng phải tỏ lòng trung và hết sức báo bổ. Từ khi giặc Minh cướp đất nước ta, làm hại sinh linh, phạm đến lăng miếu các Tiên đế, giết hết con cháu họ Trần. Tôi đã nằm gai nếm mật hơn 20 năm. Chí cốt phục thù để rửa thẹn trước.

Năm Ất tị (1425), tại đất Lão qua, tôi đã tìm được cháu ba đời vua Nghệ tông, là Trần “mộ”. Năm nay đã lập nên ngôi để thờ tông xã (9).

Nghĩa binh một khi đã dậy, bốn phương tuôn lại như mây. Đánh một trận tại Trà long (tháng 2 năm Giáp thìn 1424) mà thu phục đất Nghệ an, Thanh hóa. Lại đánh một trận ở Ninh kiều (tháng 10 năm Bính ngọ 1426) mà thu phục cõi xưa của Đại Việt. Quân giặc tại các xứ đều ra thành xin hàng. Chỉ còn thành Đông quan là chưa kịp diệt.

Ấy thật là bởi có Trời giúp họ Vua Trần, cho nên mới thành công chóng như thế. Và chúng tôi là kẻ mang giáp cầm đòng cũng may được dự chút công.

Cúi mong các Vua xưa cùng rủ lòng giúp đánh diệt quân Minh dữ tợn, dể được hưởng phúc muôn đời.”

Văn tấu cáo nầy có tính cách tôn giáo trịnh trọng. Không lẽ Lê Lợi đã bịa đặt những điều để đối với các vong linh các vua xưa, trong khi mình đang cầu vong linh giúp. Sự giả dối vì chính trị không lẽ để phạm vào tôn giáo. Ta có thể tin chắc rằng năm Thiên khánh thứ nhất là năm Ất tị 1425, nếu Thiên khánh là niên hiệu của Trần Cảo. Thế thì văn bản lời thề Lũng nhai chép “niên hiệu Thiên khánh nguyên niên Bính thân (1416)” là sai chăng? Tôi nghĩ rằng chưa chắc sai, vì niên hiệu Thiên khánh trong văn thề không phải niên hiệu của Trần Cảo.

Ta thử theo dõi chuyện Trần Cảo qua các nguồn sách đáng tin. ĐVSKTT cho biết rằng Cảo là tên Hồ Ông, con một kẻ ăn mày trốn ở với Cầm Quý; rồi giả xưng dòng họ Trần tên Địch (qu. 10 tr. 24b). LSTL/TH chép gần như vậy, nhưng đổi Cầm Quý ra Cầm Hội, hai chữ Hội và Quý có thể lầm lẫn (tr. 197). LSTL/BK lầm chép rằng tên người ấy là Cầm Quý (qu. 1, tr. 12a); nhưng ở cuối sách lại chép như LSTL/TH nhưng đổi tên Cầm Hội ra Cầm Quý (qu. 36a). về Cầm Quý, ĐVSKTT cho biết rằng y là tri phủ châu Ngọc ma tại phía tây lộ Nghệ an; đầu năm Ất tị (1425), được tin Lê Lợi sắp đánh thành Nghệ an, Cầm Quý đưa hơn 8000 quân và hơn 100 thớt voi đến yết và xin giúp (qu. 10/16a). Lê Quý Đôn biên thêm: “Cầm Quý được phong chức thái úy (ĐVTS tr. 46). Tháng 11, lập Trần Cảo làm vua, đặt niên hiệu Thiên khánh. Trần Cảo chính tên là Hồ Ông, lánh nạn đến châu Ngọc ma; thổ quan là Cầm Quý đã giả mạo nói ông là dòng dõi vua Trần. Cho nên Lê Lợi đón rồi lập, giao cho Bùi Quốc Hưng coi giúp.” (ĐVTS tr. 48).

