Từ “giải pháp Bắc-Nam”* 1963, đến “sự kiện Marigold” 1966. (P1)

Đào Văn

nddTrước khi bàn về đề tài kể trên, xin lược qua các bản văn phổ biến nói về nguyên nhân dẫn đến cái chết của hai ông Diệm và ông Nhu dựa theo lời kể của các nhận vật trong Tòa Bạch Ốc thời TT Kennedy.

Thí dụ, theo ông Roger Hilsman, Phụ tá ngoại Trưởng đặc Trách Viễn Đông Sự vụ/Assistant Undersecretary of State for Far Eastern Affairs, cho rằng việc chính phủ Ngô Đình Diệm không thi hành chương CIP (Counterinsurgency Program) thì… “It has not been implemented, and it is a fraud.”

Trích đoạn trả lời phỏng vấn của Roger Hilsman với Dennis J. O’Brien ngày 14 tháng 8, 1970[1]

Roger Hillmans, Jr. Hình chụp năm 1963 kèm theo bản chép lại cuộc phỏng vấn ngày 17/8/1970  vpwsi Denis J. O'Brien cho Thư viện JFK.
Roger Hillman, Jr. Hình chụp năm 1963 kèm theo bản chép lại cuộc phỏng vấn ngày 17/8/1970 với Denis J. O’Brien cho Thư viện JFK.

“HILMAN: […] Phase two of Jack Kennedy’s policy towards Vietnam is, “All right, let’s give counterinsurgency a try.” Now, counterinsurgency means to him don’t use military measures. Don’t chase the Viet Cong, you see. And don’t send American troops, because Americans – with white faces will – well, white and black American faces will They’ll drive the peasants into the arms of the communists. What counterinsurgency means is: Persuade the Vietnamese that they must do it, “it’s their war” (quote, unquote); protect the peasants; win the peasants, through land reform, et cetera; arm the peasants; don’t chase Viet Cong; don’t use military measures. – All right, from from the fall of ‘6l up to my visit these ideas began to germinate. From the time I come back, our policy is to persuade [Ngo Dinh] Diem on counterinsurgency. That’s early spring ’62 until the beginnings of the Buddhist’s crisis. Now, what happens then is that we finally persuade Diem to adopt the R.K.G. Thompson-Hilsman counterinsurgency ideas. – […]

O’BRIEN: And [Ngo Dinh] Nhu.

HILSMAN: Now, wait a minute. We persuade him to sign on, and he signs the piece of paper in early ’62. In early ’63, I go on another visit. [Michael V.] Mike Forrestal and I are sent out there in January of ’63. And we discover – well, I don’t know that we discovered it – we confirmed that it’s a fraud, a sham. The American military are still chasing Viet Cong and advising the Vietnamese to chase Viet Cong. They’re not adopting the program the President has recommened, our own military are not. Diem has turned the strategic hamlet program over-to-Nhu, who’s taken the title, […] the name of it, and nothing else. And in fact, what Diem signed, what we persuaded him to, had not been adopted. It has not been implemented, and it is a fraud…”

Kết qủa là biến cố ngày 1/11/1963 xảy ra… và tiếp theo là Ông Bundy cố vấn chính trị của TT Kennedy và Johnson (1961-1966) nhận trách nhiệm về việc lật đổ chính phủ Diệm (xem đoạn văn trích dẫn phía cuối bài)

Vì thế sau khi chính phủ Diệm bị lật đổ, không còn ai ngăn cản việc “don’t send American troops”. Do đó năm 1965 quân đội Mỹ vô tham chiến tại Việt Nam và không còn là “it’s their war” nữa… Nhưng cũng chính năm 1965 Mỹ đi tìm “giải pháp” ngưng chiến tại Việt Nam!

Vì thế, các hàng chữ trên là phần mở đầu nói về nguyên do có loạt bài viết này, ghi lại các bản văn công bố từ năm 2000 về kế hoạch vận động hòa giải “ Marigold” do một người bạn yêu cầu,

“Có rất nhiều chuyện về Marigold! mà ông đã đề cập từ khuya. Bởi vậy tôi mới nhờ ông xem kỹ!

Không biết chàng luật sư này refer tài liệu X nói là mới cho giải mật 2013, và còn nói lý do sở dĩ giải mật trước 50 năm là vì các nhân vật involved [liên hệ] trong đó đã chết! Mình thắc mắc vì cậu luật sư KHÔNG cho biết tài liệu X là from? [từ đâu?] Sao họ dám nói trước TV cho mọi người nếu không có reference đàng hoàng?

Đây là lý do mình “thắc mắc”! Và nghĩ là khi đã bàn về tài liệu X phải refer về văn kiện mới officially released cho Public! (video clip phía dưới)[2]

V.A.”

Ngay khi nhận email lần đầu, phía dưới video clip không ghi nguồn nên người viết không coi. Nhưng khi được bạn yêu cầu (như trên) nên người viết đã nghe video clip về kế hoạch hòa giải 1966 (Marigold hay tài liệu X ) và tìm tài liệu.

Trước khi bàn vào chi tiết, xin được chia sẻ khúc mắc về việc Mỹ đưa quân vào Việt Nam, hay về Vietnam War 1954-1975, mà đa số sách báo viết về hậu qủa … nhưng người viết chưa tìm thấy bài báo nào phân tích, phê bình lý do vì sao Mỹ từ chối không ký thỏa hiệp hỗ tương quân sự giữa Mỹ và Việt Nam Cộng hoà đến 2 lần; lần 1 vào năm 1957, và lần 2 vào năm 1961. Trong khi đó thì Mỹ ký thỏa hiệp hỗ tương quân sự này với các nước khác trong vùng!

