Anh bạn Obama
Fidel Castro Ruz | [email protected] | Trà Mi dịch
Chúng tôi không cần đế chế để ban phát cho chúng tôi bất cứ điều gì. Những nỗ lực của chúng tôi là hợp pháp và hòa bình, vì cam kết của chúng tôi là hòa bình và tình huynh đệ với tất cả loài người đang sống trên hành tinh này.
TM | Sau chuyến viếng thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ đến Cuba trong ba ngày (20-23/03/2016), 27 tháng 3, 2016 cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã viết một lá thư — bản tiếng Anh — đăng trên tờ Granma, Cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Cuba, nhận định về chuyến đi của Tổng thống Mỹ. Dưới đây là bản lược dịch.
Các vị vua của Tây Ban Nha đem cho chúng ta đoàn quân chinh phục và các chủ nhân ông, dấu chân của họ vẫn còn ở những vùng đất đãi vàng trong cát bên sông, một hình thức bóc lột đáng xấu hổ, dấu vết còn thấy rõ từ trên không ở nhiều nơi trên khắp nước.
Du lịch ngày nay, một phần lớn, gồm việc đi xem những vẻ đẹp của cảnh quan của chúng ta và nếm các món ngon từ biển của chúng ta, và luôn luôn chia sẻ với vốn tư của các tập đoàn lớn của nước ngoài, thu nhập, nếu không đạt đế sô tỉ đô-la thì không đáng được chú ý đến.
Vì tôi thấy mình buộc phải đề cập đến vấn đề này, tôi phải nói thêm – chính là cho thanh niên – rằng ít người biết đến tầm quan trọng của một tình trạng như vậy, trong thời điểm đó của lịch sử nhân loại. Tôi sẽ không nói thời gian đó đã đánh mất, nhưng tôi không ngần ngại khẳng định rằng chúng ta không có thông tin đầy đủ, không phải các bạn, cũng không phải chúng tôi, những kiến thức và lương tâm mà chúng ta phải có để đối đầu với những thực tế đang thách thức chúng ta. Việc đầu tiên được đưa vào xem xét đó là cuộc sống của chúng ta chỉ là một phần nhỏ của một giây lịch sử, và cũng phải dành một phần cho các nhu cầu thiết yếu của mỗi con người. Một trong những tính chất của điều kiện này là xu hướng đánh giá quá cao vai trò của nó, ngược lại, mặt khác, với một số lượng lớn bất thường của người tiêu biểu cho những ước mơ cao cả nhất.
Tuy nhiên, không có ai là hoàn toàn tốt hay xấu tự họ. Không ai trong chúng ta được sinh ra để giữ vai trò mà chúng ta phải đóng trong một xã hội cách mạng, người dân Cuba, mặc dù đã may mắn có tấm gương của José Martí. Tôi thậm chí còn tự hỏi nếu ông ấy có cần phải chết hay không ở mặt trận Lưỡng Hà (Dos Ríos), Khi ông ấy nói, “Đối với tôi, đã đến lúc”, và phi ngựa vào lực lượng Tây Ban Nha cố thủ trong một hàng chắn bằng hỏa lực. Ông ấy không muốn trở về Hoa Kỳ, và không có một ai có thể buộc ông ta. Một người nào đó đã xé một số trang từ cuốn nhật ký của ông. Ai giữ trách nhiệm nguy hiểm này, chắc chắn công việc của một âm mưu vô đạo đức? Sự khác nhau giữa các nhà lãnh đạo đều được biết đến, nhưng không bao giờ vô kỷ luật. Nhà lãnh đạo da đen vinh quang Antonio Maceo đã nói, “Bất cứ ai muốn cướp Cuba sẽ chỉ gặt hái những bụi đất đẫm máu của Cuba, nếu y không bỏ mình trong cuộc chiến.” Tương tự như vậy Maximo Gomez được công nhận là một tướng quân kỷ luật và kín đáo nhất trong lịch sử của chúng ta.