Theo các chi tiết trên, ta thấy rằng chính Cầm Quý giới thiệu Hồ Ông cho Lê Lợi trong năm 1425, đúng như lời Nguyễn Trãi đã viết trong những công điệp và văn cáo dẫn trên (10)

Kết luận là khi hội thề ở Lũng nhai, chưa có Trần Cảo mà chắc rằng cũng chưa tìm được con cháu nào dòng vua Trần. Ý tìm dùng con cháu vua Trần làm minh chủ chắc là có trong Bình Ngô sách của Nguyễn Trãi dâng cho Lê Lợi. Tuy bấy giờ chưa tìm được ai, nhưng cũng giả làm như đã có rồi. Cho nên đặt niên hiệu vua Trần tượng trưng là Thiên khánh. Rồi sau, sự kháng địch vất vả gian nan, chưa chắc đã có cơ hội nối dùng niên hiệu ấy. Đến khi Cầm Quý giới thiệu Hồ Ông, nguyên tên là Trần Định cháu ba đời Nghệ tông, thì mới định dùng lá bài lập ngôi Trần để thi hành tâm chiến. Lê Lợi bèn dùng lại niên hiệu Thiên khánh kỷ nguyên vào năm 1425. Còn tên Trần Cảo là tên mới, của các vua ta xưa tự đặt để giao thiệp với Trung quốc. Nói tóm tắt: vấn đề niên hiệu trong văn thề Lũng nhai không đáng làm ngờ văn bản lời thề.

4. Lịch pháp

Trong văn thề nầy, cũng như trong các văn cúng tế quan hệ thủa xưa, người ta tỏ rõ kỷ pháp về ngày tháng, nghĩa là chỉ các số can chi của ngày mồng một và ngày cúng: ở đây chép ngày mồng một tháng 2 năm Bính thân là Kỉ mão, và ngày 12 tháng ấy là Canh dần. Ngày xưa dùng phép ghép 10 bậc Can, song song với 12 bậc Chi; bắt đầu ghép Can số 1 (Giáp) với Chi số 1 (Tí), rồi lần lượt đến ghép Can và Chi bậc 10 (Quí dậu), rồi ghép Can thứ 1 trở lại với Chi thứ 11, vân vân, cho đến cuối cùng ghép Can thứ 10 với Chi thứ 12 (Quí hợi). Làm như vậy được 60 cặp Can chi mà ta sẽ gọi là số can chi. Trong lịch xưa dùng số ấy để gọi các thời điểm: năm, tháng, ngày. Phép gọi như vậy có tên là kỷ pháp. Riêng phép gọi ngày là kỷ nhật.

Theo lý thuyết, thì mỗi nước có thể chọn một ngày nào can trọng trong quốc sử hoặc về hiện tượng thiên văn, để làm gốc cho phép kỷ nhật, nghĩa là để gọi là ngày Giáp tí. Nhưng khi đã chọn gốc rồi thì tên hay số can chi của tất cả các ngày sau sẽ bị cố định. Ở nước ta, một vài dấu tích trong quốc sử cho ta đoán rằng ta đã theo lịch pháp của Trung quốc, nhưng mỗi khi một triều đại mới ở Trung quốc đổi pháp tính lịch cho hợp thiên văn, thì ta không theo liền. Tuy vậy, về kỷ niên, kỷ nhật thì y như nhau. Chính trong bài Tấu cáo văn trên đây, phép kỷ nhật đúng với phép lịch Đại thống của triều Minh.

Nếu ta so kỷ nhật trong văn thề Lũng nhai (ngày sóc Kỷ mão ngày 12 Canh dần) với kỷ nhật trong lịch Đại thống (ngày sóc Giáp tí, ngày 12 Ất hợi) thì thấy lệnh đi 15 bậc (11). Sự lệch lạc ấy có thể làm ta ngờ rằng đã có kẻ bịa bài thề kia một cách vụng về, vì không biết lịch pháp.

