Đại học | Số 11

Viện Đại học Huế

11“Sở dĩ Gia Long đã thống nhất được toàn cõi nước nhà từ Cà Mau tới Ait Bắc, đó là vì có những nguyên nhân gần như thiên tài của Gia Long, sự trợ giúp đắc lực của Bá Đa Lộc và các tài năng văn võ Việt Nam cùng ngoại quốc, …” – Phạm Việt Tuyền.


DCVOnline: Đọc thêm  Nguyễn Văn Lục, Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học, October 22, 2015

7 Comments on “Đại học | Số 11

  1. CÁC MÁC VÀ VẤN ĐỀ TÔN GIÁO

    Trong Tạp chí Đại học Huế số 11 được ông Nguyễn Văn Lục số hóa và đưa lên mạng DCVonline vừa qua, tôi được đọc lại bài viết “Đối Thoại” của Gs. Nguyễn Văn Trung. Đây là bài viết cách đây 60 năm và tôi cũng không có chủ ý tập trung vào bài này của thầy Trung. Bởi trong bài viết này Gs. Trung xoáy vào nội dung bài diễn thuyết của Lm. Trần Thái Đỉnh khi đó đã ca ngợi giáo lý đạo Phật khiến vài người Thiên chúa giáo khi ấy phật ý và phản đối. Trong bài viết Gs. Trung cũng nêu ý tưởng về Mác, và đây chính là ý nghĩa của bài viết này.

    Trước hết phải nói tôn giáo là hiện tượng đời sống của nhân loại, nói rõ hơn là hiện tượng ý thức và tinh thần mà không loài vật nào khác trên thế giới này có được. Tôn giáo là niềm tin, và niềm tin vào thế giới siêu việt, cũng như nhằm thực hiện và thăng tiến ý thức theo niềm tin ấy. Phần khác của tôn giáo là ý nghĩa tình cảm và ý nghĩa đạo đức, tình cảm yêu thương con người, yêu thương xã hội, và đạo đức răn giữ mình.

    Bởi tôn giáo là hiện tượng có từ ngàn đời, nên có rất nhiều loại tôn giáo khác nhau trên thế gian, nhưng ở đây chỉ nói hai tôn giáo lớn gần gủi nhất đối với người Việt Nam cho tới nay là đạo Phật và Kitô giáo hay Thiên chúa giáo. Đạo Phật được truyền sang rất xa xưa từ Ấn độ, còn công giáo được truyền đến từ phương Tây đã nhiều thế kỷ. Đạo Phật chủ trương đồng đều và từ bi, đạo Thiên chúa chủ trương bình đẳng và bác ái, đây có lẽ là hai điều căn bản thu hút người Việt Nam nhiều nhất hơn các tôn giáo khác.

    Còn nói về ý nghĩa siêu hình, đạo Phật tin vào nguyên lý vô thường, nguyên lý chân như, và nguyên tắc nhân quả. Trong khi đó đạo Kitô tin vào một đấng Thượng đế vô hình có quyền năng vô hạn cai quản thế gian từ nơi cõi trời. Sự giải thoát của Phật giáo là giải thoát tự thân, sự cứu rỗi trong Thiên chúa giáo là sự cứu rỗi từ bên ngoài nhưng qua tâm thức rèn luyện của mình. Cả hai nói chung đều hữu thần, duy tâm, bởi vì bất cứ tôn giáo hay đạo giáo nào cũng vậy tuy rằng màu sắc cũng có những mặt khác nhau.

    Như vậy nếu Lm. Trần Thái Đỉnh từng đăng đàn ca ngợi giáo lý đạo Phật thì cũng chẳng phải điều gì lạ lẫm hay bất thường cả. Hay nếu có nhà sư nào đó đề cao điều gì đó trong Thiên chúa giáo thì cũng chẳng có gì là lạ lùng hoặc khác thường. Chẳng qua chỉ những đầu óc nhỏ hẹp, thiển cận trong tôn giáo này hay tôn giáo khác mới có thái độ chống báng nhau thế thôi. Bởi thế ý nghĩa của bài viết “Đối Thoại” của Gs. Nguyễn Văn Trung đưa ra là rất đúng. Trong đó ông cũng phân tích và chê trách những thái độ trí thức dỏm và trí thức giả của nhiều người đời như là điều thấp kém và không đúng đắn.

    Bây giờ chuyển qua ý nghĩa của Mác. Các Mác là người duy vật vô thần nên ông ta phê phán tôn giáo một cách khốc liệt chỉ là chuyện tự nhiên. Vì ý nghĩa duy vật và vô thần tất phải đi đôi với nhau, và ý nghĩa vô tôn giáo cũng chỉ là hệ quả như thế. Chính vì vậy Mác cho rằng tôn giáo nói chung đều chỉ là thuốc phiện ru ngủ quần chúng, đưa quần chúng vào thế giới hư ảo để quên đi chính thực tế bị đày đọa khổ ải, bị bóc lột, trấn áp nơi thế gian. Cho dù gia tộc của Mác có nguồn gốc đạo Do Thái, và cha của Mác chuyển thành mục sư Tin lành, cũng như Mác từ hồi còn niên thiếu đã được học tập qua những trường lớp giáo lý tôn giáo.

    Song có điều người ta thắc mắc là trong tâm thức và trong lý luận của Mác. Bởi duy vật thuần túy thì cũng cần gì phải có lý thuyết Mác. Vì nếu thế gian cũng chỉ là cục đất thì mọi ý nghĩa xây dựng lý thuyết, xây dựng xã hội phỏng để làm gì. Đó là điều nghịch lý và sự hời hợt nông cạn ngay từ đầu mà chính Mác đã vấp phải. Vả chăng hòn sỏi thì bao giờ cũng chỉ là hòn sỏi, có làm sao lại biến đổi được thành cái khác hơn nó. Dầu cho có bị phong hóa qua năm tháng hay có bị đập nát, giả nhỏ đi, cuối cùng đó cũng chỉ là vật chất ở mọi mức độ khác nhau mà có gì khác, dẫu có thành phân tử, nguyên tử, rồi hạt cơ bản hay năng lượng nói chung thì cũng chỉ có thế. Công thức E = mc2 của Einstein đã cho thấy điều đó.

    Trong khi đó cái cây, con vật, con người là ý nghĩa của sự sống, của ý thức, của sự nhận thức. Đó là thực tế tiến hóa qua nhiều triệu năm, và đó không thể và cũng không còn là thế giới vật chất hoàn toàn thuần túy hay thô nhám nữa. Tất nhiên mọi bí mật hay huyền nhiệm của thế gian là ở đó. Ý nghĩa vấn đề này cần phải được khoa học và triết học luôn luôn không ngừng lý giải để tìm ra chân lý tối hậu, không thể chỉ như Mác kiểu nói bừa giống trẻ con nông nỗi.

    Bởi vì mọi sự trên thế gian đang có mặt nhất thiết phải có nguồn gốc nào đó của nó, không thể bổng dưng hoặc tự nhiên mà có, ý thức, nhận thức của con người, hay ý thức, nhận thức trong các tôn giáo cũng y như vậy. Giống như vườn hoa vẫn thường có nhiều loại hoa khác nhau, nhưng đó không thể chỉ là sỏi đá. Cũng không thể có loài hoa nào là loài hoa duy nhât, bởi như vậy có còn đâu ý nghĩa của thế gian.

    Mác chỉ là học trò của Hegel nhưng là anh học trò tồi nhất. Mác không thèm hiểu Hegel hay cũng chẳng hiểu Hegel chút nào. Nên cái gọi là biện chứng duy vật của Mác chỉ là thứ quái thai do từ hạt giống của Hegel mà nẩy mầm ra. Nhưng hạt giống duy tâm lại nảy sinh ra cái cây duy vật, đó là điều hoàn toàn phi lô-gích, phi khoa học, phản thực tế, hoàn toàn phi lý và nghịch lý mà Mác đã từng dại dột mắc phải. Lại còn từ đó mà cho ra hoa trái gọi là duy vật lịch sử thì thật Mác là kẻ gàn, kẻ điên, kẻ hoang tưởng trên đời hoàn toàn chưa hề thấy. Thế nên Trần Đức Thảo để gần suốt một đời để rao giảng duy vật biện chứng, duy vật lịch sử cho sinh viên Miền Bắc trước đây, thật là sự xuẩn ngốc hay sự ngây thơ hết biết của Thảo. Mái tới khi về già được quay lại Paris Thảo mới nhận thức được ông ta sai vì Mác đã hoàn toàn sai.

    Đã sai về mặt lý thuyết khoa học, lý thuyết triết học như vậy, Mác lại phịa ra nguyên lý đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản, thì sự sai càng lậm và hậu quả của nó trong thực tế thật vô cùng tai hại về nhiều mặt. Từ nguyên tắc phủ định của phủ định trong biện chứng luận của Hegel, vốn là nguyên lý duy tâm, Mác lại phịa thành nguyên lý duy vật thì thật là sự ngổ ngáo và sự bất chấp hết mọi lẽ.

    Nguyên lý biện chứng thật ra chỉ là nguyên lý nhận thức hay nguyên lý trừu tượng, Mác lại biến thành nguyên lý thực tại, thật là điều quá đản và ngu dốt đến cùng tận, thế mà bọn xu phụ còn xưng tụng như là đỉnh cao của trí tuệ loài người. Thật ra viên sỏi thì tự nó không thể biện chứng gì cả, điều đó ở trên đã nói. Còn như con vật, khi lớn lên là biện chứng phát triển, nhưng khi chết đi, thân xác rã mục, thì đó gọi là biện chứng gì. Bởi nếu biện chứng có cả hai đường thì đường nào mới đúng. Quả là một cách lý luận hàm hồ vô lối mà ngoài Mác khó có ai nghĩ tới được.

    Cũng chính từ công thức phủ định của phủ định mà Mác hiểu cách mơ hồ, giản đơn đó, ông ta chuyển qua lý lý luận cộng sản nguyên thủy tự phủ định thành kinh tế xã hội tư sản, tư bản, còn kinh tế xã hội tư sản tư bản tự phủ định đê thành kinh tế xã hội cộng sản khoa học sau này. Đó thực chất chỉ là sự tư biện, sự đoán mò, sự ngụy biện của Mác, bởi vì chỉ có xã hội hoang dã, làm gì có xã hội kiểu cộng sản nguyên thủy, đó là sự cưỡng từ, ép ý của Mác. Còn đã độc tài chuyên chính thì có bao giờ tự do để trở thành khoa học, để giải phóng loài người được nữa. Chẳng qua do Mác quá mê tín vào ý niệm biện chứng của Hegel mà tự cho đó là khoa học thế thôi. Vả lại xã hội phi giai cấp, tức phi cấu trúc mà Mác nghĩ ra là hoàn toàn không tưởng. Ngay vật chất còn phải có cấu trúc huống nữa là xã hội hay là ý thức, tâm lý con người.

    Nên nói nhiều về mọi khía cạnh sai lầm và sai trái trong lý luận nhận thức và trong thực hành lý thuyết của Mác thì chẳng bao giờ cho hết. Nói chung Mác chẳng hiểu gì về các quy luật khách quan của tâm lý xã hội, của kinh tế chính trị, của nhân văn khoa học, và kể cả của khoa học vật chất, nên chỉ luôn đem đến mọi kết luận tai hại mà không gì khác.

