Những tuyên bố tại Đại hội Đảng Dân chủ và thực tế

The Associated Press | DCVOnline

usaMột cái nhìn về tính xác thực của những tuyên bố của các chính khách trong cuộc vận động tranh cử tại Hoa Kỳ.

WASHINGTON – Tình hình chính trị đang nóng với đại hội của Hilary Clinton đang tiến hành rần rộ cùng lúc Donald Trump không chịu ngồi yên trong khi đảng Dân chủ phô trương chương trình lớn của họ. Và thực tế đôi khi bị biến thế.

Nhìn tại một số tuyên bố hôm thứ Tư và so sánh chúng với thực tế, vào một ngày bận rộn với một cuộc họp báo dài của Trump và những phát biểu vào tối thứ ba tại đại hội 4 nagfy của những nhân vật quyền lực của đảng Dân chủ, dẫn đầu là Tổng thống Barack Obama.

Tổng thống Barack Obama trên sân khấu trong ngày thứ ba tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Dân chủ, thứ Tư 27 tháng 7, 2016, tại Philadelphia. Nguồn: AP Photo / John Locher.
Tổng thống Barack Obama trên sân khấu trong ngày thứ ba tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Dân chủ, thứ Tư 27 tháng 7, 2016, tại Philadelphia. Nguồn: AP Photo / John Locher.

OBAMA: “Sau một thế kỷ cật lực, chúng tôi tuyên bố rằng việc chăm sóc sức khỏe ở Mỹ không chỉ là một đặc ân cho một số ít, mà là một quyền cho tất cả mọi người.”

SỰ THẬT: Những đổi mới trong chương rình chăm sóc sức khoẻ của Obama đã bảo đảm cho nhữn người có bệnh trước nayđã không còn có thể bị từ chối bảo hiểm y tế, nhưng nó cũng buộc tất cả mọi người phải có bảo hiểm sức khoẻ nếu không có thể bị sở thuế phạt và điều này vẫn không được quần chúng ủng hộ.

Luật y tế trợ cấp để giúp những người có thu nhập ở mức thấp tới trung mua bảo hiểm tư. Nhưng ngay cả như vậy, một số người vẫn thấy rằng tiền mua bảo hiểm của họ vẫn còn quá cao. Chăm sóc sức khỏe là một “quyền của tất cả mọi người” có thể mô tả rõ hơn bằng khái niệm của một hệ thốn y tế do chính phủ điều hành của Bernie Sanders. Một hệ thống y tế cho mọi người như vậy cũng có những ràng buộc là chính phủ phải thu thuế cao hơn để trang trải chi phí.

TNS VIRGINIA Tim Kaine, ứng viên Phó TT của bà Clinton: “Bạn có thể đến HillaryClinton.com ngay bây giờ và thấy một cách chính xác bà ấy có chương trình đầu tư lớn nhất, trong nhiều thế hệ, để tạo việc làm mới.”

SỰ THẬT: Chương trình đó chỉ lớn nhất trong nhiều thế hệ nếu không kể đến chương trình trị giá 814 tỉ USD để kích hoạt kinh tế của Obama năm 2009. Người ta đặt câu hỏi tại sao Đảng Dân chủ lại có thể có thiếu sót này.

Clinton hứa sẽ dành 275 tỷ USD trong 5 năm để xây dựng lại cầu, đường và những hạ tầng cơ sở khác. Chương trình kích thích kinh tế của Obama rộng lớn hơn và gồm việc cắt giảm thuế cũng như viện trợ cho chính quyền tiểu bang và địa phương. Tuy nhiên, tất cả đều nhằm thúc đẩy kinh tế và tuyển dụng nhân viên.

Ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald J. Trump, nói trong ngày cuối cùng của Hội nghị Quốc gia đảng Cộng hòa ở Cleveland, Thứ Năm, 21 Tháng Bảy, 2016. Nguồn: AP Photo / J. Scott Applewhite.
Ứng viên Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald J. Trump, nói trong ngày cuối cùng của Hội nghị Quốc gia đảng Cộng hòa ở Cleveland, Thứ Năm, 21 Tháng Bảy, 2016. Nguồn: AP Photo / J. Scott Applewhite.