Ta có thể tìm nhiều cách hiểu vì sao có sự so le ấy:

a) Kẻ sao lại bản cũ đã sai lầm chăng? Trừ sự lầm chữ Kỷ ra chữ Ất (11) thì không thể có sự lầm vì tự dạng mà vẫn giữ được khoảng cách 11 bậc giữa kỷ nhật ngày sóc và ngày 12.

b) Hoặc rằng Lê Lợi đã theo lịch của nhà Trần hay nhà Hồ mà hoặc Trần hoặc Hồ đã tự đổi gốc kỷ nhật để tỏ sự độc lập của mình? Theo ĐVSKTT, năm 1330, lịch ta có tháng 3 nhuận, khác với lịch Thụ thời nhà Nguyên có nhuận tháng 8. Vậy bấy giờ có lẽ Trần còn theo lịch nhà Tống. Năm1324, sứ Nguyên báo tin vua Thái định lên ngôi và ban lịch Thụ thời của nhà Nguyên. Bảy năm sau, sứ lại sang báo tin vua Văn tông lên ngôi và ban lịch Thụ thời nữa (Nguyên sử). Chắc rằng ta nhận theo:

Bia Thành nam ở Nghệ an cho ta biết rằng lịch Trần có tháng chạp nhuận như lịch Nguyên năm 1335. Bốn năm sau, 1339, viên thái sử Đặng Lạc nhà Trần xin đổi lịch Thụ thời đang dùng ra lịch Hiệp kỷ (ĐVSKTT/qu.7/9a). Nhưng ngày xưa nói đổi lịch có khi chỉ đổi tên gọi mà thôi. Nay ta không có chứng gì để đoán có sự thay đổi sâu hơn.

Năm 1368, nhà Minh thay nhà Nguyên, bèn đổi lịch Thụ thời ra lịch Đại thống; tuy có dự định đổi lịch pháp một ít, nhưng cuối cùng chỉ có đổi tên gọi mà thôi. Năm sau, sai sứ sang nước ta phong tước Vương và ban lịch Đại thống (Minh sử Annam truyện). Có lẽ vua Trần nhận theo: lịch ta năm 1371 có tháng 3 nhuận như lịch Đại thống.

Năm 1400, Hồ thay Trần. Năm sau, Hồ đổi lịch Hiệp kỷ của Trần ra lịch Thuận thiên (ĐVSKTT qu.8/29a) ý muốn tỏ rằng mình thay Trần là thuận mệnh Trời. Ta cũng không biết có sự thay đổi gì về lịch pháp. Nhưng nếu trong hai lần kể trên nước ta đổi lịch, vua Trần hay Hồ đổi kỷ nguyên ngày để tỏ ý độc lập, thì lịch ta có lẽ so le với lịch Đại thống trong khoảng sau.

Trong lý thuyết, chính Lê Lợi khi mới khởi nghĩa, cũng có thể làm việc ấy. Nếu định rằng ngày rằm tháng giêng năm Bính thân ấy là ngày Giáp tí, thì kỷ nhật trong văn thề không sai.

c) Trên đây đều là những giả thuyết có thể xẩy ra để giảng sự chênh lệch giữa kỷ nhật trong văn thề và lịch Đại thống. Tôi nghĩ rằng sự thật là đơn giản hơn nhiều. Số là, năm 1416 Hồ đã mất mười năm rồi. Lịch dùng trong nước ta hẳn là lịch Đại thống. Nhưng nó chẳng được phổ biến đến những vùng hẻo lánh như Lam sơn. Về tháng đủ, tháng thiếu, tháng nhuận thì dễ biên sao, còn kỷ nhật ít dùng, nên không ghi chép. Có lẽ chỉ vì thế, khi cần viết kỷ nhật vào văn thề, nhóm nghĩa đảng Lam sơn đã bịa ra như vậy.

Kết luận

Nói tóm lại, tuy bản văn thề Lũng nhai có nhiều điểm khả nghi có thể làm ta thắc mắc, nhưng với lý luận phân tích không tây vị, tôi đã tìm những lẽ hay những chứng cụ thể và duy vật để giải thích rằng, ngoài một vài văn tự còn khả nghi, văn bản của họ Lê Sát là chính xác.