    Chẳng hạn như nhà sinh học chỉ luôn nghiên cứu được hiện tượng sự sống, tức hiện tượng cấu trúc khác nhau của cơ thể sống, nhưng không bao giờ thấy rõ được chính bản thân của sự sống đó là gì. Nên Mác nói tôn giáo, văn hóa nói chung chỉ là thượng tầng ý thức đặt trên cơ cấu hạ tầng là kinh tế xã hội chính trị chỉ là nói bừa. Nói mà không chứng minh cụ thể, nói trong tính cách khá nhiều ngụy biện, áp đặt, đó là đặc trưng lý luận của Mác, nên mọi sự độc tài chuyên chính vốn đã có ngay từ trong tư tưởng, ý thức, quan điểm của Mác. Chính điều đó đã tạo nên bao nhiêu tai hại trong lịch sử xã hội loài người nhiều mặt từ khi học thuyết Mác xuất hiện. Nếu nói không ngoa, đó thực là điều tội lỗi của Mác. Bởi vì việc đưa ra những ý niệm sai lầm, sai trái, tạo nên những lý luận, tư duy sai lầm, sai trái, đó không hề giai phóng được gì cho ai mà chỉ tạo nên sự nô lệ, mù quáng, và sự chuyên chính, bạo động giữa người và người, đó chính là sự lầm lỗi và tội lỗi muôn đời của Mác.

    Như giai cấp vô sản công nghiệp, lúc đầu chỉ mới là thiểu số trong xã hội tư bản sơ khai, Mác vì mê tín vào biện chứng luận của Hegel, thổi phồng lên là giai cấp tiên phong có sứ mệnh giải phóng lịch sử, giải phóng xã hội, nhưng thực tế một giai cấp có nhiều bất cập thời đó làm sao mà làm điều trọng đại được. Cuối cùng họ chỉ bị lợi dụng bởi các thành phần khác thôi, đó là sự ngây thơ, sự ẩu tả hay sự mê muội của Mác.

    Nên cuối cùng tuy ban đầu Mác lên án tôn giáo, cho tôn giáo là vong thân, cuối cùng học thuyết Mác bị biến thành học thuyết chính trị kiểu tôn giáo, nó làm cho con người vong thân, xã hội vong thân, kể cả lịch sử bị vong thân, bởi trong chế độ độc tài chuyên chính kiểu Mác không còn ai có tự do nữa cả, tất cả đều trở thành nô lệ cho độc tài và nô lệ lẫn nhau, bạo lực lẫn nhau, sợ hãi và ngờ vực lẫn nhau, trở thành một tập thể khổng lồ bị vong thân không còn hạn chế hay giới hạn, và đó quả thật là đỉnh cao trí tuệ nơi chính bản thân Mác.

    ĐỈNH NGÀN
    (14/6/16)

  2. SỰ KIỆN LỊCH SỬ : TRƯỜNG HỢP NGUYỄN ÁNH VÀ NGUYỄN HUỆ

    Lịch sử xã hội loài người từ trước đến nay đều luôn luôn là xã hội dân sự cộng với tầng lớp vua quan cai quản ở trên. Xã hội dân sự nói chung là xã hội kinh tế, đời sống, văn hóa, còn tầng lớp cai quản bên trên là tầng lớp cầm quyền hay chính quyền. Dĩ nhiên nguyện vọng an cư lạc nghiệp, đó là nguyện vọng muôn đời của toàn dân, tức của mọi người hay toàn xã hội trong một thời điểm, tức trong không gian và thời gian nào đó. Đời sống chính của người dân là đời sống lao động, làm ra của cải mọi mặt và có phận sự đóng thuế các loại để nuôi sống bộ máy chính quyền.

    Có nghĩa lịch sử luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế xã hội của từng thời điểm. Có những hoàn cảnh kinh tế xã hội bất ổn, bất công nhiều mặt, vậy là xảy ra tao loạn, hay hoàn cảnh địa lý nào đó cũng có thể xảy ra chiến tranh với bên ngoài, và nói chung chiến tranh loại gì cũng tác động tới hoàn cảnh kinh tế xã hội nói chung, tác động tới người cầm quyền nói chung, và chính sự tương tác qua lại của hai phía đó, khi đẩy tới cực kỳ sẽ tạo nên những biến cố lịch sử quan trọng để chuyển sang một thời đại mới và cứ như vậy. Có nghĩa bất kỳ triều đại nào dài hay ngắn cũng đều quyết định do hoàn cảnh lịch sử của nó, tức do kinh tế xã hội cũng như yếu tố cầm quyền chính cai quản nó. Ở các giai đoạn có người cầm quyền tài năng, sáng suốt hay được việc, yếu tố tồn tại và phát triển của nó được lâu dài, cường thịnh, nếu không thì biến động, tiêu vong trong ngắn ngủi.

    Cho nên bất kỳ triều đại nào mới lên, cũng không phải chỉ do một người, mà do nhiều người ở trong cùng trường hợp hưởng ứng với người Việcđó. Tất nhiên lúc đầu là vậy, nhưng khi đã lớn mạnh rồi, đã có quyền lực hay chính quyền rồi, mọi sức mạnh cưỡng chế là chính, và mọi người bắt buộc phải quy phục là chính. Việc bắt lính, lấy thuế để phụ vụ cho guồng máy quyền hành đều diễn ra như vậy. Ý nghĩa của quyền hành cai trị và xã hội dân sự cũng là vậy. Xã hội luôn phải sống, còn chính quyền luôn phải có, chỉ khác nhau là tính cách sống thế nào và chính sách cai trị ra sao vậy thôi.

    Nguyễn Phúc Ánh khi còn là chàng thanh niên 17 tuổi xuống thuyền vào Gia Định cùng người bác của mình là Nguyễn Phúc Thuần để sau lập nên nghiệp lớn cũng trong trường hợp như thế. Có nghĩa hoàn cảnh hổn độn của Phú Xuân lúc đó tạo nên sự kiện, và nhiều sự kiện sau này tiếp theo nhân lên nhau, để cuối cùng tạo nên kết quả có tính kết thúc nào đó nhằm giải quyết mọi sự việc tương tự. Cũng giống như thế, Nguyễn Nhạc lúc đầu chỉ là viên cai bạ nhỏ, vì mê đánh bạc thâm lạm phải trốn vào rừng, cuối cùng khởi loạn và nhà Tây Sơn ra đời. Vị anh hùng Nguyễn Huệ cũng từ đó nảy sinh ra, không khác gì Nguyễn Ánh.

    Cho nên lịch sử đôi khi giống như sự tình cờ không theo quy luật chặt chẽ nào cả, hay quy luật đó chỉ là quy luật kinh tế xã hội làm nên để cho các nhân vật lịch sử xuất hiện rồi cuối cùng tạo nên lịch sử thế thôi. Có nghĩa những nhân vật lịch sử tất yếu phải có tài hay nổi trội hơn người khác về những mặt nào đó, được hoàn cảnh cho phép xuất hiện và nuôi dưỡng, cuối cùng họ giải mã được nhiều vấn đề đang phức tạp lúc ấy, đó là sự thành công hay sự nghiệp của họ. Gia Long hay Quang Trung đều là những con người như thế cả.

    Nhưng cái hay, cái ý nghĩa hay giá trị của những người làm nên nghiệp lớn, không phải nghiệp lớn của bản thân họ mà là họ đã có những công nghiệp gì cho xã hội, họ để lại được gì cho sự phát triển của đất nước và lịch sử vậy thôi. Nếu chẳng để lại gì cả hoặc chỉ để lại một sự hổn độn nào đó thì cũng chẳng có ý nghĩa hay giá trị gì. Lịch sử xưa nay trên toàn cầu đều vậy và vào thời buổi nào cũng vậy. Đó chính là điều mà Quang Trung và Gia Long đều thực hiện được. Quang Trung chống ngoại xâm bảo vệ đất nước toàn vẹn, Gia Long thì thống nhất, phát triển sơn cả cho một đất nước tiến lên nhiều mặt, đó đúng là công lớn của hai kẻ địch thủ một thời mà thật sự đều hai vị anh hùng hay vĩ nhân hiếm có.

    Bởi cuộc đời của Nguyễn Ánh và Nguyễn Huệ hầu như thời trẻ trung đều ngồi trên mình ngựa. Nhưng khi đã có được cơ đồ rồi, đều cùng xây dựng đất nước kết quả nhiều mặt, chỉ có những thế hệ về sau mới bất lực và phá tán để trở nên tiêu vong triều đại mà thôi. Nhưng cái sai lầm nhất của Nguyễn Ánh là lúc đầu cầu viện nước ngoài như Xiêm la và người Pháp để tranh hùng với Nguyễn Huệ. Đây là vết đen đầu tiên mà Nguyễn Ánh sẽ không bao giờ rửa sạch trước lịch sử. Mặc dầu sau khi đã thành công thì Gia Long và Quang Trung đều một lòng bảo vệ phát triển đất nước chẳng ai thua ai. Còn điều nữa Gia Long giết hại công thần, là điều Quang Trung chưa phạm, mặc dầu cả hai vì vua đều thuộc dạng võ biền nhưng thông minh trí tuệ và tài hiểu biết các mặt văn hóa cũng như nhau.

    Thế thì lịch sử rõ ràng vẫn có nhiều điều tình cờ, ngẫu nhiên hay bí ẩn. Sự cầu viện nước ngoài của Nguyễn Ánh cuối cùng cũng mang lại được sự hình thành nên tiếng Quốc ngữ, là tài sản vô giá cho đất nước sau này, còn Quang Trung hết lòng hỗ trợ chữ nôm trước đó cũng thật là một danh nhân văn hóa của dân tộc. Tuy vậy lịch sử luôn có sự phân ranh giữa hai đàng là xã hội kinh tế dân sự và thiểu số nắm quyền qua những thời kỳ hay giai đoạn nào đó là điều hầu như luôn luôn đã có. Mọi nhân vật lịch sử có khi từ thành phần chính quyền của triều đại mà ra, có khi từ xã hội dân dã mà ra. Nên đó có khi cũng là điều may rủi hay là chân mạng của những người có sự nghiệp mà ngày xưa loài người đã từng biết. Bởi thế quan niệm đấu tranh giai cấp của Mác chỉ là quan niệm u mê, lập dị hay dối gạt, và cuối cùng việc sử dụng ý nghĩa chuyên chính mù quáng trong lịch sử quả là ý nghĩa tội đồ đối với xã hội nhân loại hiện đại.

    Nhưng như trên đã nói, xã hội kinh tế dân sự chính là nền tảng hay sân chơi cho toàn thể mọi biến chuyển của lịch sử diễn ra. Bởi vì không có nó cung không có tất cả. Vậy thì ý nghĩa của nền tảng hay sân chơi xã hội lịch sử đó là gì, đó không ngoài là sự phát triển kinh tế xã hội dựa trên các thành quả của khoa học kỹ thuật, văn hóa và giao thương như mọi người đều biết. Điều đó có thể tự bên trong làm ra hay từ bên ngoài mang lại. Các nước phương Tây trong thời cận đại hay ngay từ thời cổ, các phát triển khoa học kỹ thuật hay công nghiệp đều do tự họ làm ra. Trái lại các nước Á đông thì thường do các nước du nhập đến qua con đương giao thương buôn bán. Ý nghĩa của con đường tơ lụa ngày xưa là như thế. Nên nói chung lại lịch sử chính trị đều ít nhiều phải phụ thuộc vào lịch sử hay hoàn cảnh kinh tế xã hội và địa lý. Phương Tây vẫn phát triển hơn phương Đông ngay từ xa xưa đều không ngoài yếu tố đó. Não trạng của phương Tây là não trạng khoa học kỹ thuật và tự do dân chủ. Não trạng của phương Đông thường hay là não trạng quân chủ chuyên chế, phong kiến và văn minh văn hóa lạc hậu về khoa học kỹ thuật và về cơ chế xã hội. Đó là ý nghĩa tại sao phương Tây luôn luôn tiên tiến, đi đầu mọi mặt, còn phương Đông luôn luôn chậm lụt, đi sau hay theo đuôi người ta nhiều loại đều không ngoài như thế, chẳng những ngày xưa mà cả trong thời kỳ công nghệ hiện đại ngày nay cũng vậy.

