Đại Học | Số 7

Viện Đại học Huế

No7-bigNhững nơi vẫn được coi là khung cảnh lý tưởng của suy tư độc lập, tinh thần tìm kiếm vô tư như Đại học ngày nay ở nhiều chỗ cũng bị đe doạ, bị chính trị hoá. – Đại học

(7)


DCVOnline: Đọc thêm  Nguyễn Văn Lục, Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học, October 22, 2015

1 Comment on “Đại Học | Số 7

  1. TRÍ THỨC VÀ KHOA HỌC

    Đọc lại Tạp Chí Đại Học của Đại học Huế ngày xưa, số 7, vào những năm 50 của thế kỷ trước, đang được giới thiệu do ông Nguyễn Văn Lục, có thể nói những bài trong đó đến nay vẫn rất đáng đọc.

    Cái đáng đọc những bài viết đó, ngoài những thông tin nội dung của nó vào một thời đã qua, còn là ý thức, tâm huyết, ý hướng khoa học, và cả tính cách trí thức của những người viết ra chúng. Có nghĩa những đề tài trong đó là những đề tài còn mãi với thời gian, cũng như ý thức và tinh thần tự do mà những bài viết đó thể hiện nên thật luôn luôn đáng tâm đắc và quý mến.

    Có nghĩa trí thức và khoa học vẫn luôn là những ý nghĩa, giá trị hàng đầu cần thiết nhất cho mọi xã hội. Người trí thức dù sao chăng nữa cũng không thể tách khỏi khoa học cũng như ngược lại, đó là cơ sở hay tính cách quan trọng nhất. Vì tính chất của khoa học là tính khách quan, tính chính xác và tính thuần lý, vì thế nó tránh được mọi chủ quan, cảm tính cũng như vượt lên được các chủ quan, cả tính. Giá trị hữu dụng của khoa học cũng chính vì vậy mà không gì khác.

    Như vậy khoa học cũng mang hai ý nghĩa, ý nghĩa nội dung và ý nghĩa ý hướng. Nội dung là mọi thành tựu khoa học đã đạt được, không bao giờ thành vô ích nữa, ý hướng là ý thức nhận thức đúng đắn và luôn luôn hướng tìm kết quả khoa học mới. Có nghĩa nếu xã hội tiến hóa không ngừng, khoa học cũng phát triển đi lên không ngừng, chính vì thế mà trí thức hay người trí thức đúng nghĩa luôn luôn gắn chặt với khoa học, với ý nghĩa,mục đích và tinh thần khoa học mà không bao giờ rời bỏ.

    Cho nên không phải chỉ đối tượng thiên nhiên, vật chất, kỹ thuật mới có yêu cầu gắn với khoa học, mà cả nghệ thuật, văn học, tôn giáo, chính trị, hay văn hóa nói chung cũng đều phải gắn với khoa học, với tinh thần khoa học, theo ý nghĩa khoa học là tư duy đúng đắn, hữu lý, sáng suốt mà không bao giờ bảo thủ, thiên lệch hay mù quáng. Ý nghĩa của khoa học là ý nghĩa trí tuệ chống lại mọi cảm tính tầm thường hay mê tín là như thế.

    Như vậy cũng có nghĩa khoa học và trí thức không thể không đi song hành với tính chất xã hội tự do dân chủ. Bởi khoa học không phải chỉ có một phạm vi mà bao gồm tất cả mọi phạm vi. Bởi thế mọi tính cách độc tài độc đoán đều phản khoa học và phi trí thức. Chẳng hạn độc tài toàn trị theo kiểu ý thức hệ là điều tồi tệ nhất đối với con người, với trí tuệ, với trí thức và với khoa học. Vì trí thức một khi đã bị nô lệ hóa cũng không còn tự do, cũng không còn trí tuệ và khoa học gì nữa.

    Vì ý thức hệ chẳng qua chỉ là hệ tư tưởng nào đó của một cá nhân đưa ra trong hoàn cảnh hay thời điểm lịch sử nào đó. Vậy mà nếu nó cai quản toàn thể xã hội thì tất yếu đã phạm vào nguyên tắc bình đẳng tự do của tất cả mọi người. Có nghĩa đó chính là sự phản động đối với lịch sử, đi ngược lại tính phát triển tự do của nhân văn và của khoa học nói chung mà không là gì khác. Đó là ý nghĩa tại sao khoa học, trí thức và nhân văn bao giờ cũng chỉ là một mà không bao giờ là hai được.

    THƯỢNG NGÀN
    (19/5/16)