TRUMP: “Tôi chưa bao giờ gặp Putin, tôi không biết Putin là ai… Tôi chưa bao giờ nói chuyện với ông ta.” – trong cuộc họp báo ở Miami, khi thảo luận về việc liệu Nga đã hack email của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ.

SỰ THẬT: Cách đây không lâu, Trump khoe ông ta đã biết Tổng thống Nga Vladimir Putin ra sao. Bây giờ ông Trump lại nói là ông ấy không biết Putin. Điều này gần với sự thật hơn.

Tháng mười một năm ngoái, khi cố gắng để đánh bóng thông tin về chính sách đối ngoại của ông trong một cuộc tranh luận của đảng Cộng hòa, ông nói về Putin, “Tôi biết rõ ông ta vì chúng tôi đều có mặt trong chương trình “60 Phút”, chúng tôi là bạn cùng phòng, và chúng tôi đã trả lời phỏng vấn rất tốt trong đêm đó.”

Lời tuyên bố ẩu này đã bị vạch trần vào lúc đó vì kết nối giữa Trump và người lãnh đạo nước Nga chỉ là việc họ cùng xuất hiện trên một chương trình phỏng vấn. Nhưng Trump đã được phỏng vấn ở New York, và Putin đã trả lời phỏng vấn tại Moscow và họ không xuất hiện trong cùng phân khúc của chương trình “60 Phút”.

KAINE: “Tôi muốn nói với bạn lý do tại sao tôi đặt lòng tin vào Hillary Clinton. Đầu tiên, bà ấy là người trước sau như một.”

SỰ THẬT: Không phải lúc nào cũng thế. Không đúng thế, ví dụ, trong vấn đề Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), bà Clinton cổ xuý thỏa thuận này, gọi nó là “tiêu chuẩn vàng” cho những hiệp định thương mại khi còn là Ngoại trưởng; sau đó, khi là ứng cử viên Tổng tống, Hilary đã quay lưng lại với nó khi phải đối đầu với Bernie Sanders – người quyết liệt và luôn phản đối thỏa thuận TPP – trong cuộc tỉ thí gay gắt.

Clinton chưa chung thuỷ như một trong cách giải thích lý do tại sao bà giữ email trong máy chủ riêng khi là Ngoại Trưởng. Trả lời bất nhất của Clinton khi có cuộc điều tra đã tiết lộ nhiều hơn về các dùng email của bà. Vấn đề đó đã góp phần vào sự đánh mất mất lòng tin của công chúng đối với Clinton, một vấn đề Kaine đã cố gắng để giải quyết khi nói đến chủ đề niềm tin trong bài phát biểu của mình.

TRUMP: “Tôi chưa bao giờ phải nghĩ lại trong đời.”

SỰ THẬT: Ông Trump có thể nên nghĩ lại về suy nghĩ đó.

Vào tháng Tư, Trump nói với tờ New York Times rằng ông không nên tweet một bức ảnh không tốt về Heidi Cruz, vợ của Ted Cruz – đối thủ chính, ứng viên đảng Cộng hòa. Trump nói, “Vâng, đó là một sai lầm. Nếu tôi có thể làm lại một lần nữa, tôi sẽ không gửi nó đi.”

Sau đó, hồi tháng Năm, ông lại suy nghĩa lại, lần thứ ba.

Ông nói với Fox News rằng: “Tôi không lui lại.” và bà Cruz cũng là đối thủ bởi vì bà tham gia mạnh mẽ trong cuộc vận động tranh cử.

Sau đó, trong cùng cuộc phỏng vấn, Trump đã nghĩ lại lần thứ tư, giống như ý ở lần thứ hai: “Tôi ước gì tôi đã không làm điều đó.”