Ngoài ra còn lý do thứ hai, từ chối không coi… vì đã hiểu chút ít về nguyên nhân việc Mỹ đưa quân tham chiến tại Việt Nam, nên không muốn nghe video clip nói về bí mật tài liệu X về việc vận động hòa giải 1966. Đọc thêm, “Nguyên nhân chính khiến Việt Nam Cộng hoà sụp đổ 1975”[3]

Nhân dịp này, xin chia sẻ đến bạn đọc bản văn nói về quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam Cộng hoà, căn cứ theo phê bình về chính sách đối ngoại từ thời Kennedy đến thời Nixon và từ việc “the undermining of Diem in South Vietnam”, đến việc “the U.S. abandonment of longtime allies in Southeast Asia” của tác giả Francis C. Sempa[4]

[…]

John F. Kennedy’s presidency combined inspiring rhetoric about promoting liberty throughout the world (“bear any burden,” “pay any price”) with a reckless amateurism in the conduct of foreign policy. That amateurism led to the Bay of Pigs fiasco, the failed summit with Khrushchev in Vienna, the unsuccessful attempts to assassinate Cuban dictator Fidel Castro, the empty response to the construction of the Berlin Wall, the undermining of Diem in South Vietnam, and the promotion of arms control as a key element in U.S.-Soviet relations. Kennedy and his advisers (“the best and the brightest”) moved energetically from crisis to crisis, and time and again, in the words of a recent historian of the Cold War, “energy…outstripped wisdom.” […]

The Johnson administration fought the Vietnam War encumbered by what James Burnham called the “self-imposed strategic prison” of containment. U.S. strategy throughout the conflict was defensive—to prevent a communist takeover of South Vietnam, not to liberate the North from communist rule. Containment also dictated Johnson’s unwillingness to aid the popular uprising in Czechoslovakia in 1968, which consequently was crushed by Soviet troops. The Soviets had learned the lesson of 1956: containment meant that the U.S. would shrink from attempting to exploit vulnerabilities within the Soviet Empire. It was a straight line from containment to the so-called “Brezhnev doctrine” which proclaimed that once a state or territory fell under Soviet control, it would remain under Soviet control.

U.S. Cold War policy during the Nixon-Ford years de-emphasized the ideological component of the U.S.-Soviet conflict and sought to foster cooperation.

This policy—called “détente” – emphasized arms control, trade agreements, superpower summitry, and an overall “lessening of tension” between the superpowers. […] But détente helped to ideologically disarm the West by fostering illusions about the nature of Soviet communism. Détente’s consequences included U.S. acquiescence to the loss of strategic nuclear superiority, a willingness to overlook Soviet cheating on arms control agreements, the U.S. abandonment of longtime allies in Southeast Asia, and formal recognition—in the Helsinki Accords—of a Soviet sphere of influence in Central and Eastern Europe. Nothing better symbolized the loss of American confidence and will during the years of détente than President Ford’s unwillingness to welcome Soviet dissident Aleksandr Solzhenitsyn to the White House for fear of offending Soviet leaders. […]

Nguồn: Francis C. Sempa, “Ronald Reagan and the collapse of Soviet Empire” – American Diplomacy –  Copyright © 2012 American Diplomacy Publishers Chapel Hill NC.
Nguồn: Francis C. Sempa, “Ronald Reagan and the collapse of Soviet Empire” – American Diplomacy – Copyright © 2012 American Diplomacy Publishers Chapel Hill NC.

Trước khi bàn về việc Mỹ chủ động tìm kiếm giải pháp hòa bình tại Việt Nam 1966-1968, là cần nói chuyện với miền Bắc, tưởng cũng nên coi lại việc ông Ngô Đình Nhu, 1963 đã liên hệ với miền Bắc nhưng Mỹ can thiệp ngăn chặn… Theo ông Cao xuân Vỹ kể chuyện[5]

19. Minh Võ (MV): Khi ông cùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy, ông Nhu có cho ông biết hai người họ bàn chuyện gì không?

Cao Xuân Vỹ (CXV): Lúc ấy thì không. Chỉ biết chúng tôi cùng đến Quận Tánh Linh ở đây có một vùng do Cộng quân kiểm soát. Ban đầu cứ tưởng đi săn cọp như mọi khi. Nhưng đến nơi ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, còn ông đi về phía trước độ vài trăm mét. Có Phạm Hùng chờ ở đó. Sau này về nhà tôi cũng không tiện hỏi ông Nhu. Nhưng qua những gì ông tự ý nói ra vào một lúc nào đó thì, nội dung câu chuyện trên một tiếng đồng hồ, gồm nhiều điều cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Có một điều mà phía họ rất quan ngại, nếu không bảo là sợ, rất sợ chương trình Ấp Chiến Lược. Họ yêu cầu cho biết ai là người chủ trương và mục đích để làm gì? Ông Nhu trả lời: đó chỉ là một chủ trương của chính phủ nhằm bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của du kích các ông… Các ông bảo cán bộ đừng tìm cách đánh phá làng xã, thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59. Cán bộ các ông có thể về sống với dân lành tại các ấp…

Về các điều kiện để hiệp thương thì nhiều lần Tổng Thống Diệm đã nói, phải có 6 giai đoạn:

– Bắt đầu bằng việc cho dân hai miền trao đổi thư tín tự do.
– Rồi cho dân qua lại tự do
– Thứ 3 là cho dân hai bên được tự do chọn đinh cư sang bên kia nếu muốn
– Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế. Ví dụ miền Nam đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn.
– Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương.
– Và sau cùng là tổng tuyển cử.

Có lần ông Nhu tính với chúng tôi: Ông dự đoán rằng, nếu cho dân tự do chọn nơi định cư, thì căn cứ theo tình trạng về tự do dân chủ tồi tệ và kinh tế kiệt quệ của miền Bắc lúc ấy, sẽ có khoảng 3 triệu người dân sẽ dần dần vào định cư ở miền Nam. Vì vậy “mình” phải chuẩn bị đất cho dân. Ông cũng tính rằng hiện dân số miền Bắc có tới 23 triệu, trong khi dân số miền Nam chỉ có 17 triệu. Nếu có được 3 triệu dân Bắc vào định cư ở miền Nam thì dân số 2 bên sẽ cân bằng. Bầu cử tự do, với sự giám sát của Quốc Tế thì chắc mình sẽ thắng.