    ĐẠI NGÀN
    (14/6/16)

  3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN KHOA HỌC TRONG TƯ TƯỞNG CỦA ĐỨC THÍCH CA MÂU NI

    Phật thật ra cũng chỉ là người bình thường đi tu thành chánh quả. Trước hết Phật trải qua tu khổ hạnh, rồi tu thiền định trong rừng già, cuối cùng ngồi dưới cội bồ đề trầm tư mà đắc đạo. Như vậy Phật trước hết là người tư duy và người chiêm nghiệm.

    Phật chiêm nghiệm cuộc đời và thấy cuộc đời là toàn khổ. Toàn khổ vì trong đời con người mang cái dục, và do tính dục, tức lòng ham muốn mà con người thành khổ. Bởi vì ham muốn, tức là ước nguyện nào đó không được thỏa mãn tất nhiên thành khổ. Vì đời là vô thường, vạn sự luôn luôn biến chuyển, thế làm sao có cái gì trụ lại hoài mà ham muốn, đó là lý do tại sao cõi dục là cõi khổ, và đời muốn diệt khổ thì trước tiên phải cần diệt dục.

    Diệt dục trước tiên phải hạn chế lòng ham muốn, biết lòng ham muốn của mình là vô giới hạn, có nghĩa cũng không bao giờ thỏa mãn trọn vẹn, không bao giờ đạt tới được, mà có khi chỉ phải thất vọng, vậy trước hết phải hạn chế lòng dục, lòng ham muốn, và cuối cùng nếu triệt tiêu được lòng dục thì hoàn toàn thanh thản nhẹ nhàng, đó cũng chính là con đường an bình, giải thoát. Diệt dục rõ ràng là phương pháp và mục tiêu căn bản của đạo Phật.

    Nhưng diệt dục trước hết phải dựa trên nguyên lý nhận thức. Phải nhận thức ra sự vô lý của tính dục thì mới có thể hạn chế hay diệt nó được. Đó chính là phương pháp luận khoa học mà đức Phật trước tiên đã sử dụng đến. Cũng qua phương pháp luận nhận thức này, việc lý giải đời là biển khổ được xây dựng trên nền tảng nhận thức về sinh lão bịnh tử. Con người khổ là do được sinh ra, khổ vì cần phải lớn lên, khổ vì bịnh tật, cuối cùng khổ khi phải chết đi. Chính trong các trạng thái cơ bản đó vẫn có lòng ham muốn hay tính dục trong đó, như vậy tính dục là đầu mối của tất cả. Có nghĩa phương pháp diệt dục chính là phương pháp hạn chế điều khổ và cuối cùng là giải thoát khỏi điều khổ để đạt đến cõi an tịnh, niết bàn hay chân như.

    Nhưng như vậy là nói người bình thường. Còn nói về cái ác, người ác thì sao ? Phật lý giải việc này là do nghiệp báo, nhân quả. Nghiệp báo, nhân quả là do tính vô minh mà ra. Vô minh là không nhận thức ra được cái đúng, bị điều ác, điều tối che khuất, vậy là cứ phải mãi quay trong vòng luân hồi, nhân quả. Chỉ khi thoát khỏi vô minh, nhận ra được điều thiện, cái ác, bỏ ác làm thiện, như vậy cũng phần nào thoát khỏi vòng vô minh, phần nào thoát khỏi vòng nhân quả, để kiếp sau được thong dong, cao quý, thư thái và hạnh phúc hơn, đó là ý nghĩa của việc buông đao thành Phật.

    Qua đó cũng thấy được Phật không phải người vô thần hay duy vật, trái lại Phật là người duy tâm, vì tin vào cái tâm nơi con người và tin vào ý nghĩa của nghiệp báo, nhân quả. Có nghĩa thuyết lý của Phật không chỉ là vấn đề của ý thức luận, của nhận thức luận, mà còn có cả ý nghĩa của vấn đề siêu hình học. Nhưng đây là ý nghĩa siêu hình học triết học, không phải siêu hình học kiểu tôn giáo khải thị như Kitô giáo. Bởi một bên thì tin vào luật siêu hình, bên thì tin vào Đấng siêu hình, đó là điều khác nào giữa niềm tin siêu việt và niềm tin độc thần giáo mà đạo Phật và đạo Kitô tự phân biệt. Đó cũng là lý do tại sao giải thoát Phật giáo là giải thoát tự thân, còn giải thoát Thiên chúa giáo là sự cứu rỗi linh hồn của đấng Thượng đế.

    Khi Phật nhận ra thế giới vô thường, đó là ngài nhìn trên bình diện vũ trụ luận, thế giới luận và vật chất luận. Thế giới là vô thường vì nó kết nên bởi muốn vàn sự vật, mà mọi sự vật đều vô thường, vậy thế giới cũng không thể hữu thường. Tính vô thường của thế giới còn do nơi tâm ý và tâm thức của ta, đó là bản chất của loài vượn, ngựa, luôn luôn chạy nhảy, thế thì có cái gì thường trụ hay ổn định được.
    Ngày nay về mặt nguyên tử luận hay cơ học lượng tử người ta có thể dễ dàng hiểu ra được điều đó, và về mặt nhận thức luận, tức mặt hiện tượng luận ý thức thì cũng không xa mấy với lập luận hay hiểu biết từ ngàn xưa của Phật.

    Chỉ có điều, qua những nội dung và ý nghĩa của phương pháp luận nhận thức khoa học như thế thì Phật có công nhận linh hồn hay công nhận nhân vị của con người hay không là điều phải bàn đến. Rõ ràng quan điểm nhân vị của Phật là quan điểm sự tồn tại của bản thân chúng sinh. Nhưng sự tồn tại đó nói chung cũng chỉ là hiện tượng như mọi hiện tượng sự vật bề ngoài khác. Chỉ cái bên trong, cái chân như bất biến đó mới là nội hàm của linh hồn thật. Đạt tới chỗ chân như là hòa đồng được với chân lý, tức chân lý tột cùng của vũ trụ, là sự thường hằng bất biến, hay trạng thái niết bàn mà chính bản thân Phật đã đạt được. Khi tới đó rồi cũng không còn luân hồi sỉnh tử, chỉ có trạng thái viên mãn bất tận đời đời bất diêt, đó là ý nghĩa giải phóng tột cùng của Phật giáo. Đạt tới ý nghĩa đó cũng không còn nghiệp báo, vì không còn luân hồi, không còn sắc không gì nữa, không còn tính cách vô thường gì nữa. Điều này cho thấy tư tưởng Phật giáo thật sự cũng nằm trông hay không thoát ra khỏi tư tưởng Ấn độ, nhưng nó vượt lên trên mọi dạng chủ thần giáo để đi đến tri thức luận triết học và khoa học thuần túy thế thôi. Nhưng tri thức luận Phật giáo thực ra không phải loại tri thức luận hay nhận thức luận bình thường. Nó vượt lên nhiều bậc, và đó là cái người ta gọi là duy thức luận Phật giáo. Nói chung lại, tư tưởng triết học Phật giáo là loại tư tưởng triết học siêu hình học thuần túy, không phải chỉ loại triết học thế tục duy lý như cách phương Tây. Ở trong Phật, trực giác siêu hình học là điều cốt lõi nhất. Đó là ý nghĩa sau bao nhiêu năm ngồi thiền của Phật. Đó cũng là tính chân chất của Phật giáo nguyên thủy tức Phật giáo Tiểu thừa hay Phật giáo Nam tông, nó có hơi khác với Phật giáo Đại thừa hay Phật giáo Bắc tông, là kết quả của đạo Phật truyền qua Trung Quốc, chịu ảnh hưởng nhiều về phần tư tưởng duy lý về sau của tinh thần Trung Hoa. Dĩ nhiên Tiểu thừa hay Đại thừa Phật giáo đều có cái hay riêng, tức một bên nặng về ý thức nguyên thủy, còn một bên nặng về ý thức suy lý, bác học.

    Vậy thì con đường tu đạo của Phật giáo không phải chỉ là con đường tu đạo của luận lý đạo đức thông thường mà chính là con đường hóa giải trong tư duy siêu hình học, giải thoát không phải chỉ là giải phóng khỏi trần tục mà còn là sự hòa nhập vào cõi chân như vô hạn, đó là con đường tu đạo của Phật giáo từ thấp lên cao, từ từ bi hỉ xả của đời thường cho đến ý thức siêu hình giác ngộ của những bậc bồ tát thượng thừa như những bậc đạo hạnh kiểu thánh nhân mà ai cũng rõ. Đó là những bậc đại giác ngộ, những bậc chính giác, không phải chỉ là bậc giác ngộ bình thường như mọi người đều hiểu. Đại giác ngộ là giác ngộ, hòa nhập vào chân lý tối hậu của chỗ thường hằng viên mãn, còn giác ngộ chỉ mới là sự nhận thức ra cuộc đời vô thường, biến đổi, để tạo ra để tạo ra để tạo ra những bước đại ngộ thật sự về sau. Đấy tính cách của phương pháp luận tu đạo hay phương pháp luận nhận thức khoa học của đạo Phật hay của chính đức Thích Ca Mâu Ni quả là như thế.

    ĐẠI NGÀN
    (14/6/16)

  4. BÀN THÊM VỀ Ý NIỆM VÔ NGÃ VÀ Ý NGHĨA NHÂN VỊ TRONG PHẬT GIÁO

    Đạo Phật chủ trương vô thường và vô ngã là điều mọi người đều biết. Vô thường có nghĩa là tất cả sự vật đều biến chuyển luôn luôn, không cái gì trụ lại hay bất biến trong một phút giây nào cả, dù trong một phần giây nhỏ nhất, giống cái chớp mắt hay sát na cũng vậy.

    Chính quan điểm thừa nhận thế giới vô thường đó mà Phật cũng răn dạy về cái vô ngã. Vô ngã là không trụ lại trong bản ngã của mình, vì trụ lại như thế là trụ lại trong cái vô thường, trong lòng dục, trong tham sân si là điều vô lý, làm sao còn có thể giải thoát được.

