Từ “giải pháp Bắc-Nam” 1963, đến “sự kiện Marigold” 1966 (P3)

Đào Văn

dvmNhư đã viết, người viết chỉ làm công việc đi tìm kiếm tài liệu liên quan đến chủ đề, còn phần nhận xét và phê bình xin dành cho người đọc.

(Tiếp theo P1, P2.)

Ai chủ trương đảo chánh chính phủ Ngô Đình Diệm?

Trung Tướng Dương Văn Minh, Tuyên bố thành lập Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng 11-1963. Nguồn: cia.pentagonpapers
Trung Tướng Dương Văn Minh, Tuyên bố thành lập Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng 11-1963. Nguồn: cia.pentagonpapers

Vào hai năm 1997 và 1999, có hai bài viết về việc Tổng Tống Kennedy dự tính sẽ rút 1000 quân ra khỏi Việt Nam.

Môt, Tim Weiner, trong một bài tựa đề“Kennedy Had a Plan for Early Exit in Vietnam” đăng trên Nữu Ước Thời Báo [The New York Times] ngày 23 tháng 12, 1997[1], có đoạn viết theo tài liệu Ngũ giác Đài vừa giải mật, cho biết rằng đã có cuộc tranh luận việc TT Kennedy muốn rút lực lượng Mỹ ra khỏi Việt Nam,

“…shortly before Kennedy was assassinated, the nation’s top military leaders were going forward with his plan to withdraw American advisers from Vietnam.” […]

Execute the plan to withdraw 1,000 United States military personnel by the end of 1963.”

Hai, trong bài De Gaulle, JFK, and stopping war: a lesson for today đăng trong EIRStrategic Studies, Volume 26, Number 16, April 16, 1999, trang 54-65, tác giả Mary M. Burdman[2] cũng viết, “shortly before his death, Kennedy was considering withdrawing U.S. troops from Vietnam.”

Tin tức về viêc Mỹ dự tính rút quân 1963 như thế nào? Xin đọc phần trình bày theo sau, cùng tài liệu giải mật từ phía Mỹ, kèm thêm tài liệu Ba Lan do Mỹ giải mã để có cái nhìn từ nhiều chiều về cuộc chiến Việt Nam.

21/1/1963 | Liên quan đến vấn đề đình chiến tại Việt Nam, trang nhật ký ngày 21/1/1963 của Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ Galbraith ghi lại cuộc nói chyện với với Bộ trưởng Ngoại giao Adam Rapacki và Tổng Thư Ký Ngoại Giao Đoàn Ba Lan Jerzy Michałowski ở New Delhi (Tân Đề Li)[3] có đoạn viết:

“The Polish officials note that the American campaign is encouraging the North Vietnamese to look to the Chinese for help. Galbraith calls for a six month ceasefire as a sign of good faith. […]

So I countered by asking why not call off the insurrection for six months and with this manifestation of good faith, we could then withdraw. They said that North Vietnam could not get peace in the south so long as Diem was in charge. […]

They replied that, under present circumstances, given the split between Russia and China, any reference to international leadership was to a myth. I noted that if it were easy to throw out leaders such as Diem, we would have thrown out Castro. But we weren’t that powerful.”

11/3/1963 | Bức mật điện Maneli từ Hà Nội gởi ngày 11/3/1963, về Warsaw cho Spasowski-Morski[4] báo cáo về cuộc hội thoại của ông với Thủ Tướng Phạm Văn Đồng và Đại sứ Liên Xô Tovmassian tại Hà Nội trao đổi những ý kiên chung quanh việc trung lập hoá Việt Nam, và việc Mỹ có thể sẽ rút quân ra khỏi Việt Nam:

Trưởng Phái đoàn Ba Lan tại ICC, Mieczyslaw Maneli, và tác phẩm War Of The Vanquished. Nguồn: OntheNet
Trưởng Phái đoàn Ba Lan tại ICC, Mieczyslaw Maneli, và tác phẩm War Of The Vanquished. Nguồn: OntheNet

“Summary: Cable from Polish Ambassador in Hanoi Maneli to Warsaw, describing a conversation he had with Vietnamese Prime Minister Pham Van Dong and Soviet Ambassador Tovmassian. They discuss the idea of neutralization in Vietnam, and the possibility of the United States pulling forces out.