Phản ứng của Phó Tổng thống Joe Biden khi thấy thấy vợ ông, Jill Biden, trên sân khấu trong ngày thứ ba của Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ, Thứ Tư 27 Tháng Bảy, 2016, tại Philadelphia. Nguồn: AP Photo / John Locher.
Phản ứng của Phó Tổng thống Joe Biden khi thấy thấy vợ ông, Jill Biden, trên sân khấu trong ngày thứ ba của Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ, Thứ Tư 27 Tháng Bảy, 2016, tại Philadelphia. Nguồn: AP Photo / John Locher.

Phó Tổng thống JOE BIDEN, nói về Trump trên MSNBC: “Tôi biết ông ta muốn ra vẻ là người cứng rắn nhưng ông ta sẽ thả bom trải thảm. Chúng ta muốn làm bạn và người ảnh hưởng người dân Trung Đông chứ? Vì vậy, thả bom trải thảm xuống những người vô tội và người xấu cùng một lúc, làm như vậy sẽ giúp cuộc chiến chống lại ISIS của chúng ta hay sao?”

TRUMP: “Tôi không bao giờ nói rằng tôi muốn thả bom trải thảm. Đó là Ted Cruz.”

SỰ THẬT: Trump đúng. Người muốn thả bom trải thảm đó là đối thủ đảng Cộng hòa cũ của Trump đã nói nhiều lần ông ta sẽ bom trải thảm nhữg mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo.

Thả bom trải thảm có thể giết chết một số lớn dân thường vô tội bởi vì bom không biết phân biệt.

Trump đã thực sự đã ra chiều cứng rắn đối với ISIS, thề sẽ “đánh bom tan tành” nhóm Nhà nước Hồi giáo, san bằng những cơ sở lọc dầu họ đang kiểm soát, “bom nát từng cm để sẽ không còn lại bất cứ cái gì.” Nhưng Trump đã không kêu gọi đánh bom trải thảm; Biden nhét chữ của Cruz vào miệng của Trump.

LEON PANETTA, cựu giám đốc CIA: “Hillary Clinton là ứng cử viên duy nhất đã đặt ra một kế hoạch toàn diện để đánh bại và tiêu diệt ISIS và giữ cho nước Mỹ an toàn.” – Bài phát biểu tại Đại hội Đảng Dân chủ.

SỰ THẬT: Clinton đã công bố kế hoạch của bà từ nhiều tháng qua và khó có thể nói đó là một kế hoạch toàn diện.

Chiến lược ba phần, như đã mô tả hồi tháng mười một, gồm việc đanh tan ISIS “trên sân nhà của chúng” tại Trung Đông, phá vỡ cơ sở hạ tầng khủng bố trên mặt đất và trên mạng, và bảo vệ Mỹ và các đồng minh.

Tất cả những yếu tố trên đã nằm trong chiến lược chống ISIS của Obama. Và không phần tử nào trong đó đã giải quyết được khoảng trống lớn nhất trong cuộc phản công Nhà nước Hồi giáo do Mỹ dẫn đầu trong hai năm qua, chẳng hạn như việc thiếu đội quân địa phương hiệu quả để đánh bại ISIS ở Syria. Khi nào thì Hoa Kỳ nên gởi quân vào trận địa Iraq?

Hillary đề nghị Hoa Kỳ nên làm thế nào để nào để chấm dứt sự chia rẽ lâu đời giữa người Shiite và người Sunni của Iraq?

Hilary đã chưa bao giờ nói. Bà ấy giải thích chi tiết hơn nữa, nhưng phần lớn là để phủ nhận những đề nghị của Trump và ứng viên đảng Cộng hòa khác.

TRUMP: “Tôi là một người tin tưởng vào việc tăng kỹ thuật thẩm vấn; vâng, bằng cách này, nó có hiệu quả.”

