Đằng sau con đường tơ lụa của Trung Quốc: các quỹ rẻ tiền, nợ lớn, rủi ro tăng

Shu Zhang và Matthew Miller | DCVOnline

BEIJING | Đằng sau nỗ lực xây dựng một con đường tơ lụa hiện đại của Trung Quốc là một chương trình cho vay sâu rộng chưa từng thấy, nó sẽ giúp xây dựng hải cảng, xa lộ và đường sắt, nhưng cũng có thể khiến một số ngân hàng và nhiều quốc gia đi tới một tình trạng hỗn loạn.

Những thòng lọng (Made in China) quanh cổ các nước nghèo trên thế giới

Tháp quan sát Khu Olympic Bắc Kinh chụp khi Diễn đàn Vành đai và Xa lộ đang diễn ra ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 14 tháng 5 năm 2017. Nguồn: REUTERS / Stringe

Ở trung tâm là hai ngân hàng chính sách của Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Xuất nhập cảng Trung Quốc (EXIM), đã cho các nước nghèo ở khắp châu Á, Trung Đông và thậm chí là châu Phi vay 200 tỷ USD.

[Vai trò chính của “Ngân hàng chính sách” là cho các dự án của chính phủ vay và hỗ trợ chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong tất cả mọi hoạt động của nó. Chen Yuan, chủ tịch của CDB và là một “Thái tử Đảng” thế hệ thứ ba – DCVOnline]

Theo thông báo đã đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh vành đại và Xa lộ, kéo dài hai ngày ở Bắc Kinh kết thúc hôm thứ Hai, 15/5/2017, họ sẽ cho vay thêm ít nhất 55 tỷ đô la nữa.

Nhờ quỹ tài trợ rẻ hơn, CDB và EXIM đã giúp ngăn chặn cái mà Chủ tịch Trung Quốc Xi Jinping hôm Chủ nhật gọi là “thách thức nổi bật” đối với con đường tơ lụa: nút cổ chai tài chính.

Giới quản lý ngân hàng và các nhà phân tích nói, tuy nhiên, khi dự án Belt and Road phát triển, thì rủi ro đối với các ngân hàng chính sách, các nhà cho vay thương mại và những người vay nợ, tất cả đều kẹt cứng trong các dự án có logic kinh doanh đáng ngờ.

Để be bờ rủi ro, EXIM nói rằng nó đã áp đặt một trần nợ cho mỗi quốc gia đi vay.

CDB cho biết họ đã áp dụng các giới hạn chặt chẽ đối với hạn mức tín dụng của các quốc gia vay nợ và kiểm soát mức tập trung của nợ.

Sun Ping, Phó Thống đốc của EXIM, nói với các phóng viên tuần trước, “Đối với một số nước, nếu chúng tôi cho họ vay quá nhiều, họ nợ quá nhiều, thì sự bền vững của khoản nợ của họ có vấn đề.”

Hiện tại, nhờ Bắc Kinh, các quỹ cho vay rất rẻ và dồi dào.

Giới phân tích và các ngân hàng cho biết các khoản cho vay trong dự án Vành đai và Xa lộ để xây dựng cơ sở cho đến nay phần lớn đã được thương lượng giữa các chính phủ với nhau, với lãi suất thấp hơn lãi suất của các ngân hàng thương mại và thời hạn hoàn trả dài hơn.

Việc bơm vốn lớn của chính phủ, trái phiếu có giá như nợ quốc gia và sự hứa hẹn cho vay bổ sung của Ngân hàng Trung ương giữ chi phí tài chính của CDB và EXIM ở mực thấp nhất.

Ở Indonesia, CDB đã đưa ra khoản vay ưu đãi 40 năm, không đòi hỏi chính phủ phải đảm bảo nợ, để tài trợ 75% chi phí 5,29 tỷ đô la để xây đường xe lửa Jakarta-Bandung, con đường sắt cao tốc đầu tiên của Indonesia và là một dự án cơ sở hạ tầng mô hình cho nỗ lực của Trung Quốc trong chính sách Vành đại và Xa lộ.

Khoản vay này có ân hạn 10 năm. Theo một báo cáo của Bank of China International, 60% khoản nợ ghi bằng đô la Mỹ với lãi suất 2% và 40% còn lại được tính bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, theo lãi suất 3,4%.

Phó Chủ tịch Ding CDB Xiangqun nói với các phóng viên vào tuần trước là CDB, tổ chức tài trợ phát triển lớn nhất thế giới, không tìm cách “tối đa hóa lợi nhuận”.