Tovmassian adds that the PRC pressured the DRV to start incidents in the demilitarized zone.

They do not want any foreign [military] bases or military alliances anywhere in Vietnam. […]

Tovmassian informed me that the Chinese pressured [the DRV] to cause incidents in the demilitarized zone, but Secretary Le Duan decisively opposed this while stating that they wanted to show the world their good will.”

Thực hư về câu chuyện thời TT Kennedy (1963) dự tính muốn rút quân như thế nào, và việc khả năng Mỹ có thể rút quân (“the possibility of the United States pulling forces out”), theo điện văn trên, ra sao?

Và đây có phải là một “sự kiện Marigold” khác nữa hay không? Hai bài viết trên TNYT và EIRStrategic Studies khi loan tải tin này đều lấy nguồn từ tài liệu Ngũ Giác Đài. (Bản ghi nhớ của Tướng Maxwell D. Taylor và Bộ Trưởng Quốc Phòng gửi TT Kennedy 1963).

Vì vậy, để hiểu rõ vấn đề nêu trên, mời bạn đọc xem tài liệu lưu trong FRUS (Foreign Relations of the United States.) FRUS: 1961–1963, Volume IV, Vietnam, August–December 1963[5]. Ba trong những đề nghị gởi TT Kennedy được trích đoạn sau đây.

“B. Recommendations.

3. In accordance with the program to train progressively Vietnamese to take over military functions, the Defense Department should announce in the very near future presently prepared plans to withdraw 1000 U.S. military personnel by the end of 1963. […]

4. The following actions be taken to impress upon Diem our disapproval of his political program. (nhấn mạnh thêm sau)

a. Continue to withhold commitment of funds in the commodity import program, but avoid a formal announcement. […]

b. Suspend approval of the pending AID loans for the Saigon-Cholon Waterworks and Saigon Electric Power Project. […]

c. Advise Diem that MAP and CIA support for designated units, now under Colonel Tung’s control (mostly held in or near the Saigon area for political reasons) will be cut off unless these units are promptly assigned to the full authority of the Joint General Staff and transferred to the field.

d. Maintain the present purely “correct” relations with the top GVN, and specifically between the Ambassador and Diem. Contact between General Harkins and Diem and Defense Secretary Thuan on military matters should not, however, be suspended, as this remains an important channel of advice. […]

As we pursue these courses of action, the situation must be closely watched to see what steps Diem is taking to reduce repressive practices and to improve the effectiveness of the military effort. […]

5. At this time, no initiative should be taken to encourage actively a change in government. […]”

Những đề nghị nêu trên có phải là những biện pháp để trừng phạt chính phủ Diệm vì đã không thi hành chính sách CIP (Counterinsurgency Programs.) của Mỹ tại Việt Nam?

Xin đọc lại trích đoạn phỏng vấn Roger Hilsman của Dennis J. O’Brien ngày 14 tháng 8, 1970 trong phần đầu của P1).

Vì Tổng thống Diệm chẳng những không chấp thuận thi hành CIP, và còn đẩy chương trình ấp chiến lược qua cho Ông Nhu. Với sự chống đối của ông Diệm nêu trên, nên Roger Hillman, Jr. xác nhận, “– we confirmed that it’s a fraud, a sham.”[6]

Và Bản ghi nhớ ngày 2/10/1963 của Tham Mưu Trưởng Liên Quân và Bộ trưởng Quốc Phòng gửi Tổng Thống Kennedy có phải là bản án nhằm giết chết người dám chống lại việc đưa quân đội Mỹ vào Việt Nam? Rất tiếc không thấy báo chí Mỹ bàn đến vụ “who murder giải pháp Bắc-Nam 1963”, mà chỉ thấy bàn đến việc xảy ra năm 1966: “Who Murder Marigol” (Đã trình bày ở P2)