    Như vậy rõ ràng giải thoát trước hết là giải thoát khỏi cái bản ngã, tức đi đến cái vô ngã hay cái phi ngã, tức bản ngã trống rỗng hay không còn bản ngã. Nhưng nói như vậy phải chăng đạo Phật chủ trương hư vô chủ nghĩa ? Hoàn toàn không phải như vậy, vì đã là hư vô chủ nghĩa (néantisme, nihilisme) thì mọi sự đâu còn gì để nói nữa.
    Như vậy cái ngã hay cái tự ngã (le moi) bắt buộc phải có. Đó là cái bản thể vô hình, trừu tượng, nó vốn như ý thức hay tinh thần của cá nhân, hoàn toàn phân biệt và đối ngược lại với thân xác mà cá nhân vẫn có. Bởi vì chính cái bản ngã vô hình kết hợp với thân xác hữu hình mà tạo nên cái nhân vị nơi mỗi cá nhân. Thực thể hay yếu tố nền tảng đó tạo nên mọi loại chúng sinh, trong đó có con người và kể cả mọi loài vật.
    Nên thân xác chết đi thì tan rã, nhưng tự ngã hay linh hồn vẫn còn, đi về một thế giới khác. Đó là ý nghĩa của quan điểm về sự đầu thai và về nghiệp báo trong lý thuyết nhà Phật. Vậy thì bản ngã có nhưng nó vẫn thuộc về thế giới hiện tượng. Do vậy phải quên nó đi, phải cố gắng xóa nó đi để trở về với trạng thái chân như trong bản thân của nó, nghĩa là hoàn toàn thanh khiết hóa, tức trở thành nội dung vô ngã, và đó là con đường chính yếu của hành trình giải thoát sau này.
    Thế thì nhân vị hay bản vị con người hoàn toàn không bị Phật phủ nhận. Vì đó là sự hiện hữu chủ thể tính (subjectivity) vốn đã có hay không thể không có. Nhưng đó là yếu tố tạo nên mê lầm, tạo nên sự đắm chìm trong tư ngã, nên phải xa lìa nó, vượt lên nó, trong sạch hóa nó, tinh khiết hóa nó, vượt lên trên nó để đạt tới sự hoàn toàn vô ngã. Ý nghĩa tâm lý học khoa học của Phật chủ trương ở đây là vậy. Nhân vị hay nhân tính của con người (personality) không phải cái gì xấu, cái gì phải chối bỏ, vả lẽ cũng không thể chối bỏ nó, mà phải vượt lên nó, phải tinh khiết hóa nó bằng con đường tu hành và thiền tịnh để nhằm cố gắng thoát ly khỏi nó như thoát ly khỏi thế giới tục lụy để đạt tới cái vô ngã tự nhiên.
    Khi nói như vậy, cũng cần nhắc lại quan điểm của Bà la môn giáo Ấn độ. Đó vẫn chính là xuất phát điểm của Phật giáo về sau. Căn bản của Bà la môn giáo là phân biệt giữa ĐạI ngã (Brahman) và Tiểu ngã (Atman). Brahman là cái Ngã đại thể của toàn thể vũ trụ hiện hữu. Còn Atman là cái linh hồn hay cái bản ngã nằm trong cá nhân mỗi người hay kể cả nói loài vật. Quan điểm thế giới luân hồi của tư tưởng Ấn độ giáo là trên nền tảng như thế, bởi nếu không có cái Đại ngã và cái Tiểu ngã thì tất cả đều là vật chất thuần túy hay đều là hư vô thuần túy thì còn gì đáng nói nữa.
    Đấy cái nền tảng của thuyết luân hồi nghiệp báo và lý thuyết vô ngã của Phật là trên cơ sở như vậy. Có nghĩa Phật giáo không hề là quan điểm duy vật thuần túy, cũng không hề là quan điểm duy thần thuần túy. Phật vẫn dùng nền tảng tư tưởng Ấn độ để đặt cơ sở cho lý thuyết của mình. Không tin vào thần quyền kiểu như Thiên chúa giáo, hay Ấn độ giáo, cũng không cho là thế giới vô nghĩa hay hư vô, trái lại Phật tin vào một thế giới siêu hình học siêu thoát nhất định, đó là cái chân như hay cái vô ngã hoàn toàn làm nền tảng cho mọi sự, cho toàn thể vũ trụ tồn tại, mà trạng thái đạt tới đó được quan niệm như niết bàn, sau khi đã giải trừ được bản ngã để trở về lại cái siêu ngã như là trạng thái hữu thường hoàn toàn tuyệt đối.
    THƯỢNG NGÀN
    (16/6/16)

  5. ĐÁNH GIA TỔNG QUAN VỀ THI HÀO NGUYẾN DU VÀ TÁC PHẨ TRUYỆN KIỀU

    Nhân đọc lại bài của tác giả Nguyễn Đình Giang phê bình quan điểm của Nguyễn Bách Khoa phân tích về Truyện Kiều, đăng trên Tạp chí Đại học Huế số 11, 1959, được ông Nguyễn Văn Lục số hóa và đưa lên trang mạng DCVonline hiện nay, tuy chỉ đọc phớt qua, nhưng tôi thấy cũng nên viết bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng này để nói lên quan điểm của mình.

    Trước hết phải thừa nhận rằng trong hoạt động trí thức của đời sống loài người có ba phạm vi tiêu biểu nhất : khoa học kỹ thuật, tư duy triết học, và văn học nghệ thuật. Khoa học kỹ thuật chỉ đắm mình trong thế giới vật chất. Tư duy triết học có khuynh hướng về thế giới trừu tượng, siêu hình. Riêng văn học nghệ thuật thì quan tâm, gắn bó nhiều với tâm hồn, cảm xúc của con người và những xúc cảm cùng ý nghĩa về xã hội. Trong lãnh vực hay phạm vi này, đương nhiên sản phẩm hay tác phẩm vốn có nhiều loại, nhưng thi ca có lẽ là yếu tố được rất nhiều người đời quan tâm vì nó mang tính cách tinh túy trong ý nghĩa tiêu biểu cho văn học hiểu theo nghĩa bao quát nhất.

    Bởi nếu văn xuôi thì dàn trải, pha loãng về tinh chất và nghệ thuật, thi ca hoàn toàn ngược lại. Văn xuôi chẳng khác gì cành lá, thi ca chẳng khác gì bông hoa trong vườn ươm nghệ thuật là như thế. Vậy thì cái hay hay cái nổi bật và xuất sắc nhất của thi ca chính là hình thức bên ngoài của nó. Hình thức bên ngoài đó là nhạc tính, vần điệu, còn nội dung bên trong vốn vẫn là nội dung, ý nghĩa văn học như văn xuôi bình thường. Đó chính là ý nghĩa hay giá trị phân biệt khác nhau giữa thi ca và văn xuôi, đó cũng là nghệ thuật độc đáo của thi ca so với văn xuôi.

    Có nghĩa thi ca là loại văn vần, nhưng nghệ thuật của nó thì vượt lên trên cả văn vần. Bởi văn vần chỉ mới là loại thi ca bình dân, tầm thường, đơn giản, nhưng thi ca mang nhiều tính cách bút pháp sáng tạo mới là điều đáng nói nhất. Cho nên ai cũng có thể viết văn xuôi được, nhưng nhà văn thì mang tính cách tinh tuyển hơn, và ai cũng có thể làm văn vần được, tuy có thể là dở nhất, nhưng nhà thơ thì phải thật sự có tâm hồn và nghệ thuật thi pháp. Ngay cả trong những nhà thơ lớn của văn học nước ta, tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm, Cung oán ngâm khúc của Ôn Như Hầu cũng vượt lên hay khác hẳn với Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu. Nói như vậy để thấy rằng ý nghĩ của thi ca là ý nghĩa của nghệ thuật, mới là điều đáng nói nhất, không phải chỉ thuần là ý nghĩa nội dung.

    Như ngày nay, nếu xem lại giá trị nghệ thuật thi ca thời trước 1945,
    so với nghệ thuật thi ca cổ điển của Việt Nam, thì thật sự hình thức chẳng có gì xuất sắc cả. Xuân Diệu thật sự chỉ là nhà thơ quèn, kiểu trai lơ, kiểu thợ thơ phần nào đó, chẳng bì được với Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Nguyễn Công Trứ hay Cao Bá Quát v.v… Cả Huy Cận thì cũng chỉ được một số bài lục bát tiêu biểu thế thôi. Còn Chế Lan Viên, Tế Hanh v.v… có khi nghệ thuật cũng chẳng qua gì được Bùi Giáng vốn là một nhà thơ “điên”. Đó là chưa nói sau năm 1945, thi ca phần lớn bị chính trị hóa, kiểu phục vụ cho thời vụ ngắn ngày, chỉ mang tính cách công cụ tuyên truyền rẻ tiền, khiến bị tầm thường hóa tâm hồn và nghệ thuật, chẳng còn ý nghĩa hay giá trị lâu dài gì sau này về mặt lịch sử thi ca cả, phần nhiều những nhà thơ tầm ruồng khi trước nay càng trở thành xuống cấp một cách thê thảm hơn, trong đó có Xuân Diệu, Chế Lan Viên một thời, cũng chỉ trở thành nấp bóng theo con chim đầu đàn hoàn toàn giả tạo là Tố Hữu thế thôi.

    Bỏi vậy khi phân tích nhận định về Nguyễn Du và Truyện Kiều, Trương Tửu tức Nguyễn Bách Khoa cũng chỉ mang quan điểm duy vật lịch sử vào đây một cách kịch kỡm và thô lậu. Chỉ chăm chú phê phán mặt gia cấp xã hội của Nguyễn Du, thời đại của Nguyễn Du, mà chẳng quan tâm hay chẳng thấy ra đâu chính thiên tài thi ca trong tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Du cả. Nói như vậy cũng để thấy rằng giá trị hay ý nghĩa nổi bật, đặc sắc nhất, làm nên danh tiếng và danh giá của Nguyễn Du không phải chỉ là nội dung Truyện Kiều mà lại chính là nghệ thuật thi pháp tuyệt luân của thi hào Tố Như. Nhưng nói như thế không phải mọi câu thơ trong Truyện Kiều đều hay, nhưng phải cho rằng phần lớn đều hay, và có những đoạn thật sự xuất sắc nếu không phải thiên tài thì khó có ai làm được. Đấy ý nghĩa vượt thời gian, vượt không gian của tác phẩm Truyện Kiều là như vậy, mà không phải chỉ là mớ ý tưởng phê bình chỉ cốt vận dụng duy vật lịch sử mà nhà mác xít Nguyễn Bách Khoa đã từng gán ghép hay chụp mũ sai trái lên tài năng có một không hai của nhà thơ Tiên Điền.

    Thật ra người xưa nói thơ văn chính là người, đối với trường hợp thi hào Nguyễn Du cũng thế. Truyện Kiều không những chỉ thể hiện thi tài bậc nhất của Tố Như, nó còn thể hiện tình cảm, tâm hồn, cảm xúc, quan điểm xã hội của nhà thơ Tiên Điền nữa. Khởi thùy nó chỉ là tác phẩm của Thanh Tâm tài nhân, một tác giả vô danh bên Trung Hoa, thế nhưng khi đi sứ Tàu bắt gặp được, thi hào Nguyễn Du đã vận dụng nó vì thấy nội dung của nó có phần giống với tâm sự của mình, giống với hoàn cảnh của mình, ông bèn đem dịch ra tiếng nôm dưới thể dạng thơ lục bát. Nhưng tuy tiếng là dịch, thực sự Nguyễn Du đã hoàn toàn sáng tác mới lại, chẳng khác gi thời trước Đoàn Thị Điểm đã từng dịch tác phẩm Hán văn của Đặng Trần Côn ra Chinh phụ ngâm khúc bằng tiếng Việt cũng vậy.

    Như thế, Truyện Kiều và Chinh phụ ngâm khúc hay Cung oán ngâm khúc đều nói lên thân phận của người phụ nữ nhưng trong hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh thân thế khác nhau. Nếu Chinh phụ ngâm khúc nói lên tâm sự hào hùng của người chinh phụ, Cung oán ngâm khúc nói lên tâm sự ca thán của người cung nữ trong thời buổi quân chủ, thì Truyện Kiều lại nói lên tâm sự của một người đàn bà hồng nhan bạc phận. Chủ đề hồng nhan bạc phận chẳng phải là chủ đề mới, vì từ ngàn xưa người ta đã từng biết, từng thấy, từng nói. Đây chỉ là một kinh nghiệm bình thường trong đời sống xã hội, nó là một sự thật vừa có mặt chủ quan mà cũng vừa có mặt khách quan riêng. Ở đây nó đã chuyển sang một lãnh vực khác, lãnh vực tư duy triết học lẫn tư duy xã hội. Đây cũng vừa là quan điểm duy tâm mà cũng vừa là quan điểm thực tiển, tính chất của nó là tính chất khoa học xã hội mà không phải chỉ kiểu duy vật biện chứng theo cách tầm thường mà chính kiểu trí thức gà mờ như Trương Tửu đã hiểu.