Phụ Lục: Đồng Trụ Thệ

Sau khi bị giam chặt trong thành Đông quan, Vương Thông lại được tin viện binh bị tan rã ở biên thùy, y bèn chịu nhận thi hành lời hẹn với Lê Lợi: “Đình chiến thì được cấp mọi phương tiện đem tất cả tướng sĩ về nước một cách yên ổn.”

Sách Đại Việt sử ký Toàn thư có chép (quyển 10, trang 43) rằng: “Ngày 22 tháng 11 (năm Đinh vị 1427) Vua và tổng binh Vương Thông cùng tham tướng Mã Anh, các Thái giám Sơn Thọ, Mã Kỳ, vân …vân, hội thề ở phía nam thành Đông quan, hẹn đến ngày 12 tháng chạp sẽ rút quân.”

Đầu bản Lam sơn Sự tích của họ Đỗ Bí (xem LSTL/TH tr. 76) có một bài thệ văn đề là:

LuongQuocLapDongTruTuTheCa
Lưỡng Quốc Lập Đồng Trụ Tự Thệ Ca

Tôi dịch ý như sau:

Bài ca thề khắc trên cột đồng dựng lên bởi hai nước: Giao chỉ là Núi, Đại Minh là Sông (ý: thề sông cạn núi mòn). Từ rày về sau, không gây chiến tranh. Hai bên Thiên triều và Nam Việt, Hai nước hòa cùng nhau. Nếu đánh nước nhỏ, trên Trời sẽ nổi cơn giận mà trừng trị. An nam sẽ dâng cống, sắm đủ hương trà. Vậy dựng cột đồng, để lưu truyền trong mọi nhà (đồng trụ cũng như thiết khoán là vật bền để khắc lời thề cho giữ được lâu dài)

Tất nhiên rằng lời và ý trong văn thề khá thô sơ, nhưng tôi không có bản khác để so sánh. Vậy xin lục ra để dễ nghiên cứu về sau.

(Theo bản in Tập san Khoa học xã hội Paris, Số 7, tháng 10. 1980)


Nguồn: Lời thề Lũng-nhai. Hoàng Xuân Hãn, Chim Việt Cành Nam.