Xin lưu ý hai đề nghị 3 và 4c. Có sự liên hệ nào giữa việc rút 1000 cố vấn Mỹ ra khỏi Việt Nam vào Mỹ sẽ cắt viện trợ quân sự (MAP) và hỗ trợ của CIA cho Lực Lượng Đặc Biệt do Đại Tá Tung làm Tư lệnh và cũng là Chỉ huy trưởng của Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Phủ Tổng thống trừ khi những đơn vị này được đặt dưới quyền của Bộ Tổng Tham mưu và đưa ra mặt trận?

Và đề nghị này có thể gọi là chặt chân tay thân tín để việc lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm được dễ dàng hay không?

Nhân nói đến cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963, dư luận vẫn còn tranh cãi về ai chủ trương cuộc lật đổ chính phủ Nô Đình Diệm. Có phải “người Mỹ chỉ là kẻ đã bị đặt trước một tình trạng đã rồi và chỉ chạy theo mà thôi?”

Để trả lời cho câu hỏi nêu trên, xin mời bạn đọc xem các văn bản CIA giải mật, và nội dung cuộc phỏng vấn ông Roger Hilsman, Phụ tá ngoại Trưởng đặc Trách Viễn Đông Sự Vụ do Dennis J. O’Brien thực hiện ngày 18/4/1970, cùng với Tài liệu Ngũ Giác Đài do Bộ Quốc Phòng công bố tháng 6, 2011 thời hy vọng sẽ tìm được câu trả lời.

Về phía người Việt Nam trong cuốn Việt Nam Máu lửa Quê hương tôi, ấn bản điện tử 2007[7], về vai trò của các Tướng lãnh Việt Nam trong cuộc đảo chánh, tác gỉa Đỗ Mậu viết,

“Chính người Việt Nam chủ động cuộc chính biến từ dự định đến quyết định, từ kế hoạch đến thực hiện, từ phương tiện đến nhân sự, còn người Mỹ chỉ là kẻ đã bị đặt trước một tình trạng đã rồi và chỉ chạy theo mà thôi. Vì thế tôi mới viết: “Chính tướng lãnh Việt Nam bật đèn xanh cho Mỹ chứ không phải Mỹ bật đèn xanh cho tướng lãnh Việt Nam.”

“Chính tướng lãnh Việt Nam bật đèn xanh cho Mỹ…”?

Trích đoạn nội dung trả lời phỏng vấn[8] của Roger Hilsman, Phụ tá ngoại Trưởng đặc Trách Viễn Đông Sư Vụ/Assistant Undersecretary of State for Far Eastern Affairs,

Theo lời của TT Kennedy, 3 nhân vật chủ trương đảo chánh chính phủ Ngô Đình Diệm là A. Harriman, George Ball, Roger Hilsman và được Michael Forrestal ủng hộ
Theo lời của TT Kennedy, 3 nhân vật chủ trương đảo chánh chính phủ Ngô Đình Diệm là A. Harriman, George Ball, Roger Hilsman và được Michael Forrestal ủng hộ. Nguồn: DCVOnline tổng hợp

“HIILSMAN: The Vietnamese generals came to us in August, this is the August business, you see. The Vietnamese generals came to us and said, “We have information that Nhu is plotting our assassination and is in contact with the North”, and so on and so forth. […] (trang 31)

O’BRIEN: You really wanted to get rid of Nhu, this was the main…

HILSMAN: That’s right. Let’s put it this way: My position was that something
had to give. We could not go on like this. We either had to get out of Vietnam, which is what Bobby suggested we do, withdraw completely; or Diem had to get rid of Nhu, or a coup by somebody who would do something. Something had to give, as far as I was concerned. And I thought that we could not sit still and be the puppets of Diem’ s anti-Buddhist policies, you know. To make the United States of America be an instrument
for this, to me, was unacceptable. So I felt that we had to do something.”
(trang 32)

“Chính người Việt Nam chủ động cuộc chính biến từ dự định đến quyết định, từ kế hoạch đến thực hiện…”?