    Vậy thì Nguyễn Du khi viết Tuyện Kiều, thứ nhất nhằm thể hiện tài năng thi ca lỗi lạc có một không hai của minh, thứ hai mượn tâm sự của kẻ hồng nhan bạc mệnh là nàng Kiều để nói lên tâm sư hoài Lê của mình khi ông buộc phải ra làm quan với triều Nguyễn. Nó là bức tranh xã hội bao quát để nói lên thân phận của giới nữ lưu thất cơ lở vận trong xã hội xưa, vừa gởi gắm tâm sự của ông lúc thiếu thời bị mồ côi và khổ ải vì thời thế theo quan điểm tài mệnh tương đố vẫn thường được người xưa công nhận, đó không nhằm lên án xã hội mà chỉ nhằm phản ảnh một tình trạng thực tế, tình trạng tâm lý xã hội cũng như tâm lý cá nhân người đời về mọi ngóc ngách, mọi phương diện như một bức tranh hoàn chỉnh mà chua chát như nàng Kiều đã gặp.

    Nói chung lại, cho tới nay Nguyễn Du vẫn là thiên tài số một của văn hoc cổ điển Việt Nam. So với ông, những tác phẩm thi ca vớ vẩn của thời kỳ tiền chiến trước đây phần lớn chỉ là những hạt ve chai mà không có gì khác nếu đem so sánh với viên ngọc toàn bích và sáng chói của thi ca lục bát nơi tài năng thiên bẩm của Nguyễn Du. Nên phân tích, đánh giá hay nhận xét về tác phẩm của Nguyễn Du, mà cụ thể là Truyện Kiều, trước hết phải nhấn mạnh đến giá trị và ý nghĩa của nghệ thuật rồi sau mới nói đến giá trị và ý nghĩa về mặt xã hội. Bởi nếu không có yếu tố trước hay yếu tố trước chỉ kém cõi, yếu tố sau cũng chẳng để làm gì cả. Cho nên vào thời Trương Tửu đã từng dấy lên một sự tranh cãi sôi nổi nghệ thuật vì nghệ thuật hay nghệ thuật vì nhân sinh do Trương Tửu khai mào. Thật ra ý của Trương Tửu rất hạn hẹp, muốn lái quan điểm nghệ thuật vì nhân sinh theo kiểu văn học hiện thức bôn sơ vích của Liên Xô, và theo kiểu đấu tranh giai cấp của Mác.

    Đó chỉ là sự nông cạn, ngây thơ và a dua quá lối, bởi nghệ thuật trươc hết phải vì nghệ thuật rồi sau đó mới muốn nói gì thì nói. Bởi cho dù một ngàn bài thơ con cóc cũng chẳng để làm gì, chẳng ích lợi cho ai nếu trước tiên thi ca không phải là thi ca nghệ thuật. Vả lại nghệ thuật là cái tiềm lực, cái tài năng tiềm ẩn mà không phải cái đã phát lộ ra ngoài, vì chính yếu tố sau mới quyết định mà không phải yếu tố trước. Một kẻ tầm thường về thơ lục bát như Tố Hữu, phần lớn chỉ mang tính cách vè bình dân, cho dù cố gắng đến mấy thì ngàn đời cũng không thể nào thành Nguyễn Du được. Nhưng nếu Nguyễn Du không viết ra Truyện Kiều, không ai biết tới, thì Nguyễn Du vẫn là chân tài hay thiên tài Nguyễn Du mà không thể nào hay không bao giờ khác.

    Cho nên nghệ thuật không phải chỉ là con đẻ của tài năng mà còn là con đẻ của hoàn cảnh lịch sử xã hội là như thế. Trong những hoàn cảnh lịch sử xã hội tồi, có thể khiến cho bao nhiều tài năng mọi loại có thể bị tàn phá, bị mai một âm thầm mà không thể hiện, không cất đầu lên được. Đó chính là lỗi của xã hội, của lịch sử, của con người mà không là gì khác. Thuyết tài mệnh tương đố nếu đúng chỉ là đúng về mặt siêu hình học, tức là mặt kinh nghiệm triết học sâu xa, nhưng còn là đúng về mặt xã hội, nhất là những hoàn cảnh xã hội nào đó không những không quý trọng người tài mà còn đố kỵ hoặc nghi ngại người tài. Nên khi nhớ đến một thời kỳ văn học hoàng kim của nước ta như thi ca thời Nguyễn, đặc biệt nhất trong đó có đại thi hào Nguyễn Du, cũng phải cám ơn Gia Long là vì vua đã gây nên được một triều đại thịnh vượng cho nước nhà trong giai đoạn đầu của chính thời điểm lịch sử vẽ vang, đáng khâm phục, đáng trân trọng, và đáng được đề cao về nhiều mặt như thế.

    ĐẠI NGÀN
    (17/6/16)

  6. LẼ SỐNG CỦA ĐỜI NGƯỜI

    Nhân đọc lại bài “Một thế hệ trí thức” của tác giả Nguyễn Nam Châu đăng trên tờ Tạp chí Đại học Huế số 11 năm 1959, được ông Nguyễn Văn Lục số hóa và đưa lên mạng DCVonline hiện giờ, tôi bổng thấy có cảm hứng viết bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng này để trao đổi thêm với người xưa, cách đây đã trên nửa thế kỷ như sau.

    Nếu nói về lẽ sống của đời người, tại Việt Nam xưa kia tiêu biểu nhất là lẽ sống kiểu của nhà thơ, nhà chính trị tài danh Nguyễn Công Trứ. Qua những bài thơ đặc sắc mà trong đó bài Chí Nam Nhi là tiêu biểu để nói lên điều đó. Thật ra Uy Viễn Tướng Công, tuy ở trong thời đại phong kiến triều Nguyễn cách đây hơn hai trăm năm, nhưng quan niệm sống hay nhân sinh quan rất tiến bộ và ổn định.

    Điều đó thật khác với một số quan điểm phương Tây thời cận đại đã bị khủng hoảng nhiều qua phong trào triết lý hiện sinh (existentialisme) hoặc phong trào cộng sản mác xít (marxisme) trước kia mà nhiều người đã biết và tác giả đã viết. Thật ra vấn đề lẽ sống hay quan niệm sống của con người vốn có ngay từ thời rất xa xưa qua các ý hướng triết học hay tôn giáo mà người xưa đã có.
    Nói chung lẽ sống con người trong cuộc đời vẫn gắn với vũ trụ quan và nhân sinh quan của người đó. Vũ trụ quan là quan điểm về vũ trụ, thế giới, nhân sinh quan là quan niệm về cuộc đời mà ai cũng có, hai điều này luôn luôn gắn bó với nhau, đòi hỏi với nhau.

    Nói chung có hai cặp ý hướng mà con người thường có. Cặp duy vật vô thần, và cặp duy tâm hữu thần. Duy vật vô thần cho rằng toàn bộ vũ trụ tồn tại chỉ là vật chất, do đó cũng không tin có Đấng tối cao hay nguyên lý siêu linh tuyệt đối nào cả. Quan điểm này dễ dàng hay tất yếu rơi vào quan điểm hư vô chủ nghĩa (nihilisme), tạo thành sự vô nghĩa hay sự bế tắt tuyệt đối trong lẽ sống. Đây vừa chính là quan điểm mác xít vừa chính là quan điểm hiện sinh một thời từng làm mưa làm gió ở phương Tây, mác xít thì hoàn toàn duy vật và vô thần trần trụi, còn hiện sinh mơ tưởng một quan điểm tự do tuyệt đối, không còn gì để làm nền tảng hay căn cơ cả, kiểu như con lừa Burian đành chết đói chết khát giữa máng cỏ và máng nước hai bên, vì chẳng biết lựa chọn bên nào cho đúng tự do tuyệt đối của mình hết. Có nhà hiện sinh lớn như A. Camus và số nhà văn phương Tây khác vào thời đó phải tự tử vì ở trong quan niệm tự do tuyệt đối như thế. Đây cũng là trường hợp của triết học Nietzsche tuyên bố Thượng đế đã chết rất nổi danh mà mọi người đều biết.

    Trong khi đó quan điểm duy tâm và quan điểm hữu thần vẫn đi đôi với nhau, tin sự có mặt siêu việt của một nguyên lý, một hiện hữu siêu nhiên nào đó trong vũ trụ tồn tại để làm nền móng, cơ sở cho sự hiện diện của nhân loại và đời người. Đây nói chung là quan điểm của hầu hết các tôn giáo cũng như của hầu hết các lý thuyết triết học từ xưa nay trong lịch sử nhân loại. Phật giáo vừa là một tư tưởng triết học, đồng thời là một tôn giáo cho nhiều người, chính là quan điểm như thế. Thiên chúa giáo độc thần thì tin tưởng vào một đấng Thượng đế vô hình tối cao, còn Khổng tử hay Platon đều tin vào một nguyên lý siêu nhiên của trời đất mang tính vô hình và siêu nhiên tuyệt đối như điều không thể chối cãi.

    Thật ra cả hai cặp quan điểm như trên đều trừu tượng cả, nhưng cặp quan điểm sau duy tâm hữu thần có vẻ có cơ sở hơn cặp quan điểm trước duy vật vô thần. Bởi vũ trụ chúng ta thấy chung quanh mình quả thật là vũ trụ vật chất cả, dù có đi được tới đâu cũng thế, nhưng ý thức, tinh thần của con người lại không phải vật chất, bởi nó hoàn toàn trừu tượng còn vật chất thì hoàn toàn cụ thể ngược lại. Đó là ý nghĩa không thể phủ nhận duy tâm được. Bởi không có ý thức, nhận thức của con người, sự tồn tại của vật chất đối với ta cũng là vô nghĩa, còn nếu như không có sự hiện hữu của ý thức chúng ta, cũng phải có sự hiện hữu của loài nào đó khác với ta để có thể công nhận và biết về thế giới hoàn toàn vật chất chung quanh ta. Vả chăng cái gì mà ý thức con người không thấy, không biết chưa hẳn là không có tức không tồn tại. Như sau lưng hè nhà nơi ta tới thăm, ta không biết cái gì nơi đó cả, cái gì đựng trong hộp kín chúng ta cũng không biết trong đó là gì. Hoặc thung lũng phía bên kia ngọn núi chắn trước mặt, chúng ta cũng không thấy, không biết cái gì ở đó.

    Ngay cả bản thân sự sống cũng là cái gì đó vô hình, luôn luôn con người không thể biết đó là cái gì, dầu nó chính là bản thân chúng ta. Bởi vì thân xác ta là cái cụ thể, cái vật chất sống mà không phải là chính sự sống trong đó. Bởi khi giải phẫu và phân tích thân xác tới cùng, đi từ các bộ phận đến các mô, các tế bào, đến cấu trúc và tế bào chất trong tế báo, rồi cứ thế tiếp tục hoài cuối cùng cũng chỉ đến được các chức năng sinh học, chức năng hóa học, cuối cùng là các chức năng vật lý mà mọi diện tử quay vòng trong đó ở lớp ngoài các quỹ đạo điện tử của chính các nguyên tử tạo thành sự sống thế thôi. Nói khác đi cái cấu thành sự sống chỉ là cái bên ngoài, còn cái bên trong sự sống, là bản thân hay làm nền tảng cho chính sự sống thì không bao giờ con người đạt tới được. Đó chính là ý nghĩa của siêu hình học vượt lên trên vật lý học là thế. Siêu hình học theo nhà đại triết học lừng danh Hy lạp xưa có nghĩa là vượt lên trên, đứng đàng sau vật lý học !

