Khi Việt Nam và Trung Quốc cãi nhau, con buôn ở biên giới ế ẩm

Mike Ives (TNYT) | Trà Mi dịch

tradeLÀO CAI, Việt Nam – cờ ai quốc gia lộng bay trong gió ở hai bờ sông Hồng, ngoài ta không có gì khác chuyển động tại cửa khẩu biên giới thường nhộn nhịp này.

Người đi buôn Việt Nam đẩy xe hàng qua biên giới ở Lào Cai, Việt Nam qua Hà Khẩu, Trung Quốc. Nguồn ảnh: Aaron Joel Santos cho The New York Times
Người đi buôn Việt Nam đẩy xe hàng qua biên giới ở Lào Cai, Việt Nam qua Hà Khẩu, Trung Quốc. Nguồn ảnh: Aaron Joel Santos cho The New York Times

Phía Trung Quốc là một nền bê tông vắng teo.

Về phía Việt Nam, hơn một chục thuyền máy lòng màu đỏ thẫm đậu ở bến ở thượng nguồn thành phố biên giới Lào Cai. Cũng thế, hàng chục xe container, nối đuôi nhau đậu dọc theo một con đường hẹp dẫn đến cầu qua biên giới trong ánh mặt trời giữa trưa.

Ba tài xế xe tải Việt Nam, ăn thịt heo chiên và uống vodka tại một nhà hàng gần đó, cho biết thương mại đã bị đình trệ tại vùng thương mại bán chính thức này trong nhiều tháng vừa qua, theo lệnh của giới thẩm quyền ở biên giới.

Một tài xế xe tải cho biết, bảy trong số những chiếc xe tải đã không di chuyển từ hai tháng qua. Một người khác phàn nàn rằng ông đã phải chi gần 7 $ một giờ để cất giữ hàng của mình – cánh gà – trong tủ lạnh.

Tài xế xe tải thứ ba, mặc quần jean và áo sơ mi denim, ông Cường nói, “Tôi giận lắm về việc phải chờ đợi, nhưng tôi không có sự lựa chọn nfo khác.”

Bản đồ Viêt Nam. Nguồn: TNYT
Bản đồ Viêt Nam. Nguồn: TNYT

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, luôn luôn nóng rồi lạnh, xuống thấp hồi năm ngoái, sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan HY-981 vào thăm dò dầu ở vùng biển ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam, gây ra ra các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại các thành phố và các cuộc bạo động tại một số khu công nghiệp. Sự căng thẳng vẫn nấn ná khi Bắc Kinh xây dựng đảo trong các vùng ở Biển Đông được mà Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác đã tuyên bố chủ quyền.

Thăng trầm chính trị thường không có tác động lớn đến mối quan hệ tổng thể về thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Nhưng chính trị lại có tác động sâu sắc đến ngươi buôn bsn nhỏ nhỏ sống gần 800 dặm đường biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc.

Trong tháng 5, ví dụ, một đường cao tốc 152 dặm từ Hà Nội đã được mở rộng đến biên giới tỉnh lỵ Lào Cai, và giới chức hai nước đã gặp nhau để thảo luận về kế hoạch tạo ra một khu vực hợp tác kinh tế ở đây, khiến doanh nhân địa phương nuôi hy vọng sẽ sinh hoạt thương mại sẽ phồn thịnh hơn.

Nhưng chỉ vài ngày sau đó, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Việt Nam đã gặp nhau để thảo luận về việc quản lý biên giới, và thương nhân địa phương cho biết kết quả là một chiến dịch đàn áp đối với buôn bán qua biên giới, đặc biệt là tại các cửa sông Hồng, nơi hoạt động hải quan thường đi từ lỏng lẻo và không hiện hữu. Họ nói rằng một chiến dịch đàn áp tương tự đã hiện hữu trong nhiều tháng sau vụ giàn khoan dầu hồi năm ngoái.

Đỗ Thị Liên, 57 tuổi, cho biết tại căng-tin xe tải của cô gần một cửa sông Hồng tại Lào Cai nói,

“Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn luôn trồi sụt, và kinh doanh cũng thế. Nhưng người dân Trung Quốc cũng như chúng tôi: Họ không muốn rắc rối. Đó là chính phủ hai bên làm cho nó rắc rối.”

Một dấu hiệu cho thấy rõ ràng có sự căng thẳng Việt-Trung, Tổng Bí Thư Đảng Công sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, người được xem như là thân thiện hơn với Trung Quốc so vớiHoa Kỳ, có thể ghé thăm Washington vào đầu mùa hè này, coi như lần đầu tiên Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam đi thăm nước Mỹ.

Một người đàn ông trượt thang xuống một cửa khẩu biên giới nhỏ bất hợp pháp ngay bên ngoài Lào Cai. Căng thẳng chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có một ảnh hưởng sâu sắc đến các thương nhân nhỏ sống gần biên giới Việt Trung. Nguồn ảnh: Aaron Joel Santos cho The New York Times
Một người đàn ông trượt thang xuống một cửa khẩu biên giới nhỏ bất hợp pháp ngay bên ngoài Lào Cai. Căng thẳng chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có một ảnh hưởng sâu sắc đến các thương nhân nhỏ sống gần biên giới Việt Trung. Nguồn ảnh: Aaron Joel Santos cho The New York Times

Lãnh đạo cấp cao của đảng CSVN từ lâu đã bất đồng về việc Việt Nam nên thân với Trung Quốc hay Hoa Kỳ hơn.

