Tâm thư của Huỳnh Phi Tiễn

Huỳnh Phi Tiễn

qdvnNước Mỹ có bức tường đen để ghi nhớ công ơn những anh hùng của họ thì chúng ta cũng cần nên trùng tu lại Nghĩa Trang Quân đội Biên Hòa.

Tác giả tại Đài chiến sic Hoa Kỳ đã hy sinh ở chiến trường Việt Nam. Nguồn: ảnh: Nguyễn Cửu Long Hieu
Tác giả tại Đài chiến sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh ở chiến trường Việt Nam (Washinton, D.C., USA.) Nguồn ảnh: Nguyễn Cửu Long Hieu

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

Kính thưa quý vị trưởng các đoàn thể đại diện người Việt yêu nước,

Đã bao năm qua, các thông báo và tuyên bố của quý vị làm tôi vô cùng hân hoan vì tinh thần yêu nước, yêu đồng đội thật hết sức cao vời của quý vị cũng như những thành quả mà quý hội đoàn đã đạt được thật đáng để mọi người ngưỡng mộ.

Nhưng mới đây các quyết định của quý vị không chấp nhận việc gây quỹ sửa chữa Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa thì lại giống như lời tuyên bố của một vị trưởng phái đoàn cao cấp của một lực lượng hùng hậu có binh hùng tướng mạnh với lãnh thổ bất khả xâm! Trong khi thực tại tôi vô cùng ái ngại vì tình hình hiện tại của chúng ta không được như vậy.

Là một học sinh lúc còn nhỏ, khi trưởng thành tôi là một ca sĩ yêu nhạc, và yêu Việt Nam Cộng Hòa, một chế độ tự do và nhân bản. Sau khi xem video trên mạng về thực trạng của nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa hoang phế, tôi bùi ngùi nhớ lại lời ca trong bài ca Hận Đồ Bàn văng vẳng đâu đây:

“… mộ đắp cao nay đã sâu thành hào… lầu các đâu nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu…”

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa bây giờ còn tệ hại hơn những lời hát trong bài ca trên! Đất nước Việt Nam của chúng ta cũng không còn là đất nước giàu đẹp đứng đầu Đông Nam Á như những ngày tháng trước năm 1975. Tôi nhớ ba tôi hay đọc bài thơ Vịnh Bức Dư Đồ Rách của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, tôi xin ghi lại một đoạn như sau:

“…. Nọ bức dư đồ thử đứng coi
Sông sông núi núi khéo bia cười
Biết bao lúc mới công vờn vẽ
Sao đến bây giờ rách tả tơi
Ấy trước ông cha mua để lại
Mà sau con cháu lấy làm chơi
Thôi thôi có trách chi đàn trẻ
Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi…”

Hai chữ “để rồi” của Tản Đà cũng giống như những lời khẳng khái nêu lên những điều kiện mà đối phương phải tuân thủ qua nhận thức của một sĩ quan Thủ Đức về thế suy yếu của phe Cộng sản hiện tại mà quyết đoán ngày mai cộng sản sẽ sụp đổ và toàn dân sẽ giành lại giang sơn. Ngày mai! Ôi ngày mai!
Tại sao lại cả quyết gán tội cho những đoàn thể hay cá nhân nào muốn trùng tu nghĩa trang Quân đội Biên Hòa là phản bội, là trăm bề tội lỗi, là thế này thế nọ… Quý vị lấy lý luận của một luật sư được sống ở nước tự do tiên tiến, của một sĩ quan cao cấp đang tại vị trong một đất nước hùng cường mà không cho phép những ý nghĩ đơn sơ của những người dân thấp cổ bé họng được nói lên nỗi lòng mong muốn của mình. Khi những người dân này nhìn những ngôi mộ của người thân bị lở loét vùi dập trong cỏ dại mà lòng họ quặn đau như dao cắt. Chúng ta cũng có những người cùng đơn vị với những tử sĩ không đủ may mắn ra đi nước ngoài, họ đang từng ngày, từng tháng, từng năm ngậm ngùi nhìn những ngôi mộ thân thương của đồng đội bị tàn phá.

Ai? Những ai trong quí vị với năm tháng nào sau này sẽ làm chủ quê hương mà còn lo cho những nấm mồ hoang mả lạn vì thời gian mưa nắng đó?!

Tôi thiết nghĩ muốn bảo toàn thì phải có kế hoạch thực hiện từng bước ngay bây giờ.

Chúng ta nên tìm hiểu xem trong 16000 ngôi mộ ở Nghĩa Trang Quân đội Biên Hòa có bao nhiêu nấm mộ đã được xây bằng gạch, bao nhiêu cái còn, bao nhiêu cái hư hại hay đã được bốc cốt di dời về quê, hay bị Việt Cộng đào bới phá di tích để dần dần tiêu diệt trọn nghĩa trang. Nếu nắm được con số ta mới có kế hoạch xác thực từng bước tu bổ sửa sang hay làm mới lại, v.v.