20. (MV): Lần ông tháp tùng ông Nhu đi dự lễ đăng quang của quốc vương Marốc năm 1962, ông có cho biết là sau đó các ông đến Paris gặp ông Pinay, đại diện Tổng Thống Charles De Gaulle, bàn chuyện hiệp thương với ông Hồ. Lúc ấy có mặt giáo sư Bửu Hội không?

(CXV): Dĩ nhiên là có. Vì Giáo sư Bửu Hội là đại sứ của Việt Nam Cộng hoà ở Marốc, và là bạn học với ông Nhu ở bên Pháp. Ông Bửu Hội lại từng là cố vấn cho Hồ Chí Minh. Nên trong việc này, có thể nói vai trò của ông Bửu Hội cũng quan trọng không kém ông Nhu. Ông Nhu và chúng tôi ở khách sạn Grillon cả tháng. Cuộc tiếp xúc xảy ra nhiều lần mà hầu như lần nào cũng có sự hiện diện của giáo sư Bửu Hội. Ông Nhu cho biết lúc ấy ông Hồ Chí Minh đã nhờ ông Jean Sainteny xin Tổng Thống De Gaulle giúp. Ông Hồ biết là ông De Gaulle đang có chủ trương trung lập Đông Dương, lại hận Mỹ đã “hất cẳng” Pháp. Ông Hồ nhờ Sainteny xin Tổng Thống De Gaulle can thiệp để tiếp xúc với Sài Gòn. Tổng Thống Pháp rất sốt sắng trong việc này. Sau chuyến đi này ít tháng thì xảy ra vụ ông Nhu “đi săn cọp” ở Tánh Linh.”

mv_cxv

Còn theo phía CIA công bố bản văn, báo cáo về việc Ông Nhu đề ra “giải pháp” Bắc-Nam 1963. Nếu giải pháp Bắc-Nam thành hiện thực thì CIP program của Mỹ dùng Việt Nam để chống lại chiến tranh gỉai phóng do Liên Xô đề xướng sẽ không thể áp dụng được. Vì Chính phủ Diệm chống việc đưa quân đội Mỹ vào Việt Nam, và tự tìm đường lối hòa giải với miền Bắc để chấm dứt chiến tranh. Cũng theo CIA,

“Họ tin rằng giải pháp hòa giải với những người cùng một dân tộc vẫn hay hơn là cúi đầu trước áp lực của ngọai bang, tưởng đó cũng là chiếc đinh cuối cùng đóng vào cỗ quan tài chôn vùi chế độ Đệ I Việt Nam Cộng hoà do các tướng lãnh Miền Nam Việt Nam thực hiện.”

“If it became known that Diem and Nhu seriously intended to seek an accommodation with the North, this might well precipitate a coup attempt by certain South Vietnamese military leaders.”[6]


Nguồn: Vinh Truong, “Vietnam War: The New Legion”, Volume 1, Trafford Publishing, Mar 29, 2010, trang xliv-xlv

Về cái chết của hai Ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu trong cuộc đảo chánh 1963, Ông Bundy cố vấn chính trị của TT Kennedy và TT Johnson (1961-1966) nhận trách nhiệm trong cuộc trả lời phỏng vấn với Paige E. Mulhollan ngày 30 tháng 1, 1969[7]:

“Bundy: The unseating of [Ngo Dinh] Diem, insofar as we did it – we didn’t really intend to do it, Kennedy certainly didn’t – that’s a partnership. That’s [Roger] Hilsman, [Michael] Forrestal, and the rest of us all saying, “Okay, try it out.”

(Các nhân vật sau 1963 sẽ đợc đề cập  đếntrong một bài khác)

Kỳ tới bàn về tại liệu X, hay là kế hoạch “Hoa vạn thọ” 1966, nhằm tìm kiếm giải pháp hòa giải tay 3 gồm Mỹ-CSBV-VNCH thời 1966 có phải là một tài liệu mật hay không.

Để bạn đọc dễ dàng nhận diện vấn đề, người viết kèm theo các video clip nói về “Tài liệu X”, hay là kế hoạch “Marigold” hầu có thông tin, tiện bề so sánh với các bản văn liên hệ như:

– Cơ hội chót cho hòa bình tại Việt Nam (WP 2012: “Marigold”…)
– “A Plan for Political Resolution of South Vietnam.” ( 1966 )
– Tại sao kế hoạch “ Hoa vạn thọ” / Marigold chết trong trứng nước ( phổ biến năm 2000 )

Các bản văn liệt kê trên, sẽ trình bày sau, và như thường lệ, người viết chỉ biết cung cấp bản văn (nhiều chiều nếu có thể ) kèm theo nguồn chính để làm bằng chứng. Còn phần nhận xét và phê bình thuộc về quyền của người đọc.

(Còn tiếp P2, P3, Kết)

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: Bài do tác giả gởi riêng. DCVOnline biên tập, minh hoạ và bổ túc nguồn.

DCVOnline: (*) Tài liệu CIA ngày 14 tháng 9, 1963 gọi phản ứng về vấn đề liên lạc với miền Bắc của hai ông Diệm và Nhu là “giải pháp Ngô-Hồ”.

