Nhìn lại chuyện giữa Fidel Castro với Pierre, và Justin Trudeau

John Geddes | DCVOnline

cuba-canTác giả Robert Wright, người đã tìm hiểu về Trudeau-Castro, giải thích mối quan hệ của hai người trong bối cảnh hôm nay.

 Thủ tướng Pierre Trudeau tại như Cuba bên cạnh Chủ tịch Fidel Castro trong chuyến đi thăm Havana vào ngày 27 tháng 1, 1976. Nguồn: THE Canadian Press / Fred Chartrand
Thủ tướng Pierre Trudeau tại như Cuba bên cạnh Chủ tịch Fidel Castro trong chuyến đi thăm Havana vào ngày 27 tháng 1, 1976. Nguồn: THE Canadian Press / Fred Chartrand

Cái chết của Fidel Castro, lúc 90 tuổi, gợi lại những ký ức phức tạp trong nhiều người Canada đủ lớn để nhớ về cuộc gặp gỡ giữa thủ tướng Pierre Trudeau với Chủ tịch Cuba vào năm 1976.

Ngay từ đầu, tình bạn giữa hai nhân vật lãnh đạo đã là chuyện quyến rũ, gây tranh cãi và vẫn tiếp tục ngay cả sau khi họ đã qua đời. Tuyên bố mới đây của Thủ tướng Justin Trudeau về cái chết của người bạn của cha ông đã bị giới phê bình cho là quá rộng lượng đối với một kẻ độc tài.

Để hiểu rõ về câu chuyện giữa Pierre Trudeau và Fidel Castro, hôm nay tôi đã nói chuyện với Robert Wright, một giáo sư khoa Sử tại Đại học Trent ở Peterborough, Ont, và là tác giả của cuốn “Ba Đêm ở Havana. Pierre Trudeau, Fidel Castro và Chiến tranh Lạnh thế giới”.


 

H: Tại sao Trudeau qua Havana năm 1976?

Đ: Trudeau tin rằng ông nhảy một bước trước người Mỹ, như đã điều chỉnh quan hệ với Trung Quốc một vài năm trước đó. Nhưng thật ra Pierre Trudeau đã sai lầm trong tính toán đó. Bởi vì năm 1976, Fidel Castro, hầu như hoàn toàn do sáng kiến ​​cá nhân, đã đổ quân Cuba vào Angola ở châu Phi. Vì vậy, khi Pierre Trudeau đến Havana vào năm 1976, ông đã không đứng cùng phía với công luận ở Canada, và khi Trudeau về lại Ottawa thì công chúng đã cho ông biết rõ quan điểm của người dân Canada.

H: Tuy nhiên, chuyến viếng thăm Cuba đó được một số người coi là một thành công rất lớn.

Đ: Khi còn ở Cuba – một phần vì có vợ ông, Margaret Trudeau, bên cạnh và con trai nhỏ của hai người, Michel, lúc đó mới 4 tháng rưỡi – ông đã có một mối quan hệ rất thắm thiết với Fidel Castro. Hai người thẳng thắn đánh giá cao và tôn trọng trí tuệ và lòng can đảm của nhau, và đại loại như vậy; điều đó đã gây ngạc nhiên cho những người biết cả hai, họ đều là người sống với nội tâm.

Họ thấy hợp với nhau ngay. Hai người đã có một mối quan hệ cá nhân rất gần gũi, kéo dài mãi đến những năm 1990, khi Pierre Trudeau đã lui khỏi chính trường và họ trở thành bạn thâm tình – dù có những bất đồng rất nghiêm trọng về ý thức hệ .

H: Tôi muốn hỏi thêm về mối quan hệ của họ, nhưng chúng ta có thể trở lại một chút về chuyến thăm Cuba. Ông cho rằng Trudeau hy vọng sẽ lại thành công như khi ông thiết lập quan hệ với Trung Quốc vào năm 1973. Chuyến đi Cuba là một phần của chính sách đối ngoại, hoặc Trudeau vì tò mò cá nhân, hoặc vì cảm tình nào đó đã có với Castro ngay cả trước khi họ gặp nhau?

Đ: Đó là một câu hỏi tuyệt vời. Thật ra giới ngoai giao ở Ottawa lúc đó và đặc biệt là cố vấn chính sách đối ngoại của Trudeau đã cố gắng thuyết phục ông đừng đi Cuba. Vì vậy, bạn đang hỏi một câu hỏi liên quan sức mạnh của niềm tin và tính cách quyết tâm của chính Trudeau. Ông tin rằng người ta phải xem “nhân tính của kẻ thù.” Đây là một cụm từ Trudeau đặt ra.

Ở đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, những gì người ta đã làm là thử để xem nhân tính của kẻ thù trên danh nghĩa. Một ví dụ tương tự là Ronald Reagan đã khám phá ra Mikhail Gorbachev vào những năm 1980, khi tất cả mọi người cùng một lúc thấy rằng có thể nói chuyện với Liên Xô, trích – từ quan điểm nhân bản của họ – hết trích. Và một số những căng thẳng trong chiến tranh lạnh có thể xuống thang.

