Chuột lớn, Cha đẻ của khoa Nhân chủng học, và Sử gia vĩ đại

Lê Minh Khai | Trà Mi dịch

lkimdinhMùa hè năm ngoái, tôi đã viết một blog về triết gia Việt Nam, Lương Kim Định, và tôi đã đề tựa là “Sử gia (không được biết / không được công nhận) vĩ đại nhất của Việt Nam”

Chuột (Trung Quốc) lớn, Cha đẻ khoa Nhân chủng học hiện đại, và Sử gia (không dược biết / không được công nhận) vĩ đại nhất của Việt Nam

Triết gia Lương Kim Định. Nguồn: OntheNet
Triết gia Lương Kim Định. Nguồn: OntheNet

Dù xuất thân là một triết gia, Kim Định đã viết nhiều về thời tiền sử của khu vực Đông Á và, căn bản, lập luận rằng người Việt di cư vào khu vực ngày nay là Trung Quốc sớm hơn so với người Trung Quốc, và người Việt tạo ra nền tảng của truyền thống trí tuệ mà mọi người ngày nay nghĩ là “triết học Trung Quốc.”

Điều mà tôi đã cố gắng trình bầy trong bài viết đó là mặc dù Kim Định không phải là sử gia “giỏi” trong ý nghĩa rằng ông đã làm nhiều điều mà một sử gia chuyên nghiệp không bao giờ nên làm (chẳng hạn như đặt nền tảng ý tưởng của mình dựa trên các thông tin không có cơ sở), dù sao ông cũng đã “vĩ đại” vì đã đưa ra một tầm nhìn táo bạo về lịch sử Việt Nam lấy cảm hứng từ những tư tưởng tiên tiến trên thế giới quốc tế của học thuật (xã hội học, nhân chủng học cấu trúc, v.v.).

Hơn nữa, tôi cũng cho rằng học thuật của Kim Định “có thể” đưa đến một sự hiểu biết tốt hơn về lịch sử Việt Nam “nếu” đã có những người có cùng một trình độ kiến ​​thức như Kim Định và đã thách thức những tư tưởng của ông, và “nếu” đã có một nền văn hóa học thuật ở Việt Nam công nhận rằng sự thách thức tư tưởng là một bước quan trọng trong việc đưa học thuật đi lên.

Tất nhiên, không có sử gia nào tại Việt Nam đã có cùng một mức độ hiểu biết về học thuật quốc tế như Kim Định, và không có một nền văn hóa học thuật tại Việt Nam để nhận ra rằng thách đố tư tưởng là một phương tiện cần thiết để đưa nền học thuật tiến lên. Vì vậy, tầm nhìn táo bạo và cần được phê bình của Kim Định về lịch sử Việt Nam đã không đưa đến một sự hiểu biết tốt hơn về quá khứ.

Thay vào đó, như cố sử gia Tạ Chí Đại Trường đã chỉ ra trong bản di cảo hiện có trên mạng, “sự vĩ đại” của Kim Định ngày nay xuất phát từ thực tế tư tưởng sai lầm của ông vẫn tiếp tục lưu hành, làm cho Kim Định trở thành một trong những sử gia Việt Nam “có ảnh hưởng” nhất ở thế kỷ thứ 20…

Sách về Claude Lesvi_Strauss. Nguồn: Patrick Wilcken
Sách về Claude Lesvi_Strauss. Nguồn: Patrick Wilcken

Trong khi tôi đồng ý với đánh giá của Tạ Chí Đại Trường về Kim Định, tôi cũng đã được đọc một cuốn sách về nhà nhân chủng học cấu trúc, Claude Lévi-Strauss và điều đó đã khẳng định những gì tôi đã nói ban đầu.

Cuốn sách đó là một cuốn tiểu sử của Lévi-Strauss do Patrick Wilcken viết, tựa đề là  Claude Lévi-Strauss: Cha đẻ của khoa Nhân chủng học hiện đại.

Nếu chúng ta nghĩ về một nhà nhân chủng học là một người học tiếng nước ngoài (nếu họ nghiên cứu một xã hội khác hơn xã hội của riêng họ) và dành một khoảng thời gian dài sống trong và nghiên cứu một xã hội, thì Lévi-Strauss quả là một nhà nhân chủng học quá tệ.