SỰ THẬT: Trong khi một số viên chức tình báo vẫn tra tấn những nghi phạm khủng bố của những âm mưu thất bại, không ai có thể đưa ra một ví dụ cụ thể. Báo cáo của Uỷ ban Tình báo của Thượng viện vào cuối năm 2014 đã kết luận rằng Mỹ đã không lấy được thêm tin tình báo nào từ các tù nhân bằng những hành động tra tấn như bắt họ nằm trong bồn nước đá, đe dọa bằng cái chết, nhốt trong chuồng, xối nước vào mặt mũi, và không cho tù nhân ngủ, để nhạc bùng tai và các hình thức tra tấn tâm lý khác.

TRUMP: “Hàng trăm người đã bước ra khỏi Đại hội Đảng Dân chủ đêm qua. Tôi cũng không nghe ai nói về sự kiện này. Không ai trình chiếu nó.”

SỰ THẬT: Nếu Trump không nghe về sự kiện này thì làm thế nào ông ya biết đến nó?

Tin về cuộc bỏ Đại hội của những người ủng hộ Bernie Sanders để phản đối đã được thông báo rộng rãi vào thời điểm đó.

Hàng trăm đi ra để phản đối? Điều đó có thể hình dung được nhưng không thể biết chính xác vì nó xảy ra cùng một lúc người ta ra ngoài ăn tối.

KAINE: “Đừng nghe tôi. Hãy nghe cựu cố vấn kinh tế của John McCain, trong cuộc đua 2008, nói rằng lời hứa của Trump sẽ khiến Mỹ mất 3,5 triệu việc làm.”

SỰ THẬT: Đó là lời nhắc đến Mark Zandi, kinh tế gia của Moody Analytics, người cố vấn trong cuộc vận động tranh cử của McCain năm 2008, mặc dù chỉ giữ một vai trò nhỏ. Phân tích của ông đã kết luận rằng việc cắt giảm thuế và chính sách thương mại của Trump sẽ đẩy Mỹ vào suy thoái và loại bỏ 3,5 triệu việc làm Nhưng Zandi đã ủng hộ môt cuộc vận động tranh cử tổng thống khác. Trong kỳ bầu cử này, ông tặng hiện kim giúp cho bà Clinton.

TRUMP: “Tôi không dính dáng gì tới Nga, vâng … tôi đã xây dựng một công ty vĩ đại, nhưng nếu nhìn kỹ người ta sẽ thấy không có gì ở Nga hết.”

SỰ THẬT: Trump tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ tại Nga, đi đến đó cho nó và tự hào rằng nó đã thu hút “gần như tất cả các đầu sỏ chính trị.”

Tuy nhiên, không có bằng chứng là ông có quan hệ tài chính với Nga. Ông đã không xây cất cũng như không cấp phép dùng tên của mình cho các tòa nhà ở đó, mặc dù ông đã thử.

Ông đã bán tài sản cho người Nga, chẳng hạn như một căn nhà trị giá 100 triệu USD ở Palm Beach, Florida, hồi 2008.

Calvin Woodward, Christopher S. Rugaber, Ricardo-Alonso-Zaldivar, Deb Riechmann, Jim Drinkard, Bradley Klapper và Jeff Horwitz, tất cả của AP, đã đóng góp vào bản tin này.

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Claims vs. facts at the Democratic convention — and beyond. A look at the veracity of claims by political figures on the campaign trail in the U.S. The Associated Press. July 28, 2016

1 Comment on “Những tuyên bố tại Đại hội Đảng Dân chủ và thực tế

  1. TRÒ CHƠI DÂN CHỦ TẠI MỸ

    Ý niệm trò chơi ở đây không hàm ý xấu, trái lại là ý nghĩa tích cực. Bởi vì một ngày của con người có mấy ai chẳng có phút chơi nào đó, ngay những người nghiêm túc nhất chẳng bao giờ thích chơi. Như xem ti vi, đọc báo, thư giản, nhìn ngắm vớ vẩn cái gì đó, ấy chẳng phải người ta đang chơi là gì. Nên giờ chơi từ xa xưa đã đưa vào trường học, ngày nay xã hội còn có những hoạt động giải trí như điền kinh, thể thao, vui chơi, nếu không nói có cả nền công nghiệp trò chơi Hollywood, Wonderland chẳng hạn. Điều đó nói lên tính giá trị bổ ích của trò chơi là như vậy.

