Khủng bố ở Saigon Nhỏ – Phần 3

ProPublica-Frontline | Trà Mi

terror7Phóng sự “Khủng bố ở Saigon nhỏ” đưa ProPublica và Frontline đến hơn một chục thành phố của Mỹ, cũng như Việt Nam và Thái Lan.

Xem P1, P2, P3, P4, P5, P6, P7, P8, P9P10P11, Kết

Chúng tôi làm phóng sự như thế nào

Khủng bố. Nguồn: Fronline-ProPublica
Khủng bố. Nguồn: Fronline-ProPublica

Chúng tôi đã thực hiện khoảng 140 cuộc phỏng vấn, trong đó có ba cuộc phỏng vấn với 3 người đồng sáng lập của Mặt trận, và với hàng chục nhân viên thi hành pháp luật và tình báo cũ. Đồng thời, chúng tôi đã nói chuyện với người thân và gia đình nạn nhân và những người thoát chết, rất nhiều người trong số đó chưa bao giờ bằng lòng cho phỏng vấn.

Ở Đông Nam Á, chúng tôi phỏng vấn giới chức tình báo và quân sự ở Việt Nam và Thái Lan, trong đó có các cựu lãnh đạo tình báo Thái, Prasong Soonsiri, và Chavalit Yongchaiyudh, cựu tổng tư lịnh của Quân đội Hoàng gia Thái và Thủ tướng Thái Lan. Chúng tôi cũng đã nói chuyện với Năm cựu thành viên của một nhóm du kích chống cộng sản Lào, và một đoàn viên của Mặt trận người đã đi kháng chiến với Mặt trận trong những năm 1980. Với sự giúp đỡ của dịch giả và các nhà nghiên cứu, chúng tôi thực hiện các cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh, Việt, Thái và Lào.

Phóng sự của chúng tôi đã dựa vào tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Việt Nam và Lưu trữ ở Đại học Texas Tech, Thư viện Tổng thống Ronald Reagan, Thư viện Quốc gia tại Hà Nội, Văn Khố Hmong ở St. Paul, Minnesota, và Đại học ở California. Một báo cáo năm 1994 của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, “Bịt miệng: Những cuộc ám sát chưa được giải quyết các nhà báo cư dân ở Hoa Kỳ (“Silenced: The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the United States”), đã giúp chúng tôi hiểu được phạm vi của bạo lực.

“Silenced: The Unsolved Murders of immigrant journalists in the United States”, Committee to Protect Journalists, CPJ, December 1994, trang 11.
“Silenced: The Unsolved Murders of immigrant journalists in the United States”, Committee to Protect Journalists, CPJ, December 1994, trang 11.

Người dịch giúp chúng tôi trong việc rà soát các ấn phẩm và video bằng tiếng Việt được sản xuất tại Mỹ và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hồi ức của những người lãnh đạo Mặt trận như Phạm Văn Liễu và Đinh Hùng Cường là những tài liệu đặc biệt hữu ích trong việc tìm hiểu về những ngày đầu của tổ chức, trong khi sách và các bài báo từ Việt Nam mô tả lại những trận chiến cuối cùng của Mặt trận.

Phạm Văn Liễu, Hồi ký “Trả ta sông núi” (2003). Nguồn: Nxb Văn Hoá, Houston, TX, USA
Phạm Văn Liễu, Hồi ký “Trả ta sông núi” (2003). Nguồn: Nxb Văn Hoá, Houston, TX, USA

Một thành phần trung tâm của phóng sự này đến với chúng tôi dưới hình thức hàng ngàn trang tài liệu của Cục Điều tra Liên bang, FBI, mà ProPublica đã vận động để được giải mật và công bố qua Đạo luật Tự do Thông tin của Hoa Kỳ. Chúng tôi đã tìm kiếm và thu thập được các tập tin liên quan đến ba hoạt động phản gián hải ngoại và một chuỗi những tội ác kéo dài trong hơn một thập kỷ.