Nghiên cứu “thực địa” duy nhất của ông là một thời gian rất ngắn sống ở Brazil trong những năm 1930 khi ông chạy xuyên nội địa Brazil chỉ trong quá trình một vài tháng; ông có rất ít hoặc không có khả năng ngôn ngữ, và ghé thăm nhiều cộng đồng khác nhau, đôi khi chỉ một vài ngày mỗi lần.

Hơn thế nữa, Lévi-Strauss đã chỉ “viết lại” những “nhận xét thực địa” của mình nhiều năm sau đó.

Tôi nghĩ rằng tất cả mọi người sẽ đồng ý rằng đây không phải là một dấu hiệu của ngành nhân chủng học học tốt.

Patrick Léger-Gallimard. Hình ảnh được công bố trong DEBAENE và Frédéric Keck, Claude Levi-Strauss, người đàn ông dưới xa, năm 2009, Discovery Gallimard Collection, pp. 36-37.
Hình ảnh được công bố trong DEBAENE và Frédéric Keck: Claude Levi-Strauss đang nhìn, người đàn ông, năm 2009, Discovery Gallimard Collection, pp. 36-37. Nguồn: Patrick Léger-Gallimard.

Vậy tại sao sau đó Lévi-Strauss có thể được coi là “cha đẻ của khoa nhân chủng học hiện đại”?

Ông là cha của ngành nhân chủng học hiện đại vì đã đẩy lĩnh vực này tiến về phía trước, và cách ông đã làm điều này bằng cách đề ra những tư tưởng táo bạo (lấy cảm hứng từ lý thuyết trong các lĩnh vực khác, như ngôn ngữ học cấu trúc), được hỗ trợ bằng một khối lượng bằng chứng (rất có vất đề) và đã buộc người ta phải suy nghĩ về những gì ông tuyên bố, và phải làm việc hết mình để phủ nhận chúng.

Tuy nhiên, trong việc phủ nhận tư tưởng của Lévi-Strauss, giới nhân chủng học sau cùng đã đạt đến một mực hiểu biết sâu sắc hơn và tinh vi hơn về xã hội loài người.

Càng đọc Kim Định, tôi càng thấy ông ấy như một loại Lévi-Strauss của lịch sử Việt Nam. Kim Định là một sử gia quá tệ, nhưng ông đã đưa ra những ý tưởng táo bạo (lấy cảm hứng từ lý thuyết trong các lĩnh vực khác, như nhân chủng học cấu trúc), hỗ trợ bởi một khối lượng bằng chứng (có nhiều vấn đề).

Sự khác biệt chính là mọi người ở Việt Nam đã chấp nhận tư tưởng của Kim Định chứ không tìm cách phủ nhận chúng, để tạo ra một mức hiểu biết sâu sắc hơn và tinh vi hơn về lịch sử Việt Nam trong quá trình nghiên cứu (như những gì đã xảy ra trong lĩnh vực nhân chủng học liên quan đến tư tưởng của Levi-Strauss ).

Lạc Thư Min Triết. Nguồn LƯơng Kim Định
Lạc Thư Minh Triết. Nguồn Lương Kim Định

Dưới đây là một ví dụ về một trong những ý tưởng của Kim Định rất là “Lévi-Strauss”. Có một bài thơ tựa đề là “con chuột lớn” (Shuoshu 碩鼠) trong Kinh Thi (Shijing 詩經) trong đó có một đoạn như sau:

Chuột lớn! chuột lớn!
Đừng ăn hạt mới nảy mầm của chúng tao!
Ba năm nay chúng tao đã chịu đựng mày,
Nhưng mày chưa bao giờ thông cảm cho chúng tao.
Chúng tao sẽ bỏ mày đi,
Và đến biên thùy hạnh phúc!
Biên thùy hạnh phúc! Biên thùy hạnh phúc!
Cho những người cần mãi mãi than gào?