Rủi ro và Phần thưởng

Việc tài trợ ưu đãi đã cho phép giới sản xuất lớn và các nhà phát triển cơ sở hạ tầng của Trung Quốc xông xáo cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài.

Theo thống kê của chính phủ TQ thì 47 trong số 102 tập đoàn của chính phủ trung ương của Trung Quốc đã tham gia vào 1.676 dự án Vành đai và Xa lộ.

Riêng Tập đoàn Truyền thông Trung Quốc đã có hợp đồng 40 tỷ USD và xây dựng 10,320 km đường bộ, 95 cảng nước sâu, 10 sân bay, 152 cầu và 2,080 tại nhưng quốc gian trong dự án Vành đai và Xa lộ.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Zhou Xiaochuan là một trong số những người cảnh báo rằng sự phụ thuộc vào các khoản vay rẻ này làm tăng “rủi ro và gây ra vấn đề”, bắt đầu với nguy cơ về đạo đức và không bền vững.

Trước đó Trung Quốc đã bị hớ; Venezuela nợ TQ 65 tỷ USD, hiện đang bị khủng hoảng.

Jack Yuan, một chuyên viên phân tích ngân hàng của Fitch Ratings ở Thượng Hải, cho biết, “Khu vực hiện đang có nhiều khoản nợ này là những nơi gặp khó khăn khi đi vay vốn từ các ngân hàng thương mại phương Tây – xếp hạng tín dụng của họ không tốt, hoặc các dự án đang vay nợ thường không khả thi về mặt thương mại”.

“Mối quan tâm lớn khác là vốn tiếp tục bị các ngân hàng Trung Quốc phân bổ sai.”

Nhữngngân hàng thương mại quốc doanh của Trung Quốc đang bị thúc đẩy để hỗ trợ sáng kiến ​​của chính phủ. Hôm thứ Hai, Chủ tịch Yi Huiman của Ngân hàng Công thương Trung Quốc cho hay họ đã tham gia vào 212 dự án Vành đai và Xa lộ, cung cấp 67,4 tỷ đô la tín dụng.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc dự định sẽ cho vay 100 tỷ đô la cho các dự án này vào cuối năm.

Một nhân viên cao cấp của một ngân hàng cho vay thương mại lớn của Trung Quốc nói,

“Trên thực tế, các ngân hàng thương mại không hứng thú lắm. Chúng tôi không cung cấp các khoản cho vay ưu đãi, và chúng tôi thực sự không muốn các nước đó nghĩ rằng tất cả các khoản cho vay Vành đai và Xa lộ đều được giảo giá.”

Sự hụt hẫng lớn nhất có thể vẫn là đối với những quốc gia đi vay.

Đối với Lào, một trong những nước nghèo nhất châu Á, chi phí 7 tỷ đô la cho con đường sắt Trung Quốc-Lào lớn hơn một nửa tổng sản lượng quốc gia năm 2015. Khoản vay ưu đãi của Lào từ EXIM được đặt dưới mức lãi suất 3%.

Theo chuyên viên kinh tế trưởng của chính phủ Pakistan thì tại Pakistan, khi Trung Quốc cam kết đầu tư 56 tỷ USD vào đường sắt, đường bộ và năng lượng, nợ của nước này và các khoản phải hoàn trả khác thuộc dự án Vành đai và Xa lộ sẽ lên đến khoảng 5 tỷ USD vào năm 2022.

Ông Ding của CDB, cho biết các khoản vay của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc cho các nước nghèo đang nợ lớn đều nằm trong giới hạn do Quỹ Tiền tệ Quốc tế đặt ra, gồm cả lãi suất và thời hạn cho vay.

Nhưng các quốc gia cho vay nói rằng họ không có một sự lựa chọn khác khi Trung Quốc đẩy mạnh nỗ lực phát triển quốc tế lần đầu tiên.

Sima Kamil, Giám đốc điều hành của Ngân hàng United Bank của Pakistan nói,

“Hầu như không phải suy nghĩ nhiều. Thật dễ dàng để nói rằng sẽ có tất cả khoản nợ này, nhưng nếu chúng tôi không mắc nợ loại này, chúng tôi sẽ đi đâu?”

Hòi sinh Con đường Tơ Lụa của Trung Quốc. Nguồn: Reuters

(Bản tin của Shu Zhang và Matthew Miller được Clara Ferreira Marques và Will Waterman hiệu đính.)

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Behind China’s Silk Road vision: cheap funds, heavy debt, growing risk. By Shu Zhang and Matthew Miller, Reuters, ngày 15 tháng 5, 2017.