[1] Roger Hilsman, recorded interview by Dennis J. O’Brien, August 14, 1970, (trang 20), John F. Kennedy Library Oral History Program.
[2] – VietTV, Phỏng vấn, “TT Lyndon Johnson đã mật ước gì với Hà Nội & Sài Gòn 1966-68?”, Texas, Nhịp sống quanh ta, 6 phút, Dao Van published on YouTube Aug 26, 2016; https://www.youtube.com/watch?v=EBhdSafK42E
– Hoàng Bách phỏng vấn Steven Điêu, “Tt Lyndon Johnson đã mật ước gì với HN & SG 1966-68?” P1, 20 phút. Zahu published on YouTube Aug 19, 2016;
– Hoàng Bách phỏng vấn Steven Điêu, “Tt Lyndon Johnson đã mật ước gì với HN & SG 1966-68?”, P2, 20 phút, Zahu published on YouTube Aug 19, 2016
[3] Đào Văn, Nguyên do chính khiến Việt Nam Cộng hoà bị sụp đổ – Theo The Pentagon Papers (released 2011) và Tài liệu tối mật tòa Bạch Ốc, DCVOnline.net ngày 4/4/2016, dcvonline.net/2014/04/04/nguyen-do-chinh-khien-vnch-sup-do-1975/
[4] Francis C. Sempa, “Ronald Reagan and the collapse of Soviet Empire” – American Diplomacy – Copyright © 2012 American Diplomacy Publishers Chapel Hill NC. http://www.unc.edu/depts/diplomat/archives_roll/2004_07-09/sempa_reagan/sempa_reagan.html#Anchor_bio
[5] Minh Võ, “Mạn đàm với ông Cao Xuân Vỹ (Kết)”, 24/09/2007, © DCVOnline
[6] Vinh Truong, “Vietnam War: The New Legion”, Volume 1, Trafford Publishing, Mar 29, 2010, trang xlv
[7] Paige E. Mulhollan, McGeorge Bundy Oral History Interview I, 1/30/69, Transcript,
Internet Copy, LBJ Library, trang 28.

1 Comment on “Từ “giải pháp Bắc-Nam”* 1963, đến “sự kiện Marigold” 1966. (P1)

  1. PHÂN TÍCH KHOA HỌC VỀ LỊCH SỬ

    Phân tích khoa học về lịch sử là phân tích cụ thể, có tính hệ thống lô-gích chặt chẽ và đầy đủ, không phải tính cách trừu tượng phi cụ thể như toán học, cũng không phải tình cách cảm tính tầm thường hời hợt và nông cạn của mọi người bình dân.

    Nên chỉ có tầng lớp trí thức hiểu biết mới có thể phân tích lịch sử theo phương pháp khoa học, khách quan, chính xác, không thể chỉ kiểu người bình dân thường tình, toàn nghe theo tuyên truyền và cảm tính. Nhưng nhiệm vụ của mọi nhà cầm quyền đúng đắn là phải nâng cao trình độ dân trí, khai sáng dân trí mọi mặt, giúp mọi người bình dân cũng hiểu được lịch sử từng giai đoạn của lịch sử đất nước, dân tộc mình một cách đầy đủ, chính xác, khách quan, thực chất. Như vậy mọi tài liệu sách báo liên quan đến lịch sử quá khứ đều phải được công khai, thông tin đầy đủ qua sách sở, truyền thông, báo chí theo cách tự do và chính xác, không thể bưng bít, sai lạc như một số các nước độc tài đều thường làm như thế.

    Bởi vì trách nhiệm lịch sử là trách nhiệm của những lớp người thuộc quá khứ, không phải trách nhiệm của lớp người hiện tại, bởi vậy nếu hiện tại lại tiếp tục bưng bít về quá khứ, làm lệch lạc mọi sự hiểu biết đối với dân cũng chẳng khác gì ngu dân hay có ý đồ ngu dân thật vì những mục đích không chính đáng nào đó. Đó không những là tội lỗi mà còn là tội ác khoa học nếu các việc làm đó vẫn lộ liễu và kéo dài vì những lý do không chính đáng hoặc cũng chẳng có lý do chính đáng nào hết, đó chính là sự phản bội lại lịch sử không thể nào cảm thông hay tha thứ được trong hiện tại và chắc chắn trong tương lai lâu dài lịch sử sau này sẽ hoàn toàn và nhất định lên án họ.

    Vậy thì phân tích lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến nay nhất thiết là yêu cầu cần thiết và hoàn toàn ý nghĩa mà mọi người đều phải cần nên hiểu biết, xem xét, hay cùng góp phần nghiên cứu và nhận định về nó. Bởi năm 1945 không những là năm bản lề mà còn là năm khởi đầu mọi diễn biến của lịch sử Việt Nam hiện đại. Đây là nắm kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai, tức là năm chấm dứt các chế độ phát xít, quốc xã, đế quốc, thực dân và độc tài kiểu cũ. Nhất là năm cơ bản giải thoát khỏi chế độ thực xâm lược mà nhiều nước trên thế giới thứ ba được hưởng không riêng gì Việt Nam. Đây cũng là năm tự lột xác của Nhật bản, Đức quốc, Ý để trở thành dân chủ và phát triển mọi mặt kéo theo nhiều quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Chính Trung Hoa cũng trở thành Trung Hoa Dân Quốc mà nhà sáng lập là Tôn Dật Tiên, còn Việt Nam cũng khởi đầu được Nhật bản trao trả độc lập sau khi họ hất cẳng thực dân Pháp để trao chính quyền non trẻ lại cho nhà vua Bảo Đại mà người đứng ra lập chính phủ dân chủ dân tộc đầu tiên đó chính là nhà trí thức Trần Trọng Kim.

    Thế nhưng tiếp liền sau đó, lịch sử một phần Á châu lại diễn tiến theo cách khác. Ở Việt Nam chính phủ Hồ Chí Minh đã ra đời sau cuộc cướp chính quyền hay cuộc đảo chính bạo động đối với Thủ tướng Trần Trọng Kim vào ngày 19 tháng 8 năm 1945, từ đó chính phủ dân tộc dân chủ Trần Trọng Kim coi như chấm dứt. Ở Trung Hoa cũng thế, chính phủ cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã lên thay chính phủ Tưởng Giới Thạch 1949 khi đánh bại Thống chế họ Tưởng buộc phải chạy ra đảo Đài Loan. Ở Triều Tiên cũng thế, chính phủ cộng sản Kim Nhật Thành đã lên cầm quyền đối địch lại với chính phủ tư sản tự do Lý Thừa Vãng, cuối cùng cả hai sự chia cắt đó đến nay vẫn luôn tồn tại. Sở dĩ có tình hình đó vì Liên Xô tức chính phủ cộng sản của Lênin đã ra đời tại Nga năm 1917 trong tính cách cuộc cách mạng cộng sản Bôn sê vích. Đó chính là nguồn gốc dẫn đến mọi nước cộng sản về sau, trong đó có cả hệ thống các nước cộng sản Đông Âu trước 1990 là năm Liên Xô chưa sụp đổ và tan rã mà mọi người đã biết.