Để chống lại sự tàn phá của thời gian và của lực lượng thù địch đang trăm phương ngàn cách với quyền hạn trong tay họ muốn xóa sạch những chứng cứ đau lòng của người dân mất nước! Có nên chăng chúng ta cần một hàng rào bao quanh để ngăn chặn sự lấn chiếm.

Chúng ta cần phát quang để những ngôi mộ được bày ra nơi quang đãng để cho lớp trẻ hiện nay và người dân Việt Nam Cộng hòa còn kẹt trong nước thấy được sự hi sinh của bao anh hùng đã nằm xuống ở đây vì muốn bảo vệ cho sự an lành của người dân ngày xưa và giờ đây hãy còn được bảo tồn trân trọng và kính thương. Để cho những người hôm nay đang đấu tranh cho sự tự do và nhân quyền của đất nước Việt Nam trong nguy kịch thấy được những người biết ơn và ghi ơn những anh hùng. Để ngày mai sự hi sinh của họ cũng sẽ được trân trọng và tri ân đời đời bằng những tấm lòng nhân bản.

Nghĩa Trang Quân Đội Gò Vấp đã bị Việt Cộng đào mộ những anh hùng tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa ngay năm 1975. Chúng ta có muốn trùng tu nghĩa trang này thì cũng không còn gì để mà trùng tu. Thân xác các vị anh hùng này đã trôi dạt về đâu nào ai biết được. Cho nên nếu thật sự việc trùng tu Nghĩa Trang Quân đội Biên Hòa có thể thực hiện được thì tại sao chúng ta lại không làm. Nghĩa Trang Quân đội Biên Hòa cũng là chứng tích nói lên tội ác của Việt Cộng. Chúng ta cũng nên dành riêng một khu cho những vị đã bỏ mình trong các trại tù Cộng sản. Chúng ta cũng sẽ biết được con số những quân, dân, cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mạng trong những trại tù Việt Cộng nơi mà chúng luôn dùng danh từ hoa mỹ là trại cải tạo. Khu này cũng là nơi lên tiếng cho thế giới biết được sự tàn ác của Việt Cộng đối với Việt Nam Cộng Hòa.

Tôi thật chua xót khi nghe có vị nào đó đã nghĩ ra và nói lên một câu “Những bông hồng trên ngôi “mộ hoang””, vì tôi nghĩ rằng họ đã lầm tưởng mọi người đã quên đi những người dưới mộ cũng như chính họ đã từng quên ơn các chiến sĩ này nên họ đã gọi đó là mộ hoang.

Không! Những ngôi mộ này không là “mộ hoang” mà thực tại và mãi mãi còn trong tim những đồng đội những người dân đã một thời hưởng thanh bình bằng vào những hi sinh chính bản thân của những người đang nằm đó.

Tôi thiết nghĩ việc thay tên hay thay mất một phần tên của Nghĩa Trang Quân đội Biên Hòa thành ra một cụm từ gì gì đó, sẽ mãi mãi không bao giờ bôi xóa được hình tướng thật sự của nghĩa trang trong lòng người dân Việt Nam Cộng Hòa hôm xưa. Thành phố Sài Gòn chúng đổi thành thành phố HCM. Chúng sẽ muôn đời không thể đem tên họ của một tên bán nước nô lệ ngoại bang mà đắc thế thay cho tên thủ đô ngàn năm văn vật của Việt Nam Cộng Hòa chúng ta. Tên Sài Gòn thân thương vẫn mãi ngời sáng trong lòng người Việt Nam trong nước và xa xứ.

Xét về lịch sử đã qua, tại hội nghị Paris lúc đó ta binh hùng tướng mạnh biết bao. Trên trời dưới đất ngoài biển rộng bao la ở đâu cũng có mặt quân lực Việt Nam Cộng Hòa, mà đôi khi còn phải ngậm ngùi ký chịu những phần thua thiệt. Và giờ hôm nay thì chỉ là tâm huyết, chỉ là khí thế, đôi khi đau lòng mà nói chỉ là khí thế trên đầu môi chót lưỡi còn trong tâm thì chưa rõ ra sao. Khi thực tại nhiều nơi một số khá đông lại muốn kết thân muốn hợp tác làm ăn và chịu khó cúi đầu cong lưng quỳ mọp trước Việt Cộng để mong cầu hưởng lợi cho cá nhân họ…

Họ đã quên rồi những ngày đói khát gian nguy trên biển cả, trong rừng thiêng, trong những ngày trốn chạy giặc Cộng để tìm đường Tự Do. Họ đã quên rồi lúc chính mắt họ nhìn thấy người thân bị hải tặc hãm hiếp ném xác xuống biển sâu.