碩鼠 碩鼠, 無 食 我 苗.
Thạc thử! Thạc thử! Vô thực ngã miêu.
三歲 貫 女, 莫 我 肯勞.
Tam tuế quán nhữ, Mạc ngã khẳng lao.
逝 將 去 女, 適 彼 樂 郊.
Tường khứ nhữ, Thích bỉ lạc giao.
樂 郊 樂 郊, 誰 之 永 號.
Lạc giao lạc giao, Thùy chi vĩnh hào!

Lạc Thư Minh TRiêt. Nguồn Luong Kim Định
Lạc Thư Minh Triêt. Nguồn: Kim Định

Giải thích bài thơ này theo cổ lệ là thì đó là một bài phê bình một chính phủ hoặc một viên quan bóc lột (con “chuột lớn”).

Tuy nhiên, đối với Kim Định, đây là một bài thơ về thời cổ đại khi Trung Quốc được cho là đã di cư từ phía tây bắc vào khu vực ngày nay là Trung Quốc và áp bức người Việt bản địa ở đó trước.

Tất nhiên để làm cho nó có ý nghĩa người ta cần phải tin vào điểm quan trọng mà Kim Định không bao giờ xác định được – đó là đã có hai cuộc di cư trong thời cổ đại vào khu vực ngày nay là Trung Quốc, một của người Việt, giống người đã sống bằng nghề nông, và một sau đó của người Trung Quốc (hoặc người Hoa) những người sống bằng nghề  chăn nuôi.

Nhưng chúng ta hãy tạm để vấn đề này sang một bên và đọc cách giải thích bài thơ này của Kim Định. Đầu tiên của Kim Định lập luận rằng con “chuột lớn” trong bài thơ này đại diện cho quân Trung Quốc xâm lược.

Ở trên, tôi đã dịch “hạt nảy mầm” từ chữ (miao / miêu 苗), có nghĩa là “hạt nảy mầm”, nhưng “miêu 苗” cũng xuất hiện trong tên của một nhóm người không thuộc giống người Hán-Trung Quốc  sống ở phía nam sông Dương Tử vào thời cổ đại, dân tộc Youmiao / Hữu Miêu 有 苗, giống dân mà Kim Định tuyên bố là một phần của nhóm người di cư ban đầu (gồm cả tổ tiên của người Việt) đến khu vực hiện nay là Trung Quốc.

Hơn nữa, Kim Định thấy “ba” (tam) trong “ba năm” (tam tuế) là để chỉ một thời gian dài, chứ không phải là “ba năm”, và lập luận rằng nó có nghĩa là dân Youmiao / Hữu Miêu đã có mặt tại khu vực này một thời gian dài trước khi người Trung Quốc đến.

Cuối cùng, tôi đã dịch “lạc giao” 樂郊 là “biên thùy hạnh phúc”. Khi chỉ đọc phiên âm của hai chữ “lạc giao”, hai thuật ngữ này lập tức khiến người ta tưởng đễ những từ có liên quan đến người Việt cổ.

Những tác giả Trung Quốc thời cổ ghi lại tên của một nhóm những người sống ở phía nam (của thế giới mà họ đã biết đến vào thời điểm đó) là “Lạc Việt” 越, trong khi “Giao Chỉ” 交 趾 / 阯 là tên của một đơn vị hành chính nhà Hán thành lập ở vùng đồng bằng sông Hồng.

Tuy nhiên, hai chữ “lạc” và “giao” trong cụm từ “biên thùy hạnh phúc” 樂 郊 khác với hai chữ dùng trong hai nhóm chữ “Lạc Việt” 雒 越 và “Giao Chỉ” 交趾 / 阯. Tuy nhiên, Kim Định chơi kết nối âm thanh giữa hai nhóm chữ “Lạc Việt” 雒 越 và “Giao Chỉ” 交趾 / 阯 để lập luận rằng dòng cuối cùng của bài thơ trên ngụ ý nói rằng những người đã đi ra khỏi con “chuột (Trung Quốc) lớn” để tạo thành một khu vực mới cho giống “Lạc Việt” 雒 越, và rằng họ “hạnh phúc” (lạc 樂) về điều này.