    Như vậy rõ ràng các nhân vật lịch sử nổi bật nhất của nước ta như Bảo Đại, Trần Trọng Kim, Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm liền đã có mặt ngay từ khi đó, nhưng về sau chia thành hai tuyến chính là tuyến cộng sản và tuyến không cộng sản, hay nói khác là tuyến chủ nghĩa cộng sản quốc tế và tuyến quốc gia dân tộc cũng giống như nhiều nước khác trên thế giới kinh qua hoàn cảnh lịch sử khi đó. Nghĩa là giả dụ nếu không có học thuyết Mác, hay không có cuộc cách mạng cộng sản đầu tiên do Lênin khởi xướng và thành công tại Nga, dĩ nhiên khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, mọi nước cũng đều độc lập dân tộc bình thường, chẳng có gì nói.
    Hay giả dụ nếu học thuyết Mác là hoàn toàn khách quan, chính xác, hiệu quả, tốt đẹp, dĩ nhiên cuộc cách mạng Bôn Sê Vích do Lênin lèo lái trên toàn thế giới cũng chỉ cần mười năm sau cũng đã cộng sản hóa tốt đẹp trên toàn thế giới, cũng chẳng có việc gì để nói nữa. Nhưng rồi sau khi Lênin mất, cuộc cách mạng đó trở nên ghê gớm hơn, nó gây ra nhiều sự kiện kinh hoàng trong nước và trên thế giới từ Stalin trở đi, để cuối cùng ráng cầm cự trong suốt 70 năm sau, cuôi cùng cũng phải sụp đổ và tan rã kéo theo toàn bộ thế giới cộng sản cũ đã bị thất bại. Ngay như Trung Quốc đứng riêng một cõi, thì sau bao nhiêu việc làm tai quái của họ Mao trên đất nước, cuối cùng kinh tế xã hội vẫn thất bại đi đến tình hình nhiễu nhương trong giai đoạn Tứ nhân bang, và sau rốt Đặng Tiểu Bình lật lại thế cờ đưa Trung Quốc trở thành nước tư bản đỏ kể từ đó đến nay. Vậy thì ý nghĩa rốt cục lại chỉ là ý nghĩa của học thuyêt chủ nghĩa Mác cùng xã hội theo cơ chế cộng sản kiểu mác xít bôn sê vích mà không gì khác.

    Đến đây thử đặt ngược vấn đề lại, nếu không có Mỹ như là nước tư bản mạnh nhất, lâu năm nhất thì bây giờ cuộc diện thế giới sẽ ra sao. Dĩ nhiên chủ nghĩa cộng sản mác xít có thể thắng trên toàn thế giới, nhưng cuối cùng vẫn phải sụp đổ và tan rã giống như ở Nga, và cũng chẳng biết thế giới hay mỗi nước cũng phải lộn xộn thế nào sau thời kỳ đó hay thời kỳ hậu cộng sản. Nhưng Mỹ đã bị những nước cộng sản từng coi là tên sen đầm quốc tế, tên đế quốc đầu sỏ, tên thực dân mới hiếu chiến nhất, cuối cùng Mỹ lại chiến thắng được thế giới cộng sản cũ, thiết lập được hệ tư bản toàn cầu hóa hội nhập, đó sự thật cũng không phải vì Mỹ giỏi giang gì hay Liên Xô tệ lậu gì, nhưng chính do bản chất của Mỹ là đi đúng quy luật khách quan của lịch sử xã hội, còn Liên Xô tự vỗ ngực xưng tên mình là chân lý duy nhất dúng, chân lý vô địch bách chiến bách thắng, đỉnh cao của trí tuệ loài người, thì thật ra đó cũng chỉ là mọi ngôn ngữ tuyên truyền ép uổng bề ngoài, không có thực chất khách quan nên cuối cùng phải đành thất bại trước Mỹ thế thôi. Bởi vậy cuối cùng Liên Xô cũng bắt buộc phải xét lại và đổi mới, là sự cấm kỵ không ai được phép nói trước đó, cuối cùng Liên Xô cũng phải đành tự sụp đổ, trở về nước Nga vốn có trở lại, và quốc kỳ cờ búa liềm cũng lại phải thay bằng quốc kỳ cờ nước Nga thời Nga hoàng khi trước, quay về nền kinh tế thị trường tự do trở lại, đảng cộng sản chỉ trở thành một đảng như các đảng khác, nhưng họ luôn thất bại trong bầu cử tự do vì người dân Nga không ai còn muốn quay trở về quá khứ như trước nữa.

