Chuyện ngày Lễ Tạ ơn ít người kể lại

Nick Baumann | DCVOnline

plimothCâu chuyện Thanksgiving người ta biết có thể tương tự như vầy: Những người hành hương Anh Quốc trên đường tìm tự do tôn giáo, đã đến vùng đất bây giờ là Plymouth, Massachusetts; họ thấy đó một vùng đất giàu có, đầy đủ các động vật và đã được một người thổ dân thân thiện tên là Squanto chào đón dạy họ cách trồng bắp (ngô).

Đặc biệt là đoạn về Squanto “Người thổ dân thân thiện”

Tấm hình trên đây trích từ “Lịch sử Hoa Kỳ cho trẻ em” (Young Folks' History of the United States) xuất bản vào năm 1903, miêu tả điển hình câu chuyện Lễ Tạ Ơn vào thời điểm đó. Nguồn: Library of Congress
Tấm hình trên đây trích từ “Lịch sử Hoa Kỳ cho trẻ em” (Young Folks’ History of the United States) xuất bản vào năm 1903, miêu tả điển hình câu chuyện Lễ Tạ Ơn vào thời điểm đó. Nguồn: Library of Congress

Câu chuyện Thanksgiving người ta biết có thể tương tự như vầy: Những người hành hương Anh Quốc trên đường tìm tự do tôn giáo, đã đến vùng đất bây giờ là Plymouth, Massachusetts; họ thấy đó một vùng đất giàu có, đầy đủ các động vật và đã được một người thổ dân thân thiện tên là Squanto chào đón dạy họ cách trồng bắp (ngô).

Nhưng câu chuyện thật phức tạp hơn. Khi hiểu về một Squanto thực – còn gọi là Tisquantum – bạn sẽ có một câu chuyện tuyệt vời để kể cho gia đình nghe trong bữa ăn ngày lễ Tạ ơn.

Tôi hỏi sử gia Charles Mann, tác giả cuốn “Năm 1491: Những khám phá mới về châu Mỹ trước thời Kha Luân Bố” (1491: New Revelations of the Americas Before Columbus), và Paula Peters, một thành viên của bộ tộc Mashpee Wampanoag và một chuyên gia về lịch sử Wampanoag, để kể cho tôi biết câu chuyện thực sự. Peters hứa,

“Đây không phải là lịch sử xét lại. Đây là lịch sử bị bỏ quên vì mọi người đã rất, rất thoải mái với câu chuyện của những người hành hương hạnh phúc và người thổ dân thân thiện. Họ rất hài lòng với câu chuyên đó dến nỗi không có ai thực sự thắc mắc làm thế nào người thổ dân tênlại có thể nói chuyện bằng tiếng Anh quá thông thạo khi người nước Anh mới đến.”

Dưới đây mới là chuyện thực sự đã xẩy ra.

Đường Suanto sang châu Âu và trờ về làng cũ. Nguồn: Wikimedia Commons
Đường Squanto sang châu Âu và trờ về làng cũ. Nguồn: Wikimedia Commons

Năm 1614, sáu năm trước khi những người hành hương đến vùng đât nay là Massachusetts, một người Anh tên là Thomas Hunt đã bắt cóc Tisquantum từ làng Patuxet, là một phần của một nhóm làng gọi là liên minh Wampanoag. (Người châu Âu bắt đầu đến vùng đông bắc của vùng đấy bây giờ là Hoa Kỳ trong những năm 1520, và có lẽ sớm nhất là từ những năm 1480.)

Hunt đưa Hunt Tisquantum và khoảng hai chục người Wampanoag bị bắt cóc khác tới Tây Ban Nha, và bán họ làm nô lệ. Sử gia Mann nói,

Captured 1614: Introduction from SmokeSygnals on Vimeo.

“Nó gây ra chuyện khá ồn ào khi người ta thấy anh chàng Hunt này đang đem những thổ dân đi bán làm nô lệ. Một số đông người trong nhà thờ cho biết không thể chấp nhận chuyện đó được.”

