Bài học Trọng Thủy-Mỵ Châu

Lê Quốc Trinh

April-30-1975-tankBài này viết để kỷ niệm ngày 30-04-1975, mở đầu cho một thời kỳ ô nhục nhất trong lịch sử cận đại Việt Nam.

Tranh Minh họa: An Dương Vương THục Phán chém Mỵ Châu (rắc lông ngỗng là dấu cho Trọng Thủy). Nguồn: OntheNet
Tranh Minh họa: An Dương Vương Thục Phán chém Mỵ Châu (rắc lông ngỗng là dấu cho Trọng Thủy). Nguồn: OntheNet

Nếu chưa biết về Trong Thủy-Mỵ Châu, bạn đọc có thể tìm bằng Google trên mạng để biết truyện ra sao trước khi đọc sâu vào bài viết. Câu chuyện huyền thoại này được nhắc lại vì ý nghĩa thâm sâu của nó liên quan đến hiện tình đất nước Việt Nam chúng ta hiện nay. Đối với những người sinh trưởng từ miền Nam trước 1975, họ thuộc lòng câu chuyện này vì chính thể VNCH đã xây dựng được một nền giáo dục cao thượng nhân bản luôn luôn nhắc nhở lòng yêu nước thương nòi cho thế hệ trẻ. Còn đối với những người đến từ miền Bắc, trên vỹ tuyến 17, họ khó có thể học được những trang sử oai hùng của dân tộc Lạc Hồng dưới chế độ cộng sản hà khắc. Tôi còn nghe nói hiện nay, ở huyện Đông Anh vùng phụ cận Hà Nội, còn giữ lại vết tích đền thờ Trọng Thủy-Mỵ Châu bên cạnh giếng Cổ Loa, nơi mà cặp vợ chồng Việt gian(1) bán nước này gieo mình tự tử?

Vài hàng tổng quát về đất nước Việt Nam

Hiện nay dân tộc Việt Nam phải liên tục chịu nhiều thảm cảnh đắng cay, người dân vẫn muốn tiếp tục bỏ nước ra đi. Phải chăng đất nước Việt Nam khô cằn nghèo quá, thiên tai kéo dài, khí hậu khắc nghiệt làm cho cuộc sống khó khăn, kinh tế không phát triển được?

Để trả lời, thiết tưởng cũng nên liệt kê vài điểm thuận lợi do thiên nhiên đem lại và do tiền nhân hy sinh xương máu để kiến tạo nên mảnh đất hình chữ S. Sau đây xin sơ lược vài điểm chính yếu, xem như là sự thật lịch sử:

1) Về mặt địa lý, đất nước Việt Nam nằm ở phía Nam, sát cạnh nước Trung Hoa to lớn đông dân từ khi mở nước, dựng nước, dân tộc Việt Nam đã từng chịu đựng cả ngàn năm chinh chiến chống xâm lược từ phương Bắc. Thế nhưng tổ tiên giòng giống Lạc Hồng chưa bao giờ chịu khuất phục, vẫn kiên trì chống trả từ đời này qua đời khác, cho đến ngày hôm nay chúng ta còn giữ được tiếng nói ngôn ngữ Việt, phong tục tập quán Việt, để không bao giờ bị ngoại bang đồng hóa. Khi chúng ta nói chuyện hàng ngày với nhau bằng tiếng Việt, không một người ngoại quốc nào hiểu được, ngay cả người Tàu, Miên hay Ấn Độ. Có phải đó là niềm hãnh diện xứng đáng, nhờ công lao tiền nhân?

2) Chẳng những kiên trì kháng chiến chống ngoại xâm, tổ tiên chúng ta còn có công lao mở mang bờ cõi, phát triển về phương Nam để ngày hôm nay chúng ta có được một giải đất khá rộng.