Lajnc Thư Minh Triết. Nguồn Kim Định
Lajnc Thư Minh Triết. Nguồn Kim Định

Vì vậy, dựa theo lời giải thích của Kim Định, đoạn thơ trên có lẽ có thể được viết lại như sau:

Quân xâm lược Trung Quốc! Quân xâm lược Trung Quốc!
Đừng đàn áp Hữu Miêu!
Từ lâu, chúng tôi đã đến trước các người,
Nhưng các người chwa bao giờ nhận công lao của chúng tôi.
Chúng tôi sẽ bỏ các người lại,
Và đi đến biên thùy Lạc Việt!
Biên thùy Lạc Việt! Biên thùy Lạc Việt!
Cho những người cần mãi mãi than gào?

Nguồn: Trần Ngọc Thêm
Nguồn: Trần Ngọc Thêm

Tôi cho rằng lập luận này giống y hệt như loại học thuật mà Claude Lévi-Strauss đã tạo ra.

Kim Định và Lévi-Strauss cả hai tìm cách trình bầy những “ý nghĩa ẩn” bên dưới bề mặt của văn bản và xã hội loài người bằng cách cung cấp những cách giải thích táo bạo và mới về các xã hội con người và về lịch sử, nhưng những ý tưởng của họ thật vô cùng chủ quan và thiếu sót nghiêm trọng.

Trong trường hợp của Lévi-Strauss, những nhà nhân chủng học sau đó đã chứng minh rằng cách giải thích của ông về xã hội loài người quá chủ quan, và họ đã tìm cách đưa ra những giải thích tinh vi hơn.

Trong trường hợp của Kim Định, ý tưởng của ông đã không bao giờ thật sự bị thách thức, và  ngày nay đã trở thành phần tử nòng cốt của một cuốn sách giáo khoa chính thức cho bậc đại học tại Việt Nam.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng Tạ Chí Đại Trường và tôi đều đúng. Kim Định là “Sử gia (không được biết đến / không được công nhận) vĩ đại nhất của Việt Nam”… Chúng tôi chỉ đơn giản đưa ra các khía cạnh khác nhau của sự “vĩ đại” (của Kim Định) và sử dụng những mức độ khác nhau của ngôn ngữ mỉa mai trong việc trình bầy quan điểm của chúng tôi.

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Large (Chinese) Rats, the Father of Modern Anthropology, and Vietnam’s Greatest (unknown/unrecognized) Historian. Le Minh Khai’s SEAsian History Blog. 09Apr16.