Tisquantum đã thoát đời độ nô lệ – với sự giúp đỡ của các tu sĩ Thiên Chúa giáo, theo một số nguồn – Sau đó, bằng cách nào đó Tisquantum đã tìm được đường sang Anh quốc.

Peters ghi nhận, cuối cùng thì Tisquantum đã trở lại Massachusetts trong 1619. Theo dữ liệu tìm được các sử gia có thể nói, Tisquantum là người Wampanoag duy nhất củabị bắt cóc và đã trở về Bắc Mỹ. Mann kể tiếp,

Nhưng trong khi Tisquantum đang ở châu Âu, bệnh dịch đã llay lan khắp vùng New England.

“Một nguồn tài liệu đã chép lại chuyện do Thống đốc Bradford của Đồn điền Plymouth ghi lại năm đó có một con tàu với thuỷ thủ Phạp bị đắm ở Cape Cod. Một người trong số họ có bệnh gì đó ật và chính vì nó mà một tỷ lệ lớn dân số sống ở bờ biển New England đã bị xoá sổ. Người ta đoán đó có thể là một loại loại siêu vi khuẩn viêm gan, dễ lây lan trong nước. Bệnh đó bùng phát như pháo nổ dây chuyền.”

Khi Tisquantum trở lại làng Patuxet, ông thấy mình là người duy nhất của làng còn sống sót. Mann kể tiếp,

“Nhưng người hành hương Anh quốc đến đây trong hoàn cảnh như vậy. Họ đã đến New England một vài tuần trước khi mùa đông tới. … Cho đến lúc đó, với người Anh thì câu chuyện khá rõ ràng ràng. Người châu Âu xuất hiện, và thổ dân quan tâm đến hàng hóa thương mại của họ, nhưng họ thực sự không muốn để người châu Âu vĩnh viễn ở lại chiếm đất.”

Thông thường, người dân bản địa vũ trang sẽ buộc người châu Âu phải rời khỏi khu vực khi họ đã gắng ở lại quá lâu.

Lần này, người châu Âu muốn ở lại, và vì bệnh dịch tàn sát dân làng Patuxet đã cho họ có đất để định cư. Peters giải thích,

“Cuối cùng thì làng Patuxet trở thành Plymouth. Họ khai quang vùng đất và tìm thấy toàn là xương của người da đỏ. Họ gọi coi đó là sự quan phòng của Thượng đế. Thượng đế đã giết những người da đỏ này để chúng ta có thể sống ở đây.”

Peters đã giúp dựng một trang web kỷ niệm 400 năm khi đoàn hành hương đặt chân đến châu Mỹ và nó viết một cách thẳng thừng: “Nghĩa địa của dân làng của Tisquantum trở thành thuộc địa Plymouth.”

Nơi người hành hương Anh quốc đặt chân đến châu Mỹ. Nguồn: Wikipedia.org
Nơi người hành hương Anh quốc đặt chân đến châu Mỹ. Nguồn: Wikipedia.org

Massasoit, một tù trưởng Wampanoag ở địa phương, không tin Tisquantum. Man kể, “Ông ta nhìn vào anh chàng này nói là thấy ngay mầm rắc rối.” Massasoit quản chế Tisquantum tại gia đến khi những người hành hương hương xuất hiện và bắt đầu chết đói.

Mann nói, Patuxet không phải là làng duy nhất bị xóa sổ vì bệnh dịch. Toàn bộ liên mih Wampanoag bị ảnh hưởng nặng nề – gần 75 phần trăm dân số Wampanoag đã bị xóa sổ. Nhưng Narragansett, một bộ lạc đối thủ kế bên, hầu như không bị ảnh hưởng vì bệnh dịch. Điều đó đặt dân Wampanoag vào một vị trí chiến lược bấp bênh.

Massasoit có một sáng kiến. Man nói,

“Ông ta quyết định chúng ta sẽ liên minh với những người hành hương này, thiết lập một mối quan hệ kinh doanh tốt, giám sát nguồn cung của hàng hoá nước Anh, và Narragansett không có khả năng để tấn công chúng ta nữa.”