Nhìn từ một góc độ khác, làm thế nào chúng ta có thể không ngưỡng mộ sự phẫn nộ của Bonifacio Byrne khi, từ một chiếc thuyền đưa ông về Cuba, ông thấy một lá cờ khác bên cạnh lá cờ ngôi sao đơn và tuyên, “lá cờ của tôi không bao giờ là tay sai …” và lập tức nói thêm một trong những lời đẹp nhất mà tôi từng nghe nói, “Nếu nó bị xé tan từng mảnh, nó sẽ là lá cờ của tôi một ngày … tử sĩ của chúng ta vung tay vẫn sẽ có thể bảo vệ nó!” Tôi cũng sẽ không quên những lời sắc bén của Camilo Cienfuegos đêm hôm đó, khi chỉ vài chục mét cách đó, bazookas và súng máy xuất xứ Hoa Kỳ trong tay của những tên phản cách mạng nhắm về sân đất nơi chúng ta đang tụ tập.
Obama sinh ra vào tháng Tám năm 1961, theo lời tự sự. Hơn nửa thế kỷ đã qua kể từ thời đó.
Tuy nhiên hãy xem, vị khách lừng lẫy của chúng ta ngày nay nghĩ như thế nào:
“Tôi đã đến đây để chôn những tàn dư cuối cùng của chiến tranh lạnh ở châu Mỹ.. Tôi đến đây để mở rộng vòng tay hữu nghị với nhân dân Cuba” theo sau là một trận đại hồng thủy của những khái niệm hoàn toàn mới lạ đối với đa số chúng ta:
“Cả hai nước chúng ta, cùng sống trong một thế giới mới, thuộc địa của người châu Âu.” Tổng thống Hoa Kỳ tiếp tục, “Cuba, như Hoa Kỳ, đã được những người nô lệ đến từ châu Phi xây dựng một phần. Cũng giống như Hoa Kỳ, người dân Cuba có thể tìm về di sản của mình ở cả hai, những người nô lệ và những người chủ nô lệ.”
Tập thể người bản xứ không hiện hữu trong tâm trí của Obama. Ông cũng không nói cuộc cách mạng quét sạch sự phân biệt chủng tộc, lương hưu và tiền lương của toàn dân Cuba đã được cuộc cách mạnh quyết định trước khi ông Obama 10 tuổi. Những tập tục hận thù, phân biệt chủng tộc tiểu tư sản trong việc thuê bọn đầu gấu để đánh đuổi công dân da đen ra khỏi các trung tâm giải trí đã bị cuộc Cách mạng Cuba cuốn đi – điều đó sẽ đi vào lịch sử cho cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc đã giải phóng Angola, đặt dấu chấm hết cho sự hiện diện của vũ khí nguyên tử trên một lục địa của hơn một tỷ người. Đây không phải là mục tiêu của sự đoàn kết của chúng ta, mà là để giúp các dân tộc Angola, Mozambique, Guinea Bissau và những người khác dưới ách thống trị phát xít thực dân của Bồ Đào Nha.
Năm 1961, chỉ một năm ba tháng sau khi chiến thắng của Cách mạng, một lực lượng pháo binh bọc thép và bộ binh bọc thép với sự hậu thuẫn của máy bay được huấn luyện và yểm trợ bằng tàu chiến, tầu sân bay của Hoa Kỳ bất ngờ tấn công nước ta. Không có gì có thể biện minh cho cuộc tấn công bội bạc đã làm nước ta thiệt hại, hàng trăm người tử vong và bị thương.
Còn cuộc tấn công của lữ đoàn theo Mỹ, không có bằng chứng hiện hữu cho thấy ngay cả một tên lính đánh thuê đã được giải cứu. Máy bay chiến đấu của Mỹ được trình bày trước Liên Hiệp Quốc như các trang thiết bị của một cuộc nổi dậy của người Cuba.
Những kinh nghiệm quân sự và sức mạnh của nước này đã rất nổi tiếng. Tại châu Phi, tương tự như vậy họ tin rằng đó sẽ dễ dàng loại Cuba ra khỏi cuộc chiến tranh cách mạng. Cuộc xâm lược của lữ đoàn cơ giới phân biệt chủng tộc ở Nam Phi qua phía Nam Angola đã gần đến Luanda, thủ đô ở phía đông của nước này. Cuộc đấu tranh đã kéo dài không dưới 15 năm. Tôi thậm chí sẽ không nói về điều này, nếu tôi không phải trả lời cho bài phát biểu của Obama tại Nhà hát lớn Alicia Alonso ở Havana.