Nhưng một học giả Việt tại Hà Nội có quan hệ gần với chính phủ, yêu cầu được giấu tên để thảo luận về một vấn đề nhạy cảm về chính trị, cho biết chuyến công du săp tới của Ông Trọng thể hiện một sự đồng ý đang phát triển bên trong đảng rằng một mối quan hệ mạnh hơn với Hoa Kỳ là lại lợi ích quốc gia của Việt Nam.

Giới trí thức độc lập ở Hà Nội cũng đang kêu gọi chính phủ để thoát khỏi quỹ đạo kinh tế của Trung Quốc và thắt chặt thêm mối quan hệ thương mại với Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.

Nhưng những người Việt sống trên vùng biên giới có khuynh hướng nhìn thấy những điều khác biệt.

Alexander Vuving, một chuyên gia về Việt Nam tại Trung tâm châu Á-Thái Bình Dương cho Nghiên cứu An ninh tại Honolulu cho biết,

“Người đi buôn ở vùng biên giới không quan tâm đến lợi ích quốc gia. Họ có thể có cảm nhận ‘Chúng tôi rất tự hào là nướcđộc lập’, nhưng quan tâm trước tiên của họ là việc đi buôn.”

Thí dụ, Nguyễn Duy Mạnh, một thương nhân nói rằng ông từng buôn lậu thịt bò, hải sản và hàng hóa khác qua sông vào Trung Quốc, và đem trái cây, rau và thuốc lá trở lại Việt Nam.

26locai-web3-articleLarge
Góc nhìn từ Lào Cai, Việt Nam, về phía Hà Khẩu, Trung Quốc. Một thương nhân Việt Nam cho biết người dân địa phương không quan tâm về chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà quan tâm đến việc họ có thể kiếm được bao nhiêu tiền. Nguồn ảnh: Aaron Joel Santos cho The New York Times

Ông Mạnh, 29 tuổi, phì pheo điếu thuốc trên sân nhà của mình cho biết, “Nếu chúng tôi bán tất cả mọi thứ chúng tôi có sang Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ không phát triển, và đó là điều rất xấu. Nhưng rất nhiều người lao động không suy nghĩ về chính trị. Họ chỉ nghĩ đến họ có thể kiếm được bao nhiêu tiền.”

Sự phụ thuộc lẫn nhau và mối nghi ngại đã có hàng thế kỷ. Trung Quốc đã cai trị miền Bắc Việt Nam trong hơn một ngàn năm, và biên giới Việt-Trung đã đột ngột đóng cửa saucuộc chiến tranh biên giới ngắn vào năm 1979.

Yuk Wah Chan, một giáo sư tại Đại học Thành phố Hồng Kông, cho biết qua email, sau khi biên giới mở cửa trở lại vào năm 1991, thương mại tăng trưởng kinh tế trên cả hai bên, và các mối quan hệ mới giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng lên dựa trên lợi ích kinh tế chung, . Nhưng căng thẳng hiện nay ở Biển Đông có ảnh hưởng đến nền kinh tế ở vùng biên ải, bà nói thêm, thường ở dạng thắt chặt lại thủ tục biên giới và sự giám sát nghiêm ngặt việc buôn lậu.

Khi ánh ban mai rọi xuống những tòa nhà và mái tôn đỏ ở trung tâm thành phố Lào Cai vào một ngày trong tuần gần đây, thương nhân Việt Nam đã đi đi lại lại dọc theo một cây cầu dành cho người đi bộ chính thức qua Trung Quốc. Nhiều người đi xe đạp chở trái cây tươi, trên pallet gỗ, và trở lại với rau quả hoặc hàng tiêu dùng như quần áo hoặc ô dù của Trung Quốc.

Hà Thị Hương, một thương nhân làm việc ở gần cầu, đã cố bán nhanh một lô xoài từ miền Nam Việt Nam đưa ra. Cô cho biết mới khoảng 3 giờ sáng đã bán được năm thùng 50kg cho các con buôn nhập lậu trái cây vào Trung Quốc được màn đêm che chở. Nhưng bây giờ đã gần 7 giờ sáng, và xoài trong hai thùng cuối đã đi mềm đi vì nắng nóng.

Hương, 25 tuổi, nói rằng cô ấy thỉnh thoảng bán trái cây cho thương nhân địa phương để bán lại ở Lào Cai, nhưng việc kinh doanh chính của cô là bên kia sông Hồng. Cô nói,

“Nếu mọi người ở đây không thể buôn bán với Trung Quốc trong một vài ngày, chúng tôi atst cả sec thất nghiệp.”

© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: When Vietnam and China Bicker, Traders on the Border Feel the Bluster. By Mike Ives. June 25, 2015.