    Từ trong bối cảnh quốc tế và quốc nội kể từ năm 1945 như thế, cũng có thể xem xét giai đoạn lịch sử đã qua như thế đó của Việt Nam bằng nhãn quan phân tích khoa học cùng cách như thế mà khỏi cần gì khác. Cứ giả dụ ông Hồ Chí Minh ở vào vị trí của ông Trần Trọng Kim mà ông Hồ cũng hoàn toàn giống ông Kim vì không hề là cộng sản, thế thì kết cục hoàn cảnh của lịch sử khi đó cũng đã hoàn toàn khác hẳn rồi. Như vậy cũng không thể có cuộc đảo chánh chính phủ Trần Trọng Kim xảy ra sau đó. Và nếu không như thế, ông Trần Trọng Kim vẫn đủ cơ hội và điều kiện xây dựng đất nước tốt đẹp về sau giống như mọi nước khác chỉ bằng trí thức và khoa học kỹ thuật như các thành phần trong chính phủ ông ấy đã từng thể hiện, không cần phải chủ trường lực lượng thuần túy công nhân và nông dân làm nòng cốt như ông Hồ vẫn chủ trương đúng theo bài bản đấu tranh giai cấp do học thuyết cộng sản mác xít chủ trương, do Liên Xô, Trung Quốc lãnh đạo theo yêu cầu chung của cộng sản quốc tế khi đó mà ông Hồ cũng chính là thành phần khiến mọi mặt không thể nào thoát ly ra hoặc hoàn toàn độc lập được. Đấy căn cơ của mọi cái sâu xa về sau của Việt Nam không ngoài như thế, cả hai cuộc chiến tranh Việt Pháp kéo dài trong 9 năm, và cuộc chiến tranh khốc liệt Việt Mỹ kéo dài trong 10 năm cũng không ra ngoài được bối cảnh đó, đó là điều bất kỳ người có hiểu biết và sáng suốt nào cũng đều phải nhận định rõ. Bởi vì ý nghĩa sâu xa của lịch sử luôn chính là chân lý của lịch sử và mọi cái biết không phải là chân lý khách quan cũng không thể gọi là biết hay gọi là có ý nghĩa hoặc giá trị trí thức.
    Đó cũng là lý do tại sao sau khi đất nước bị chia cắt năm 1954 sau khi Pháp thất trận Điện Biên Phủ, Miền Bắc liền đi lên ngay xây dựng chủ nghĩa xã hội như bước đầu của chủ nghĩa cộng sản do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo, có thế giới cộng sản cũ làm hậu thuẫn mọi mặt, Miền Nam biến thành nước nước tư sản tự do dưới thể chế cộng hòa, do ông Ngô Đình Diệm ban đầu làm Thủ tướng sau lên làm Tổng thống, do Mỹ và khối tư bản hỗ trợ về nhiều phương diện. Dĩ nhiên, khách quan mà nói, suốt thời kỳ ông Diệm cầm quyền, kinh tế Miền Nam rất phát triển, hơn hẳn kinh tế Miền Bắc, vì có thực chất, trong khi đó kinh tế Miền Bắc hoàn toàn cưỡng chế nhưng phát triển giả tạo vì không có thực chất mà chỉ toàn tô vẽ bằng mọi danh từ tuyên truyền hào nhoáng và giả tạo bề ngoài. Điều đó cũng chẳng hẳn là vì ông Hồ Chí Minh thua kém gì ông Ngô Đình Diệm, mà chẳng qua vì đường lối kinh tế cộng sản của ông Hồ không thể so sánh bằng được đường lối kinh tế tự do mà ông Diệm áp dụng khách quan được ở Miền Nam thế thôi.

    Vậy nhưng tại sao ông Diệm đổ mà ông Hồ lại không đổ ? Ông Hồ không thể đổ là vì trước hết cơ chế xã hội cộng sản xây trên tập thể mà không trên cá nhân, có nghĩa tính độc tài vô hình của nó hơn xa cái trước. Đảng của nó lại là đảng ý thức hệ, tức nó chặt chẽ và sâu xa hơn hẳn cái trước. Vả tính cách của nó còn là hệ thống quốc tế khi ấy, Từ Liên Xô qua Trung Quốc và các nước cộng sản khác, như vậy ông Hồ đâu có đứng trơ vơ mà dễ đổ. Vả chăng tính cách thần thánh hóa của ông càng trở nên quá mê tín, khó có ai công khai dám đụng tới được. Còn ông Diệm tuy có Mỹ viện trợ nhiều vật chất, nhưng đầu óc của ông thực sự còn đặt trên cơ sở người bào đệ của ông là ông Ngô Đình Nhu. Ông Nhu là một trí thức có chiều sâu, có tư tưởng tự chủ, có khả năng sách lược, nên ông Diệm cũng dựa thêm vào đó. Song có điều thú vị, ông Diệm đối đầu với ông Hồ ngoài Bắc, nhưng ông Hồ theo chủ trương thần thánh hóa và độc tài để nắm vững chính quyền, ông Diệm trong Nam lúc đầu cũng buộc phải làm theo cách đó. Kết quả ông Diệm bị một số phần tử trí thức chống đối, lên án ông Diệm là chế độ độc tài gia đình trị, nên đây là chỗ sai lầm của ông Diệm, định dĩ độc trị độc, cuối cùng tự mình cũng lây độc, những phần tử phá hoại ông cũng lợi dụng theo đó bêu rếu đả kích ông, làm dư luận xã hội phân tâm và cuối cùng cũng thiệt hại cho ông đáng kể. Nhưng ông Hồ thật ra cũng không lợi gì trong sách lược tự thần thánh hóa, được thần thánh hóa và củng cố chính quyền độc tài của mình. Bởi nó chỉ lợi nhất thời trước mắt, còn về lâu về dài khiến người hiểu biết nhàm chán, mất tin cậy, không tin ai cũng có thể tìm hiểu uy tín ông Hồ về sau xuống quá thấp, ông đã không còn thực quyền mấy về cuối đời mình, còn trong thời đại ngày nay sự thần thánh hóa quá mức về ông khiến kết quả đã thành hoàn toàn lộn ngược, chỉ còn có thiểu số mù quáng kém trí thức nào đó mới tâng bốc, còn nói chung chỉ là đóng kịch và chán mứa. Đấy cái tệ hại của mọi điều giả tạo trên đời đều thế cả.