Chú thích

(1) Lam sơn Thực lục bản mới phát hiện, Ty Văn hóa Thanh hóa, năm 1976 (viết tắt LSTL/TH) cho biết có bản họ Lê Sát ở huyện Yên định, phiên âm ở trang 201, và bản của họ Đỗ Bí ở huyện Nông cống (xem trang 76) và phiên âm ở trang 307. Các ông Nguyễn Diên Niên khảo chứng và Lê Văn Uông chủ dịch rất công phu và hoàn hảo tập sách nầy. Khởi nghĩa Lam sơn, Khoa học Xã hội năm 1977, cho biết thêm có bản của họ Đinh tại huyện Nông cống, bản họ Lưu Nhân Chú ở huyện Đại từ (Thái nguyên), bản họ Nguyễn ở làng Thịnh mĩ, huyện Thọ xuân (tr. 134) và bản họ Nguyễn ở làng Mục sơn (tr. 129). Có lẽ hai bản cuối cùng là tài liệu mới (viết tắt KNLS). Trang 133 có bài dịch “văn thề Lũng nhai”, dựa vào bản của Gia phả họ Đinh (Nông cống) và bản Gia phả họ Lê ở Kiều đại (có lẽ bản mà tôi đã đọc).
(2) Đại Việt Thông sử (viết tắt: ĐVTS) là bộ sách mà Lê Quý Đôn viết về sử triều Lê theo phép không biên niên; gồm những phần Đế kỷ, Chư chí và Liệt truyện. Có tựa viết năm 1759. Nay chỉ còn thấy một phần, cho nên nhiều chứng thiếu, thật là đáng tiếc. Tôi sẽ dẫn bản dịch Khoa học Xã hội 1978: Lê Lý (tr. 217), Lê Văn An (tr. 219), Lê Thận (tr. 220), Lê Nhân Chú (tr. 204), Trịnh Khả (tr. 207).
(3) LSTL/TH tr. 199 201. Trong bảng đề Ngự danh tam thập ngũ danh các họ có người thì viết họ Lê vì được ban quốc tính, có người thì còn nguyên họ mình, như Lưu Nhân Chú, Nguyễn Trãi.
(4) Trên trang trước đã ghi những dị điểm trong văn thề giữa hai bản LS và ĐB. Những điểm quan trọng là b, e, f, và m. Điểm b: bản ĐB đổi tên nước A NAM ra Hà Nam, vì hai chữ rất giống nhau. Những điểm e, f: bản ĐB đổi tên người và đổi thứ tự. Còn điểm m thì tôi theo bản Kiều đại, vì tôi đoán rằng bản ĐB cũng viết như vậy. Dẫu sao, chữ và ý câu nầy dáng nghi ngờ. Các ông Nguyễn Diên Niên và Lê Văn Uông đã vin vào các tự dạng mà , để hiểu câu nầy rằng: “Ví như đảng Minh xâm tiếm, bắt họ Trần, bắt họ Hồ” ý rất thông nhưng bấy giờ Hồ và Trần đã hết (1407, 1414). Vả thoại dịch của tôi chỉ ép vì , hai chữ đồng âm. Hai bản LS và ĐB lại trùng nhau. Vì vậy tôi tạm để nguyên thoại.
(5) Theo bản dịch trong KNLS tr. 133 dùng bản họ Đinh tại Nông cống, tức là một chi họ Đinh Liệt (ĐVTS tr. 169 172)
