Đại Học | Số 4 năm thứ V

Viện Đại học Huế

No4-big_Ở Việt Nam ta, người ta đã viết cùn bút về vấn đề truyền thống. Vấn đề có vẻ quan trọng thực sự đối với ai không muốn bị liệt vào số những kẻ vong bản. Vong bản là gì, nếu không phải là mất gốc, là đánh mast tinh thần của ông cha, là sống bên lề dân tộc? (Đại Học, “Truyền thống Việt Nam là một vấn đề”, TCĐH, Số 4, tháng 8, 1962, trang 499).

traditio_change


DCVOnline: Đọc thêm Nguyễn Văn Lục, Tóm lược về sự hình thành của Tạp chí Đại Học, October 22, 2015

1 Comment on “Đại Học | Số 4 năm thứ V

  1. VẤN ĐỀ TRUYỀN THỐNG CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC

    Trong tờ Tạp chí Đại Học Huế số 4 năm 1962 có gợi ý lại vấn đề ý nghĩa về khái niệm về truyền thống. Đây là ý kiến và quan điểm rất tốt, bởi vì thật ra ý nghĩa khái niệm truyền thống không phải nói chơi, nói hình thức bề ngoài, mà là yêu cầu đích thực và căn nguyên của một dân tộc, một đất nước. Bởi đó là yêu cầu của tiếp nối, của phát huy, của duy trì, của bảo vệ những gì trường cửu và tốt đẹp mà một đất nước, một dân tộc phải có. Bởi thế mỗi đất nước, mỗi dân tộc khác nhau đều có truyền thống riêng của nó, không phải chỉ có riêng dân tộc hay đất nước nào. Thậm chí từng vùng lãnh thổ, từng địa phương, từng gia đình, hay nói rộng ra từng mỗi miền trên thế giới cũng thế, có truyền thống phương Đông cũng như truyền thống phương Tây chẳng hạn, không có nơi nào thua kém nơi nào.

    Thế nên nói về truyền thống đất nước, dân tộc Việt Nam, là phải xét từ quá khứ, đến hiện tại, cả đến tương lai, mà không thể chỉ bứt riêng ra một mặt nào, một giai đoạn nào cả. Bởi hiện tại luôn gắn với quá khứ, chuẩn bị cho tương lai, mà không phải tách rời hoặc độc lập. Quá khứ có tốt mấy mà hiện tại không tốt thì tương lai cũng chỉ có thế, đó chính là ý nghĩa, mục đích và giá trị sâu sắc của truyền thống. Nên xét về truyền thống phải xét về lịch sử, về văn hóa, về con người, vì đó là những nội dung căn cơ, bao quát, lâu dài và trường cửu nhất, còn hơn hẳn mọi ý nghĩa chính trị hay thời sự bề ngoài, nhất thời, tạm bợ nào đó.

    Xét về lịch sử, ngoài những sử sách trong quá khứ còn để lại, cũng có những dữ liệu chìa khóa nổi bật tiêu biểu nhất định. Cụ thể như bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của danh tướng Lý Thường Kiệt, bài Hịch Tướng Sĩ của nhà anh hùng Trần Hưng Đạo, bài Cáo Bình Ngô của nhà ái quốc và chính trị lỗi lạc Nguyễn Trãi, bài Tuyên Cáo diệt giặc Thanh của vua Quang Trung, bài Nghĩa Sĩ Cần Giuộc của nhà chí sĩ ái quốc Nguyễn Đình Chiểu, đó là những viên ngọc sáng ngời trong lịch sử dân tộc nói lên truyền thống hào hùng về việc đánh giặc giữ nước, về tinh thần nhân đạo ái quốc, về truyền thống chính nghĩa và đạo lý chung của toàn dân v.v…

    Xét về mặt văn hóa, đó là những thành quả về văn học nghệ thuật mọi mặt trong quá khứ, trong tác phẩm cũng như trong đời sống mà mọi tài liệu lịch sử còn lưu lại. Đó là những áng thơ văn bất hủ, những hình ảnh, tranh tượng các mặt mà trong dân gian hay bảo tàng, thư viện còn lưu lại. Nhất là ca dao, tục ngữ, một kho tàng đầy đủ, súc tích và phong phú nhất, mà về phương diện này Việt Nam là một trong số những đất nước tiêu biểu trên thế giới. Chính những cái đó là những phản ảnh sâu sắc, bao quát, trung thực, trường cửu, toàn diện nhất nói lên ý nghĩa truyền thống muôn đời mà không tài liệu nào sánh được.