    Nhưng đảo chính ông Diệm sở dĩ xảy ra trong Nam, gián tiếp là do phong trào đấu tranh Phật giáo đang lên lúc đó. Sự quy chụp ông Diệm là gia đình trị, có ít xít cho nhiều, cho ông ta là độc tài cũng vậy, đều do những phần tử phá hoại ông là chủ yếu, bêu rếu đối phương để triệt hạ chỉ là chuyện thường, nhất là những phần từ khuynh tả hay được cài vào làm nội gián. Đúng ra thực sự mà nói ông Diệm không phải người nhất thiết kỳ thị Phật giáo, vì nhiều tính cách chính trị trong thực tế của ông đều cho thấy điều đó. Việc cám treo cờ Phật giáo là vì Phật giáo ở Huế lúc đó có nhiều thành phần hơi quá khích, kể cả quá lố về chuyện biểu dương cờ Phật giáo, treo ngang nhiên ra tận ngoài đường, ngoài chùa, bất chấp nguyên tắc tôn trọng thể cách chung của quốc gia, nhưng ông Diệm là người có phần bảo thủ, nệ cổ, luôn luôn đề cao thể cách quốc gia, như vậy nước lửa chọi nhau tất yếu là điều không thể không có. Do vậy người ta la ó lên ông ta đàn áp tôn giáo, đàn áp Phật giáo, việc bé xé ra to, trở thành phong trào chống đối khiến dư vang cả quốc tế, đó là điều từ đó về sau hoàn toàn bất lợi cho ông Diệm, khiến ông Diệm trở thành bị động và phải bó tay về nhiều mặt. Đó là chưa nói hạt nhân đáng gờm trong các sự cố này chính là nhà sư Thích Trí Quang. Quang là nhân vật trong bóng tối có xuất xứ mật thiết với Việt Minh tức với khuynh hướng cộng sản. Nên sau này khi thời cơ chín muồi, Quang liền trở thành tổng thủ lĩnh áo cà sa vàng chống lại rùm beng chế độ Diệm là như vậy. Thầy chùa làm nghiêng ngã đất nước Miền Nam đầu tiên chính là nhà sư chính trị Thích Trí Quang mà không ai trồng khoai đất này cả. Nói chung lại phong trào Phật giáo chủ yếu là phong trào bình dân, nên như kiểu bàn thờ xuống đường theo sáng kiến kinh dị của Trí Quang cũng là như thế. Kiểu ni sư Huỳnh Liên hay học sinh Quách Thị Trang, sinh viên Nhất Chi Mai cũng không ra ngoài luồng gió thổi bùng lên ngọn lửa ban đầu của người thầy chùa có mục đích đấu tranh trần tục Thích Trí Quang đều là như thế.

    Nhưng thật ra nguyên nhân trực tiếp lật ông Diệm là bàn tay của Mỹ. Điều này chính cố vấn lúc đó của chính phủ Mỹ là Bundy cho hai đời Tổng thống Mỹ Kennedy và Johnson, họ đều cùng nhau thừa nhận sau này biến cố đảo chánh và giết ông Diệm ngày 1/11/1963 là chính do họ gây ra. Đây chỉ là kiểu hùn gió bẻ măng của Mỹ. Bởi họ viện trợ quá nhiều cho chế độ Tổng Thống Diệm nên sức mạnh quân sự chủ yếu là do họ chi phối. Các tay tướng tá thuần túy võ biền khi ấy như Dương Văn Minh, Tôn Thất Đính dễ gì mà không nghe lời Mỹ nhất là ông Diệm đang ở trong cảnh dầu sôi lửa bỏng. Ông Diệm và ông Nhu bị bắn chết thảm thương trong xe thiết giáp do tay đại úy Nhung khi đó thực hiện nhất thiết phải đã do Dương Văn Minh tính toán trước rồi, vì Minh là người mê man các sư sãi Phật giáo mà cụ thể là Thích Trí Quang là điều mà ai cũng biết khi đó. Thực chất nguyên nhân sâu xa Mỹ lật ông Diệm khi đó vì trước đó không lâu ông Diệm đã tính chuyện hòa giải Bắc Nam với Hà Nội, mà cụ thể chính ông Nhu đã xuống Tánh Linh để gặp và bàn trực tiếp với Phạm Hùng thuộc Trung ương cục Miền Nam khi đó. Tất nhiên có dễ gì mà tình báo Mỹ đã không rõ chuyện, và trong tính chất cuộc đối đầu ý thức hệ toàn cầu với khối Liên Xô Trung Quốc khi đó, sự nghi ngờ ông Diệm sẽ chơi ngang bất chấp cả Mỹ là chuyện tự nhiên, và Mỹ cần ra tay trước khi hoàn cảnh ông Diệm đã trở nên quá phức tạp và éo le là như vậy. Có nghĩa chính phủ ông Diệm bị xóa bỏ là do nhiều nguyên do, nguyên do chính trị lẫn nguyên do quân sự. Nguyên do chính trị trước hết là do phong trào đấu tranh Phật giáo, nguyên do quân sự là Mỹ với lực lượng và sức mạnh vật chất trong tay đã chi phối nắm chóp được số sĩ quan cấp tướng thân Phật giáo trong chế độ Diệm để phản phé và làm hại ông Diệm. Ván bài không ngờ Diệm đã thua Quang là như vậy.