Ngày 22 tháng Ba năm 1621, Massasoit đến gặp những người hành hương. Ông ta đem Tisquantum theo để thông dịch. Mann kể lại phiên họp đó trong một bài viết đăng trên Tạp chí Smithsonian năm 2005:

“Có nhiều khả năng Tisquantum không phải là tên thật. Trong vùng đất Đông Bắc Hoa Kỳ ngày nay, Tisquantum là chữ cổ có nghĩa là sự giận dữ, cơn thịnh nộ của Manitou, quyền lực tâm linh trung tâm của lòng tin của người thổ dân miền biển. Khi Tisquantum đến gặp những người hành hương bằng biệt hiệu đó thì chẳng khác gì ông ta chìa tay ra và nói, “Xin chào quay bạn, tôi là sự phẫn nộ của Thượng đế.””

Massasoit không tin Tisquantum là phải. Vì Tisquantum sau đó đã cổ động nhóm người hành hương chống lại Massasoit. Mann kể lại, nhưng kế hoạch đó không thành và chỉ làm Masasoit “nổi nóng và yêu cầu nhóm người hành hương giao Tisquantum để ông ta xử tử Tisquantum.”

Những người hành hương đã không giao Tisquantum lại cho Massasoit. Tisquantum ở lại ‘thuộc địa’ và giúp nhóm người hành hương chuẩn bị cho mùa đông tới. Mann viết trên Tạp chí Smithsonian,

“Những người mới đinh cư không bao giờ hỏi tại sao Tisquantum lại làm cho mình trở thành người rất cần thiết. Nhưng theo tài liệu của những người hành hương về những giao dịch của họ trên vùng đất mới thì câu trả lời có vẻ rõ ràng: nếu không ở lại giúp họ thì Tisquantum chỉ có thể quay về làm tù nhân của Massasoit.”

Sự thật là vậy, phức tạp hơn nhiều – thậm chí xảo quyệt – hơn những câu chuyện người ta đã nghe kể lại. Một lần nữa, Mann viết trên Tạp chí Smithsonian:

Mùa thu tới, hoàn cảnh của những người định cư đã đủ an toàn để họ tổ chức một bữa tiệc tạ ơn. Massasoit đến với “khoảng 90 mgười”, Winslow sau đó nhớ lại, hầu hết họ đề có vũ khí. Dân quân của nhóm ngượ di cư đi vòng quanh và bắn sudng chỉ thiên để đe doạ. Đã vừa lòng, Cả hai bên ngồi xuống, nhập tiệc và phàn nàn về bộ tộc Narragansett.

Massasoit hút điếu thuốc lễ với Thống đốc John Carver ở Plymouth năm 1621. Nguồn: Wikipedia.org
Massasoit hút điếu thuốc lễ với Thống đốc John Carver ở Plymouth năm 1621. Nguồn: Wikipedia.org

Vì vậy, tất cả những điều này có nghĩa là gì? Peters đã viết trên trang web kỷ niệm 400 năm nguwowfiichaau Âu di cư sang Mỹ.

“Chắc chắn đó hông phải là vụ buôn người đầu tiên do người châu Âu đi tìm đất mới chủ động, nhưng việc bắt giữ Squanto và những người cùng bộ lạc của ông đã mãi mãi làm thay đổi tiến trình lịch sử của người dân trên hai châu lục.”

Mann nói thêm, “Chúng ta đã biết về chuyện Columbus đặt chân đến châu Mỹ vào năm 1492 và làm như chẳng có chuyện gì xảy ra trong hơn 100 năm cho đến khi nhóm người hành hương đổ bộ. Nhưng câu chuyện Tisquantum cho người ta một thoáng nhìn vào tất cả những người có liên quan đã tương tác như thế nào trong hơn một thế kỷ.”

Và hôm nay, tất nhiên, người Wampanoag vẫn còn sống xung quanh chúng ta.

Người Wampanoag hôm nay. Nguồn: http://castle.eiu.edu/
Người Wampanoag hôm nay. Nguồn: http://castle.eiu.edu/

© 2015 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Here’s The Crazy Story About Thanksgiving You’ve Never Heard. Especially the parts about Squanto the “friendly Indian.” By Nick Baumann, Senior Enterprise Editor, The Huffington Post, 2015/11/25.