Cảm giác của tôi về Trudeau vào năm 1976 là ông ta đã tự thuyết phục mình rằng đó là một việc vô cùng quan trọng ở đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, khi Hoa Kỳ không có quan hệ ngoại giao với Cuba, đi để nhìn, để xem  cuộc sống ở Cuba như thế nào, và để biết về Fidel Castro – không đặt giả định rằng ông sẽ thay đổi suy nghĩ của Castro về bất cứ điều gì đáng kể, hoặc chính mình thay đổi suy nghĩ; Trudeau đi Cuba vì nghĩ đó là việc đúng. Mục đích là để cố gắng giảm căng thẳng thế giới xuống và tạo ra một bầu không khí trong đó người ta đã có thể có một cuộc đối thoại với kẻ thù trên danh nghĩa.

H: Hãy nói về bầu không khí ở Cuba hồi đó. Ông viết về đám đông chào đón Trudeau. Lúc đó quan trọng tới mức nào đối với người người dân Cuba?

Đ: Nó tạo đã gây tiếng vang cho cả đến bây giờ. Khi đến Havana và nói chuyện với bất kỳ ai trong khoảng tuổi 45 hay 50, bạn đều nghe một điệp khúc – dân Cuba ở tuổi đó ai cũng nhớ chuyến viếng thăm của Trudeau là mốc quan trọng thực sự đánh dấu việc giảm sút sự cô lập Cuba ở Bắc bán cầu và trong quan hệ thế giới, nói chung. Nhưng, hơn thế nữa, một cảm giác tự hào và nồng ấm thực sự đối với Pierre Trudeau. Ông cảm thấy điều đó khi ở Cuba: Một hoặc hai lần Trudeau nói rằng ông sẽ không bao giờ được chào đón nồng nhiệt như vây khi trở lại Canada.

Nhưng cũng có sự bôi nhọ về chuyến thăm Cuba năm đó – và tôi nghĩ rằng nó cũng có phần chính đáng trong đó – rằng Fidel Castro đã dàn dựng mọi chuyện để làm lợi cho mình. Phe chỉ trích Trudeau và Castro nói rằng những đám đông 200,00 tới 250.000 người Cuba xếp hàng để chào đón Trudeau, thực sự, là những người đã được thuê.

H: Ông có nghĩ rằng đó là sự thật không?

Đ: Tôi nghĩ rằng nó có thể có một chút thật về cả hai mặt. Nhưng cũng rất khó để xác quyết. Và về điều tôi muốn nói đến là người Cuba dường như rất coi trọng Pierre Trudeau. Khi trở lại Havana, và tôi đã đi lại nhiều lần, rất nhiều lần, người dân Cuba rất nồng nhiệt khi nghĩ về Pierre Trudeau. Thực sự là vậy.

H: Tôi không muốn nói về ba đêm ở Cuba năm 1976 mà không hỏi về Margaret Trudeau. Bà ấy giữ vai trò thế nào lúc đó?

Đ: Bây giờ thì chúng ta đã biết rõ về những gì Margaret đã trải qua, những căng thẳng bà đã chịu đựng mà người dân Canada khi đó không ai biết. Về một số hành xử lập dị của Margaret trong chuyến đi đó – ví dụ, hát cho vợ của Tổng thống Venezuela nghe, và lúc đó người ta cho rằng đó là tính hippy của bà ấy – chúng ta nay đã biết Marargaret bị nhiều căng thẳng. Quá căng thẳng đến nỗi sinh ra vấn đề sức khỏe tâm thần thực sự, mà không có ai hiểu được những đau khổ của Margeret trong những ngày đó.

H: Nó có vẻ là chuyện thú vị và quyến rũ một thời, nhưng bây giờ có lẽ là đó là điều gây sự cảm thông.

Đ: Đúng vậy, mặc dù ông biết đó, như tất cả mọi người đã quan sát thấy từ những tấm hình và những khúc phim thời đó, Maragret thực sự huy hoàng. Lúc ấy tất nhiên bà còn rất trẻ, và xinh đẹp, và bà ấy đã cùng đi với Pierre và đứa con nhỏ mới sinh. Một hình ảnh đầy thân ái.

Chủ tịch Fidel Castro bế Michel bên cạnh Pierre và Margaret Trudeau trong chuyến thăm nước Cuba năm 1976. (CP)
Chủ tịch Fidel Castro bế Michel bên cạnh Pierre và Margaret Trudeau trong chuyến thăm nước Cuba năm 1976. (CP)

H: Em bé đó Michel, em út của Thủ tướng Justin Trudeau. Ông qua đời lúc còn trẻ tuổi trong một trận tuyết lở ở British Columbia. Thật ngậm ngùi khi nghĩ về những ấn tượng Michel đã tạo ra tại Havana khi chỉ là một em bé.

