Đảng Cộng sản Việt Nam công bố Bộ Chính trị mới

DCVOnline | Tin AP & Reuters

npt“Không lẽ nêu tên họ ra, nhưng một số quốc gia, nhân danh dân chủ, nhưng tất cả đều do một người quyết định. Như thế thì chế độ nào dân chủ hơn?” – Nguyễn Phú Trọng.

Một số ủy viên BCT đảng CSVN nhiệm kỳ 2016-2020.  Nguồn:
Một số ủy viên BCT đảng CSVN nhiệm kỳ 2016-2020. Nguồn: AFP/Hoang DinhNam

Hà Nội | Hôm thứ Năm, đảng Cộng sản Việt Nam đã công bố một bộ chính trị mới với 12 ủy viên mới và vài thành viên nội các của Thủ tướng sắp mãn nhiệm, mở rộng sự lãnh đạo đảng trước một khối lượng công việc “nặng nhọc” để đổi mới kinh tế.

Nguyễn Phú Trọng, ở lại trong vai trò Tổng Bí thư, cam kết sẽ duy trì nguyên trạng ủng hộ sự cân bằng giữa sự tăng trưởng với các mối quan hệ trong và ngoài, xây dựng một ban lãnh đạo nhất trí mà giới phân tích cho rằng đã căng thẳng vì sự quyết đoán của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong những năm sau cùng của chính quyền của ông.

Trọng, 71 tuổi, cho biết ông là một người lãnh đạo bất đắc dĩ để đưa Việt Nam theo hướng hiện đại.

Trọng nói với các phóng viên,

“Tôi không ngờ lại được Đại hội tín nhiệm bầu vào Trung ương và gần 100% ủy viên Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Tổng bí thư. Bất ngờ vì tuổi cao, sức khoẻ, trình độ có hạn, tôi đã xin nghỉ nhưng Đảng giao thì phải thực hiện trách nhiệm.

Tôi xúc động trước tình cảm bạn bè trong nước và quốc tế. Bất ngờ, xúc động, lo lắng vì sắp tới công việc nặng nề, đòi hỏi nỗ lực rất lớn.”

Về mặt dân chủ, Nguyễn Phú Trọng nói,

“Nguyên tắc lãnh đạo của Đảng là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, chứ không thể có chuyện độc đoán, chuyên quyền, nhưng đồng thời cũng phải đề cao trách nhiệm cá nhân. Không lẽ nêu tên họ ra, nhưng một số quốc gia, nhân danh dân chủ, nhưng tất cả đều do một người quyết định. Như thế thì chế độ nào dân chủ hơn?”

19 thành viên Bộ chính trị có cả hai phía bảo thủ và cấp tiến, mặc dù còn điều không chắc chắn về triển vọng cải cách kinh tế rộng lớn với một tốc độ nhanh bất thường dưới thời ông Dũng, đã khiến một số hốt hoảng vì sự về hưu mà ông không định trước.

Nhưng người ta có thể sẽ yên tâm vì sự có mặt của Nguyễn Văn Bình (1961) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được đánh giá cao về chính sách tiền tệ ổn định và sự giải quyết các khoản nợ xấu đã và đang tràn ngập lĩnh vực ngân hàng.

Cạnh bên là Ngoại trưởng và Phó thủ tướng của ông Dũng, Phạm Bình Minh (1959), được đào tạo ở Mỹ mà một số chuyên gia cho là một tín hiệu của đảng cộng sản cho thấy họ muốn theo đuổi mối quan hệ cân bằng giữa 2 siêu cường Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Fred Burke, một thành viên hội đồng quản trị của Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam và là giám đốc quản lý tại công ty luật Baker & McKenzie, cho biết thành phần Bộ chính trị đã trấn an giới kinh doanh và sẽ tiếp tục con đường của ông Dũng. Ông nói,

“Đó là điểm là tích cực. Đó là sự liên tục, nhưng là một sự liên tục với sắc thái thế kỷ 21, chuyên nghiệp, với những người thực dụng, những người muốn sắn tay áo bắt đầu vào việc.”

Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã ấm lại đáng kể từ khi có những căng thẳng giữa hai nước cộng sản láng giềng Hà Nội và Bắc Kinh vì những tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Trong khi ông Trọng chỉ trích chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ít hơn, ông Dũng là tiếng nói mạnh nhất của đảng CSVN trong việc tố cáo Bắc Kinh và đã được ghi công với việc đưa Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu.

Trọng là ứng cử viên độc nhất vào ghế Tổng Bí Thư của Bộ chính trị, cuộc tranh cử độc diễn xẩy ra không mấy khó khăn mặc dù đã có tin đồn về một cuộc đấu đá khốc liệt với Dũng trong cuộc tranh giành ghế TBT.

Thêm cá tính cho Bộ chính trị, thường bí mật, là Đinh La Thăng (1960), Bộ trưởng giao thông vận tải, một người hiểu biết về truyền thông, nổi tiếng với những nhận địng ngang ngược, khiển trách cán bộ, và có cả trang Facebook mang tên ông.