    Vậy nhưng Mác và Ănghen chỉ giản lược ý thức con người vào não bộ. Cho rằng não bộ “tiết” ra ý thức, giống như gan tiết ra mật. Thật là một cách nói, một quan niệm đầy chất cảm tính, chẳng có ý nghĩa gì về khoa học hay về triết học cả. Bởi một quan điểm chỉ dừng lại ở thực tế, đó chỉ là quan điểm thường nghiệm, cảm tinh, chẳng bao giờ đào sâu thêm vào khoa học hay triết học ở tầng mức cao hơn được nữa. Nên quan điểm duy vật và vô thần của Mác và Ănghen thực chất chỉ là quan điểm thường nghiệm, cảm tính, kiểu cho rằng cái gì con người không thấy, không biết thì cái đó không có. Đó chỉ là quan điểm nông cạn, thô giản tuyệt đối, quan niệm chủ quan, độc đoán, thường nghiệm tuyệt đối, vì duy nghiệm không phải là thường nghiệm, thường nghiệm chỉ đặt trên cơ sở cảm tính thuần túy, còn duy nghiệm phải đặt trên cơ sở khoa học hay triết học thuần túy để đi đến điều cao hơn nữa, rộng hơn nữa, sâu hơn nữa, và xa hơn nữa. Thường nghiệm chỉ là quan điểm cạn hẹp và tiêu cực mà Mác và Ănghen đã vấp phải rồi chỉ dừng lại tại đó, cho đó là thực nghiệm, trong khi thật ra quan điểm thực nghiệm đúng đắn luôn là quan điểm khoa học và triết học đúng đắn. Có nghĩa thực nghiệm không phủ nhận siêu nghiệm mà chỉ đặt nền móng ban đầu và mọi cơ sở về sau cho các ý nghĩa siêu nghiệm thế thôi. Quan điểm duy vật vô thần đều là quan điểm biết một mà không biết mười chính là như thế.

    Cho nên lẽ sống của con người nói chung lại cần phải dựa trên khoa học và dựa vạo triết học mà không thể nào khác. Mọi loài vật đều có sự sống, nhưng chưa chắc hay hoàn toàn không có lẽ sống, vì mục đích sống của chúng hoàn toàn chỉ là bản năng nhằm cho sự tồn tại mà không là gì khác nữa. Nhưng con người vượt lên trên loài vật thuần túy là như thế. Mặc dầu con người cũng thuộc về thế giới sinh vật, thế giới động vật, nhưng tinh thần, ý thức, trí tuệ con người lại hoàn toàn vượt lên tất cả các điều đó. Con người không phải chỉ có bản năng sinh vật mà con người còn có nhân cách con người, có ý nghĩa và giá trị cũng như mục đích làm người đó là những điều như thế. Cho nên quan điểm duy vật vô thần trong chủ thuyết mác xít thật ra chỉ tầm thường hóa, hạ thấp ý nghĩa con người, đưa con người xuống hàng sinh vật, xuống hàng vật chất thuần túy. Thế nên quan điểm gọi là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng loài người lúc ban đầu của Mác chỉ là một thứ tư tưởng rỡm, một thứ tư duy đầy hụt hẫng vì nó chỉ hoàn toàn nghịch lý, phi lý, và cũng chẳng có nền tảng nền móng nào sâu xa để tạo thành cơ sở tối hậu nào được cho nó.

    Hơn thế có một điều cũng cần nên nói, đó là có quá nhiều loại tôn giáo thì tôn giáo nào là đúng và tôn giáo nào là sai. Thật ra cái sai chỉ là cái tương đối, còn cái đúng mới là cái tuyệt đối. Như khi ta nhìn một sự vật, tùy theo góc độ nhìn nào đó, phương thức nhìn nào đó, ta có thể nhận thức sự vật theo mặt này hay mặt khác, đó chỉ là tương đối, nên không thể bảo những cái tương đối đó là tuyệt đối duy nhất đúng, có nghĩa những tương đối đó đều là những tương đối sai đối với chính bản thân sự vật duy nhất đó. Như vậy có nghĩa chỉ có bản thân duy nhất của sự vật mới là chân lý hoàn toàn đúng nhất. Thế nên mọi tôn giáo cũng thế. Đối tượng của tôn giáo có thể là cái nhìn duy nhất đúng, những cách nhìn của từng tôn giáo có thể chỉ là những cách nhìn, những quan niệm tương đối sai. Ở đây ý nghĩa cả duy tâm tôn giáo hữu thần và ý nghĩa của duy vật vô thần cũng hoàn toàn khác nhau như vậy.

    Như vậy, nói chung lại, mỗi cá nhân con người phải có lẽ sống riêng và toàn xã hội phải có lẽ sống chung, đó mới là điều cần nói. Không có lẽ sống, đời sống chỉ có thể thành vô vị, vô ý nghĩa, chỉ còn thuần túy là sinh vật, một cái máy sống, một thứ rô bôt sinh học mà không gì khác. Bởi ý nghĩa con người là sinh ra để sống, không phải sinh ra để rồi tự hủy diệt mình bằng những lẽ nào đó. Nên ý nghĩa mục tiêu sống của con người không gì hơn đó là ý nghĩa khoa học và ý nghĩa triết học. Ý nghĩa khoa học là con người sống để luôn khám phá tồn tại, khám phá vũ trụ. Ý nghĩa triết học là con người sống để luôn chiêm nghiệm ý nghĩa cùng giá trị cuộc sống, do vậy triết học không phải chỉ bao gồm cả khoa học mà còn bao gồm cả mọi ý nghĩa tôn giáo trong đó. Bởi khoa học con người chỉ khám phá vũ trụ vật chất bằng lý trí, còn triết học con người khám phá vũ trụ tinh thần bằng trí tuệ. Đó là hai điều khác nhau căn bản giữa khoa học thực nghiệm và triết học nói chung. Nhưng con người không phải chỉ sống ho riêng mình mà còn sống cho người khác, cho mọi người, cho xã hội, cho chủng loài, đó mới là ý nghĩa sống bao quát, sâu sắc và cao quý nhất. Nhưng lựa chọn đó là sự lựa chọn tự do và có văn hóa, ý thức của mọi người, không phải là sự lựa chọn hình thức, áp đặt, giả tạo, cưỡng chế hay ù quáng nói chung. Nên dù sự tự do của con người trong vũ trụ và xã hội đều là thứ tự do tương đối, trong phạm vi nào đó, trong hoàn cảnh hay tình huống nào đó, nhưng đó là mọi sự lựa chọn có ý thưc mà không phải chỉ bản năng hay vô thức. Xã hội theo kiểu tập thể mù quáng, đó là xã hội vô thức, xã hội phủ nhận tự do riêng biệt, bị rơi xuống hàng bầy đàn, rơi xuống hàng loài vật, xuống hàng vật chất, đó là thứ xã hội theo kiểu xã hội cộng sản mác xít mà Mác đã từng chủ trương. Nên Mác thực chất chẳng bao giờ là người giải phóng xã hội nhân loại gì hết mà chỉ là người nô lệ hóa nhân loại, tầm thường hóa nhân loại, làm suy thoái hóa nhân loại, nói chung là một người có tư tưởng, tư duy phản động, nhưng lại dưới danh nghĩa là tư tưởng, tư duy phát triển và tiến bộ. Bởi thế cái được cho là đỉnh cao trí tuệ loài người thực ra chỉ là vực sâu của trí tuệ loài người. Đây chính là điều mà một bộ phận lớn những người cộng sản mác xít đã chưa hề nhận ra được, cũng chẳng biết khi nào nhận ra được.

    Bởi chủ nghĩa cộng sản mác xít thực ra chỉ là thứ chủ nghĩa nhằm thực hiện một thứ nhà máy, một thứ công trường, một thứ trại lính, một thứ trại chăn nuôi khổng lồ cho toàn xã hội. Trong xã hội đó duy chỉ có một ông chủ toàn quyền cha truyền con nối liên tục mọi đời, còn toàn xã hội chỉ là công nhân lao động như nhau, mất hết mọi quyền tự do riêng tư mà chỉ theo lệnh ông chủ, là theo và tưng bốc ông chủ để được sinh tồn, để được sống. Lẽ sống của mỗi cá nhân con người đều không còn nữa, chỉ còn lẽ sống duy nhất của ông chủ đó là lẽ sống quyền hành, vật chất, cai trị, áp đặt mọi loại theo thị hiếu, theo ý muốn tùy thời của ông chủ. Một xã hội mất tự do như vậy cũng hoàn toàn là xã hội phi nhân văn, một xã hội triệt tiêu con người để thay vào đó là kiểu xã hội hoàn toàn người máy, hoàn toàn rô bốt, kiểu lòi vật trong trại chăn nuôi mà bao nhà văn Liên Xô trước kia từng mô tả viết ra. Đó gọi là chuyên chính vô sản mà Mác đã suy nghĩa áp đặt lên toàn nhân loại theo ý muốn. Giả dụ nếu Liên Xô còn tồn tại và phát triển thì toàn cầu sẽ trở nên như thế, nhân loại sẽ trở thành một trại chăn nuôi khổng lồ mà điện Cẩm Linh sẽ là ông chủ tuyệt đối, điều đó còn vượt xa cả đế quốc La Mã hay đế quốc Mông Cổ thời xa xưa nữa. Mác cho rằng như thế là để giải phóng loài người, thật là một quan điểm ngu ngốc chưa từng có trong lịch sử loài người. Bởi một người đã bị cột chặt rồi thì còn làm sao tự cỡi trói ra được nữa. Nhân loại khi đã bị chuyên chính vô sản toàn cầu rồi, còn làm sao mà tự giải phóng được nữa. Thật là một quan điểm phi nhân và dốt nát mà Mác đã từng thể hiện trong các tác phẩm của mình và điều đó trong thực tế cũng đã xảy ra y như vậy. Tuy vậy cũng có người bênh vực Mác cho rằng Lênin làm sai. Thật ra anh kỹ sư thì chỉ có thể làm theo mô hình và nguyên lý thiết kế cơ học đã hoàn toàn được vẽ trước làm sao khác được. Nên cái dốt của Lênin là mù quáng theo một anh thiết kế bậy bạ đã làm hi sinh nhiều mặt trong thời gian dài cho chính nước Nga từ khi ấy là bao nhiêu. Cái tội của Lênin chỉ là cái tội của Mác mà không gì khác.

    Vậy thì nền tảng nói chung của xã hội và cá nhân con người luôn luôn phải là nền tảng khoa học và nền tảng triết học mà không gì khác. Không có khoa học thì loài người không thể khám phá vũ trụ vật chất và xử lý được vũ trụ vật chất theo ý cũng như theo mục đích và lợi ích của mình. Không có triết học, tư duy của nhân loại trở thành mù, không tìm ra được con đường đi về tinh thần, ý thức, không tìm thấy được một tia sáng trí tuệ nào hữu lý cả. Vậy mà Mác cho rằng triết học và tôn giáo cũng như luật pháp đều chỉ là ý thức hệ của giai cấp tư sản, là thượng tầng kiến trúc của hạ tầng cơ sở là chính trị xã hội thống trị của giai cấp tư sản chống lại giai cấp vô sản. Đó là các suy nghĩ cưc kỳ phi khoa học và cực kỳ phản động trong tư duy cua Mác. Điều đó không những gắn với quan điểm duy vật thô nhám của Mác như cho tư duy cũng chỉ là sản phẩm thuần chất của óc não như gan tiết ra mật mà trên kia đã nói, mà còn gắn liền với quan niệm kinh tế xã hội tầm thường mà Mác đã đúc khuôn nền kinh tế cổ điển Anh thời đó vào quan điểm biện chứng luận duy tâm của Hegel mà Mác đã tùy tiện và tự tiện duy vật hóa một cách trái khoáy, nghịch lý, phi lý, trong mục đích gọt chân cho vừa giày để phu hợp theo quan điểm xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa theo lối công trường và trại lính hay theo công thức trại chăn nuôi mà Mác đã từng hào hứng tưởng tượng ra ra chính bộ sách đầy huyễn hoặc Tư bản luận từng một thời từng một thời được coi như kinh thánh mới của ông ta.