Đ: Ồ, điều đó rất quan trọng. Tất cả mọi người tôi phỏng vấn cho cuốn “Ba Đêm ở Havana”, gồm rất nhiều nhà ngoại giao hàng đầu của cả hai bên, đều cho biết chất xúc tác thực sự cho sự nồng thắm trong mối quan hệ Trudeau-Castro là Michel. Đó là lúc mà Pierre Trudeau và Margaret, đang bồng Michel, đi xuống cầu thang của máy bay, và Fidel đứng đợi ở chân cầu thang, sẵn sàng, theo đúng nghĩa đen, để đỡ lấy Michel vào vòng tay của ông. Và Fildel đã dựng một cảnh tuyệt vời khi gắn cho Michel một thẻ quan khách.

Có rất nhiều, rất nhiều những tấm ảnh chụp Fidel Castro bồng em bé. Và trong những bức ảnh đó ông có thể thấy rằng Pierre Trudeau rất xúc động. Ông ấy không thờ ơ – Pierre Trudeau thực sự xúc động.

H: Cho tôi hỏi thẳng ông về những người chỉ trích mối quan hệ này, về cả hai khía cạnh chính sách đối ngoại của Canada và phía cá nhân của ông Trudeau. Ông sẽ nói gì nếu ai đó đặt nói với ông rằng Canada nên xấu hổ vì chuyện này? Có rất nhiều người nói rằng câu chuyện này gần như là tán tụng Castro quá đáng, một người rốt cuộc vẫn là một nhân vật độc tài đàn áp. Điều này lại một lần nữa gây tranh cãi hôm nay vì tuyên bố chính thức của Thủ tướng Justin Trudeau về cái chết của Castro.

Đ: Justin Trudeau đã thừa hưởng một vị trí rất phức tạp về vấn đề Cuba. Trước hết, như Trudeau đã chứng minh khi ông đến thăm Cuba chính thức ít hơn hai tuần trước đây, Justin tuyên bố như là con trai của Pierre Trudeau, và ông đã nhắc lại và coi trọng mối quan hệ giữa Pierre Trudeau với Fidel Castro. Và ông sẵn sàng để có những tuyên bố tương tự về mối quan hệ đặc biệt giữa người dân Cuba và Canada.

Vì vậy, có một di sản, đó là Canada có một mối quan hệ đặc biệt với Cuba, và quan hệ đó đã không bao giờ bị phá vỡ – ngay cả khi bị áp lực thuộc loại tệ nhất từ phía Hoa Kỳ. Và, tuy nhiên bây giờ là 2016. Tôi nghĩ rằng chương trình nghị sự đã thay đổi. Hãy nhìn xem, ví dụ, ở các điểm mà người Mỹ, và một số người Canada, phản đối chính phủ hiện tại của Cuba. Đó là về vấn đề cai trị và nhân quyền, đặc biệt là quyền bất đồng chính kiến, quyền chỉ trích chính quyền.

Khi Pierre Trudeau ở Cuba, làm gì có chương trình nghị sự như vậy. Lúc đó trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, và nó rất khác bây giờ. Vì vậy, tôi nghĩ rằng Justin Trudeau là sẽ gặp khó khăn nhiều hơn trong vấn đề ngoại giao với Cuba, khó hơn thời cha của ông. Tôi nghĩ rằng đó là một ứng xử cân bằng, không dễ cho Thủ tướng Chính phủ Canada, vào năm 2016, để cùng lúc chia buồn thay mặt cho tất cả người dân Canada về sự ra đi của ông Fidel Castro và bị chỉ trích nặng nề từ mọi phía vì những cải cách mà tất cả mọi người đã hy vọng sẽ xảy ra ở Cuba mới, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tái lập bang giao Mỹ-Cuba vào năm 2014, đã không xảy ra.

© DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


Nguồn: On Castro’s death, a look at Fidel and Pierre—and Justin. John Geddes & Robert Wright. MacLean’s. November 26, 2016

1 Comment on “Nhìn lại chuyện giữa Fidel Castro với Pierre, và Justin Trudeau

  1. HÌNH ẢNH CỦA FIDEL

    Năm châu bốn biển biết nhiều
    Người hùng cách mạng bộ đồ Fidel
    Tức là quân phục nhà binh
    Nó thành biểu tượng linh đình bao năm

    Giống Arafat khăn rằn
    Ồn ào một bận nói năng xà ngầu
    Bây giờ cũng đã qua rồi
    Còn ai nhớ nữa một thời liệt oanh

    Thôi thì ngọn lửa đấu tranh
    Đấu tranh giai cấp đã thành xa xôi
    Giờ đây thế giới đổi rồi
    Một thời xảnh xẹ cũng hầu ra chi

    Anh hùng cách mạng còn gì
    Nếu không thực chất ích gì cho ai
    Chẳng qua đợt sóng ngàn khơi
    Ầm ào rồi cũng tới hồi im re

    BIỂN NGÀN
    (29/11/16)