    Xét về mặt đời sống thực tế, đây là những cái mà trong văn hóa đời sống hiện tại vẫn còn thể hiện và lưu giữ ở khắp nơi trong nước, như cảnh tối lửa tắt đèn cùng có nhau trong thôn xóm, cảnh đoàn kết chống quân xâm lăng khi nạn ngoại xâm, cảnh lá rành đùm lá rách khi thiên tai hoạn nạn, cảnh dĩ hòa vi quý có phần lớn trong đời sống hàng ngày ở mọi nơi tránh được phần lớn việc xảy ra xung đột hay tranh chấp, hay yêu cầu ham thích văn hóa qua cách ăn mặt, trang trí nhà cửa, chùa chiền miếu mạo, qua phong tục tập quán văn minh, lịch sự, qua cả việc ham thích sáng tác thi ca, âm nhạc, qua việc sáng tạo trong sân khấu, nghệ thuật v.v… Nói chung truyền thống luôn đậm nét nhất trong văn hóa, trong đời sống, và trong xã hội là luôn nổi bật, nền tảng, căn cơ, phong phú hơn trong chính trị. Trong chính trị, ngay từ thời cổ đã có quan niệm phép vua thua lệ làng, đó là quan điểm dân chủ tự do sơ khai, tự phát và hồn nhiên nhất, nhưng cũng có khi phạm vào khía cạnh phóng túng, cục bộ hay tiêu cực. Tuy nhiên ý nghĩa ham chuộng hòa bình, ý nghĩa nhân quần, ý nghĩa ái quốc, có thể nói là truyền thống chính trị đặc biệt từ thời cha ông mà đất nước và dân tộc Việt Nam luôn luôn có.

    Như thế, truyền thống không phải cái gì bề ngoài mà cái gì sâu lắng bên trong, không phải cái gì hời hợt nhất thời mà cái gì trường cửu và thường xuyên, không phải cái gì bông thùa, râu ria, bất chợt, đột xuất mà phải cái gì chắc lọc, tinh hoa, chọn lựa, tinh tế cùng tinh vi, tiêu biểu, hay đậm nét nhất. Bởi vậy khi nói về truyền thống không thể nói bằng cảm tính mà phải nói bằng lý tính, tức nói đến cái gì tiêu biểu, chuẩn mực, bền lâu nhất, mà không thể nói cái gì còn mơ hồ hoặc chưa rõ rệt. Đặc biệt trong hoàn cảnh ngày nay, người ta hay có thói quen để chính trị nhất thời khuynh loát truyền thống hơn là làm điều ngược lại để truyền thống cổ xưa làm nền tảng cho chính trị nhất thời, tạm bợ. Đó chỉ là kết quả của sự nhận thức không có chiều sâu, không cơ căn cơ, không có bài bản, nên đưa đến bất cần truyền thống, không hiểu truyền thống hay chỉ hiểu cách nông cạn hay lạm dụng, lợi dụng, xuyên tạc, hoặc dẫm lên truyền thống. Nói chung nếu truyền thống hóa chính trị thì làm chính trị xã hội thành hay, trái lại chỉ ham chính trị hóa truyền thống, đều làm xã hội và chính trị thành dở.

    Như chuyện gọi nhau là “đồng chí”, đó không phải ý nghĩa truyền thống mà chỉ là hiện tượng nhất thời. Nó được ngụy danh là truyền thống cách mạng mà thật sự đi ngược lại mọi sự xưng hô truyền thống có phân biệt, có chi tiết hóa phong phú, thận trọng, văn hóa và xác đáng của ngôn ngữ Việt Nam. Ví dụ khác truyền thống của người Việt là chân thành và chân chính. Trái lại cái gọi là truyền thống cách mạng thì hay thường chỉ nhắm cứu cánh hay mục đích biện minh cho phương tiện. Hoặc ngay cả truyền thống của dân tộc là truyền thống nhân văn, nhân đạo, trong khi đó ý nghĩa của tuyên truyền cách mạng là đều hướng tới bạo lực, thậm chí chuyên chính, thì hoàn toàn trái ngược lại với tính cách phân quyền trong truyền thống xã hội cổ xưa. Bởi vậy trong sự thiếu nhận thức, thiếu ý thức, thường con người ngày nay hay bất chấp truyền thống, từng thời gian dài coi thường truyền thống, coi truyền thống là quân chủ phong kiến, lạc hậu, mà không thấy ra được mọi tinh túy hay chiều sâu của nó, nên trở thành bôi bát truyền thống, lợi dụng truyền thống mà không hề thật lòng nhằm hiểu sâu xa, nhằm duy trì hay phát huy mọi truyền thống hay đẹp đúng nghĩa.