Tài liệu Ngũ Giác Đài tựa đề “United States-Vietnam Relations, 1954-1967”[9] mà Thư khốQuốc gia và Cục Quản lý hồ sơ Mỹ mới công bố vào tháng 6 năm 2011 và đưa vào Thư viện và Viện Bảo tàng Tổng thống Richard Nixon Presidential Library and Museum ở Yorba Linda, California.

Tài liệu Ngũ giác đài. Nguồn: Bantam
Tài liệu Ngũ giác đài. Nguồn: Bantam

[DCVOnline: năm 1971, tài liệu này đã được Daniel Ellsberg, một nhân viên phân tích quân sự của Ngũ Giác Đài chụp phó bản, giao lại cho tờ The New York Times đăng thành nhiều kỳ, bị chính phủ Nixon ngăn cản, nhưng được Tối cao Pháp viện cho phép tiếp tục ấn hành (30/6/1971) và đã được nhà xuấn bản Bantam in thành sách từ năm 1971, có tựa đề là “The Pentagon Papers”, với các tác giả Neil Sheehan, Hedrick Smith, E. W. Kenworthy, và Fox Butterfield. Pentagon Papers, tên chính thức là “Báo cáo của Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng — Lực lượng đặc nhiệm Việt Nam”, được Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara ủy quyền thực hiện năm 1967. Tháng 6 năm 1971, một phần nhỏ của tập hồ sơ này đã bị rò rỉ cho báo chí và được phát hành rộng rãi. Tuy nhiên, các ấn phẩm của báo cáo qua sự rò rỉ này không đầy đủ và có nhiều vấn đề về phẩm chất. Vào ngày kỷ niệm lần thứ 40 Pentagon Papers bị rò rỉ đến tay báo giới, Thư khố Quốc gia, cùng với các Thư viện Tổng thống Kennedy, Johnson và Nixon, đồng loạt công bố toàn bộ Báo cáo. Bạn đọc có thể tham khảo toàn văn bản chụp tài liệu này trực tuyến ở Thư khố
https://archive.org/details/thepentagonpapers
]

Đoạn cuối cùng của phần Tóm lược và Phân tích trong tập IV.B.5, “Evolution of the War, The Ovethrow of Ngo Dinh Diem, May-November 1963” của tài liệu “United States-Vietnam Relations, 1954-1967” ở trang viii viết:

“For the military coup d’etat against Ngo Dinh Diem, the U.S. must accept its full share of responsibility. Beginning in August of 1963 we variously authorized, sanctioned and encouraged the coup efforts of the Vietnamese generals and offered full support for a successor government. In October we cut off aid to Diem in a direct rebuff, giving a green light to the generals. We maintained clandestine contact with them throughout the planning and execution of the coup and sought to review their operational plans and proposed new government. Thus, as the nine-year rule of Diem came to a bloody end, our complicity in his overthrow heightened our responsibilities and our commitment in an essentially leaderless Vietnam.”

“Từ tháng 8, 1963, chúng ta đã cho phép, tán thành, khuyến khích các tướng lãnh Việt Nam đứng ra làm cuộc đảo chánh và chúng ta hứa hẹn sẽ hoàn toàn hậu thuẫn một Chính phủ kế nhiệm. Đến tháng Mười chúng ta cắt đứt viện trợ cho Diệm như một từ chối dứt khoát trực tiếp, bật đèn xanh cho phe tướng lãnh. Chúng ta kín đáo duy trì liên lạc với phe đảo chánh suốt thời gian lên kế hoạch cho đến khi thực hiện cuộc đảo chánh, chúng ta muốn duyệt kế hoạch hành động của họ và đề nghị thành phần chính phủ mới. Cho nên, sau 9 năm cầm quyền của Chính phủ Diệm đã bị chấm dứt bằng sự đổ máu. Vì thế, khi chế độ chín năm của Diệm chấm dứt và đổ máu, sự đồng lỏa của chúng ta trong việc lật đổ ông đã làm tăng trách nhiệm và sự cam kết của chúng ta với mt một nước Việt Nam mà thực chất là không có lãnh đạo.”