    Nên nói chung lại, thế giới loài người phải cần là thế giới nhân bản mà mỗi đơn vị cá nhân con người là một đơn vị nhân bản. Bởi vì chính cái đơn vị làm nên cái toàn thể mà không phải gì khác. Ngược lại, cái toàn thể được làm nên đó tác động ngược chiều lại cái đơn vị để làm thành nguyên lý biện chứng khách quan về phát triển của lịch sử nhân loại. Biện chứng thực chất chỉ là tính tác động qua lại mà không phải tuyệt đối chỉ là phủ định của phủ định theo kiểu công thức ngu ngốc mà Mác đã lầm, tức là phủ định sạch trơn để thay vào cái đối nghịch lại theo cách tuyến tính một chiều. Mác đọc Hegel mà không hiểu hay chỉ xuyên tạc và bóp méo Hegel theo ý thức và nhận thức chủ quan cũng như hạn hẹp của mình. Bởi chủ đích của Mác chỉ muốn lái vấn đề thành tư sản tự phủ định để cho ra xã hội vô sản, xã hội cộng sản mà Mác tự mệnh danh là cộng sản khoa học. Cái khoa học của Mác thực chất chỉ là niềm tin mê tín hay sự lợi dụng biện chứng luận Hegel mà không gì khác. Bởi vì khi Mác nói duy vật biện chứng, tức cũng là nói vật chất thuần túy tự biến chuyển để thành ra cái phi vật chất. Nói như vậy là hoàn toàn phi lô-gích hay nghịch lý vì hai bản chất khác nhau thì không thể nào liên thông tuyệt đối với nhau, đó là điều mà vật lý học cũng như toán học đều luôn luôn thừa nhận. Thế giới vật lý không thể nào tự biện thành thế giới siêu vật lý được, nên quan điểm duy vật tuyệt đối của Mác thực chất chỉ là quan điểm ngu dốt.

    Cũng từ nền tảng phản lô-gích đó Mác đi đến sự sai lầm khác đó là quan điểm duy vật lịch sử. Mác chỉ tưởng tượng theo biện chứng luận của Hegel đã bị Mác bẻ cong để nói bừa. Đó là quan điểm đấu tranh giai cấp của Mác. Cho nên những quan điểm như hai mặt đối lập, mâu thuẫn hủy diệt mâu thuẫn v.v… của Mác đều chỉ là những sự ức đoán đầy tương tượng. Nói chung Mác đã hoàn toàn rời bỏ quan điểm duy nghiệm chính đáng để rơi vào quan điểm thường nghiệm thần bí một cách dị đoan mê tín nên kết luận xã hội tư sản, tư bản tự nó đào mồ chôn nó, nó là đêm trước của chủ nghĩa xã hội v.v… Ở đây cũng lưu ý Mác quan niệm chủ nghĩa xã hội một cách sai lầm. Thay vì quan niệm chủ nghĩa xã hội đích thực là quan điểm phát tiển, tinh thần, nhân văn, Mác lại tầm thường hóa nó biến nó thành chủ nghĩa trại lính, chủ nghĩa sinh vật tầm thường, khiến trong thực tế nó biến thành chủ nghĩa phi nhân và phản khoa học. Cho nên khi Mác viết trong Tuyên ngôn cộng sản xã hội loài người từ trước đến nay là xã hội đấu tranh giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển lịch sử loài người, đó là nói bừa mộ cách ngu dốt. Bởi thật ra lịch sử loài người phát triển là nhờ phát triển khoa học kỹ thuật, không phải phát triển nhờ vào sự tranh giành điều kiện sống với nhau. Chính trí tuệ và ý thức văn hóa của con người tạo nên sự phát triển khoa học, kỹ thuật, văn minh, văn hóa mà không có cái gì khác, mọi cái khác cũng đều phát sinh ra từ đó. Ngay cả khoa học và triết học hay tôn giáo cung vây, đều sinh ra từ trí tuệ con người mà không phải sinh ra từ đấu tranh lẫn nhau về quyền lợi vật chất. Cho nên học thuyết cua Mác thực chất đầy tính cách huyễn hoặc, ngụy biện, thiếu tính cách xác đáng và chính danh, hay mặt nào đó cũng có thể bảo được là tà thuyết. Mác chỉ nhân danh cái đúng để chủ trương những cái hoàn toàn sai chính là ý nghĩa như thế.

    Cho nên quan điểm về độc tài vô sản của Mác là một quan điểm đầy sai trái và đầy phản động. Bởi vì nó hoàn toàn đi ngược lại mọi ý nghĩa khách quan của lịch sử loài người và xã hội. Con người và xã hội sở dĩ phát triển đi lên được là nhớ kinh nghiệm giáo dục, kinh nghiệm nhận thức, nhớ trí tuệ, nhờ lý trí, tài sản chỉ là công cụ bên ngoài, vật chất không hề quyết định mà chính trí óc, tinh thần mới là quyết định. Mác nói ngược lại tất cả mọi điều đó. Giai cấp vô sản thật ra chỉ là thiểu số với nhiều điều kiện bất cập mọi mặt trong xã hội tư bản chủ nghĩa ban sơ lúc đó. Mác căn cứ vào biện chứng luận bị xuyên tạc, bị bóp méo về thực tế và về nguyên tắc, căn cứ vào công thức trừu tượng, máy móc, sai lầm và cứng nhắc là phủ định của phủ để mê tính hóa giai cấp vô sản, cho là có sứ mệnh lịch sử để giải phóng nhân loại, cho là giai cấp tiên phong cách mạng, thật là một sự mê tín và sự cuồng tín hết biết, vì phủ nhận mọi ý nghĩa trí tuệ và học vấn, giáo dục trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.

    Thế nên để kết luận, phải thấy rằng xã hội loài người là một cơ chế khách quan, nó là một cơ thể sống, nhưng không hoàn toàn tổ chức chặt chẽ như cơ thể sinh vật. Bởi cơ thể sinh vật hay sinh học sự sống là tiềm ẩn, tr ong khi đó cơ chế xã hội, sự sống là nơi mỗi cá nhân, nơi mỗi ý thức, tinh thần, năng lực trí tuệ của cá nhân. Xã hội thực ra không phải một bản thể (substance) vật chất khách quan như Mác quan niệm theo kiểu duy vật. Xã hội thật ra là một cơ chế trí tuệ trong toàn thể của nó. Cơ chế trí tuệ đó có thể cao hay thấp là tùy vào chất lượng trí tuệ cùng ý thức, tinh thần của mỗi cá nhân trong toàn thể đó. Cho nên nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và nền tự do dân chủ như cơ chế khách quan do kết quả phát triển lịch sử tự nhiên tạo nên chính là nền tảng sống hiện tại cho xã hội và cá nhân con người mà không gì khác.

    Mác có tham vọng thay vào đó bằng một xã hội hợp lý hóa theo kiểu giả tạo trong kế hoạch hóa và bao cấp toàn diện, theo cách độc tài toàn trị toàn diện, đó là một quan điểm phản tiến hóa, một quan điểm cực kỳ giả tạo, chủ quan và phản động mà lịch sử loài người từ trước kia chưa hề từng có. Bởi vì vật chất chỉ là công cụ thiết yếu, tiền tệ chỉ là máu huyết trong hệ thống, đó là khám phá về mặt kỹ thuật kinh tế xã hội rất thiết yếu và thông minh, độc đáo trong lịch sử xã hội. Mác ngược lại muốn đi về thời kỳ tiền sử được nâng cấp lên thành xã hội sản xuất trực tiếp, phân phối trực tiếp, được Mác coi là xã hội cộng sản lý tưởng thật là ngu dại hết biết. Cơ chế xã hội là cơ chế khách quan, tự nó điều chỉnh, trí tuệ con người chỉ có thể làm sao cho nó được tốt hơn, được hợp lý hơn, được phát triển, hạnh phúc, tiến bộ hơn, không thể và cũng không được quyền xóa bài làm lại tất cả theo ý chủ quan hay sự ngu dốt của mình. Mác đưa lại chủ nghĩa cộng sản thực chất là chận đứng sự phát triển của xã hội khách quan, để thay vào đó một xã hội hoàn toàn giả tạo, phản tiến hóa, phản văn minh và phản tiến bộ nhưng được mệnh danh dưới những khái niệm và danh từ phi thực chất nhất.

    Nói chung Mác nhận thức rất kém hay không hiểu gì nội dung các khoa học xã hội, kinh tế, chính trị, lịch sử gì hết mà chỉ nói bừa. Nên mọi sự gây ra trong thực tế, không những là các sai lầm về nhận thức, về ý thức, về quan điểm của Mác mà còn là lỗi lầm, tội lỗi và kể cả tội ác về mặt khoa học và tư tưởng triết học của Mác. Người xưa nói thầy địa lý sai lầm chỉ gây hại một gia đình hay dòng họ, nhà chính trị sai lầm chỉ gây hại một đất nước, nhà giáo dục sai lầm chỉ gây hại một hay nhiều thế hệ, nhưng nhà tư tương mà sai lầm có thể gây hại đến muôn đời là như thế. Nên khoa học và triết học không phải chỉ là những dụng cụ tầm thường, không có trí tuệ, không có ý thức hay lương tâm thì không thể sử dụng được chúng. Kiểu chạy đua vũ khí hạt nhân, hay kiểu áp dụng những ý thức hệ lừa mị hoặc ngu tối đều là kiểu như thế trong bối cảnh hiện đại của thế giới con người. Nên nói cho cùng lại, chỉ chế độ dân chủ tự do đúng đắn thật sự, chỉ có nền kinh tế xã hội đúng đắn, khách quan, hiệu quả, tốt đẹp thật sự mới là yêu cầu cao nhất cho lẽ sống của xã hội muôn đời, không phải bất kỳ một ý thức hệ phi khoa học phi triết học theo kiểu vớ vẩn nào đó. Nên lẽ sống của cá nhân thực chất phải là lẽ sống nhân văn và đa chiều kích, và lẽ sống của xã hội loài người thực chất cũng chỉ thế thôi.

    ĐỈNH NGÀN
    (19/6/16)

  7. PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC DUY VẬT CỦA KARL MARX

    Nhân đọc lại bài “Hội Nghị Ứng Dụng Hòa Bình Nguyên Tử Lực Genève” của tác giả Võ Quang Yến đăng trên Tạp chí Đại Học Huế số 11 năm 1959 đã được ông Nguyễn Văn Lục số hóa đưa lên trang DCVonline.net vừa rồi, tôi có cảm hứng viết bài phóng bút ngắn, chớp nhoáng này coi như nói thêm một ý kiến với những người đi trước.

