Trung Quốc và ASEAN tuyên bố có tiến bộ ở Biển Đông

SINGAPORE | DCVOnline

Gọi các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 nước về những tuyên bố chủ quyền đối nghịch ở Biển phía Nam Trung Hoa “lâu lắc” là một sự nói bớt đi quá nhiều. Trọng tâm của vấn đề là một việc không thể che giải quyết được: các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tròng chéo một số nước Đông Nam Á. Không ai muốn có chiến tranh; Không ai muốn bị cáo buộc là kẻ rút lui.

Nhưng một thỏa thuận mới có vẻ như ít hơn người ta tưởng

Tuy nhiên, trong một cuộc họp giới chức cao cấp của Trung Quốc và ASEAN vào ngày 18 tháng 5, có một điều xảy ra: hai bên đã đồng ý về “khung sườn” cho một bộ quy tắc ứng xử. Một viên chức Singapore (hiện đang phối hợp các quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc) gọi thoả thuận này là dấu hiệu cho thấy “tiến bộ đều đặn”.

Từ năm 1996, các thành viên của ASEAN kêu gọi thực hiện một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký kết “tuyên bố về ứng xử các bên tại biển đông”, thừa nhận rằng một bộ luật hoàn chỉnh sẽ có ích; nó cũng cam kết cả hai bên giải quyết tranh chấp hoà bình và “tự kiềm chế” trong lúc làm bất cứ điều gì có thể “leo thang tranh chấp [hoặc] ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định”.

Kể từ đó, các cuộc đàm phán về quy tắc thực hiện đã tiến hành rất chậm. Và vào năm 2013, Trung Quốc đã bắt tay vào xây dựng bảy rặng đá ngầm và các hòn đảo có thể sử dụng cho quân đội (xem hình).

Tranh chấp ở Biển Đông. Nguồn: Enconomist.com

Tháng 7 năm ngoái, sau khi Trung Quốc nhận được một phán quyết không thuận lợi của Toà án Quốc tế về tuyên bố chủ quyền hàng hải trong vụ kiện do Philippines đưa ra tòa tại Hague, Trung Quốc đã đồng ý tiến hành đàm phán.

Khung sườn dự thảo sẽ được trình bày cho các bộ trưởng ngoại giao ASEAN và Trung Quốc tại một cuộc họp vào tháng Tám. Nó sẽ là cơ sở cho các cuộc đàm phán gai góc theo sau. Văn bản đã không bị rò rỉ. Nhưng điểm nổi bật nhất có thể là những thiếu sót của nó: bất kỳ dấu hiệu nào về cơ chế thực thi hoặc hậu quả đối với vi phạm. Trung Quốc từ lâu đã bác bỏ một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý – hoặc thực sự là bất kỳ thỏa thuận nào có thể hạn chế các hành động của họ ở Biển Đông.

Ian Storey của Viện Tư vấn ISEAS-Yusof Ishak, một chuyên viên tư vấn ở Singapore, cho biết: là một khung sườn “làm cho Trung Quốc trông có vẻ đang hợp tác … mà không cần phải làm bất cứ điều gì có thể cản trở quyền tự do hành động của họ”. Trong khi đó, ASEAN tưởng là đang có tiến bộ. Ông Storey giải thích: “Ban Bí thư ASEAN là một bộ máy quan liêu và các quan chức thì lại chuộng tiến trình.”

Nhưng một thoả thuận không có sức mạnh không cần phải đoán trước sự xâm lấn thêm của Trung Quốc. Và tại sao nó lại như thế? Dưới thời Rodrigo Duterte, Philippines đã chuyển từ đối thủ chính của Trung Quốc thành đồng minh ở khu vực. Hai bên gần đây đã nhắc lại mong muốn về nguyên tắc thăm dò nguồn tài nguyên, điều mà Manila đã chống lại vì sợ rằng họ sẽ xác nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Các nước khác dường như đã chịu thua, trên thực tế nếu không phải về nguyên tắc, về việc Trung Quốc xây đắp thêm hòn đảo của nó.

Vào ngày 24 tháng 5, Mỹ tiến hành hoạt động tự do hàng hải đầu tiên (gửi các tàu chiến đi qua vùng biển quốc tế) kể từ sau khi Donald Trump đắc cử. Nhưng ông Trump có vẻ không sẵn sàng hơn so với người tiền nhiệm để thực hiện một trật tự ở khu vực dựa trên luật pháp; Chủ nghĩa thương mại của ông sẽ trấn an Trung Quốc. Các cuộc đàm phán mở rộng về quy tắc ứng xử có thể có nghĩa là Trung Quốc sẽ tự do củng cố lợi ích của mình với sự can thiệp tối thiểu từ các đối thủ gần hoặc xa.

Bài viết đã đăn trong phần Châu Á của phiên bản in dưới tiêu đề “Shoals apart”

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Vietnam is in a pivotal position as it balances the US and China. China and ASEAN declare progress in the South China Sea, The Economist. May 25, 2017.