“Không phải Mỹ bật đèn xanh cho tướng lãnh Việt Nam”?

Điện tín tối mật của CIA, báo cáo lại cuộc họp giữa Thiếu tướng Trần Văn Đôn với Trung tá Conein lúc 10 giờ sáng ngày 23.10.1963 (Giải mật và công bố ngày 21/1/2009):


CABLE RE DISCUSSION ON DEMARCHE[10]

2. Gen Don was quite agitated. he stated that the generals coup committee had decided to attempt to take advantage of the 26 Oct national holiday in order to stage a coup within the week. […]

As a result, the 5th Division and the 7th division, which had been counted on as key elements in the Saigon area to participate in the coup, had been extended on their operations outside of Saigon by order of the president. […]

3. Don demanded to know the answers to his previous questions with respect to the USG attitude towards a coup. Conein replied that, speaking on instructions, he could say that the USG would not thwart a change of government or deny economic and military, assistance to a new regime if it appeared capable of increasing the effectiveness of the military effort, assuring popular support to win the war, and improving working relationships with the US. […]

6. Conein then challenged Don to produce proof that the Generals coup Committee existed or that they had any plan whatsoever. To this Don said the Generals plans were well advanced and that as proof he would seek the permission of the Committee on 23 Oct to turn over to Conein on 24 Oct, EYES ONLY for the Ambassador, the Committee’s political organization plan. To accomplish this Don requested Conein to meet him at 1900 hours on 24 Oct in downtown Saigon in order to receive this plan….

Lược dịch một phần đoạn 2., 3., và 6. trong mật điện dẫn trên

2. Cuộc đảo chính trước dự tính vào tuần Quốc Khánh 26/10/1963. Tướng Harkins cho tướng Đôn hay là Đại tá Nguyễn Khương định đảo chánh ngày 27/10. Nghe nói tướng Harkins cho rằng đây là thời điểm sai để đảo chính vì chiến cuộc đang tiến hành tốt đẹp và Đại tá Khương nên ngưng kế hoạch. Hơn nữa tương Đôn xác quyết Dinh Tổng thống đã biết toan tính của Đại tá Khương vì thế hai sư đoàn 5 và 7 là lực lượng chủ lực của cuộc đảo chánh quanh Sài Gòn đã được Tổng thống ra lệnh tiếp tục hành quân vùng ngoài Sài Gòn.

3. Tướng Đôn muốn biết phản ứng của Mỹ về cuộc đảo chánh. Conein, theo chỉ thị,cho biết chính phủ Mỹ sẽ không ngăn cản một cuộc thay chính phủ hay từ chối viện trợ kinh tế và quân sự nếu nó [chế độ mới] chứng tỏ có khả năng nâng cao hiệu quả về mặt quân sự, lấy được lòng dân để bảo đảm chiên thắng và cải thiện bang giao với Mỹ

6. Conein thách thức tướng Đôn đưa bằng chứng rằng Ủy Ban đảo chánh của các Tướng lãnh có thật hoặc họ có bất kỳ kế hoạch nào. Tướng Đôn trả lời sẽ hỏi kiến của Uỷ Ban, sau đó sẽ giao cho Conein vào ngày 24/10/1963 lúc 7 giờ chiều tại trung tâm Sài Gòn. Và Kế hoạch Tổ chức Chính trị của Ủy ban đó chỉ để riêng cho ông Đại sứ coi mà thôi

Tài liệu CIA, cuốn VNMLQHT và tài liệu The Pentagon Papers cho thấy có, hay không có sự khác biệt thông tin về cuộc đảo chánh 1/11/1963?