1 Comment on “Chuột lớn, Cha đẻ của khoa Nhân chủng học, và Sử gia vĩ đại

  1. TRIẾT HỌC LỊCH SỬ VÀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

    Triết học dĩ nhiên không phải khoa sử học cũng như ngược lại. Triết học hướng về tư duy còn sử học hướng về sự kiện. Tư duy luôn cần có tìm tói, sáng tạo, còn sử học chỉ khai phá và lý giải, thích nghĩa.
    Sự sáng tạo của triết học tuy vậy có người phủ nhận. Đó là vì họ nhầm lẫn giữa sáng tạo văn học nghệ thuật và sáng tạo của tư duy. Bởi sáng tạo của tư duy chỉ đồng nghĩa với sự khai phá mới, mà nếu không có nó triết học cũng không thể đi lên được.
    Như vậy triết học thực chất cũng khác với lịch sử triết học hay nghiên cứu triết học. Đây cũng chỉ là thứ sử học trong lãnh vực triết học. Triết học là hoạt động của tư duy, của công cuộc tìm tòi triết lý, trong khi đó nghiên cứu triết học hay lịch sử triết học chỉ là tìm về hay bới móc ra mọi cái gì đã là những thành tựu từng có nào đó. Ý nghĩa khác nhau của sáng tạo trong tư duy triết lý và trong nghiên cứu triết học về mặt lịch sử hay khảo cứu về lịch sử triết học là như thế.
    Trong ý nghĩa sáng tạo hay khai phá mới như thế, giá trị là tài năng mà không phải chỉ là thành tựu nào đó đơn giản. Như giá trị của thi hào Nguyễn Du là tài năng của ông ta khi làm ra Truyện Kiều, nó bàng bạc trong khắp tác phẩm mà không phải chỉ là sự thành tựu các mặt đã thẻ hiện ra nơi tác phẩm đó.
    Do đó trong nghệ thuật nói chung cũng thế, trong thi ca, âm nhạc chẳng hạn, có người đôi khi suốt cả đời chỉ có một hai vài tác phẩm cũng đã nói lên tài năng riêng của mình, mà không phải suốt cả đời với hang hà những gì làm được.
    Từ trong thực tế đó, tôi quan niệm Kim Định là một triết gia của Việt Nam thật sự mà không phải chỉ là nhà sử học hay chỉ là người tìm tòi, nghiên cứu triết học. Bởi tư duy của Kim Đinh là tư duy sáng tạo, tư duy khai phá mà không phải chỉ ý thức khảo cứu hay ý thức sao chép. lượng giá kiểu lối mòn và thụ động.
    Bởi vậy so với nhiều người từng làm triết học hay từng nghiên cứu triết học tại Vietj Nam, người ta có thể nhận ra tính cách triết gia nơi Kim Định là nổi bật và cũng độc đáo nhất. Nói khác ngay như Trần Đức Thảo cũng chủ yếu là nhà nghiên cứu triết học, còn tính cách triết gia độc sáng, riêng biệt that sự cũng chưa có điều gì đáng nói mấy. Cái ý hướng và tính cách chủ động trong tư duy triết học giữa hai người trên là khác nhau như thế. Còn phần lớn những người khác ở Việt Nam thì chỉ bình thường chưa có gì đặc biệt đáng nói.
    Hồi còn học triết học ở đại học Văn Khoa cũ tại Saigòn trong miền Nam trước năm 1975, tôi đã có số giờ theo học với giáo sự Kim Đinh. Ngay lúc đó tôi đã có ý thức mơ hồ đánh giá ông ta thật sự là một triết gia mà không chỉ là nhà triết học tức nghiên cứu triết học hay một giáo sư giảng dạy triết học. Mặc dầu số giờ giờ học với giáo sư Kim Đinh của tôi khi ấy không nhiều lắm, vì tôi học ban triết học phương Tây, sự sự mặn mà với các bài giảng về triết học phương Đông mà cụ thể là các tác phẩm cùng giảng khóa về Cơ cấu Việt Nho của ông kiến tôi khi ấy đã hết sức tâm đắc mặc dầu có khi cũng chưa hoàn toàn đào sâu hay hiểu hết.
    Cái hay của giáo sự Định là ông trong tính cách một vị linh mục Thiên chúa giáo đi vào giảng dạy triết học với cái áo đạo màu trắng mà ông thường mặc, nhưng trong nội dung giảng dạy và sách viết của ông không bao giờ lan truyền gì về Thiên chúa giáo cả mà chỉ để tâm truyền giảng triết học hoàn toàn khách quan, chân phương và hoàn toàn thuần túy. Tinh thần và ý nghĩa triết gia cũng như tinh thần của một vị giáo sư triết học ở đây là hoàn toàn như thế.
    Đã từ lâu rồi tôi không có dịp gặp lại giáo sư Kim Định, không biết hiện giờ ông ra sao và ở đâu, có các thành tựu triết học mới thế nào, nhưng tôi vẫn luôn giữ trong long sự quý mến và ngưỡng phục các tác phẩm và bài giảng ngày xưa của ông. Tôi cũng có tâm niệm một ngày nào đó sẽ tìm đọc tất cả lại nó. Nhưng điều tôi suy nghĩ chân thành nhất là mong nhiều người khác hãy tìm đọc nó và nghiên cứu nghiêm túc, sâu sắc hơn về chúng. Bởi giáo sư Kim Định theo tôi là một triết gia thật sự và ý nghĩa lớn nhất của ông chính là đặt để ra một nền móng cơ bản, nghiêm túc và tiết yếu cho tất cả những ai tiếp tục phát triển thêm lên mọi thành quả khởi đầu mà chính ông đã cưu mang và tâm huyết xây dựng nên được.
    ĐẠI NGÀN
    (13/4/16)