Tôi cũng sẽ không đề cập đến những cho các chi tiết, mà chỉ nhấn mạnh một chương oanh liệt trong cuộc đấu tranh giải phóng con người đã được viết ở đó. Trong một cách nào đó, tôi hy vọng ứng xử của ông Obama sẽ đúng đắn. Nguồn gốc khiêm tốn và tư chất thông minh của ông ấy là điều hiển nhiên. Mandela đã bị bỏ tù suốt đời và đã trở thành một vĩ nhân trong cuộc đấu tranh cho phẩm giá con người. Một ngày nọ, một cuốn sách thuật lại cuộc đời của Mandela đến tay của tôi, và – thật bất ngờ! Lời mở đầu lại do Barack Obama viết. Tôi lướt qua những đó. Kích thước rất nhỏ của dạng chữ viết tay của Mandela ghi chú là điều đáng kinh ngạc. Biết đến những người như ông ấy quả thật không bõ công.
Về chương lịch sử ở ở Nam Phi tôi phải đưa ra một kinh nghiệm khác. Tôi đã thực sự quan tâm đến việc học thêm về cách người Nam Phi mua vũ khí nguyên tử. Tôi chỉ có thông tin rất chính xác là không có quá 10 hoặc 12 quả bom. Một nguồn tin đáng tin cậy là bài viết xuất sắc của giáo sư và nhà nghiên cứu Piero Gleijeses, “Những sứ mệnh mâu thuẫn: Havana, Washington và châu Phi, 1959-1976”. Tôi biết ông ấy là nguồn đáng tin cậy nhất về những gì đã xảy ra và tôi đã nói với ông ấy như vậy; Ông Gleijeses trả lời là ông không nói thêm về vấn đề này vì trong các văn bản ông đã trả lời cho câu hỏi của đồng đội Jorge Risquet, người đã là đại sứ Cuba tại Angola và cộng tác viên ở đây, một người bạn rất tốt của ông. Tôi tìm Risquet; ông đã chuyển sang một nhiệm vụ quan trọng khác đang hoàn thành một khóa học kéo dài hơn vài tuần. Nhiệm vụ đó trùng với chuyến thăm tương đối mới đây của Piero đến nước ta; Tôi đã cảnh báo rằng Risquet ông vẫn tiếp tục và sức khỏe của ông ta không tốt lắm. Một vài ngày sau, điều tôi đã lo ngại xẩy ra. Risquet yếu đi và qua đời. Khi Piero đến không có gì để làm ngoại trừ thực hiện lời hứa, nhưng tôi đã nhận được thông tin liên quan đến vũ khí và và viện trợ nhóm phân biệt chủng tộc Nam Phi nhận được từ Reagan và Israel.
Tôi không biết bây giờ Obama sẽ có thể nói gì về câu chuyện này. Tôi không biết những gì ông ta đã biết hoặc không biết, dù rất có thể là ông ta tuyệt đối không biết gì hết. Đề nghị khiêm tốn của tôi là ông ấy [Obama] nên suy nghĩ về những việc này và đừng khai triển những lý thuyết về chính sách của Cuba.
Có một vấn đề quan trọng:
Obama, trong bài phát biểu đã sử dụng các từ ngữ đường mật nhất để bày tỏ:
“Bây giờ là thời điểm để chúng ta cùng nhìn về tương lai – Một tương lai đầy hy vọng . Và nó sẽ không phải dễ, và sẽ có bước thụt lùi. Nó sẽ mất thời gian. Nhưng thời gian của tôi ở Cuba làm hồi phục lại niềm hy vọng của tôi và sự tin tưởng của tôi vào những gì nhân dân Cuba sẽ làm. Chúng ta có thể đi chung cuộc hành trình này như những người bạn, và là hàng xóm, và như gia đình – với nhau”
Tôi cho rằng tất cả chúng ta có nguy cơ bị đau tim khi nghe những câu chữ thế này từ vị Tổng thống của Hoa Kỳ. Sau một cuộc phong tỏa tàn nhẫn kéo dài gần 60 năm qua, và còn những người đã chết trong các cuộc tấn công của lính đánh thuê vào tàu bè, vào hải cảng của Cuba và một máy bay chở đầy hành khách bị đánh bon nổ tung trên không trung, cuộc xâm lược của lính đánh thuê, nhiều hành vi bạo lực, cưỡng chế khác thì sao?