3) Điều đặc biệt là tiếng Việt chúng ta nói với nhau hàng ngày phổ thông trong 86% dân số, trải đều khắp ba miền Nam Trung Bắc, gần như đồng nhất, chỉ khác thổ âm, không quan trọng. Chi tiết này quan trọng vì nó tạo cơ sở cho vấn đề truyền bá văn hóa, thông tin, liên lạc, giao tế, giao dịch thương mại, kinh tế chính trị, tránh nhiều được nhiều va chạm nguy hiểm. Thử nhìn qua đất nước TQ to lớn, đông dân, họ khó đồng nhất ý kiến vì vấn đề ngôn ngữ văn hóa phức tạp vô cùng;

4) Chữ Quốc Ngữ do công lao của giới truyền giáo Ky Tô ở thế kỷ 17, nhất là giám mục Bá Đa Lộc (Alexandre de Rhodes) đã giúp toàn dân Việt Nam có ther dùng mẫu tự chữ La-Tinh (a b c …) làm phương tiện chuyển tải tư tưởng, khiến choViệt Nam ngày nay có thể đi vào thế giới KHKT Âu Mỹ rất dễ dàng, nhanh chóng. Từ hình học, đại số, số học, thế hệ trẻ học rất nhanh, đi đến sử dụng dàn máy computer, gõ chữ đơn giản trên keyboard, không phức tạp nhiêu khê như người TQ, Nhật hay Đại Hàn, Ả Rập, v.v.

5) Đất nước Việt Nam may mắn nằm sát cạnh bờ biển Thái Bình Dương, ít chịu thiên tai bão tố, động đất kinh hoàng như nhiều nước khác, khí hậu ôn hòa, mưa thuận gió hòa. Tuy có lũ lụt mỗi năm nhưng có tính cách ưu đãi, mang lại phù sa màu mỡ cho đồng lúa và giúp tẩy rửa chất phèn chua có hại cho đồng ruộng, hoa màu;

6) Nhờ nằm ở vị trí hạ lưu nên mỗi năm đón nhận biết bao nhiêu phù sa tăng màu mỡ cho nông nghiệp; tôm cá, thủy sản đầy sông, Nông nghiệp phát triển tối ưu nhờ hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long phì nhiêu rộng lớn, coi như là hai vựa lúa chính ở hai đầu đất nước, khối lượng phù sa màu mỡ này vun đắp cho bờ biển Cà Mau, tăng diện tích đất đai một cách tự nhiên(2);

7) Đất nước Việt Nam ta có đến gần 2200 km bờ biển cạnh Thái Bình Dương, thuận tiện vô cùng cho con đường hàng hải quốc tế giao thông giữa Âu Mỹ và Á Châu cộng nhiều cảng như Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang. Hơn nữa lại có thêm bến cảng Cam Ranh rộng lớn, nước sâu, bao bọc bởi nhiều hòn đảo núi non chắn bão, nổi tiếng là quân cảng ưu hạng mà nhiều quốc gia khác rất muốn khai thác (TQ, Nhật, Nga, Mỹ);

Hàng không mẫu hạm HMS WARRIOR di tản 1.455 người Việt Nam tị nạn cộng sản đi từ Hải Phòng, Bắc Việt Nam vào Sài Gòn trong Chiến dịch “Đường về phía Tự do”, ngày 4 tháng 9 năm 1954. Người tị nạn đang chuyển từ một tàu đổ bộ của Pháp (LCT) sang chiến hạm HMS WARRIOR cuae Anh Quốc tại cảng Hải Phòng. Nguồn: ADMIRALTY OFFICIAL COLLECTION, Hải Quân Hoàng gia Anh Quốc.
Hàng không mẫu hạm HMS WARRIOR di tản 1.455 người Việt Nam tị nạn cộng sản đi từ Hải Phòng, Bắc Việt Nam vào Sài Gòn trong Chiến dịch “Đường về phía Tự do”, ngày 4 tháng 9 năm 1954. Người tị nạn đang chuyển từ một tàu đổ bộ của Pháp (LCT) sang chiến hạm HMS WARRIOR của Anh Quốc tại cảng Hải Phòng. Nguồn: ADMIRALTY OFFICIAL COLLECTION, Hải Quân Hoàng gia Anh Quốc.