    Vì chơi là mọi người cùng bình đẳng với nhau, chỉ tuân theo luật chơi cùng được tôn trọng mà không ai cưỡng bức ai được. Nếu không theo đúng luật chơi sòng phẳng nữa, đó không còn là cuộc chơi mà chỉ là sự ăn gian, sự khống chế đối với người khác. Mọi sự độc tài trong xã hội đều không còn là cuộc chơi bình đẳng nữa, mà chỉ còn là sự áp chế, sự gian lận, sự bất bình đẳng, tính bất công, sự phân biệt đối xử, tính gian lận giữa và người. Điều đó càng cho thấy tính cao đẹp, tự nhiên, khách quan, đúng đắn, thiết yếu của trò chơi dân chủ là như thế. Bởi đời không thể toàn là những ông cụ non, già hóp, chỉ mang tính cách đạo đức giả tạo, mà đời chính là cuộc chơi, cuộc chơi rộng lớn và nghiêm túc, đó mới là ý nghĩa thật sự.

    Nên trò chơi dân chủ ở Mỹ là trò chơi rộng khắp và bao quát nhất ở đây, nó vượt lên trên mọi trò chơi cục bộ hay nhỏ hẹp khác, bởi vì nó là trò chơi chuyên cung cấp nhà lãnh đạo của nước Mỹ, mang lại vị Tổng Thống Mỹ, đó là trò chơi đã có ngay từ ngày lập quốc của nước Mỹ là thế. Một trò chơi quan trọng, nghiêm túc và bình dân, bởi vì bất kỳ ai cũng đều tham dự không mặt này cũng mặt khác. Chiến dịch tranh cử Tổng Thống Mỹ bởi vậy ngay từ đầu đã là trò chơi lớn nhất, nó do hai đảng Cộng hòa và Dân chủ cầm đầu, đều cùng chơi với toàn dân Mỹ, vf kết quả là kết quả chung, không còn riêng của ai nữa, ý nghĩa của trò chơi đặc biệt là ở chỗ đó, chơi xong thì ai cũng thỏa mãn, chẳng có lý do để tranh chấp hay khiếu nại gì, vì cuộc chơi là hoàn toàn sòng phẳng, diễn ra công khai, với kết quả công khai mà chẳng ai có thể gian lận hay lấp liếm điều gì cả.

    Nước Mỹ chỉ cần hai chính đảng đối lập nhau như thế là đủ, chẳng cần kiểu đa đảng phức tạp, lộn xộn mà làm gì. Nhất là tránh xa được kiểu độc đảng, hoàn toàn tự biên tự diễn mọi mặt, dẫu có gian dối đến cả trăm lần cũng không thể ai được quyền phản đối. Bởi con người không có ai thần thánh, nên kiểu duy một thầy cúng thì thầy tha hồ làm mưa làm gió, hô phong hoán vũ gian lận được đủ điều. Còn nhiều thầy cúng cũng chỉ thối ma. Bởi câu nhiều thầy thối ma áp dụng ở đâu cũng đúng. Nên chỉ cần hai thầy là đủ kiểm soát được nhau, đủ đối lập thay phiên nhau, và chỉ gia chủ là được hưởng mọi lợi điểm tốt nhất. Nên đúng ra các nước đa đảng tạp nhạp đều nên thống nhất vò hai đảng chính yếu là tốt nhất. Bởi vì chỉ cần A hoặc B là đủ, chẳng cần gì phải lật tung lên cả bảng mẫu tự, vì chỉ cần duy sự khác nhau, đâu có cần gì đến những điều phức tạp. Nên cũng có thể nói trò chơi dân chủ ở Mỹ hiện nay là tiêu biểu nhất trên toàn thế giới. Bởi vì nó là chế độ Tổng thống chế, một chế độ hoàn toàn đơn giản và hữu hiệu, chẳng cần gì phức tạp và cũng tránh được nhiều điều kém hiệu quả như ở nhiều nước có các thể chế khác.

