Ông T. và người Việt Nam bị bắt cóc ở Đức

Martin Knobbe và Wolf Wiedmann-Schmidt | Trà Mi

Vụ bắt cóc cựu chính khách trong chính quyền Việt Nam là một vụ xì căng đan chính trị. Nay, một nhân viên của cơ quan tị nạn Bamf (Cục Di dân và Tị nạn Liên bang) bình luận về trường hợp này trên Facebook – khá phù hợp với luận điệu của chính phủ Hà Nội.

Cựu giám đốc điều hành dầu khí Trịnh Xuân Thanh đã mất tích hồi tháng trước tại Berlin trước khi tái xuất tại Hà Nội. Nguồn: DPA

Ông đã được giới thiệu như một “chuyên gia pháp luật”, hiện đang làm việc trong “Chính phủ Đức”: Hồ Ngọc T., một nhân viên Văn phòng Liên bang về Di dân và Tị nạn (Bamf), bình luận trên trang Facebook của người đứng đầu Đài Tiếng nói Việt Nam (Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Kỷ) về trường hợp của doanh nhân vừa bị bắt cóc ở Đức, Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, ông đánh giá sự kiện một chiều – và theo khuynh hướng của chính phủ Cộng sản Việt Nam.

Trịnh Xuân Thanh bị bắt vào xe ô tô bít bùng vào ngày 23 tháng 7 tại Tiergarten ở Berlin và đưa về Hà Nội bằng máy bay. Đúng quy trình đối xử với một phạm nhân.

Trong cuộc phỏng vấn trên Facebook, ông T., nhân viên của chính phủ Đức nói, luật sư của ông Trinh Xuân Thanh và chính ông Thanh đã đưa ra nhiều cáo buộc nghiêm trọng, nhưng không thể chứng minh điều này: Nhà chức trách không có thể “trưng được bằng chứng” về vụ bắt cóc. Phần lớn, Bộ Ngoại giao dựa vào lời khai của luật sư của Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, lợi nhiều nhất nhời vụ án lần này vì nó đã quảng cáo miễn phí cho họ.

Trịnh Xuân Thanh từng là một chính khách vùng được biết đã dính líu đến “tham nhũng và sai phạm lớn”. Ông T. cũng tuyên bố rằng đơn xin tị nạn của Trịnh Xuân Thanh kể như vô giá trị vì ông đã rời khỏi nước Đức. Đây là một quan điểm mà người xin tị nạn không chia sẻ: một vụ bắt cóc không tự động chấm dứt thủ tục xin tị nạn.

Việc cơ quan mật vụ của Việt Nam bắt cóc người ở Đức đã dẫn đến những bất đồng đáng kể giữa Chính phủ CHLB Đức và CHXHCNVN: đại sứ Việt Nam được yêu cầu phải xác định một nhân viên của cơ quan mật vụ của Việt Nam. Hiện nay, ủy ban tội phạm của cảnh sát Berlin trách nhiệm điều tra sự vụ đang cố gắng xác định nguồn ra lệnh vụ bị cáo buộc là bắt cóc. Uỷ ban này cũng có trách nhiệm nếu an toàn của người bị bắt cóc đang bị đe doạ.

Trịnh Xuân Thanh, một giám đốc của công ty dầu khí quốc doanh PetroVietnam cho đến năm 2013, sẽ phải chịu trách nhiệm về khoản lỗ lã khoảng 150 triệu đô la. Đã có lệnh truy nã và bắt giữ ông ta ở Việt Nam. Tuy nhiên, luật sư người Đức của ông Thanh nghi ngờ có quyền lực chính trị đằng sau việc truy tố này: vì Trịnh Xuân Thanh là một cán bộ lãnh đạo lâu đời của Đảng Cộng sản và thuộc về phe đổi mới. Năm 2016 ông đến Đức và xin tị nạn. Phiên tòa xét đơn tị nạn của ông ta tại văn phòng Bamf đáng lẽ sẽ diễn ra một ngày sau vụ bắt cóc.

Hồ Ngọc T., theo bài viết của ông trên Facebook, cũng đã làm việc cho đảng của Đảng Cộng sản và được giải thưởng. Ông theo học luật tại Đại học Friedrich Schiller ở Jena và đã làm việc từ lâu cho Bamf.