8) Người dân miền Nam (VNCH) trước 1975 bản chất hiền hòa, cần cù, chất phát, họ sẵn lòng chia cơm sẻ áo giúp đỡ đùm bọc gần 1 triệu người di cư từ miền Bắc lánh nạn cộng sản vào Nam (1954). Gần 10 năm sau di cư (thời tt NĐ Diệm) không hề xảy ra nạn kỳ thị Nam Bắc; không những thế họ tạo cơ hội cho nhiều văn nghệ sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ, thương gia đi từ miền Bắc có phương tiện phát triển tài năng, giúp phần nâng cao văn hóa nghệ thuật miền Nam;

10) Người dân miền Nam Việt Nam (VNCH) có tinh thần học hỏi, trung thực, ngay thảng, biết tiếp nhận kiến thức KHKT văn minh nhân loại để mở mang kinh tế, xuất hiện nhiều nhân tài lỗi lạc tầm vóc quốc tế;

11) Chỉ vì hiền hòa chất phát, ngay thẳng, thiếu kinh nghiệm đấu tranh chính trị, nên người dân miền Nam (VNCH) không đủ kiến thức thâm sâu để nhận thức được “mối đe dọa của cộng sản miền Bắc nhằm thôn tính miền Nam trù phú”. Chính sách giáo dục của miền Nam trong 20 năm đã không bao giờ cho phép học sinh, sinh viên hiểu rõ chủ nghĩa cộng sản là gì;

Record Group 306 Records of the U.S. Information Agency, 1900-2003 Still Pictures Identifier: 306-ppb-225
Truyền đơn kêu gọi di cư tránh cộng sản. Nguồn: Records of the U.S. Information Agency, 1900-2003

12) Việt Nam có một kho tài nguyên đa dạng; từ mỏ Bauxite, mỏ than, mỏ đồng, vàng, sắt thép, cho đến dầu hỏa ngoài Biển Đông, tuy không to lớn như các nước khác, nhưng cũng đủ để trao đổi để tìm ngoại tệ nếu biết khai thác hữu hiệu cho toàn dân hưởng;

Từ những ưu đãi thiên nhiên kể trên, đáng lẽ Việt Nam đã biết khai thác tối đa để làm cho “dân giàu, nước mạnh” tiến lên ngang hàng với nhiều quốc gia trong vùng Thái Bình Dương (Nhật, Đại Hàn, Đài Loan, Singapore, v.v.) sau 40 năm hòa bình thống nhất đất nước, xã hội chính trị ổn định, tại sao đến giờ phút này vẫn còn lẹt đẹt xuống cấp, thua xa vài nước nhỏ hơn?

Quan sát khách quan cho thấy lý do đất nước Việt Nam tụt hậu, xã hội băng hoại, kinh tế sống bám, chính trị bất ổn, và giáo dục xuống cấp là do từ chế độ XHCN áp đặt lên đầu cổ toàn dân kể từ khi ông HCM mang chủ thuyết cộng sản vàoViệt Nam (1930) mưu đồ cấu kết với khối cộng sản quốc tế. Chỉ cần theo dõi sát tình hình diễn biến củaViệt Nam qua 41 năm thống nhất hòa bình dưới chế độ XHCN thì ai cũng thấy rõ, nhất là từ một năm qua (2015-2016), xin đưa ra vài luận cứ.