Báo cáo tóm tắt của FBI về những vụ khủng bố do “Việt Nam Diệt Cộng Hưng Quốc Đảng” (VNDCHQĐ, VOECRN) đối với các nạn nhân như Nguyễn Thanh Hoàng (đốt nhà, doạ giết), Ngô Vĩnh Long (ném bom xăng), Dương Trọng Lâm (ám sát), Nguyễn Đạm Phong (doạ giết), Lê Triết (dọa giết), Nguyễn Văn Luỹ (mưu sát), Phạm Thị Lựu (ám sát). Nguồn: FBI/Frontline-ProPublica.
Báo cáo tóm tắt của FBI về những vụ khủng bố do “Việt Nam Diệt Cộng Hưng Quốc Đảng” (VNDCHQĐ, VOECRN) đối với các nạn nhân như Nguyễn Thanh Hoàng (đốt nhà, doạ giết), Ngô Vĩnh Long (ném bom xăng), Dương Trọng Lâm (ám sát), Nguyễn Đạm Phong (doạ giết), Lê Triết (dọa giết), Nguyễn Văn Luỹ (mưu sát), Phạm Thị Lựu (ám sát). Nguồn: FBI/Frontline-ProPublica.

Chúng tôi cũng thu được hồ sơ của Cơ quan Tình báo Trung ương, CIA, Hội đồng An ninh Quốc gia, NSC và hồ sơ di trú. Để hiểu cách các cơ quan cảnh sát địa phương đã điều tra các vụ ám sát và tội phạm khủng bố như thế nào, chúng tôi thu thập được những báo cáo của cảnh sát và hồ sơ những vụ án từ Texas, Virginia và California.

Một trong những bản cuối cùng của báo “Tự Do” của ký giả Nguyễn Đạm Phong tố cáo Mặt trận gây hiểu lầm lừa dối cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Nguồn: Frontline-ProPublica
Một trong những bản cuối cùng của báo “Tự Do” của ký giả Nguyễn Đạm Phong tố cáo Mặt trận gây hiểu lầm lừa dối cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Nguồn: Frontline-ProPublica

Nhiều người đã đóng góp cho dự án này, một vài người trong số họ yêu cầu giấu tên vì lo cho sự an toàn cá nhân của họ. Nhà làm phim Tony Nguyễn ở Oakland cung cấp phần lớn những nghiên cứu ban đầu rất quan trọng và giúp chúng tôi liên lạc với những người đã giúp định hình sự hiểu biết của chúng ta về những tội ác. Tại Hoa Kỳ, Ali Winston và Rick Rowley của Frontline đã làm báo cáo bổ sung, trong khi Leah Bartos và Lauren Ezell Kinlaw của Frontline đã cung cấp hỗ trợ về nghiên cứu. Lucy Sexton thực hiện nghiên cứu và báo cáo tại Việt Nam, Thái Lan và Campuchia. Anusonadisai Nattasuda hỗ trợ những nỗ lực của chúng tôi ở Thái Lan.

Jimmy Tong Nguyễn và Leslie Nguyễn đã đi khắp nước Mỹ với chúng tôi, giúp tìm ra các cựu thành viên Mặt trận và các nạn nhân. Cuối cùng, “Khủng bố ở Saigon nhỏ” được các nhà báo và các dịch giả người Mỹ gốc Việt cung cấp cho chúng tôi những hiểu biết đặc biệt, độ nhạy bén và chuyên môn của họ.

Đọc lại phần 1, phần 2. Đọc tiếp  phần 4, phần 5.

© 2015 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn:
How We Reported It. Terror in Little Saigon, ProPublica in partnership with Frontline. November 3, 2015.

1 Comment on “Khủng bố ở Saigon Nhỏ – Phần 3

  1. Với cái nhìn chơn chất của kẻ chơn lấm tay bùn như em; thì, đây là cơ hội để tẩy uế những vết nhơ (tiền & máu) của “Mặt Trận Kháng Chiến…Ma”, đã dành cho người Hùng H Cơ Minh cùng những chiến hữu của ông ấy như thế này, hả??

    Than ôi! Những vị “chỉ huy” của “Mặt Trận” trong khúc phim tài lieu này đã nói lên sự hèn nhát: Trốn tránh!!

    Vâng,

    Đây chỉ là khúc dạo đầu của “Frontline-Probublic …

    Q. Do you think the Bureau should reopen the investigation?

    A. If new information’s developed, oh yeah…”

    Thanks,