    Nói chung lại, muốn bảo vệ và phát huy truyền thống, duy trì tuyền thống, không thể lấy cái nhất thời làm phủ mờ truyền thống, không thể xem nhẹ, quên lãng hay chà đạp, bất chấp truyền thống mà phải cần kế hoạch hiệu quả nghiên cứu, định rõ, nhận định về truyền thống một cách đầy đủ, bao quát, có hệ thống, có chiều sâu, có căn cơ, có giá trị hay ý nghĩa thật sự về truyền thống. Chính sự hiểu biết sâu sắc, chính tinh thần và phương pháp khoa học khi nghiên cứu về truyền thống, chính mục đích chân thực trong khi soi sáng và áp dụng truyền thống, đó mới là những yêu cầu căn cơ, có ý nghĩa và có trách nhiệm nhất về truyền thống. Trái lại, nếu chỉ dùng truyền thống như ý nghĩa giả tạo, chủ yếu chỉ xuyền tạc nhất thời, lạm dụng hay sử dụng truyền thống theo ý đồ chính trị tạm bợ, đó chỉ là sự lợi dụng hay sự khai thác truyền thống theo kiểu giả tạo chỉ để nhằm xuyên tạc, hủy hoại truyền thống theo các ý đồ, mục tiêu chinh trị tạm bợ và nhất thời mà không có ý nghĩa hoặc giá trị gì khác. Vậy kết luận lại, truyền thống tự nó luôn có, nó là sự tôi luyện, sự tinh chất theo bề dày lịch sử cuộc sống khách quan, người ta chỉ có thể trung thực với nó, hiểu biết nó, vận dụng nó sao cho hiệu quả, ý nghĩa và tích cực. Người ta không thể khai thác nó theo ý đồ, theo các mục đích thiển cận, tạm thời nào đó. Bởi như vậy là tự phủ nhận truyền thống, phản bội lại truyền thống, khai thác lợi dụng, lạm dụng truyền thống mà không hề trung thực, tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn và phát huy truyền thống.

    Nói cách bao quát nhất, truyền thống Việt Nam nói chung cho tới nay là truyền thống bắt nguồn từ nền văn minh, văn hóa bản địa, có tiếp thu nhiều của văn hóa phương Đông như Ấn độ, Trung hoa xưa, có tiếp thu một phần của nền văn hóa phương Tây khi Pháp đô hộ cũng như sau này, nó hòa chung vào truyền thống cổ xưa trong mọi mặt. Còn cái gọi là truyền thống chính trị, kiểu những nhà bảo tàng lịch sử theo kiểu chính trị không căn cơ hoặc nhất thời, đó không phải truyền thống thật, mà chỉ là những gì chạy theo bề ngoài trong nhất thời của một giai đoạn lịch sử chỉ hoàn toàn tạm bợ và đều cũng sẽ chỉ chóng qua nào đó như nó đã được hình thành một cách ồ ạt nhưng không căn cơ, giả tạo, cưỡng chế hoặc vốn thiếu mọi nền tảng vững chắc vì không khách quan, không thực tế hoặc không xác đáng vậy thôi.

    Bởi truyền thống không phải từ ngoài vào mà là từ trong ra. Mọi cái gì truyền thống là mọi cái gì máu huyết trong con người và trong xã hội do kết quả quá trình lịch sử từ xưa để lại. Đo đó mọi cái áp đặt từ bên ngoài có tính cách hời hợt hoặc nhất thời đều không thể tạo thành truyền thống theo đúng nghĩa mà không hoàn toàn giả tạo. Bởi truyền thống luôn chỉ là cái đúng mà không thể là cái sai. Chính mọi cái gì hợp khách quan chân lý, hợp đạo đức đúng nghĩa thì mới có thể thành truyền thống, còn không thì ngượi lại. Nghiên cứu tìm về cội đó mới là truyền thống và là truyền thống thật sự. Nếu không như thế, mọi cái được gọi là truyền thống theo cách nhất thời thực chất đều chỉ luôn phản truyền thống, phi truyền thống, hoặc hoàn toàn đi ngược lại với truyền thông mà mọi thời xa xưa đều đã từng có. Truyền thống và văn minh, văn hóa đều không thể tách nhau mà chỉ là một. Ngày nay nó còn thêm cả yếu tố hiện đại và kha học. Như thế truyền thống có nghĩa là đi ra, đi lên, phát huy, và tiếp thu cái mới, mà không phải chỉ hoàn toàn bế tắt hay ngược lại.

    THƯỢNG NGÀN
    (23/8/16)