Việt Nam đang chạy theo Ấn Độ để thoát khỏi vòng vây của Trung Quốc

Ralph Jennings | DCVOnline

Trung Quốc và Việt Nam đã nói chuyện một cách hòa hoãn trong năm qua về hợp tác dù vẫn có tranh chấp gay gắt về chủ quyền trên biển kéo dài hàng chục năm qua.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (T) bắt tay với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc họp tại trụ sở chính của Đcộng sản Việt Nam tại Hà Nội vào ngày 3 tháng 9 năm 2016. (HOÀNG DINH NAM / AFP / Getty Images)

Trung Quốc cần phải hòa giải vì tòa án trọng tài thế giới đã phán quyết vào tháng 7 năm 2016 không chấp nhận cơ sở pháp lý của những tuyên bố chủ quyền của TQ trên hầu hết diện tích biển rộng 3,5 triệu cây số vuông có những vùng biển Việt Nam sử dụng nhiều. Việt Nam muốn đàm phán vì phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế của Trung Quốc, nguồn thương mại hàng đầu của Việt Nam vào đầu năm 2017. Giới lãnh đạo ở Hà Nội không chắc Tổng thống Mỹ Donald Trump có giúp gì về mặt quân sự cho Việt Nam theo cách mà người tiền nhiệm, Tổng thống Barack Obama, đã thực hiện.

Việt Nam đang đẩy mạnh quan hệ với Ấn Độ. Báo chí Ấn Độ đưa tin, hiện nay hai quốc gia này cùng nhau tìm dầu ở biển phía Nam Trung Hoa – vùng biển mà Bắc Kinh tin rằng phần lớn là thuộc về TQ – ít nhất là từ năm 2014 khi chi nhánh ở nước ngoài của công ty ONGC của Ấn Độ và Tập đoàn Thăm dò Dầu khí đã ký một thỏa thuận tìm dầu ở ba bloc mặc sự nổi giận của Bắc Kinh. Sự hợp tác này đã được mở rộng năm ngoái và một lần nữa trong năm nay.

Theo tin Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã nói với Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee tuần trước trong chuyến thăm New Delhi rằng ông muốn “khai triển” mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đã có từ một năm qua. Năm ngoái, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã nói rằng sẽ có những đóng góp quan trọng trong việc “ổn định, an ninh và thịnh vượng”. Thủ tướng Việt Nam đã hồi tháng 4 đã cho rằng thương mại hai chiều sẽ đạt 15 tỷ USD vào năm 2020. Thương mại Việt Nam – Trung Quốc đạt 95,8 tỷ USD vào năm 2015.

Nhưng người Việt Nam đã oán hờn Trung Quốc vì hàng chục cuộc tranh chấp lãnh thổ trong lịch sử, gồm cả cuộc chiến tranh biên giới vào những năm 1970 và vụ đâm tàu ​​ba năm trước vì Trung Quốc đem giàn khoan dầu vào vùng biển của Việt Nam, đang có tranh chấp.

Ngoại giao khôn khéo

Việt Nam quan hệ ới Ấn Độ có nghĩa là ngoại giao khôn khéo. Theo cơ sở dữ liệu nghiên cứu GlobalFirePower.com cho biết Ấn Độ có lực lượng vũ trang mạnh thứ tư thế giới, có thể giúp Việt Nam ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc. Theo ông Trung Nguyen, Khoa trưởng Khoa Quan hệ Quốc tế của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Ấn Độ cho Việt Nam mượn nợ để mua vũ khí và huấn luyện thủy thủ Việt Nam. Hai bên đã đồng ý sớm đẩy nhanh sản xuất tàu tuần tra cho Việt Nam và Ấn Độ cho biết họ sẽ tăng cường huấn luyện hải quân.

Ông Trung Nguyen nói, “Một trong những lãnh vực có hiệu quả nhất mà Việt Nam đang được hưởng lợi từ quan hệ với Ấn Độ là hợp tác quốc phòng. Ấn Độ có một số công nghệ sản xuất vũ khí chuyển giao từ Nga cũng là điều mà Việt Nam đang muốn có để nâng cấp kho vũ khí của mình.”

Carl Thayer, giáo sư danh dự của chính trị tại Đại học New South Wales ở Úc, lập luận trong một bài báo năm 2016 rằng Việt Nam, cũng ký kết một tuyên bố quan hệ đối tác 33 điểm với Ấn Độ trong năm 2007, đã thúc đẩy quan hệ với đất nước này cũng như với Nhật Bản và Nga “để tránh bị mắc kẹt giữa cuộc chiến tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.” Giới lãnh đạo Việt Nam cảm thấy không thoải mái về việc Washington rút lui ra khỏi thỏa thuận thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương vì TPP có lợi cho hàng xuất cảng của Việt Nam, cũng như không có gì chắc chắn về sự liên tục của viện trợ quốc phòng của Hoa Kỳ.

Một học giả ở Viện Chính sách Trung Quốc ở Anh nói rằng Ấn Độ, cũng bị sức ép từ ảnh hưởng quân sự và kinh tế đang tăng lên của Trung Quốc, đánh giá mối quan hệ với Việt Nam như là một cách để kiểm soát Bắc Kinh. Ấn Độ xem mối quan hệ mật thiết với Việt Nam thà một phần của chính sách Hướng Đông của họ. Nhà nghiên cứu này nói thêm:

“Modi đã phát triển quan hệ mạnh hơn với các quốc gia đang có tranh chấp đang với Trung Quốc trên nhiều mặt trận. Rõ ràng, Việt Nam đã trở thành một nhà nước quan trọng … như một đối tác chiến lược để chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông và khu vực Ấn Độ Dương.”

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Vietnam Is Chasing India To Escape The Grip Of China. Ralph Jennings (Contributor), Forbes, JUL 10, 2017.