Thủ tướng Anh hứa giải quyết nạn buôn trẻ em Việt Nam

Patrick Wintour | DCVOnline dich

2010-08-03-HumanTraffickingGraphicPhái bộ tìm hiểu thực tế sẽ tìm cách làm thế nào để chặn băng đảng buôn người ở Việt Nam, trong khi các công ty lớn của Anh sẽ phải chứng tỏ họ đã làm gì để ngăn ngừa chế độ bắt người làm nô lệ.

David Cameron đã hứa sẽ làm việc với Việt Nam để giải quyết các vấn đề chế độ nô lệ của con người. Ảnh: Wallace Woon / EPA
David Cameron đã hứa sẽ làm việc với Việt Nam để giải quyết các vấn đề chế độ nô lệ. Ảnh: Wallace Woon / EPA

David Cameron đã hứa hẹn một chiến dịch truy quét nạn buôn bán trẻ em Việt Nam bằng cách ra lệnh cho các doanh nghiệp lớn của Anh đặt mục tiêu hàng năm những gì họ đang làm để ngăn chặn chế độ nô lệ và buôn người trong mạng cung cầu của họ.

Có đến 3.000 trẻ em Việt Nam được cho là đã bị bán sang Anh để làm việc trong các trại cần sa và tiệm sơn sửa móng tay/chân, và thường được sống trong điều kiện thật tồi tệ. Nhìn chung, các cố vấn khoa học của chính phủ đã ước tíng có thể có tới 13.000 nạn nhân ở Anh. Việt Nam là quốc gia có nguồn bán người lớn thứ tư sang Anh Quốc.

Cameron cũng sẽ công bố vào hôm thứ Tư, trong chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Anh tới Việt Nam, rằng Cao ủy độc lập chống chế độ nô lệ, ông Kevin Hyland, sẽ dẫn đầu một phái bộ tìm hiểu thực tế tại Việt Nam vào mùa thu này để biết nhiều hơn những gì Anh Quốc có thể làm để đánh bại những kẻ buôn người.

10 bị bắt sau khi nạn nhân buôn bán người được giải cứu từ quán nail Anh Officers raid a nail bar in a photo posted on Twitter by Thames Valley police. Photograph: Thames Valley police
10 người bị bắt sau khi nạn nhân buôn người được giải cứu từ quán nail Anh. Ảnh: Thames Valley police

Trong một báo cáo được công bố trong tuần này về nạn buôn người trên toàn thế giới, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thấy rằng:

“Mạng lưới xã hội đenViệt Nam đã tuyển dụng và đưa dân Việt Nam, đặc biệt là trẻ em, qua châu Âu – đặc biệt là Vương quốc Anh và Ireland (Ái Nhĩ Lan) – và cưỡng bức họ phải làm việc ở những trại trồng cần sa; họ bị dụ dỗ bằng những lời hứa có việc làm béo bở nhưng rốt cuộc bị buộc làm nô lệ để trả nợ.”

“Các công ty xuất khẩu lao động của Việt Nam – nhiều công ty có liên kết với các doanh nghiệp nhà nước – đôi khi tính lệ phí vượt quy định pháp luật về lao động ở nước ngoài, khiến người lao động trở thành những con nợ lớn và dễ bị cưỡng bức lao động để trả nợ.”

Nạn buô người treen thế giới. Nguồn:
Nạn buô người treen thế giới. Nguồn: Bộ Ngoại giao Mỹ

Thủ tướng Cameron nói:

“Thật là điều gây sốc khi có hàng ngàn trẻ em Việt Nam tại Anh đang bị lợi dụng để kiếm tiền cho các băng đảng tội phạm và ước tính có hàng chục cháu bé sẽ đến trên bờ biển của chúng tôi mỗi tháng. Đó là lý do nó quan trọng đến như vậy khiến chúng tôi cần làm việc với Việt Nam để xác định những gì chúng ta có thể làm gì hơn nữa để cùng nhau giải quyết vấn đề này.”