(6) Di văn rút từ Ức trai tập (viết tắt: UTT) khắc năm 1868 đời Tự đức, quyển 3: Văn loại (viết tắt UTT/VL) và quyển 4: Quân trung từ mệnh (viết tắt UTT/QTTM). Có 4 bài sau: 1. Cầu phong biểu văn (/VL 13a): Lê Lợi cầu phong cho Trần Cảo (1426) 2. Cầu phong tấu văn (/QTTM 41a): Trần Cảo cầu phong 3. Trình tình tạ tội biểu văn (/VL 1a): Trần Cảo và Lê Lợi xin lỗi đã chống lại quân Liễu Thăng, báo tin Vương Thông sắp dẫn toàn quân về, và xin phép cống hiến theo lệ cũ (1427) 4. Tạ ân trần tình biểu văn (/VL 3b): Lê Lợi cảm ơn vua Minh đã xá lỗi và báo tin Trần Cảo đã mất, họ Trần hết giống. Xin tạm coi nước đợi mệnh, (1427) 5. Phóng cầu Trần thị tứ tôn tấu văn (/VL 6b): Lê Lợi đáp dụ báo cố tìm con cháu họ Trần sau khi Cảo đã mất. YÙ nói thật không còn ai nữa 1428).
(7) Những chức tước nầy có phần chỉ bịa ra để xưng mình là tể tướng triều Trần mà thôi. Đối với vua Minh thì Lê Lợi tự xưng “đầu mục”. Ban đầu còn xưng là Tri phủ các phủ tại Thanh hóa.
(8) Không hiểu vì sao thiếu những vua Hiến tông, Dụ tông đều là anh Nghệ tông. Gia từ là vợ Duệ tông em Nghệ tông. Vậy Túc tông trong văn cáo tức là Duệ tông. Các vua nối sau đều bị bỏ rơi, trừ vua cuối cùng là Trùng quang thì Lê Lợi coi như còn sống (thực ra đã tự trầm)
(9) Dùng chữ “mộ” vì kiêng tên húy.
(10) Rồi đem Trần Cảo để ở núi Khổng lộ (có lẽ là núi Trỗ Đó ở trong dãy núi Tam điệp (Thanh hóa giáp Ninh bình). Tháng 11 năm sau (1426) dời y đến Vũ ninh (ĐVSKTT/qu. 10/24b). ĐVSKTT có chú thích rằng: “dời y đến Ninh giang, rồi năm sau (1428) lại dời Cổ lộng (Kẻm Trống ở Ninh bình (qu. 10/55b) giao cho Lê Ngang trông coi. Trần Cảo trốn vào Nghệ an. Lê Ngang đuổi theo bắt về, Lê Lợi hỏi: ((Đã được lập lên ngôi và đặt hiệu, sao lại có lòng khác mà bỏ trốn?)) Cảo đáp: ((Quả nhân không công, mà tướng quân trùm thiên hạ. Ai lại trồng cây mà lại để cho người khác ăn. Ta sợ chết mà trốn, chứ không lòng khác. Xin được toàn thân mà chết)) Rồi được cho tự thắt cổ (LSTL/BK, qu. 1/12b)
(11) Bản ĐB chép lầm: đổi Kỷ mão ra Ất mão, thành không ăn khớp với kỷ nhật Canh dần của ngày 12. Sự lầm tự dạng giữa hai chữ Ấtvà Kỉ , giữa Tí và Ngọ thường rất hay gặp.