  • Tập thể lãnh đạo ĐCS và Nhà nước Việt Nam từ 60 năm qua đã âm thầm đóng vai trò nội gián phục vụ cho âm mưu xâm lượcViệt Nam của lãnh đạo cộng sản TQ, gọi đó là bè lũ con cháu Trọng Thủy-Mỵ Châu, nói thẳng là “tập đoàn Việt gian bán nước, hại dân”. Bằng khẩu hiêu cộng sản hô hào nhân dân miền Bắc “Yêu nước là yêu XHCN” đã tiêm vào đầu óc người dân những giáo điều mơ hồ, phản khoa học. CSVN áp dụng chính sách lừa dân, mị dân và ngu dân qua những hình ảnh hy sinh vì lòng yêu nước giả tạo.
    Việt Nam nằm sát cạnh một nước hàng xóm lớn hung hăng là chuyện không có lựa chọn từ ngàn năm. Chỉ cần tự đặt một câu hỏi đơn giản, xây dựng hàng rào kiên cố dọc biên giới phía Bắc, canh gác biên thùy ngày đêm và trên dưới đồng một lòng đoàn kết chống ngoại xâm thì quân thù làm sao đụng vào bờ cõi chúng ta?
    Nếu không có kẻ cung kính lạy lục mời bọn chúng vào thì 70 năm qua chúng không thể leo lên bàn thờ tổ tiên quậy phá. Tội lỗi tày đình này do ai gây ra, nếu không phải là tập đoàn lãnh đạo cộng sản miền Bắc?
    Đảng cộng sản Việt Nam đã sử dụng chủ nghĩa cộng sản để bào mòn truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam để đến lúc nào đó họ đành cúi đầu ngoan ngoãn chấp nhận thân phận nô lệ, mặc tình để ngoại bang phương Bắc chi phối và sai khiến. Phá tan chướng ngại vật chính yếu này thì năng lực phát triển, tài năng trí tuệ của toàn dân mới có cơ hội vùng lên. Đây là chuyện nội bộ của người dân trong nước; hãy để cho mọi phong trào đấu tranh dân chủ, tự do, nhân quyền trong nước phát triển và lan tỏa khắp mọi tầng lớp xã hội qua hình thức bất bạo động để đối đầu với nhà cầm quyền cộng sản;
  • Hãy thử quan sát nội tình nước Do Thái, lãnh thổ nhỏ hẹp, đất đai khô cằn, không hội đủ mọi yếu tố thiên nhiên ưu đãi như VN, lại luôn luôn bị các nước Ả Rập xung quanh vây hãm, đe dọa hàng ngày. Thế nhưng tại sao họ vẫn ngang nhiên phát triển nông nghiệp tột bực, đoàn kết một lòng để chung sức chống mọi thế lực thù địch xung quanh? Quốc Hội Do Thái có đến 17 đảng phái hoạt động công khai dưới một chính thể biết tôn trọng tự do, dân chủ, kỷ luật sắt thép. Một điều chắc chắn là họ không bị chủ nghĩa cộng sản tẩy não, họ không chấp nhận đi vào quỹ đạo sai khiến của khối cộng sản quốc tế. Họ đã phát huy tinh thần yêu nước cực độ, nội bộ họ không hề có bóng dáng một tên nội gián làm tay sai cho ngoại bang. Đó là một bài học gương mẫu về “lòng yêu nước chân chính” của một dân tộc suýt bị tiêu diệt ở thế chiến II;
  • Hãy nhìn thử vài quốc gia nhỏ bé ở Bắc Âu (Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch) tiếp cận biên giới với Nga Sô. Họ cũng từng gánh chịu biết bao nhiêu áp lực quân sự từ nước láng giềng hung hăng, nhất là hải phận luôn luôn có vần đề bị xâm phạm. Thế nhưng tại sao họ không tỏ ra yếu đuối quỵ lụy nhưViệt Nam? Tại sao nước Phi Luật Tân nhỏ bé còn dám đưa đơn kiện TQ ra tòa án quốc tế về v/đ Biển Đông mà Việt Nam thì đành ngậm miệng nhục nhã?
  • Rút tỉa từ kinh nghiệm quý báu của người dân Do Thái, bài viết này nhấn mạnh vai trò Trọng Thủy-Mỵ Châu của một nhóm người hiện diện trong cộng đồng Người Việt ở Canada từ cuối thập niên 60, đó là Hội Việt Kiều Yêu Nước Tại Canada (HVKYNTC), đã đến lúc cần phải vạch mặt chỉ tên trước cộng đồng để tránh ngộ nhận khi tình hình đất nước Việt Nam biến động trầm trọng, viễn ảnh chiến tranh không xa.