Ý tưởng về một tuyên bố hàng năm đến từ các tổ chức phi chính phủ trong thời gian quốc hội thông qua Đạo luật về Chế độ Nô lệ Hiện đại.

Mặc dù các công ty sẽ được cho phép nói họ đã không làm gì để kiểm soát mạng cung ứng vì nghi ngờ có nạn buôn người, chính phủ tin rằng một tuyên bố công nhận như vậy sẽ khiến những công ty đó bị nêu tên và bị bêu xấu để phải có hành động.

Một vườn cần sa ở London của một băng đảng Việt Nam cưỡng bách lao động trẻ em.  Ảnh: Glenn Copus / The Evening Standard / PA
Một vườn cần sa ở London của một băng đảng Việt Nam cưỡng bách lao động trẻ em. Ảnh: Glenn Copus / The Evening Standard / PA

Đề nghị này phù hợp với chính sách đổi mới bằng sự minh bạch của Cameron. Thông báo của Thủ tướng Anh diễn ra trong tuần mà những đề nghị thử nghiệm trước đó có hiệu lực, gồm cả lệnh buộc kẻ buôn người bồi thường khuyến khích tòa án dùng tài sản bị tịch thu để đền bồi cho nạn nhân, và lệnh phòng ngừa để bảo đảm những người có thể phạm tội buôn người không thể làm việc trong các lĩnh vực có liên quan, chẳng hạn như với trẻ em hoặc làm chủ băng đảng.

Phần lớn các nghiên cứu về chế độ nô lệ hiện đại ở Anh đã được thinktank Trung tâm Công lý Xã hội (CSJ) thực hiện, trong đó đã cho thấy rằng một số trẻ em Việt Nam bị buôn thường không biết mà đất nước họ đã được đưa đến là đâu và rất sợ bị lạm dụng đến nỗi họ từ chối tiết lộ hoàn cảnh của mình.

CSJ cảnh báo sự im lặng này, cùng với sự thiếu nhận thức phổ biến trong các cơ quan thực thi pháp luật đã “dẫn đến một thực tế kinh hoàng là trẻ em đã bị bắt làm nô lệ rồi sau đó bị giam cầm.”

Ông Hyland, người được bổ nhiệm làm Cao ủy chống chế độ nô lệ cuối tháng mười một, cho biết:

“Tôi rất vui mừng khi Thủ tướng đã công nhận đúng việc buôn bán trẻ em và người lớn Việt nam sang Anh Quốc là một vấn đề ưu tiên cao. Chế độ nô lệ hiện đại thường do những tổ chức tội phạm quốc tế chủ động, và nó chỉ có thể giải quyết được bằng quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa các quốc gia nguồn, quá cảnh và điểm đến.”

Hyland sẽ nghiên cứu những chương trình nào có thể được thiết lập ở vùng nông thôn Việt Nam, nơi có nhiều trẻ em và người lớn dễ là mục tiêu của kẻ buôn người.

Ông cho biết trách nhiệm chính thuộc về chính quyền Anh để nhắm vào các băng đảng tội phạm Việt Nam đã tàn nhẫn khai thác trẻ em Việt Nam băng nhiều cách để tối đa hóa lợi nhuận cho bọn họ.

Điều này gồm lao động cưỡng bức trong các trại trông cần sa và các tiêm sơn sửa móng tay/chân, cũng như một loạt hoạt động bóc lột ngày càng đa dạng vì các băng đảng chuyển sang khu vực khác của tội phạm.

© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: David Cameron vows to tackle trafficking of Vietnamese children. Patrick Wintour in Singapore. The Guardian, Wednesday 29 July, 2015

1 Comment on “Thủ tướng Anh hứa giải quyết nạn buôn trẻ em Việt Nam

  1. Mình nghĩ, khi mà tội ác được bao che bằng thế quyền thì khó có thể giải quyết được tận gốc,