Đài Loan, Trung Cộng luân phiên đến phô trương chủ quyền ở quần đảo Trường Sa

Johnson Lai (AP) | AFP | Mai Nguyen, Reuters | DCVOnline

spratlysHôm 23 tháng Ba 2016, Thứ trưởng Ngoại giao Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) Bruce Linghu (Lệnh Hồ Vinh Đạt) đã dẫn đầu một phái đoàn chính phủ và báo chí đến đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa để biểu dương chủ quyền của Đài Loan ở vùng quần đảo đang có tranh chấp.

Tổng thống Ma Ying-jeou (thứ hai bên phải) đi vào đến bằng một chiếc máy bay vận tải quân sự C-130 tại Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, phía nam Đài Loan, Tháng 28. (Văn phòng Tổng thống Đài Loan thông qua AP / -)
Tổng thống Ma Ying-jeou (thứ hai bên phải) đén đao Ba Bình ở Trường Sa bằng một chiếc máy bay vận tải quân sự C-130, 28 tháng Giêng. Nguồn: Văn phòng Tổng thống Đài Loan /qua AP

Ông Vinh Đạt nói Ba Bình là một hòn đảo người ta có thể sinh sống được chứ không chỉ là một đảo đá như Philippines tuyên bố ở Tòa Hòa giải. Vì thế Đài Loan có thể tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, cũng như vùng độc quyền kinh tế quanh đảo Ba Bình.

Cùng đi trong phái đoàn Đài Loan là hai chục nhà báo; máy bay vận tải quân sự C-130 đưa phái đôàn Đài Loan đã hạ cánh trên một phi đạo ở đây. Họ đã đi viếng bưu điện và giếng nước ngọt, và sau đó đến viếng bến cảng và một ngôi chùa trên đảo.

Việt Nam và Phillipines đều tuyên bố chủ quyền ở Ba Bình, phủ nhận chủ quyền Trung Quốc (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) tuyên bố ở gần hết vùng biển Đông Việt Nam. Tuy nhiên, Philippines đã công bố Ba Bình chỉ là một đảo đá để tránh việc phải chia vùng độc quyền kinh tế quanh đảo Palawan của Philippines. Trung Quốc, đương nhiên, cũng phủ nhận chủ quyền của Philippines trên đảo Ba Bình.

Đài Loan, mặt khác, vì không có quan hệ ngoại giao với 5 quốc gia đang tranh chấp ở biển Đông nên đã ngả sang vận động công luận để xác định chủ quyền của họ ở Biển Đông.

Hồi cuối tháng Giêng, Tổng thống Đài Loan Ma Ying-jeou (Mã Anh Cửu) đã đến thăm Ba Bình và bị Hoa Kỳ, một đồng minh quan trọng, chỉ trích vì đã vi phạm khuyến cáo không bên nào nên có những hành động làm tình hình thêm căng thẳng. Dù tuyên bố của Đài Loan gần như hệt tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, ông Mã Anh Cửu muốn cho thế giới thấy Đài Loan là một quốc gia yêu hòa bình và nhân đạo trong khu vực.

Đài Loan có một bệnh viện 10 giường, một hải đăng và một trạm cứu trợ ngư nghiệp trên 46 ha (110 mẫu Anh) ở Ba Bình; dân số trên đảo khoảng 200 lính bảo vệ bờ biển. Đài Loan dùng hơn 100 triệu đô-la để nâng cấp phi đạo ở đây và xây dựng một bến tầu có thể cho phép tuần dương hạm 3.000 tấn của họ cập bến.

Ba Bình là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa cách Đài Loan 2000 km về phía nam. Tuy nhiên, gần đây Ba Bình đã nhỏ hơn so với những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã lấp cát lên các rạn san hô, những bãi cát ngầm, xây nhà ở, bến cảng, sân bay và những cơ sở hạ tầng khác. Hoa Kỳ và những nước khác nói Bắc Kinh đang làm tình hình thêm căng thẳng trong khu vực chiến lược quan trọng, cùng lúc Trung Quốc cáo buộc Mỹ quân sự hóa khu vực vì đã đưa chiến hạm Hải quân vào khu vực bất chấp tuyên bố của Bắc Kinh.

Hai nước Brunei và Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền trên một phần của biển Đông và tranh chấp biển có thể kéo Indonesia vào cuộc. Cuối tháng Ba vừa qua Indonesia đã bắt 8 người trong thủy thủ đoàn của một tàu Trung Quốc đánh cá bất hợp pháp trên vùng biển của Indonesia. Trung Quốc, mặt khác, cho rằng ngư dân của họ bị tầu vũ trang của chính phủ Indonesia quấy nhiễu.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam Lê Hải Bình cho biết trong một tuyên bố:

“Mặc dù có sự quan tâm và phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, Đài Loan vẫn gởi các nhà báo đến Ba Bình. Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, leo thang căng thẳng và không có lợi cho việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.”

Ông Bình cho biết Việt Nam có đầy đủ bằng chứng để chứng minh họ có thẩm quyền đối với quần đảo Trường Sa. Ông  nói thêm,

“Mọi hoạt động của người nước ngoài, không được phép của Việt Nam, trên hai quần đảo này là bất hợp pháp và vô giá trị. Chúng tôi kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.”

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối chuyến đi hôm thứ Tư của phái đoàn Đài Loan ở Ba Bình là một phản ứng nhanh bất thường của chính phủ nước này.

Tướng và sĩ quan Trung Quốc viếng Trường Sa

Du khách Trung Quốc sau khi hạ cánh tại sân bay trên quần đảo Trường Sa của Biển Nam Trung Quốc vào ngày 6. (Tân Hoa Xã qua AP / Xing Guangli)
Du khách Trung Quốc chụp hình chung sau khi hạ cánh tại sân bay trên quần đảo Trường Sa vào ngày 6 tháng Giêng. Nguồn: Tân Hoa Xã qua AP / Xing Guangli.

Viên tướng số hai của Giải phóng Quân Trung Quốc mới đây cũng đã đến thăm hòn đảo nhân tạo của nước này ở Biển Đông nơi Mỹ và những nước khác đã chỉ trích TQ đã gây căng thẳng thêm ở khu vực.

Bộ Quốc phòng TQ cho biết, trong một tuyên bố ngắn gọn hôm thứ Sáu, 15/4, rằng Phạm Trường Long dẫn dẫn đầu một nhóm các sĩ quan chỉ huy quân sự đến viếng thăm binh sĩ ở một vị trí ở quần đảo Trường Sa và quan sát công trình xây dựng. Bản tuyên bố không nói chính xác khi nào và nơi họ Phạm đã đến thăm.

Thông báo này đến sau khi Trung Quốc đã tuyên bố họ bất bình vì kế hoạch leo thang khiêu khích của Mỹ và Philippines bằng hợp tác quân sự gồm cả những cuộc tuần tra hải quân chung.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cũng đã đến thăm một tàu sân bay ở Biển Đông vào thứ Sáu, 15 tháng Tư, trong một chuyến đi tới khu vực mà không ghé lại TQ.

© 2016 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn:
Vietnam slams ‘illegal and worthless’ Taiwan Spratlys media tour. By: Agence France-Presse | Mai Nguyen, Reuters. March 24, 2016.
China 2nd ranking general visits disputed islands. Associated Press | Beijing, April 15 2016.
–  Taiwan takes media on tour of South China Sea island claim Johnson Lai, Associated Press, March 23 2016

1 Comment on “Đài Loan, Trung Cộng luân phiên đến phô trương chủ quyền ở quần đảo Trường Sa