Hồ Ngọc T. Nguồn: Facebook

Trên trang Facebook của mình, ông Hồ Ngọc T. còn đưa ra một lá thư nội bộ của chính quyền Cộng sản Việt Nam đề ngày 7 tháng 6, cảm ơn ông vì công việc làm của ông ở Bamf. Là nhân viên của Bamf, ông T. có quyền truy cập vào các hồ sơ nhạy cảm của những người xin tị nạn và có lẽ cũng có thể truy cứu cả hồ sơ ở Trung tâm Ghi danh Người nước ngoài. Tuy nhiên, điều này không cấm ông ta bình luận công khai về các sự kiện liên quan đến Bamf.

Vào tháng 10 năm 2016, như một nhân viên của Bamf ông Hồ Ngọc T. đã viết nhiều về sự kiện ông Trịnh Xuân Thanh biến mất trên trang Facebook của mình và nghĩ rằng người cựu cán bộ công ty dầu khí quốc doanh hiện đang trốn ở Đức. Ông ấy có thông tin mà người khác không có chăng?

Ông T. đã không trả lời câu hỏi của SPIEGEL cho đến tối thứ Tư. Bamf nói rằng vụ việc đã được Cục Di dân và Tị nạn hay biết và hiện đang được điều tra. Nhà chức trách không muốn xác nhận hay phủ nhận việc ông Hồ Ngọc T. có phải là một nhân viên của Bamf hay không. Một tuỳ viên báo chí cho hay, “Chúng tôi không cung cấp bất kỳ thông tin nào về dữ liệu cá nhân.”

Hồ Ngọc T. của Der Spiegel là Hồ Ngọc Thắng, 65 tuổi. Theo Facebook của Hồ Ngọc Thắng thì Bamf đã gởi thư cho ông, nội dung như sau:

Thư của Bamf  gởi ông Hồ. Nguồn: Facebook Hồ Ngọc Thắng

“Thưa ông Hồ, kể từ ngày 09.08.2017 cho khi kết thúc điều tra toàn bộ sự việc, ông không phải làm việc.”

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Herr T. und der entführte Vietnamese. Von Martin Knobbe und Wolf Wiedmann-Schmidt. Spiegel Online, 09.08.2017.

1 Comment on “Ông T. và người Việt Nam bị bắt cóc ở Đức

  1. CÁN BỘ VÀ CHÍNH KHÁCH

    Cũng nên chỉnh lại danh từ
    Cái gì nói đúng mới thì chính danh
    Trái bầu phải bảo trái bầu
    Nói thành trái bí quả hầu ngu ngơ

    Ngày xưa Khổng tử nói rồi
    Nếu danh không chính dễ nào thuận tai
    Ngày nay xài ẩu danh từ
    Kiểu toàn đánh tráo có gì đâu hay

    Kiểu như cán bộ thường ngày
    Tôn lên chính khách quả thầy cũng thua
    Bởi vì hệ thống có thừa
    Dễ đâu độc lập dễ nào tự do

    Trong khi chính khách tầm cao
    Tự mình độc lập đâu nào theo ai
    Trịnh Xuân Thanh quả chỉ hài
    Là anh cán bộ cấp cao vậy mà

    Dẫu cho đào tẩu ra xa
    Cuối cùng bắt lại vẫn là vậy thôi
    Bảo thành chính khách ối dào
    Thật ngu bỏ mẹ có Trời cũng than

    Ngày xưa cũng quả rõ ràng
    Thời kỳ chống Pháp cũng toàn khác đâu
    Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu
    Hai nhà chính khách một thời vẽ vang

    Còn như nguồn gốc ông Hồ
    Chỉ là cán bộ từ Liên Xô về
    Tức là Quốc tế Đệ tam
    Cái lò chủ nghĩa tạo toàn trước sau

    Nên chi vốn khác một màu
    Hễ là chính khách tự mình vươn lên
    Hoàn toàn độc lập mình ên
    Thành công thất bại đều do tự mình

    Còn như hệ thống đã thành
    Lòng vòng trong đó chỉ là nhân viên
    Phải làm theo lệnh do trên
    Có đâu độc lập bình thường được sao

    Nên chi đừng có tào lao
    Thành ngu một đám lẽ nào mà hay
    Dẫu là sống phải tùy thời
    Nhưng về lời nói đều cần chính danh

    Ngu dân theo lối tự thành
    Chính là cái tội để hoài ngàn năm
    Nên người hiểu biết công tâm
    Còn toàn ba xạo tiểu nhân khác gì

    PHƯƠNG NGÀN
    (12/8/17)