    Thật sự ông Hồ và ông Diệm đều là hai nhân vật lịch sử kỳ phùng địch thủ, dễ gì mèo nào cắn miểu nào, nên lẽ nào mà Diệm thua Quang, đó chỉ vì hoàn cảnh lịch sử trớ trêu vậy thôi. Bọt nương theo sống vẫn cỡi được lên đầu các vật khác là kiểu đó. Nên cuộc tổng tuyển cử năm 1956 không thể thành dù Hiệp định Genève quy định như vậy bởi vì ông Diệm đã thấy trước không thể nào để thua lận ông Hồ chỉ là chuyện tự nhiên. Nên việc ông Nhu đi gặp ông Phạm Hùng cũng chẳng phải vì ông Diệm ngây thơ, nhưng vì nước cờ hai bên đã quá để chịu được nữa rồi nên không còn cách nào khác để cố vớt vát xem sao. Đó là cách thử thời vận của nhà chính trị đối với quyền lợi đất nước khi đã quá đối đế rồi nhưng rất tiếc ông Diệm lại bị kẹt cả hai dòng nước chỉ là như thế. Như vậy rõ ràng định mệnh đất nước đã không thể nào khác được vì ngay từ đầu nó từng đã như thế rồi. Chạy đi đâu trời cũng không khỏi nắng, thân phận của ông Nhu và ông Diệm chỉ là như vậy. Chính hoàn cảnh lịch sử đã trao vào tay họ cơ hội thời cơ để lên cầm quyền rồi lại ngang nhiên lấy đi, và trước kia đối với Trần Trọng Kim cũng hoàn toàn như thế không hề khác. Nhưng với ông Hồ thì sao ? Cũng chỉ là vậy nhưng theo cách khác. Chính nhờ hoàn cảnh thế chiến thứ hai, nhờ phong trào cộng sản quốc tế mà ông Hồ được lên cầm quyền. Nhưng bây giờ thì phong trào cộng sản quốc tế cũng đã tan đi, cái nôi xã hội chủ nghĩa từ Lênin cũng đã bị liệng mất không còn nữa. Nên tuy ông chết đã lâu rồi, nhưng danh tiếng của ông vì đó mà ngày nay cũng trở thành bơ vơ không hoàn toàn trọn đầy hay tuyệt đối hào nhoáng như xưa nữa. Nhưng có điều dễ thấy nhất nơi ông Hồ là ông chỉ đi theo các quyêt sách đã có sẳn từ Liên Xô Trung Quốc, từ chủ nghĩa Mác Lê quy định, nhưng ông không hề có sách lược xây dựng đất nước gì riêng mà cũng không hề rắp tâm nhằm đào tạo các lớp hậu thế kế thừa hay các tài năng quốc gia gì hết. Các chuỗi dọc dài theo ông chỉ là chuỗi các cán bộ theo kiểu cộng sản từ quần chúng, từ các phong trào đã được chỉ đạo sẳn đi lên. Điều đó thật hoàn toàn trái ngược với quan điểm nhà yêu nước nổi danh Thân Nhân Trung trước đây cả mấy trăm năm coi hiền tài như rường cột, như tinh hoa của đất nước. Nên nếu Mác cho giai cấp vô sản có sứ mệnh lịch sử thì ông Hồ cũng không mấy đi xa với quan niệm đó. Đó là tính cách quần chúng hóa dân tộc, để chỉ coi lãnh tụ như là sao sáng ngàn năm, đó là quan niệm phụng thờ theo cách mê tín hay giả đò của Tố Hữu mà ai cũng biết. Nên sau khi ông Hồ chết lịch sử đất nước như đi vào chỗ trống, điều đó còn lại mãi đến ngày nay, nó chỉ giống như sự chuyển động quán tính trong thế giới vật chất vậy thôi. Phần lớn chỉ hô khẩu hiệu lắp sẳn, làm theo cách tiền chế mà khó phát huy hay thích ứng được gì theo yêu cầu của thời đại toàn cầu hóa hoàn toàn mới mẽ. Tuy vậy cả thời gian dài trong lịch sử cận đại Việt Nam người ta tung ông Hồ lên như một Lê Lợi giải phóng đất nước chống lại đế quốc xâm lược nhà Minh trước đây cả bao thế kỷ, nhưng chẳng biết ai là Nguyễn Trãi ở đây hay Nguyễn Trãi hoàn toàn không có mà chỉ thay vào đó chính là chủ thuyết Mác Lê. Hiểu theo kiểu đó nên ở trong Nam chính phủ Ngô Đình Diệm và tiếp đến dọc dài theo sau đều trở thành Mỹ Ngụy, chẳng còn đâu đất nước hay dân tộc gì cả, chăng còn đâu là người yêu nước mà chỉ trở thành đều là Việt gian cả. Đó thật là hoàn cảnh trớ trêu của lịch sử mà cả gần thế kỷ rồi cứ quến đậm vào thêm mà chưa hề ai giải mã. Cái bí quyết của mọi chế độ độc tài là như thế, nhất là độc tài theo kiểu ý thức hệ, nó chỉ còn kiểu một thuyền một chèo, một mình một chợ, như vậy trách cả điều này phải trách ai, trách chính những con người hay chỉ trách chính thân phận khốc liệt ngặt nghèo của định mệnh đất nước và dân tộc Việt Nam chúng ta nói chung trong suốt chặn đường gần cả trăm năm của thời kỳ lịch sử cận và hiện đại. Nên chỉ những con người thức giả mới thật là những con người đại diện hay tiêu biểu của các dân tộc còn quần chúng dốt nát hay mê tín, cuồng tín thì cũng có còn ý nghĩa gì. Đó cũng là chỗ khác nhau giữa yêu nước quốc gia và tinh thần vô sản quốc tế ngày nay mà từng một thời người ta đã không ngớt tung hô ngập trờ chính là như thế. Yêu nước phải là yêu chủ nghĩa xã hội. Vậy mà ngày nay chủ nghĩa xã hội không còn nữa hay cũng chi còn như một định hướng lờ mờ và giả ảo, thế thì thử hỏi yêu nước còn có nghia làm sao. Đó cũng là cả sự khác nhau một trời một vực giữa những người yêu nước thật sự và những người yêu nước chỉ kiểu thuần túy nhân danh hay hoàn toàn đóng kịch mọi loại theo kiểu của xã hội Việt Nam ta ngày nay cũng không ngoài là như thế. Nên thôi nói ít hiểu nhiều và biết đến bao giờ thì mọi người Việt Nam mới có cơ hội, có hoàn cảnh hay cùng có đầu óc để hoàn toàn ngẫm nghĩ lại cho chính bản thân cũng như cho cả quê hương lẫn đất nước lẫn dân tộc của mình.

    THƯỢNG NGÀN
    (02/9/16)