    Nhưng sự thật, không phải trò chơi dân chủ ở Mỹ chỉ có đơn giản như vậy. Vì hàng ngày, toàn thể hoạt động của nước Mỹ đều là trò chơi dân chủ cả. Trước hết những nhà tư bản Mỹ mọi loại đều phải là những tay chơi dân chủ, tức phải tôn trọng luật chơi thị trường, tôn trọng nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh mà luật pháp đất nước quy định, tôn trọng luật pháp khách quan mọi mặt, vì nguyên tắc luật pháp ở Mỹ được hỗ trợ bởi một nền tư pháp và tòa án khá hiệu quả, cũng như mọi công dân Mỹ thường có thói quen nhờ cậy tới pháp luật. Thứ đến những nhà lập pháp, họ đều là những nhà hiểu biết sâu rộng về pháp lý, có kinh nghiệm thực tiển khá nhiều về pháp luật, đồng thời họ được hỗ trợ bởi cả một nền báo chí tự do mọi mặt, một nền văn hóa hiểu biết rộng lớn về con người, về xã hội, về tự nhiên do vô số các nhà khoa học, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà hoạt động xã hội mọi loại, đó là kiến thức mọi mặt chung của toàn thể nước Mỹ. Nền tảng của nó là hoàn toàn tự do, nghĩ là nó được quy tập khách quan từ tất cả mọi người, mọi chân giá trị, và nhằm phục vụ lại tất cả mọi người, mọi chân giá trị.

    Cuối cùng những người thực thi pháp luật mọi loại ở Mỹ, đó là đội quân chuyên nghiệp, được huấn luyện và trang bị đầy đủ, gồm quân đội, cảnh sát, đến các viên chức hành chánh, tác nghiệp mọi loại, ăn lương nhà nước và phục vụ chung đất nước, không phục vụ riêng đảng phái hay nhân vật chính trị nào cả. Bởi vậy dù đời Tổng Thống nào lên họ vẫn tồn tại, vẫn làm công việc chung của đất nước, xã hội mà không phụ thuộc vào quan điểm chinh trị riêng tư nào cả. Đó là nền tảng chung nhất của mọi trò chơi dân chủ ở Mỹ, nó khiến cho toàn bộ xã hội đều luôn vững chắc, ổn định và lãnh mạnh trong tính cách chung nhất nó. Nên cũng có thể nói những nhà tư bản Mỹ và hoạt động kinh tế mọi loại ở Mỹ chính là cái dạ dày của nước Mỹ. Những người hoạt động trí tuệ mọi loại ở nước Mỹ chính là cái đầu của nước Mỹ. Guồng máy chính quyền mọi loại ở nước Mỹ chính là khung xương của nước Mỹ. Nền văn học nghệ thuật nói chung ở nước Mỹ chính là con tim của nước Mỹ. Cuối cùng đôi chân bước đi khắp nơi đó chính là chế độ lưỡng đảng và cơ cấu Tổng thống chế của Mỹ. Toàn bộ trò chơi dân chủ ở Mỹ luôn được toàn bộ cơ chế xã hội Mỹ như một con người thống nhất thực hiện, đó chính là điều sáng giá nhất đã khiến từ hồi lập quốc đến nay nước Mỹ luôn là cường quốc số một của thế giới là như thế.