(Theo bản in Tập san Khoa học xã hội Paris, Số 7, tháng 10. 1980)

1 Comment on “Lời thề Lũng nhai

  1. Tru00edch: “…..Cu1ea3o lu00e0 tu00ean Hu1ed3 u00d4ng, con mu1ed9t ku1ebb u0103n mu00e0y tru1ed1n u1edf vu1edbi Cu1ea7m Quu00fd; ru1ed3i giu1ea3 xu01b0ng du00f2ng hu1ecd Tru1ea7n tu00ean u0110u1ecbch…”nnNgay tu1eeb thu1eddi xa xu01b0a cu1ee7a nu01b0u1edbc VN, u0111u00e3 cu00f3 tu00ean hu1ecd Hu1ed3 ly tinh giu1ea3 mu1ea1o hu1ecd Tru1ea7n u0111u1ec3 u0111u01b0u1ee3c lu00e0m vua, may sao bu1ecb phu00e1t hiu1ec7n ku1ecbp thu1eddi. Sau nu00e0y, lu1ea1i cu00f3 tu00ean Hu1ed3 Tu1eadp Chu01b0u01a1ng ngu01b0u1eddi Tu00e0u giu1ea3 mu1ea1o tu1ef1 nhu1eadn lu00e0m Nguyu1ec5n u00c1i Quu1ea5c u0111u1ec3 lu00e0m vua nu01b0u1edbc VN, lu1ea7n nu00e0y thu00ec hu1eafn thu00e0nh cu00f4ng to nhu1edd vu00e0o u0111u00e1m tru00ed thu1ee9c thu1eddi bu1ea5y giu1edd mu00e0 Lu00ea Nin u0111u00e3 gu1ecdi bu1ecdn hu1ecd lu00e0 “nhu1eefng tu00ean Ngu Xuu1ea9n hu1eefu u00edch”. Cho mu00e3i u0111u1ebfn tu1eadn bu00e2y giu1edd, nhiu1ec1u ngu01b0u1eddi tru00ed thu1ee9c vu1eabn cu00f2n lu1ea7m tu01b0u1edfng hu1eafn lu00e0 ngu01b0u1eddi VN. Tuy nhiu00ean, u0111iu1ec1u u0111u00e1ng nu00f3i hu01a1n hu1ebft u0111u00f3 lu00e0 ngay nhu01b0 nhu00e0 su1eed hu1ecdc Hou00e0ng Xuu00e2n Hu00e3n nu00e0y cu00f4ng nhu1eadn tu00ean “Hu1ed3 chu00ed minh u0111u00e3 cu00f3 cu00f4ng to trong viu1ec7c giu00e0nh lu1ea1i u0111u1ed9c lu1eadp tu1eeb tay ngu01b0u1eddi Phu00e1p (sic)”. Tu00f4i nghu0129 lu00e0 nhu00e0 su1eed hu1ecdc nu00e0y nu00ean hu1ecdc cu00e1ch su1eed du1ee5ng internet vu00e0 su01b0u tu1ea7m thu00eam tu00e0i liu1ec7u tru00ean mu1ea1ng u0111u1ec3 cu00f3 thu1ec3 hiu1ec3u ru00f5 thu00eam vu1ec1 lu1ecbch su1eed VN vu00e0o giai u0111ou1ea1n u0111u00f3. Tu00f4i ngu1edd ru1eb1ng vu1edbi thu00f4ng tin hu1ea1n chu1ebf, chu1ec9 du1ef1a vu00e0o su00e1ch vu1edf hay nhu1eefng nguu1ed3n tin u0111u1ebfn tu1eeb nhu1eefng ku1ebb “thu00e2n cu1ed9ng”, tinh thu1ea7n u00f4ng lu1ea1i quu00e1 xu01b0a cu0169, mang nu1eb7ng tinh thu1ea7n quu1ed1c gia kiu1ec3u phong kiu1ebfn, nu00ean u0111u00e3 u0111u01b0a u00f4ng u0111u1ebfn nhu1eefng nhu1eadn xu00e9t tru00ean. Thanh niu00ean VN sau nu00e0y phu1ea3i mu1ea1nh du1ea1n bu00e1c bu1ecf nhu1eefng u00fd kiu1ebfn sai tru00e1i nu00e0o cho ru1eb1ng tu00ean giu00e1n u0111iu1ec7p gu1ed1c Tu00e0u Hu1ed3 chu00ed minh cu00f3 cu00f4ng tru1ea1ng trong bu1ea5t ku00ec viu1ec7c mang lu1ea1i lu1ee3i u00edch gu00ec cho du00e2n tu1ed9c VN, cho du00f9 nu00f3 u0111u1ebfn tu1eeb mu1ed9t nhu00e0 Tou00e1n hu1ecdc hay su1eed hu1ecdc giu00e0 nua.nnQua lu1eddi nhu1eadn xu00e9t vu1ec1 tu00ean Hu1ed3 chu00ed minh vu00e0 nhu1eefng cu00e1ch suy diu1ec5n cu1ee7a u00f4ng vu1ec1 “Lu1eddi thu1ec1 Lu0169ng Nhai” lu00e0m cho tu00f4i nghi ngu1edd khu1ea3 nu0103ng nghiu00ean cu1ee9u su1eed cu1ee7a u00f4ng Hou00e0ng Xuu00e2n Hu00e3n nu00e0y. Nu1ebfu Hu1ed3 chu00ed minh ngu00e0y xu01b0a du00e1m ngu1ea1o mu1ea1n xu01b0ng “tu00f4i, tu1edb” vu1edbi Tru1ea7n Hu01b0ng u0110u1ea1o, thu00ec viu1ec7c tu00f4i cu0169ng nhu01b0 nhiu1ec1u ngu01b0u1eddi thuu1ed9c lu1edbp hu1eadu sinh phu00ea bu00ecnh u00f4ng HXH nu00e0y chu1ec9 lu00e0 chuyu1ec7n…nhu1ecf nhu01b0 con thu1ecf vu00e0….cu1ea7n thiu1ebft. Xin mu1eddi nghe bu00e0i nhu1ea1c u0110MCS, vu00e0 “Quu00ea huu01a1ng tu00f4i u0111u00e2u?”, cho thu00eam nung nu1ea5u lu00f2ng quyu1ebft tu00e2m tiu00eau diu1ec7t bu1ecdn CSVN bu00e1n nu01b0u1edbc tay sai cho Tu00e0u, u0111u1ec3 quang phu1ee5c nu01b0u1edbc VN.