Một loại quyền lực mềm mới của Trung Quốc trỗi dậy

Dingding Chen | Trà Mi dịch

thinkLần này nó không phải là các Viện Khổng Tử; nó là loại viện nghiên cứu mới của Trung Quốc.

Nguồn:  hxdyl via Shutterstock.com
Nguồn: hxdyl via Shutterstock.com

Nhiều người tin rằng mặc dù sức mạnh cứng của Trung Quốc đã tăng lên rất nhiều trong ba mươi năm vừa qua, quyền lực mềm của Trung Quốc vẫn còn rất hạn chế. Ở mức độ nào đó điều này đúng. Có rất ít những ý tưởng lớn đến từ Trung Quốc; ngay cả cụm từ ‘quyền lực mềm’ cũng là một sáng chế của Mỹ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhận thức được tình trạng này, và đây là một phần lý do tại sao trong những năm gần đây họ đã cố gắng để thúc đẩy quyền lực mềm của Trung Quốc bằng những Viện Khổng Tử và các và tổ chức tương tự. Kết quả, cho đến nay, vẫn chưa đạt, người nước ngoài nói chung vẫn còn hoài nghi về giá trị và tư tưởng riêng của Trung Quốc. Một phần của vấn đề là người nước ngoài có xu hướng xem những nỗ lực của Trung Quốc thuần là tuyên truyền.

Hu Angang. Nguồn: Pan Songgang/Asianewsphoto
Hu Angang. Nguồn: Pan Songgang/Asianewsphoto

Nhận thấy tình hình này, chính phủ Trung Quốc, kể từ Hội nghị lần thứ ba của Đại hội Đảng lần thứ 18 vào năm 2013, chọn một hướng đi mới cho quyền lực mềm, đó là nhấn mạnh vai trò độc đáo của các viện nghiên cứu (think thank) độc lập nhằm tạo ra những ý tưởng mới và tăng cường quyền lực mềm của Trung Quốc. Vì thế, Giáo sư Hu Angang (胡鞍钢, Hồ An Cương), Khoa trưởng của Khoa Nghiên cứu Quốc Tình (国情研究) tại Đại học Thanh Hoa, lập luận rằng các viện nghiên cứu của Trung Quốc có thể giúp giới thiệu tư tưởng, quan điểm, và tiếng nói của Trung Quốc, trên trường quốc tế. Cuối cùng, các viện nghiên cứu của Trung Quốc có thể có những đóng góp lớn vào việc thực hiện ‘Giấc mơ Trung Quốc’. Có thể nói đây là thời vận để các viện nghiên cứu của Trung Quốc gây ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ và tăng cường quyền lực mềm của Trung Quốc.

Đặc biệt, chính phủ Trung Quốc đã nhấn mạnh về một loại think tank mới, một loại khác với những viện nghiên cứu truyền thống phụ thuộc nhiều vào tài trợ và nhân viên của chính phủ. Đang cố gắng để học hỏi từ kinh nghiệm của Mỹ, think tank loại này đều do cá nhân từ bên trong xã hội Trung Quốc thành lập, do đó họ quyền tự chủ trong việc bày tỏ ý kiến riêng đôi khi có thể xung đột với đường lối của chính phủ. Rốt cuộc đây là một điều tốt bởi vì Trung Quốc quá lớn và phức tạp, để chính phủ cố thể hiểu những vấn đề quốc gia thật rõ ràng.

Rất nhanh, một thế hệ của những viện nghiên cứu loại mới này đã hình thành và bây giờ đóng một vai trò tích cực trong việc tạo ra những tư tưởng mới về quản trị và quan hệ quốc tế. Ba think tank hàng đầu do các hoạt động và ảnh hưởng của chúng là Viện Nghiên cứu Chunqiu (Xuân Thu), Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc và Toàn cầu hóa, và Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang tại Đại học Renmin.

Exric X. Li. Nguồn: YouTube
Exric X. Li. Nguồn: YouTube

Viện Nghiên cứu Chunqiu được thành lập vào năm 2014 và hiện đang được một trí thức nổi tiếng dẫn dắt; Eric Li người đã được biết đến nhiều trong những năm gần đây qua các buổi nói chuyện TED Talk và những bình luận quan trọng về nền dân chủ phương Tây. Viện Chunqiu cũng đã tạo ra một trang web rất phổ biến có tên là “Người quan sát” thiên về lực lượng cánh tả của Trung Quốc, mặc dù vẫn có một số tiếng nói tự do cũng đang hoạt động trên cùng trang web. Vì vậy, trang web “Người quan sát” đóng vai trò của tiếng nói tích hợp từ cánh phải sang cánh trái ở Trung Quốc, hy vọng sẽ góp được những tư tưởng hữu ích về quản trị có ảnh hưởng đến sự phát triển của Trung Quốc.

Nguồn: english.cntv.cn
Nguồn: english.cntv.cn

Ngược lại, có những think tank thiên hữu như Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc và Toàn cầu hoá do một trí thức nổi tiếng khác là Wang Huiyao (王辉耀, Vương Huy Diệu) đứng đầu. Giống như Li, Wang cũng đã nhiều năm sống ở nước ngoài, tốt nghiệp MBA và sau đó làm việc cho một công ty đa quốc gia trước khi trở về Trung Quốc để thành lập think tank. Một công tác nghiên cứu chính của Viện nghiên cứu của Wang là hiện tượng gọi là “rùa biển”: nhiều Hoa kiều người trở lại Trung Quốc sau nhiều năm nghiên cứu hoặc làm việc ở nước ngoài. Vào đầu năm 2015, Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc và Toàn cầu hóa được coi là một trong ba think tank hàng đầu ở Trung Quốc.

王文, Vương Văn. Nguồn: www.uscnpm.org
王文, Vương Văn. Nguồn: www.uscnpm.org

Sau cùng là Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang tại Đại học Renmin. Think tank này được thành lập vào năm 2013, với một số tài trợ 200 triệu Renminbi (khoảng 33.000.000 $US) của doanh nhân tỉ phú Qiu Guogen. Mặc dù mục tiêu chính của Viện có vẻ là về nghiên cứu tài chính, nhưng trên thực tế hoạt động và các dự án của Viện Chongyang rộng lớn hơn nhiều, gồm cả về quản trị toàn cầu, nghiên cứu bảo mật, và vân vân. Người lãnh đạo của Viện Chongyang là Wang Wen, một trí thức nổi tiếng với những bài bình luận trước đây trên Global Times. Giống như CCGS, Chongyang đã nhanh chóng trở thành một trong ba viện nghiên cứu hàng đầu ở Trung Quốc.

Để kết luận, điều quan trọng là người nước ngoài cần chú ý đến thế hệ mới này của các viện nghiên cứu ở Trung Quốc. Đây là những think tank độc lập và đại diện cho nhiều nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội Trung Quốc. Đây là một bằng chứng thuyết phục rằng Trung Quốc đang thực sự hướng tới một xã hội đa nguyên. Không còn nghi ngờ gì, xu hướng này sẽ tiếp tục và phát triển trong tương lai. Nếu người ngoài muốn định hình sự phát triển xã hội và chính trị trong tương lai của Trung Quốc, thì nên khôn ngoan lắng nghe những tiếng nói đó.

© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: The Rise of China’s New Soft Power. This time it is not the Confucius Institute; it is China’s new type of think tanks. By Dingding Chen, The Diplomat, June 9, 2015.