Nhưng Bộ Chính trị 2016-2020 vẫn mang màu sắc độc đoán với sự có mặt của bốn ủy viên bộ công an bị các nhóm nhân quyền chỉ trích vì đã trấn áp người đối lập với đảng.

Những ủy viên được đề cử làm Chủ tịch Nước, Thủ tướng, và Chủ tịch Quốc hội là Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và Nguyễn Thị Kim Ngân.

Bộ Chính trị đảng CSVN (2016-2020)

1 Nguyễn Phú Trọng (1944-), Tổng Bí thư
2 Đại tướng Trần Đại Quang (1956-), Bộ trưởng Bộ Công an
3 Nguyễn Xuân Phúc (1954-), Phó Thủ tướng Chính phủ
4 Nguyễn Thị Kim Ngân (1954-), Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIII
5 Nguyễn Thiện Nhân (1953-), Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
7 Nguyễn Văn Bình (1961-), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
9 Hoàng Trung Hải (1959-), Phó Thủ tướng Chính phủ
10 Vương Đình Huệ (1957-), Trưởng Ban Kinh tế Trung Ương
11 Tòng Thị Phóng (1954-), Phó Chủ tịch Quốc hội
12 Thượng tướng Tô Lâm (1957-), Thứ trưởng Bộ Công an
13 Đinh Thế Huynh (1953-), Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
14 Đại tướng Ngô Xuân Lịch (1954-), Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
15 Trương Thị Mai (1958-), Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Xã hội
16 Phạm Bình Minh (1959-), Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
17 Đinh La Thăng (1960-), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
18 Võ Văn Thưởng (1970-), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
19 Trần Quốc Vượng (1953-), Chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương khóa XII

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn:
Vietnam PM Nguyen Tan Dung pulls out of party boss race. Channel NewsAsia, Reuters / jb, 28/1/2016
Re-elected Vietnam communist boss defends one-party rule. Vijay Josh, Associated Press, 28/1/2016.

1 Comment on “Đảng Cộng sản Việt Nam công bố Bộ Chính trị mới

  1. Báo chí hải ngoại viết nhiều về sự tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam, đặc biệt là giữa hai ông “cùng phe nhóm của họ”, Nguyễn Phú Trong và Nguyễn Tấn Dũng trong chức vụ Tổng Bí Thư.

    Điều này hoàn toàn sai, nếu không muốn nói là chúng ta đã bị công sản đưa vào “mê hồn trận”

    Thực tế, ngay từ hồi tháng bảy năm ngoái khi ông Trọng được Tổng Thống Obama mời tới thăm toà Bạch Ốc, trong buổi tuyên bố trước báo chí tại Phòng Bầu Dục (Oval Office) người ta đã hiểu rằng, đảng Cộng Sản mà người đại diện là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng với chính sách “chơi với tất cả mọi người” của họ, đang được người Mỹ ủng hộ.

    Hôm đó, ông Trọng đã chứng tỏ bản lãnh “ma giáo chính trị” của mình khi cho báo chí biết rằng ông và Tổng Thống Obama đã chia sẻ về hiệp định thương mại TPP, về Nhân Quyền và đặc biệt về những hành động vi phạm luật quốc tế trên “Biển Đông”. (Ông ta đã “ma láp” cho thông dịch viên dịch là “South China Sea” và né, không động tới Trung Quốc).

    (In a constructive and candid manner, we also discussed our differences and the way forward, including the Trans-Pacific Partnership, the TPP, as well as the human rights issues. At the same time, we discussed and shared our views on the recent developments in the South China Sea, and also shared our concern about the recent activities that are not in accordance with international law that may complicate the situation.)

    Hôm qua, ngày kết thúc đại hội, khi được một cô phóng viên trẻ tuổi hỏi:
    Với sự lãnh đạo của ông và Bộ Chính Trị mới, ông có nghĩ rằng Việt Nam sẽ trở thành một nước giàu mạnh và dân chủ?

    Ông Trọng lại chứng tỏ tài “tổ sư điếm chính trị” với câu nói ngắn gọn:
    “Dân Chủ nhưng phải có Kỷ Cương”.

    Rõ ràng những ngày sắp tới đây với mức tăng trưởng dự báo của WB, 7% một năm, cùng với những động thái tương đối tích cực của hai cường quốc có nhiều ảnh hưởng tới Việt Nam, Mỹ và Trung Cộng, đảng của ông Trọng vẫn còn rất nhiều khả năng đè đầu cưỡi cổ dân ta một thời gian dài. Ít nhất cũng phải còn một nhiệm kỳ 5 năm nữa cho ông Trọng.

    Bọn Tư Bản Đỏ lại tha hồ ăn bẩn, cướp đất cướp nhà của dân. Cán bộ, quan chức thoải mái tham những cửa quyền, làm giàu bất chính..v.v.
    Chỉ khổ cho dân ta!