Chân tướng Hội Việt Kiều Yêu Nước tại Canada (VKYNTC)

Một năm trôi qua kẻ từ loạt bài “Lời sám hối muộn màng”, “Đôi lời tâm sự”, “Yêu nước hay yêu tiền” của tôi viết và đăng rộng rãi trên nhiều trang mạng hải ngoại (tháng 3 và 4, 2015); sau đó là loạt bài “VixiLeaks” của tác giả Trần Giao Thủy, đăng trên DCVOnline.net (tháng 6-9 tháng 6, 2015), nhiều sự thật đã được phơi bày cặn kẽ, nhưng lời tôi kêu gọi hối cải không mang lại kết quả hữu hiệu.

Hôm nay 30-04-2016, tôi buộc phải đi vào hành động thực tiễn để chứng minh “Kẻ nào gieo nhân trong quá khứ thì ngày nay phải có trách nhiệm hái quả”, “Kẻ nào gieo gió thì phải gặt bão”.

Tôi Lê Quốc Trinh, tố giác trước cộng đồng Người Việt tại hải ngoại những điều như sau:

  • Rằng HVKYNTC thực chất là một hội đoàn chính trị đăng ký theo luật pháp Canada, do một số thành viên nòng cốt thành lập trong mục đích gieo rắc chủ nghĩa CS, lợi dụng chính thể tự do dân chủ của Canada để lừa gạt hội viên biến Hội thành một tổ chức kinh tài cho Nhà Nước CSVN;
  • Nguồn: Trần Gia Thủy, VixiLeaks, DCVOnline
    Nguồn: Trần Giao Thủy, VixiLeaks, DCVOnline

    Rằng toàn thể lãnh đạo Hội, gọi là Ban Thường Vụ, toa rập với vài thành viên nòng cốt tự nguyện làm tay sai cho vài cán bộ cao cấp trong Nhà Nước CSViệt Nam (Ban Việt Kiều Trung Ương, Hà Nội) mưu đồ áp đặt sự kiểm soát của Nhà nước Việt Nam lên đầu cổ Hội viên tại Canada;

  • Nguồn: Báo Nhân Dân, 1975
    Nguồn: Báo Nhân Dân, 1975

    Rằng tập thể lãnh đạo HVKYNTC (Ban Thường Vụ) đã ngang nhiên lừa gạt Hội viên qua những hoạt động đi ngược lại tôn chỉ Nội Quy Hội (được thảo luận và thông qua trong nhiều Đại Hội và chính thức nộp cho chính phủ Canada như là văn bản chính thức hoạt động theo pháp luật Canada)

Bằng chứng 1: rõ ràng qua những tài liệu do ông Gilbert Gendron tác giả cuốn “The Vietcong Front in Quebec”. Xem chú thích của DCVOnline trong các bài “Lời sám hối muộn màng”, “Đôi lời tâm sự”, và “Yêu nước hay yêu tiền” đăng trên DCVOnline.net (tháng 3-4, 2015).

Bằng chứng 2: cuộn băng cassette TDK D90 ghi âm toàn bộ buổi họp giữa vài lãnh đạo Hội (Ban Thường Vụ) và cán bộ cao cấp của Nhà Nước Việt Nam tại Hà Nội (tháng 10-1988) bàn về những tranh chấp kinh doanh trong HVKYNTC. Xem nội dung loạt bài “VixiLeaks”.

Bằng chứng 3: văn bản Nội Quy Hội luôn luôn nhấn mạnh nguyên tắc tự nguyện tự giác của Hội viên và nhấn mạnh Hội là một tập thể hoạt động vô vị lợi (sans but lucratifs).

