Đại Học | Số 8

Viện Đại học Huế

No8-bigVào lúc chúng tôi khởi sự cuộc tìm kiếm, văn minh Việt Nam còn được người ta xem như là một hình thức địa phương của văn minh Trung Quốc. Tuy nhiên những công việc quật phá cổ học đã cho ta thấy văn minh Việt Nam, trái lại, có một nguyên bản riêng. – O.R.T. Janse


DCVOnline: Đọc thêm  Nguyễn Văn Lục, Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học, October 22, 2015

1 Comment on “Đại Học | Số 8

  1. KHOA HỌC LỊCH SỬ VÀ TRIẾT HỌC LỊCH SỬ

    Đối với môn sử học, khoa học là cái thiết yếu rồi mới nói đến triết học. Bởi sử học phải căn cứ trên những điều cụ thể nhất mà không thể nói trừu tượng, vu vơ. Tất nhiên khi vì những lý do nào đó mà mọi cái cụ thể đều không thể tìm ra được, khi đó người ta mới buộc phải phận dụng đến tư duy lô-gích hay tư duy triết học.

    Bởi vậy đối với bộ môn sử học, khảo cổ học là điều vô cùng hệ trọng. Không có khảo cổ học, không thể tìm đâu ra được các dữ kiện tài liệu cho lịch sử học.
    Khảo cổ học không duy nhất chỉ là sự khai quật các di chỉ trong lòng đất, mà cả khai quật điều tích chứa trong các thư tịch, các điều hàm chứa trong phong tục tập quán kể cả các kho tàng tài liệu trong các di sản văn hóa, văn chương cổ.

    Nhưng điều muốn tập trung nói ở đây là phương diện có sự tương thông nào đó giữa lịch sử cổ của ta và lịch sử cổ của Trung Hoa hay không. Đây là ý nghĩa đặc biệt quan trọng mà đã từ lâu nhiều học giả nước ngoài, nhiều nhà sử học nước ngoài cũng như trong nước từng quan tâm đến.

    Nói khác nguồn gốc của ta có phải xuất phát từ nguồn gốc của Tàu mà ra hay ngay từ đầu đã hoàn toàn biệt lập và hoàn toàn độc lập. Đó là điều phải nhất thiết tìm tòi giải quyết, vì nước ta và Trung Hoa vốn kề cận nhau trong lịch sử từ xưa tới nay, nên đó là yêu cầu tìm hiểu, nhận định và kết luận rõ ràng mà không thể nào xem thường được.

    Quan trọng nhất, khi đọc vào Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo Vương, hay đọc vào Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, cách đây nhiều trăm năm, mọi người cũng nhất thiết thấy được về khởi nguồn thực tế nước ta và nước Trung quốc hoàn toàn có lịch sử thực chất độc lập. Nhưng đó là những dữ liệu lịch sử gần, còn những dữ liệu lịch sử cổ xa hơn kể từ nguồn gốc xuất hiện xa xưa của dân tộc như thế nào luôn luôn vẫn là những yêu cầu bức thiết cần phải làm rõ.

    Dĩ nhiên dân tộc và đất nước Việt Nam ngày nay từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau như sách sử còn ghi lại cách đây đã lâu là điều hoàn toàn thực tế. Thế nhưng đó là đất nước đã thống nhất trong giai đoạn triều Nguyễn, còn vấn đề nguồn gốc xa xưa từ thuở Hùng Vương, Hồng Bàng trở về trước mới là điều đáng nói nhất.

    Có nghĩa bất kỳ những quốc gia, dân tộc nào cũng đều tồn tại và phát triển qua thời gian lịch sử. Nhưng có trường hợp nhiều dân tộc sống cố định, nhưng cũng có nhiều dân tộc di cư, thiên di qua những vị trí đất đai khác nhau, có sự pha trộn với các sắc dân địa phương, có sự chinh phục và bành trướng, thậm chí có những trường hợp bắt buộc phải di cư đến nơi khác mới thì thế nào. Đó chính là những quá khứ lịch sử mà không phải bao giờ trong hiện tại cũng được hiểu biết rõ ràng đầy đủ và trọn vẹn cả.

    Như vậy lịch sử Việt Nam có hai thời kỳ. Thời kỳ đầu tiên khi lập quốc, và thời kỳ xuôi về phương Nam cho tới ngày nay, hay là nguồn gốc từ đâu đến nếu không phải chỉ từ phương Bắc đi xuống, đó đều là những ý nghĩa quan trọng và thú vị mà những nhà sử học nhiệt tâm nhất không thể nào không rạch ròi tìm biết.

    Dù sao, nếu quá khứ lịch sử quan trọng như thế thì hiện tại của lịch sử còn quan trọng hơn rất nhiều. Bởi vì hiện tại tồn tại đã nói lên nhiều điều về quá khứ, vì quá khứ có đạt đến những thành quả giá trị nào đó thì mới có được mọi ý nghĩa của hiện tại. Từ hiện tại để tìm về hiểu biết quá khứ đó là nguyên tắc ý nghĩa và quan trọng nhất, không phải chỉ lo thiết tha với quá khứ mà làm lung lạc đi hiện tại.

    Nói tóm lại, cứ xét xem các thành tựu của dân tộc và đất nước trong bối cảnh của lịch sử hiện tại như thế nào, điều đó cũng giúp đoán định được phần nào các triển vọng của tương lai, nhưng đặc biệt nhất còn chính là suy luận được về quá khứ nhất là những quá khứ xa xôi nhất, đó mới chính là phương pháp sử học quan trọng nhất.

    Nhưng nói cho cùng lại, sử học không phải chỉ là những dữ kiện bên ngoài mà cả những dữ kiện bên trong cũng là ý nghĩa quan trọng và quyết định nhất. Đó chính là ý thức, tâm lý dân tộc đã hình thành trong ngày nay qua hàng nhiều ngàn năm lịch sử quá khứ đã có.

    Có nghĩa mỗi người tự xem xét bản thân tâm lý chính mình, những đặc trưng nào đáng khen hay đáng chê mà mình tự biết được, điều đó cũng là yếu tố, thành phần, hay cũng không đi ra ngoài dân tộc tính hoặc nói khác là sử tính của dân tộc, đó là điều vi tế hay tinh tế nhất mà không bất kỳ những sử liệu nào có thể thay thế được. Chính đây cũng là một khía cạnh của triết lý lịch sử, hay tâm lý, ý thức lịch sử, mà không phải chủ đề chính yếu cốt nhằm thảo luận thêm ở đây.

    ĐẠI NGÀN
    (20/5/16)