    Bài viết của ông Võ Quang Yến thuần về vật chất, cụ thể là vật chất dưới dạng nguyên tử. Cái đó ngày nay người ta gọi là vật lý lượng tử hay cơ học lượng tử, trong đó có vấn đề hạt nhân nguyên tử. Điều này hiện tại bất kỳ người nào tốt nghiệp từ cấp ba trở lên đại học ngành khoa học tự nhiên đều biết rõ. Thế giới vật chất đều cấu thành bởi các loại đơn giản gọi là nguyên tử, nó có cấu trúc chính giữa là hạt nhân gọi là hạt nhân nguyên tử, và bên ngoài là các lớp vỏ điện tử chuyển động chung quanh hạt nhân.

    Chính các lớp vỏ điện tử, đặc biệt là lớp ngoài cùng nhất liên kết nhau tạo nên thế giới hóa học của mọi sự vật thiên nhiên mà trong đó con người đang sống. Thế giới sinh học có cơ sở hay nền tảng từ thế giới vật lý đó là điều không ai có thể chối cãi được. Sinh học chỉ là hiện tượng bên ngoài của thế giới hóa học tạo thành, đó là kiến thức cơ bản nhất mà ai cũng rõ.

    Có điều đặt biệt nhất, các nguyên tử không vĩnh cửu mà nó có thể chuyển biến lẫn nhau, đó là hiện tượng phóng xạ. Tùy theo bản chất hay cấ u trúc hạt nhân khác nhau, các nguyên tử chịu sự tác động của hiện tượng phóng xạ qua thời gian, người ta có được công thức cụ thể, chính xác để tính ra điều này, có khi hàng ngàn năm, có khi chỉ vài giờ là tùy theo từng loại dạng. Nhưng đó là sự phóng xạ tự nhiên. Tuy thế con người có thể dùng năng lượng phù hợp nào đó để tạo nên sự phân hũy, là tan rã hạt nhân nguyên tử theo cách nhân tạo, đó gọi là hiện tượng phóng xạ nhân tạo, cách chế tạo bom hạt nhân, bom khinh khí, hay bom nguyên tử là như vậy tùy theo tên gọi.

    Sự giải phóng nhiệt hạch nhân tạo khi bom nguyên tử nổ, có thể phóng ra năng lượng chớp nhoáng, khổng lồ làm tiêu hủy, tức làm biến đổi môi trường nguyên tử của mọi vật chung quanh nó trong một phạm vi rộng lớn vài chục cây số vuông, khiến không có vật gì còn nguyên trạng nữa, đó là tác dụng của hai trái bom nguyên tử mà người Mỹ đã ném xuống nước Nhật buột quân phiệt Nhật phải đầu hàng vào cuối thế chiến thứ hai của thế kỷ trước. Hậu quả kinh khiếp của bom nguyên tử nói chung phải khiến nhân loại bàng hoàng và do vậy mới có yêu cầu giải trừ vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới. Vậy nhưng ngày nay chỉ còn duy nhất một đất nước nhỏ nhưng hiếu chiến là Bắc Triều Tiên kiểu điếc không sợ súng đang đua đòi chạy theo vũ khí hạt nhân là như thế.

    Nên nói chung lại, thế giới con người nhận thức được chung quanh mình toàn là thế giới vật chất, đó là đối tượng của ngành khoa học tự nhiên như vật lý học, hóa học, thiên văn học, vũ trụ học, có khi cả sinh học chẳng hạn. Nhưng có điều lạ, chính bản chất sự sống trên hành tinh trái đất lại vượt lên trên mọi hiện tượng sinh học. Bởi hiện tượng sinh học chỉ là cái nền, chỉ là điều kiện ắt có những chưa phải đủ của chính bản thân sự sống. Điều dễ hiểu bản thân sinh học bao giờ cũng chỉ là các sự kiện cụ thể đang xảy ra, còn sự sống lại là hiện tượng trừu tượng mà không bất kỳ công cụ nào của con người tạo dựng lại có thể quan sát hay tì thấy được.

    Đó là chưa nói đến ý thức hay sự nhận thức, còn là cái gì trừu tượng hơn cả cái trừu tượng của sự sống như đã nói. Chính ý thức tạo nên sự nhận thức, và ý thức hay sự nhận thức đều mang tính chất chủ thể tính (subjectivity) là điều hoàn toàn lạ lẫm và thú vị rất nhiều so với toàn bộ thế giới vật chất còn lại. Bởi nếu không có năng lực nhận thức đó, vũ trụ vật chất dẫu có coi cũng như không, vì không lấy cái gì hiểu biết nó, nhận thức nó hay thừa nhận nó. Đấy là chỗ khác nhau giữa duy tâm và duy vật chính là thế. Duy vật chỉ là cái nhìn hời hợt, nông cạn, cảm tính về thế giới. Tức cái gì thấy có thì cho là có thế thôi, không đi xa hơn nữa, không đào sâu hơn hay bao quát hơn nữa. Học thuyết duy vật của Mác chính là học thuyết như thế, nó không phải học thuyết duy nghiệm khoa học (empirisme) mà chỉ là học thuyết thường nghiệm, kinh nghiệm tầm thường (expérimentalisme).

    Nhưng từ kinh nghiệm tầm thường đó, Mác là sử dụng trái cựa biện chứng luận duy tâm của Hegel (Dialektik) để tạo thành quan điểm duy vật biện chứng của mình. Từ quan điểm duy vật biện chứng (matérialisme dialectique), Mác lại cương thêm bước nữa tạo nên duy vật lịch sử (matérislisme historique) để phỏng đoán ra chủ nghĩa xã hội cộng sản trong tương lai của thế giới. Thực chất học thuyết Mác chỉ là sự ức đoán thuần túy, một phương thức tư biện tuần túy, nghĩa là lý luận trừu tượng hình thức, kiểu lô-gích hình thức, lô-gích toán học trừu tượng, chẳng ăn nhập gì với chính lịch sử khách quan cụ thể luôn diễn ra trong thực tế của thế giới nhân loại cả.

    Bởi vì ngay như quan điểm khoa học hiện đại, tức vật lý hiện đại, người ta dùng giả thiết Vụ nổ lớn (Big Bang) để lý giải về sự hình thành thế giới, nguồn gốc tạo thành các nguyên tử, nhưng đó mới vẫn chỉ là điều lý giải chẳng đặng đừng, vì khó có thể nào có giả thiết vật lý nào cao hơn thế. Thế nhưng người tinh ý sẽ thấy rằng cấu tạo của nguyên tử cũng chẳng khác cấu tạo của hệ mặt trời, đó là điều mà ở mức độ nào đó hoàn toàn hay phải có cái “lý” của nó. Lý đây không chỉ là lý do. mà còn là chính lý lẽ. Bởi nếu không có cấu tạo kiểu nguyên tử cũng không thể có được thế giới vật chất, còn không có được quãng cách hợp lý hay hữu lý của trái đất với mặt trời, cũng không thể nào có sự sống trên trái đất, tức không thể nào xảy ra lịch sử tiến hóa hàng tỉ năm và cuối cùng tạo thành thế giới loài người.

    Bởi dẫu có đi đâu khắp nơi trong vũ trụ này người ta cũng chỉ có thể tìm được duy tồn tại vật chất. Vậy ý thức con ngươi, tinh thần con người, nhận thức con người đều toàn là thứ không phải vật chất, là đến từ đâu và giải thích ra sao cho hoàn toàn hữu lý ? Sự đánh đồng tầm thường hay sự đánh lận con đen của Mác trong ý nghĩa này là hoàn toàn ngây thơ, nông cạn, phiến diện, chẳng đầu cua tai nheo gì cả. Đã thế còn đưa ra quan điểm độc tài bắt ngoài người phải nói theo mình, có là ý hướng phi khoa học, phi triết học không thể nào dễ dàng chấp nhận được. Đó cũng là lý do tại sao ngày nay toàn bộ hệ thống học thuyết ý hệ Mác đã hoàn toàn phá sản và bốc khói, chỉ còn lại một vài vết lờ nhờ nào đó trong không gian thế giới.

    Nên nói chung lại, con người là một thực thể có lý trí, có tư duy trong vũ trụ, bởi vậy mọi việc trong đời sống và trong thế giới đều phải giải quyết theo khoa học và theo triết học bao quát mà không thể nói càn một cách chủ quan, cạn hẹp hay nông cạn. Học thuyết Mác có nhiều chỗ cương đại hay ngụy biện hoặc sai lầm trong các nhận định và kết luận về kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa, chính trị, nhưng có hai cực đoan tiêu biểu nhất, đó là cho tôn giáo chỉ là thuốc phiện ru ngủ quần chúng, và cho giai cấp vô sản có sứ mạng lãnh đạo lịch sử thế giới. Quan điểm trước vì Mác chỉ là người toàn duy vật, nên phủ nhận sạch tuột mọi ý nghĩa tinh thần, ý thức hay nhận thức của con người. Sự chụp mũ trọn gói này của Mác chứng tỏ quan điểm trịch thượng, phi ý thức, thiếu thận trọng của Mác. Quan điểm thứ hai, chẳng qua vì Mác quá mê tín vào ý nghĩa biện chứng luận của Hegel mà Mác hiểu sai be bét, nên mới cuồng tín hô hoán lên như thế. Bởi vì điều đó hoàn toàn đi ngược lại với thực tế hiện thực của xã hội con người. Mác là người bất chấp mọi khoa học khách quan nhưng tự xưng là khoa học hoặc để ngụy biện hoặc để mà mị người khác. Bởi vậy không trách tại Việt Nam đã từng có thời kỳ tôn xưng học thuyết và bản thân Mác như thánh sống, đưa ý thức hệ giả tạo đó vào chính trị, nhất là vào hiến pháp như kiểu đỉnh cao trí tuệ loài người, thật là ý nghĩa hèn kém của giới trí thức Việt Nam đa góp phần tạo nên như thế. Điển hình như Trần Đức Thảo, suốt một đời cặm cụi vô tích sự với học thuyết Mác, để cuối cùng mới dám công khai tuyên bố học thuyết Mác là sai ở tuổi đã gần kề miệng lỗ và khi đã qua lại Pháp rồi. Đấy cái quan điểm chết tiệt chủ trương chuyên chính độc tài trong chính trị xã hội và trong nhận thức khoa học, tư tưởng nói chung của chính Mác là như thé.

    Nói khác đi, ý nghĩa của con người trong tồn tại thế gian, hoặc theo quan điểm sống gởi thác về như ông bà ta ngàn xưa đã nói. Hay phải có có nhìn khoa học thực tiển và triết học bao quát nhất trong toàn đời sống. Khoa học phát triển không ngừng thì tư duy, trí tuệ triết học của con người về mặt tư tưởng và triết học nói chung cũng thế. Ngày nay con người đã đưa người vào vũ trụ còn nhiều hơn nữa trong tương lại, mọi sự phát triển công nghệ trên hành tinh xanh này cũng thế. Mặc dầu thế giới vẫn còn nhiều bất công, còn nhiều nghèo đói, nhưng nhiệm vụ hay yêu cầu giải quyết những điều đó là yêu cầu khoa học và thực tế mặt phải đặt ra cho toàn nhân loại, nó sẽ phát triển và cải thiện mỗi ngày tùy theo tầm nhìn và lương tâm, ý thức nhân loại nói chung, không phải chỉ kiểu duy vật tầm thường mà lại nổ nhiều, không phải quan điểm ý thức hệ vô bổ và đi trái khoa học, lội ngược dòng lịch sử nói chung của nhân loại mà Mác đã ngớ ngẩn,ngây thơ hay dối gạt đưa ra cách đây hàng trên hai thế kỷ khiến toàn thế giới phải từng đã điêu đứng, khủng hoảng và từng đã hi sinh vô cùng trong nhiều mặt.

    THƯỢNG NGÀN
    (23/6/16)