Mời độc giả vào DCVOnline.net để đọc lại những bài viết và tài liệu trích dẫn nêu trên. Đây không phải là những lời vu khống chụp mũ hay chống cộng cực đoan; đây là một sự kiện nghiêm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt cộng đồng và luật pháp sở tại. Nếu Hội viên cũ của HVKYNTC (đã ngưng hoạt động) cảm thấy bị xúc phạm đều có quyền đưa đơn kiện tác giả ra tòa án địa phương. Hy vọng đến lúc đó sẽ còn rất nhiều sự thật khác được phơi bày trước ánh sáng công lý, chẳng những cộng đồng Người Việt mà báo chí truyền thông Canada sẽ góp phần và …có lẽ đến phiên nhà cầm quyền Hà Nội cũng cần phải lên tiếng để giải thích vai trò của họ với HVKYNTC.

Kết luận

Xin phép tạm ngừng bài viết ở đây vì đã dài; tôi sẽ tiếp tục trình bày tiếp sau ngày 30-04-2016. Tình thế nghiêm trọng của đất nước và dân tộc Việt Nam vẫn luôn luôn là chủ đề chính yếu, ngày nào còn bóng dáng cộng sản tại quê nhà, ngày đó người dân lao động Việt Nam còn cơ cực, làn sóng di tản bỏ nước ra đi còn tái diễn, nguy cơ mất nước gần kề, không cho phép bè lũ con cháu Trọng Thủy-Mỵ Châu tái diễn trò Việt gian bán nước nữa.

Chân thành kính chào,

29-04-2016, Canada

Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Bài do tác giả gởi. DCVOnline hiệu đính, minh họa và chú thích.

DCVOnline:
(1) 
Theo sử gia Lê Văn Hưu, Triệu Vũ Đế tức Triệu Đà (theo truyền thuyết là cha của Trọng Thủy) là người “mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt”.

“Triệu Vũ Đế khai thác đất Việt ta mà tự làm đế trong nước, đối ngang với nhà Hán, gửi thư xưng là “lão phu”, mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta, công ấy có thể nói là to lắm vậy. Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giềng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương Bắc không thể [8b] lại ngấp nghé được.”

Lê Văn Hưu, Đại Việt Sử Ký Ngoại Kỷ Toàn Thư, Quyển II, [1a], Kỷ Nhà Triệu. [ĐVSKTT, Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên… soạn thảo (1272 – 1697). Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam dịch (1985 – 1992). Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội (Hà Nội) ấn hành (1993).]

Mỵ Châu là con của An Dương Vương, vua nước Âu Lạc (phía Nam giang sơn của Triệu Đà) sau là vợ của Trọng Thủy.

“Đà sai con là Trọng Thủy vào hầu làm túc vệ, cầu hôn con gái vua là Mỵ Châu. Vua bằng lòng. Trọng Thủy dỗ Mỵ Châu để xem trộm nỏ thần, rồi ngầm bẻ gãy lẫy nỏ, thay cái khác vào […] bảo Mỵ Châu rằng: “Ân tình vợ chồng không thể quên nhau, nếu lỡ hai nước không hòa, Nam Bắc cách biệt, ta lại tới đây thì làm thế nào mà tìm thấy nhau?” Mỵ Châu nói: “Thiếp có cái nệm gấm lông ngỗng, thường mang theo mình, đi đến đâu thì rút lông ngỗng rắc ở chỗ đường rẽ để làm dấu.” Trọng Thủy về báo cho Đà biết. […] Quân của Đà tiến sát đến nơi, vua giương nỏ thì lẫy đã gãy rồi. Vua thua chạy, để Mỵ Châu ngồi trên ngựa, cùng chạy về phía nam. Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng đuổi theo. Vua đến bờ biển, hết đường mà không có thuyền, liền gọi rùa vàng mấy tiếng: “Mau đến cứu ta!” Rùa vàng nổi lên mặt nước, mắng rằng: “Kẻ ngồi sau ngựa là giặc đấy, sao không giết đi?” Vua rút gươm muốn chém Mỵ Châu,  Mỵ Châu khấn rằng: “Trung tín trọn tiết, bị người đánh lừa, xin hóa thành ngọc châu để rửa thù nhục này.” Cuối cùng vua vẫn chép Mỵ Châu, máu chảy loang mặt nước, loài trai nuốt vào bụng, hóa làm hạt minh châu.”

Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Ký Toàn thư, Quyển I, Kỷ Nhà Thục, An Dương Vương.  [ĐVSKTT, Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên… soạn thảo (1272 – 1697). Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam dịch (1985 – 1992). Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội (Hà Nội) ấn hành (1993).]

(2) Tỉnh Cà Mau ở cực Nam Việt Nam, chỉ cao hơn mực nước biển chỉ 1 mét, có thể biến mất trong vài chục năm tới vì đất chìm trừ khi ngừng việc khai thác nước ngầm.

Đất Lún tại xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời vào ngày 15 tháng 4. Nguồn:  Mỗi năm, đất Cà Mau chìm 1,71 cm. VietnamNet, 22/04/2016
Đất lún tại xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau vào ngày 15 tháng 4. Nguồn: Mỗi năm, đất Cà Mau chìm 1,71 cm. VietnamNet, 22/04/2016

Đó là lời cảnh cáo của các chuyên gia từ Viện Kỹ thuật Địa chất Na Uy (NGI) công bố tại một cuộc hội thảo ở Cần Thơ vào ngày 17 tháng 6, 2013.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) của Việt Nam và NGI phối hợp tổ chức cuộc hội thảo để xem xét kết quả giai đoạn đầu của một dự án nghiên cứu về lún đất tại tỉnh Cà Mau, đã được NGI tiến hành từ tháng 5, 2012 theo yêu cầu của Bộ NN & PTNT Việt Nam và Bộ Ngoại giao Na Uy.

Các chuyên gia NGI cho biết là mặt đất ở Cà Mau cao hơn so với mực nước biển chỉ có 1 mét, chìm đất có thể được coi là nguyên nhân của sự xói mòn đất dọc theo bờ biển, gây thiệt hại đến rừng ngập mặn, và sự xâm nhập của nước mặn.

Xem thêm chi tiết ở Land sinking, coastal erosion threaten Ca Mau province, vietnamplus.vn, Environement, June 18, 2013

1 Comment on “Bài học Trọng Thủy-Mỵ Châu

  1. MỴ CHÂU – TRỌNG THỦY
    Chuyện xưa đã quá ngàn năm
    Mỗi lần xem lại càng thêm ngậm ngùi
    Cái sai để lại cho đời
    Như là bài học dễ thời nào quên
    Việc đời quả thật hớ hênh
    Tình yêu trai gái đạp kềnh non sông
    Mỵ Châu con gái đầu lòng
    Vô tình giúp giặc còn mong nỗi gì
    An Dương Vương thấy chí nguy
    Vung gươm để chém ngại gì tình thâm
    Bởi vì đã tắt nõ thần
    Bởi vì lông ngỗng theo chân đầy đường
    Thật là chuyện lạ phi thường
    Đưa chân Trọng Thủy còn đường chạy đâu
    Đàng sau mình ngựa giặc ngồi
    Chính là con gái hỡi ôi còn gì
    Đúng là câu chuyện ly kỳ
    Vô tâm hữu ý cũng thì như nhau
    Trọng tình nào biết mưu sâu
    Ngàn đời gương xấu dãi dầu lạ sao
    Ta Tàu như thể cái ao
    Mấy con nhái bén dễ nào không qua
    Khôn ngoan giữ mãi sơn hà
    Còn như lơ đễnh quả là chí nguy
    ĐẠI NGÀN
    (02/5/16)