    Chỉ có học thuyết mác xít là từng chỉ trích và muốn chôn sống toàn bộ thể chế tự do dân chủ của Mỹ. Mác cho Mỹ là nước đế quốc, và xã hội tư bản là xã hội bóc lột, xã hội đấu tranh giai cấp, xã hội tồn tại giai cấp và cần phải đi đến lật đổ, tiêu diệt nó để đi đến xã hội không giai cấp, không tư hữu, xã hội vô sản, lao động và phân phối trực tiếp mà không cần tư bản, không cần hàng hóa, không cần thị trường, mọi người đều tự nguyện tự giác, và đặc biệt phải kinh qua xã hội độc tài hay chuyên chính vô sản để sau khi vượt qua được thời kỳ quá độ thì nhất thiết phải tới được xã hội toàn cầu như thế. Rõ ràng ngày nay ai cũng thấy học thuyết Mác là ngớ ngẩn. Bởi vì một quan niệm cá nhân của Mác mà muốn hủy diệt cả một kinh nghiệm xã hội truyền thống lâu đời mọi mặt do lịch sử quá khứ loài người mang lại thì không gì phi lý bằng. Mà đã chuyên chính rồi thì còn làm sao thoát ra để quay về với dân chủ tự do từng có được nữa, đó là sự nông cạn của Mác. Cuối cùng mọi sản phẩm nhà tư bản làm ra cũng đều quay về với xã hội cả, không ai chết lại mang được tất cả theo mình, và dù có giàu có bao nhiêu, khẩu phần thường nhật của nhà tư bản cũng không thể gấp cả muôn triệu lần người khác. Đó là cái thiển cận của Mác. Đó là chưa nói xã hội độc tài thì hoàn toàn nô lệ hóa con người về mọi măt, chận đứng kinh tế xã hội phát triển mọi mặt, đó là điều mà trong xã hội tự do dân chủ thật sự hoàn toàn không thể có.

    Nói tóm lại, Mác đã từng muốn thủ tiêu trò chơi dân chủ ở Mỹ để thay vào đó bằng kịch bản nghiêm túc hoàn toàn giả tạo. Bởi bản chất con người luôn luôn thích chơi mà không ai thích trở thành người máy. Ý nghĩa quan trọng là trò chơi ấy thế nào vậy thôi. Nếu chỉ là trò chơi gian dối, vị kỷ, đó chính là trong các cơ chế xã hội độc tài mà trong số độc độc tài vô sản của Mác chính là điều quái dị nhất. Nó không những quái dị mà còn quái chiêu vì nó tuyệt đối hủy hoại hết mọi yêu cầu tự do dân chủ thiết yếu, chính đáng, khách quan của mỗi cá nhân con người và của toàn xã hội. Nó không còn là trò chơi dân chủ tự nhiên nữa mà trở thành kịch bản hoàn toàn giả tạo từ A tới Z cho một xã hội người máy mà trong đó mỗi cá nhân đều trở thành những con robot nhỏ. Cái tếu táo dị hợm phản khách quan moi mặt của học thuyết Mác là như thế. Mọi con người máy thì hoàn toàn không tim, không óc, không nhận thức, không hoạt động tự chủ và tự do, vì tất cả đều được lập trình sẳn và hoạt động theo người điều khiển có sẳn. Đó cũng là điều khác nhau tối hậu giữa xã hội tự do dân chủ đích thực và xã hội độc tài kỹ luật của toàn những con người máy đích thực. Bởi lẽ con người tự nhiên thì nhân vô thập toàn, cho dù có tuyệt hảo đến đâu mọi mặt cũng vẫn còn những khuyết điểm của con người đời thường như thế nào đó, từ hành vi đến lời nói, nhưng mà trò chơi dân chủ luôn là sự lựa chọn khách quan, lựa chọn theo xác suất tương đối mà không có gì tuyệt đối. Bởi con người nếu không còn cách lựa chọn nào khác ngoài cái tương đối, thì cũng chỉ có thể đành phải chấp nhận cái tương đối. Và cái hay của nó dù có lựa chọn sai thì sau nhiệm kỳ nhất định người ta có thể lựa chọn lại, đặc biệt ngay giữa nhiệm kỳ mà nếu bất cập người ta vẫn có thể loại bỏ đi cũng chẳng sao cả. Bởi vì chính xã hội con người mới thật sự là chủ thể cao nhất và hoàn toàn tự do mà không hề chỉ là xã hội của toàn những con người máy vốn luôn luôn đã và phải được lập trình sẳn.

    ĐẠI NGÀN
    (30/7/16)