Theo lời của TT Kennedy, 4 nhân vật chủ trương không đảo chánh chính phủ Ngô Đình Diệm là M. Taylor, R. Kennedy, T. McNamara, và J. McCone. Nguồn: DCVOnline tổng hợp
Theo lời của TT Kennedy, 4 nhân vật chủ trương không đảo chánh chính phủ Ngô Đình Diệm là M. Taylor, R. Kennedy, T. McNamara, và J. McCone. Nguồn: DCVOnline tổng hợp

“Chính người Việt Nam chủ động cuộc chính biến từ dự định đến quyết định, từ kế hoạch đến thực hiện, từ phương tiện đến nhân sự, còn người Mỹ chỉ là kẻ đã bị đặt trước một tình trạng đã rồi và chỉ chạy theo mà thôi.” — Đỗ Mậu, 1986

“Từ tháng 8, 1963, chúng ta đã cho phép, tán thành, khuyến khích các tướng lãnh Việt Nam đứng ra làm cuộc đảo chánh và chúng ta hứa hẹn sẽ hoàn toàn hậu thuẫn một chính phủ kế nhiệm. […]

Chúng ta kín đáo duy trì liên lạc với phe đảo chánh suốt thời gian lên kế hoạch cho đến khi thực hiện cuộc đảo chánh, chúng ta muốn duyệt kế hoạch hành động của họ và đề nghị thành phần chính phủ mới.” — Tài liệu Pentagon Papers, 1971

“Tướng lãnh Việt Nam đã tìm đến chúng từ tháng 8…” “The Vietnamese generals came to us in August.”Roger Hilsman, 18/4/1970

“…chính phủ Mỹ sẽ không ngăn cản một cuộc thay chính phủ hay từ chối viện trợ kinh tế và quân sự nếu nó (chế độ mới) chứng tỏ có khả năng nâng cao hiệu quả về mặt quân sự, lấy được lòng dân để bảo đảm chiên thắng và cải thiện bang giao với Mỹ”
“The USG would not thwart a change of government or deny economic and military, assistance to a new regime it it appeared…”Mật điện của CIA, 23/10/1963

Phải chăng việc tuyên bố rút quân của chính phủ Kennedy chỉ là cớ (pretext) cho việc chính phủ Johnson đưa quân vào Việt Nam sau khi đã giết tác gỉa “giải pháp Bắc-Nam 1963”?

Như đã viết, người viết chỉ làm công việc đi tìm kiếm tài liệu liên quan đến chủ đề, còn phần nhận xét và phê bình xin dành cho người đọc.


Ghi âm ngắn ngày 4 tháng 11 năm 1963 của Tổng thống Kennedy nói về cuộc đảo chính và cái chết của Tổng thống Diệm tại Sài Gòn. (http://AssassinationOfJFK.net, April 3, 2014)

(Còn tiếp)

© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn:Bài do tác giả gởi riêng. DCVOnline biên tập, minh hoạ và bổ túc nguồn.