Quên! Họ đã quên mau những ô nhục trên đường tìm tự do. Được an thân họ không dám nhắc cho con cháu họ những ngày đen tối trong lao tù Cộng sản để lũ trẻ sống ung dung trên đất nước tự do giàu mạnh, chúng không biết được, không nghĩ ra được tại sao chúng lại có mặt nơi này, mà người mang chúng đến nơi quá an toàn này đã hứng chịu vô vàn vất vả hiểm nguy!

Và rồi họ đem những điều học được trên đất nước tự do văn minh công bằng bác ái, ngồi trong phòng lạnh mơ tưởng chuyện hoà hợp hòa giải, mơ được một đất nước Việt Nam tự do như một thiên đàng bình đẳng trong một đất nước đang bị loài quỷ dữ cai trị. Họ dùng trí óc ngây ngô hơn sơ sinh để tranh biện với phường gian xảo thâm độc: Cộng sản.

Mặc dù chúng ta có thể quên đi lịch sử, nhưng lịch sử cũng vẫn không bao giờ mất đi! Và Nghĩa Trang Quân đội Biên Hòa vẫn còn đó là một chứng tích của lịch sử nói lên sự chiến đấu anh dũng của quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước sự tham tàn của Việt Cộng. Nước Mỹ có bức tường đen để ghi nhớ công ơn những anh hùng của họ thì chúng ta cũng cần nên trùng tu lại Nghĩa Trang Quân đội Biên Hòa.

Còn rất nhiều những chuyện đau lòng chi xiết kể mà chúng ta đành cam chịu thì việc để cho những người còn nghĩ đến bạn thân đang bị vùi sâu trong lòng đất lạnh được chút an ủi thì lại bị kết án trăm ngàn tội vạ, Phi Tiễn tôi thấy quá khắt khe!

Theo tôi thiết nghĩ một cách đơn sơ, những ngôi mộ khi được trùng tu, đối với Cộng sản họ phải nghĩ rằng, những người nằm trong phần mộ này đã từng ngăn cản bước tiến của cả khối cộng sản, đã từng hào hùng chiến đấu đối đầu với Nga Xô, Trung Cộng, Ba Lan, Tiệp khắc,…Những tên giặc ngoại xâm này giờ đây chúng vẫn là những kẻ đang mua bán hay đang xâm lăng nước Việt Nam. Một sự đau đớn tủi nhục mà bọn cộng sản phải đeo mang khi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa được trùng tu chứ không phải ta làm giàu cho chúng hay nuôi chúng.

Muốn đánh đuổi Cộng sản xâm lược thì phải có những người, những lớp người hiểu biết Cộng sản, phải hiểu rõ bản mặt thật của cộng sản là gian manh, hung tàn, và chỉ biết thống trị. Người Việt Nam tự do phải nhìn nhận rằng, mình đang thiếu phần hiểu biết này. Đánh cộng sản mà không biết sự thâm độc của cộng sản thì có khác chi là bịt mắt, bịt tai mà toan chiến đấu với kẻ có vũ khí tối tân.

Tôi tha thiết mong quý vị dành một chút thì giờ để suy nghĩ về thực tế yếu mạnh giữa ta và địch để có kế hoạch chân thật rõ ràng trong con đường giải phóng đất nước khỏi bàn tay lũ giặc xâm lược, vì chúng đã gieo mầm thống trị toàn cõi Việt Nam trong suốt 40 năm qua, trong đầu óc trẻ thơ và những người dân thiếu hiểu biết về cộng sản.

Những câu thơ trong bài Chinh phụ Ngâm sau đây:

Nguồn: tinhdongdoi.com
Nguồn: tinhdongdoi.com

“…Hồn tử sĩ gió ù ù thổi,
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi.
Chinh phu tử sĩ mấy người,
Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn?…”

Không biết có làm quý vị động lòng?

Kính,

Xin tạm ngưng.
February 02, 2016

Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Huỳnh Phi TiễnFacebook, 15/2/2016

2 Comments on “Tâm thư của Huỳnh Phi Tiễn

  1. Cám ơn Huỳnh phi Tiễn, một người trẻ tuổi mà biết nghĩ đến những người đã hy sinh mạng sống của mình cho tự do đất nước. Mong giới trẻ có nhiều người như Huỳnh phi Tiễn. Cám ơn cháu nhiều lắm

  2. Le^ Thu, Nhu’ Quynh, Phi Nhung, Tua^’n Ngoc, ca si~ cua~ Asia, chuye^n mo^n bay ve^ VN, cho’i voi’ vie^t co^ng, ha’t nhac vie^t co^ng

    , tra~ lo’i phong~ va^’n~ ba’o VC . Ye^u ca^u Asia giai~ thi’ch