Không ai nên nuôi ảo tưởng rằng nhân dân của đất nước xứng đáng và vị tha này sẽ từ bỏ vinh quang, quyền, hoặc các tài sản tinh thần mà họ đã đạt được với sự phát triển của giáo dục, khoa học và văn hóa.
Ngoài ra tôi cảnh báo đó, chúng tôi có khả năng sản xuất thực phẩm và vật liệu dồi dào mà chúng tôi cần bằng những nỗ lực và trí tuệ của nhân dân nước tôi. Chúng tôi không cần đế chế để ban phát cho chúng tôi bất cứ điều gì. Những nỗ lực của chúng tôi là hợp pháp và hòa bình, vì cam kết của chúng tôi là hòa bình và tình huynh đệ với tất cả loài người đang sống trên hành tinh này.
Fidel Castro Ruz
Ngày 27 tháng 3 năm 2016
10:25
© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn: Brother Obama, Author: Fidel Castro, Ruz | [email protected], Granma, Official Voice of The Communist Party of Cuba, march 28, 2016 12:03:14. DCVOnline minh họa
Bài viết này của ông Fidel Castro cho thấy cách nhìn vấn đề của ông ta chỉ chú trọng về một vài khía cạnh mà không nhìn vấn đề một cách rộng lớn bao quát hơn.
Ông Fidel Castro khoe thành tích xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc và chính phủ cấp lương và hưu trí cho toàn dân nhưng không nói đến việc chỉ hai năm sau khi ông ta cầm quyền, nền kinh tế Cuba đi đến chỗ phá sản.
Ông Fidel Castro chỉ nói đến việc Mỹ định lật đổ chế độ Cuba mà không nói đến việc ông ta quốc hữu hóa các công ty Mỹ, đẩy công ty Mỹ ra khỏi Cuba và bắt tay với Liên Xô.
Nếu nhìn vấn đề một cách rộng lớn hơn thì chính sách thiên tả, tìm cách xóa bỏ cách biệt về xã hội qua việc sửa đổi mức lương và cung cấp trợ cấp xã hội cho người dân đã làm cho ngân sách chính quyền cạn kiệt. Một số quyết định về kinh tế khiến cho công ty Mỹ không chịu hợp tác, như mua dầu của Liên Xô để đưa cho công ty Mỹ lọc dầu, gây ra sự xung đột về quyền lợi với Mỹ. Tất cả các biện pháp thiên tả và làm theo ý riêng của ông ta đã đẩy Cuba vào thế đối nghịch với Mỹ.
Nếu so sánh với chính sách của ông Lý Quang Diệu sau khi Singapore được độc lập thì ông Lý Quang Diệu không đặt ưu tiên vào việc xóa bỏ chênh lệch xã hội mà đặt ưu tiên làm sao cho kinh tế Singapore thịnh vượng, người dân có việc làm. Ông Lý Quang Diệu đặt việc tiêu xài trong vòng ngân sách cho phép quan trọng hơn là trợ giúp cho người nghèo để rồi ngân sách bị thâm thủng, gây ra lạm phát. Không xem việc chống đế quốc quan trọng hơn là mời gọi ngoại quốc vào đầu tư để dân có công ăn việc làm .
Chính sách xem quốc gia là một toàn thể và tìm cách đưa kinh tế quốc gia đi lên qua sự hợp tác với các nước của Singapore đã thành công hơn chính sách chú trọng vào việc nâng đỡ một giai cấp nào đó, giải quyết một vấn đề xã hội nào đó trong khi làm thâm thủng ngân sách, gây ra sự thù địch với nước khác để rồi đi đến chỗ tuyệt giao, không nhận được sự đầu tư của nước ngoài và còn bị phong tỏa kinh tế.
Bài viết vào những ngày cuối đời của ông Fidel Castro cho thấy ông đã không rút ra được bài học gì qua sự thất bại về phát triển của Cuba mà còn tự hào về những gì đã làm cho thấy ông Fidel Castro chỉ là một nhà cai trị dở. Dở vì tầm nhìn của ông ta không nhìn vấn đề một cách bao quát mà chỉ xăm soi vào những tiểu tiết.