Obama đi Việt Nam có nghĩa gì với Trung Quốc và Biển Đông

Ralph Jennings (forbes.com) | DCVOnline

tppMỹ đã cố cứu Việt Nam Cộng hoà trong những năm 1970 khỏi tay Cộng Sản Việt Nam nhưng đã thất bại. Bây giờ chính phủ Hoa Kỳ lại cố gắng cứu Việt Nam Cộng sản.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đến thăm Việt Nam vào 22 tháng 5 này để thảo luận về ít nhất hai cách Việt Nam có thể đối phó với Trung Quốc đang bành trướng.

Trong chuyến đi ngày 22-25 tháng 5 này của Toodng thống Mỹ Obama, một là chính phủ Hoa Kỳ có thể cung cấp viện trợ quân sự kể cả việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí giết người đối với Việt Nam từ khi chấm dứt chiến tranh. Việt Nam có thể dùng vũ khí các loại để làm Bắc Kinh thoái chí. Trung Quốc cũng đã đắp khoảng 3.000 mẫu đất xung quanh các đảo nhỏ đang tranh chấp ở Biển Đông, phần lớn ở gần Việt Nam; Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền trên biển dọc theo bờ Biển Đông. Trung Quốc và Việt Nam còn có biên giới đất liền, nơi đã xẩy ra cuộc chiến tranh hai chiều vào năm 1979.

Tổng thống Mỹ Barack Obama nói về thỏa thuận Trans-Pacific Partnership (TPP) tại Bộ Nông nghiệp ở Washington, DC, ngày 6 tháng 10, năm 2015. Nguồn: Nicholas Kamm / AFP / Getty Images.
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói về thỏa thuận Trans-Pacific Partnership (TPP) tại Bộ Nông nghiệp ở Washington, DC, ngày 6 tháng 10, năm 2015. Nguồn: Nicholas Kamm / AFP / Getty Images.

Việt Nam cũng đã đắp đảo để theo kịp với Trung Quốc và bốn nước khác cũng có chủ quyềnở vùng Biển Đông. Tàu của hai nước đã đối đầu trong năm 2014 khi Trung Quốc đưa một giàn khoan không lồ vào vùng biển của Việt Nam. Rất nhiều nhà khoa học chính trị phương Tây nói, Hoa Kỳ không có chủ quyền ở bất kỳ nơi nào trong vùng Biển Đông rộng 3,5 triệu km vuông nhưng hy vọng sẽ kìm chế được sự bành trướng của Trung Quốc ở châu Á.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hồi tháng ba cho biết nước ông và Việt Nam đã thảo luận về an ninh ở Biển Đông và nói đó là một trong nhiều “lợi ích chung” của hai nước. Murray Hiebert, thành viên cao cấp thuộc think tank Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Mỹ nói,

“Obama có thể sẽ yêu cầu Trung Quốc giảm lại những hành vi quyết đoán của họ ở Biển Đông, nơi mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền, và kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng quyền tự do hàng hải và dùng pháp luật quốc tế trong các cuộc đàm phán để giải quyết những khác biệt.”

Nỗ lực giúp đỡ Việt Nam về quân sự theo sau hai năm Mỹ tăng cường hợp tác với Philippines để giúp chính phủ đồng minh ở Đông Nam Á thêm sức đối kháng với Bắc Kinh.

Đối với Việt Nam, Toà Bạch ốc đang cân nhắc việt kết thúc lệnh cấm vận vũ khí sát thương có từ 30 năm qua, một di tích của quan hệ lạnh lùng giữa hai nước sau chiến tranh. Việt Nam đã thúc giục Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận khi cả hai bây giờ đang hào hoãn với nhau. Bán vũ khí cho Việt Nam sẽ giúp các nhà thầu quốc phòng Mỹ như Boeing BA, Raytheon RTN và Lockheed Martin khuếch trương thêm doanh nghiệp vốn đã mở rộng ra nước ngoài. Nhưng các nhóm vận động nhân quyền ủng hộ lệnh cấm vận, vì họ nói Việt Nam vẫn còn bắt giữ và trù dập người bất đồng chính kiến. Hiebert nói,

“Một số người ở Washington hỗ trợ viejc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận, nhưng những người khác biện luận rằng Hoa Kỳ phải giữ lệnh cấm vận như cũ để có thể gây áp lực với Việt Nam để tiến bộ hơn về mặt nhân quyền.”

Bắc Kinh bực bội vì vai trò của Hoa Kỳ trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển giữa sáu quốc gia ven Biển Đông, nơi giàu thủy sản, dầu, khí đốt tự nhiên và là đường hàng hải thương mại. Trung Quốc nói, các quốc gia liên hệ nên giải quyết tranh chấp không có sự can thiệp của người ngoại cuộc.

Cách thứ hai chuyến thăm Obama sẽ giúp Việt Nam đối phó với Trung Quốc: hai bên sắp bàn về vai trò của Việt Nam trong quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thoả thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia ảnh hưởng trựực tiếp đến 40% nền kinh tế thế giới, nhưng không có Trung Quốc, một nước ở ven Thái Bình Dương với GDP lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc không có trong thoả thuận TPP vì một số quốc gia trong thoả thuận này muốn dùng TPP làm đối trọng với Trung Quốc trong nền thương mại toàn cầu ngày nay.

Oscar Mussons, chuyên viên Tư vấn kinh doanh quốc tế  với công ty Dezan Shira & Associates tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết, TPP sẽ đòi Việt Nam, coi như nước châu Á hưởng lợi lớn hàng đầu nhờ TPP, phải cải thiện điều kiện lao động và tiêu chuẩn môi trường. Obama có thể qua lần viếng thăm sắp tới thúc đẩy Việt Nam đi theo hướng đó. Mussons nói tiếp, Việt Nam là nước xuất cảng hàng hoá sang Hoa Kỳ nhiều nhất trong 10 nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, nghĩa là “thương mại song phương dự kiến ​​sẽ tăng sau khi thực thi TPP”. Ông Mussons cũng nói,

“Chuyến thăm của ông Barack Obama sẽ là một lời nhắc nhở tốt, cho cả hai quốc gia, về nghĩa vụ của họ, cũng như cơ hội cho Việt Nam để chứng minh thiện chí phát triển và tiếp tục thích ứng pháp luật Việt Nam với một môi trường kinh doanh thân thiện hơn.”

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: What Obama’s Vietnam Visit Means For China & The South China Sea. Ralph Jennings, cộng tác viên của Forbes Magazine. May 12, 2016.

1 Comment on “Obama đi Việt Nam có nghĩa gì với Trung Quốc và Biển Đông

  1. ANH SAM

    Anh Sam nghĩ lại cũng vui
    Lăng xăng thế giới loài người ai hơn
    Anh luôn bản chất xanh rờn
    Đã từng chống đỏ lơn tơn một thời

    Chiến tranh lạnh nóng khắp nơi
    Có khi anh thắng khi thời anh thua
    Triều Tiên anh đã không đùa
    Việt Nam anh chạy một tua tới giờ

    Biển Đông dợn sóng bất ngờ
    Anh bèn quay trục để chờ xem sao
    Việc đời ai chớ tào lao
    Đừng mà qua mặt lẽ nào với anh

    Cũng là thế giới loanh quanh
    Có anh với chút lòng thành cũng hay
    Nhiều khi anh cũng loay hoay
    Nhưng mà kết cục nói ngay vẫn cừ

    NẮNG NGÀN
    (15/5/16)