[1] Tim Weiner, Kennedy Had a Plan for Early Exit in Vietnam. TNYT, December 23, 1997.
[2] Mary M. Burdman, “De Gaulle, JFK, and stopping war: a lesson for today”, EIRStrategic Studies, Volume 26, Number 16, April 16, 1999, Trang 54-65
http://www.larouchepub.com/eiw/public/1999/eirv26n16-19990416/eirv26n16-19990416_054-de_gaulle_jfk_and_stopping_war_a.pdf
[3] “Galbraith’s Journal Entry Account of the Conversation with Rapacki and Michałowski in New Delhi,” January 21, 1963, History and Public Policy Program Digital Archive, John Kenneth Galbraith, Ambassador’s Journal: A Personal Account of the Kennedy Years (Boston: Houghton Mifflin Co., 1969; New American Library/Signet paperback ed., 1970), p. 466. Published in CWIHP Working Paper No. 45.
http://digitalarchive.wilsoncenter.org/document/118896
[4] “Secret Telegram from Maneli (Hanoi) to Spasowski-Morski (Warsaw) [Ciphergram No. 3175],” March 11, 1963, History and Public Policy Program Digital Archive, AMSZ, Warsaw, 6/77, 1963: w-96, t-1368, obtained and translated by Margaret Gnoinska. Published in CWIHP Working Paper No. 45.
http://digitalarchive.wilsoncenter.org/document/118915
[5] Source: Kennedy Library, National Security Files, Vietnam Country Series, Memos and Miscellaneous. Top Secret. Also printed in United States-Vietnam Relations, 1945-1967, Book 12, pp. 554-573
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d167
[6] Roger Hilsman, recorded interview by Dennis J. O’Brien, August 14, 1970, (page
20-21), John F. Kennedy Library Oral History Program. JFK#1, 08/14/1970 http://archive1.jfklibrary.org/JFKOH/Hilsman,%20Roger/JFKOH-RH-01/JFKOH-RH-01-TR.pdf
[7] VNMLQHT, bản 2007, trang 268. http://saigonocean.com/SachVietNam/SachToanTap/VietNamMauLuaQueHuongToi2_HL-DoMau.pdf
[8] Roger Hilsman, Ibid., trang 31-32
http://archive1.jfklibrary.org/JFKOH/Hilsman,%20Roger/JFKOH-RH-01/JFKOH-RH-01-TR.pdf
[9] The Pentagon, “United States-Vietnam Relations, 1954-1967”, IV.B.5, Evolution of the War, The Ovethrow of Ngo Dinh Diem, May-November 1963, Summary and Analysis, trang viii
The Pentagon Papers, Gravel Edition, Volume 2,
Chapter 4, “The Overthrow of Ngo Dinh Diem, May-November, 1963,” (Boston: Beacon Press, 1971), pp. 201-232.
[10] The CIA Library, “Cable Re Discussion on Demarche”, Publication Date: October 23, 1963; Document Release Date: January 29, 2009 https://www.cia.gov/library/readingroom/docs/DOC_0001174454.pdf

1 Comment on “Từ “giải pháp Bắc-Nam” 1963, đến “sự kiện Marigold” 1966 (P3)

  1. KẸT GIỎ

    Rõ ràng kẹt giỏ ai không thấy
    Chuyện nước Việt Nam, người Việt Nam
    Một chín bốn lăm Kim bị lật
    Một chín sáu ba Diệm lại nhào

    Ai cũng nói rằng hai cách mạng
    Một thì vô sản một quân nhân
    Vô sản thuộc về tư tưởng Mác
    Quân nhân toàn lại chuyện võ biền

    Như vậy hai miền đều kẹt giỏ
    Dễ gì quyết định của nhân dân
    Tuyên truyền ai cũng hô mình tốt
    Kết quả chiến tranh lan tới dần

    Bên Nam phụ thuộc tư bản Mỹ
    Bên Bắc thì theo vô sản Nga
    Chỉ dân ở giữa hai lằn đạn
    Nhìn trước nhìn sau tá hỏa mà

    Người của bên nào bốc bên đó
    Khi Diệm đổ rồi tiếp đến Minh
    Chính trị tàn thì quân nhân thế
    Y vàng nhờ vậy cũng lên chân

    Nhưng giờ lịch sử đều qua cả
    Vàng đỏ ngày xưa cũng trắng dần
    Chỉ phải một điều dân vẫn ngọng
    Vẫn hô khẩu hiệu kiểu lên gân

    Nào biết Liên Xô đổ cái rần
    Giờ toàn cầu hóa đã mười phần
    Lãnh đạo bảo sao dân nói vậy
    Tự do dân chủ cứ chết trân

    Mà thôi dân chủ cả triệu lần
    Dễ biết bao chừ mới cách tân
    Nay dẫu đường rây đều xẹo cả
    Vì non thế kỷ mãi cù lần

    Đã thế thì thôi cũng chẳng cần
    Từ đầu kẹt giỏ đã muôn phần
    Nói tới nói lui thì cũng vậy
    Cũng vì trí thức chỉ toàn phân

    NON NGÀN
    (07/9/16)