Đảng Cộng sản Trung Quốc bao giờ sụp đổ?

Đặng Văn Thuận

Còn hiện tại, Trung Hoa Cộng sản Đảng Muôn năm, Mao chủ tịch vạn tuế.

Một số lãnh đạo cũ và mới của  ĐCS TQ. Nguồn: REUTERS/ Xinhua/ Wu Xiaoling

Gần như câu hỏi hấp dẫn nhất không chỉ với người phương Tây hay người Trung Quốc (TQ) mà còn với nhiều nước láng giềng khác rằng: ‘Trung Hoa Cộng sản Đảng (ĐCS TQ) Bao Giờ Sụp Đổ?’ Đã có không biết bao nhiêu phân tích, dự báo được đưa ra. Có người còn tuyên luôn rằng trong kỷ nguyên internet, ĐCS TQ đã đến hồi cáo chung. Nhưng thực sự có phải thế không?

Các chuyên gia phân tích Âu, Mỹ thường dựa trên một số luận giải dưới đây để dự báo rằng ĐCS TQ đã đến hồi lâm nguy.

Thứ nhất, theo họ, ĐCS TQ đã không thể đổi mới để dung hoà được nữa; thứ hai, người dân TQ đã quá bất mãn với chế độ này. Tuy nhiên, nhiều người TQ không nghĩ thế. Họ tin rằng ĐCS TQ sẽ tiếp tục cầm quyền ít nhất là vài thập niên nữa. Từ giới trí thức đến anh tài xế, cửu vạn vẫn tin như thế. Vì sao? Vì ĐCS TQ vẫn cho dân chúng đủ cơm ăn áo mặc, và quan trọng hơn hết là duy trì được thường xuyên nỗi sợ với người dân.

Truyền thông phương Tây thường phác hoạ một phong trào đấu tranh dân chủ đang lan rộng tại TQ với nhiều gương mặt có sức lan toả. Tuy nhiên, sức lan toả này gần như chỉ được báo giới phương Tây tự huyễn hoặc với nhau. Người TQ trước không có Facebook, đã đuổi Google, giờ thì họ phải khó khăn vượt tường lửa để tiếp nhận kỷ nguyên Internet. Còn với đa số, đại để là biếng nhác, beidu (giống như google), weibo (như twitter), sina (như Vnexpess, Dân trí, 24h) vẫn là những trang web mà họ ưa chuộng. Còn truyền thông chính thống thì khỏi nói.

Thế thông tin mà cái gọi là trong kỷ nguyên Internet người TQ được tiếp nhận là gì? Là một la muội (aka hot girl) ôm ly trà sữa đang cặp với đại gia; một cụ ông ông đang dìu cụ bà trong một khu phố an viên; là đại hội đảng; là cuộc thanh lọc đảng … đã được ban biên tập có thẻ đảng kiểm duyệt cẩn thận; và tất nhiên, trước đó, phóng viên đã tự thấm nhuần tư tưởng kiểm duyệt. Đó là một bề mặt nhìn qua một cách tiêu cực và phiến diện. Sẽ nhìn ở một góc khác.

Không gian của người trí thức

TQ hiện đang có vài chục triệu người được gọi là trí thức sống ở các đô thị lớn, đã trở thành tầng lớp trung lưu. Họ cũng cần một không gian tự do để tư duy, diễn đàn để tranh luận về tương lai đất nước. Và ở đây, Bắc Kinh không để ngõ không chỗ này. Từ vài chục năm trước, những đảng trưởng của họ đã biết, trí thức là lũ cứt nhưng có thể lợi dụng được. Đảng sẽ bật cho vài tổ chức hiệp hội mở những diễn đàn mới nghe thì hết sức tự do. Ở đó, các thành viên được tranh luận rất nhiều vấn đề, cả về tổ chức lại bộ máy nhà nước, viết lại hiến pháp … Cứ tranh luận nhưng có giám sát. Nếu một thành viên nào đó nổi bật lên như một tinh tú sau này sẽ có thể lãnh đạo một lớp đối kháng, đảng sẽ cho úp sọt, nhập kho ngay với rất nhiều lý do như trốn thuế, buôn lậu, chống người thi hành công vụ …

Shen Xinggong, “Một đời để đọc – Trí thức TQ đâu thế kỷ 20”, Tranh sơn dầu. “The Life for Reading – Chinese Intellectuals in the Early 20th Century”, oil on canvas, 150 x 150 cm, 2002

Nhiều tờ báo, hãng tin của phương Tây đã có bản tiếng Trung (CNN, BBC, …) hướng đến đối tượng phục vụ là thành phần trí thức đại lục. Tuy bị chặn gắt gao nhưng không phải là không thể truy cập được. Tuy nhiên, số lượng truy cập, nếu không nói ra, nhưng thực sự sẽ rất đáng buồn cho các ông Tây. Không phải thông tin không hay mà do sự biếng nhác của người đọc. Trong thế giới ngồn ngộn thông tin, nhất là thông tin đã dọn sẵn, thì không việc gì phải qua vài thao tác để đọc một thông tin khác. Hơn nữa, như đã nói, một số tờ báo TQ có nhiều thông tin vừa đủ hay từ các diễn đàn trên nên họ sẽ lười đến với CNN, BBC.

Vả lại, cứ đọc thông tin dọn sẵn của truyển thông nhà nước, lật ngược trở lại là sự thật, nên không việc gì phải quá vất vả. Đó là chưa kể trí thức nào cũng phải ăn ngủ, cũng có vợ con gia đình cần lo lắng. Quốc kế dân sinh tuy quan trọng nhưng sáng hôm sau vợ con mình ăn gì, năm tới mình đổi xe gì sẽ quan trọng hơn.

Thế lực nào thách thức được ĐCS?

Đó có lẽ cũng là câu hỏi như trong kinh thánh, ai đã và sẽ là kẻ phản bội Chúa. Chẳng phải là ai cũng biết ư? Trong kinh thánh đã ghi rồi. Không. Kinh thánh cũng có ban biên tập và có nhiều bản mà.

Trở lại với câu hỏi trên, ‘ai thách thức được quyền lực của đảng?’ Như đã nói, trí thức TQ được thả và bị kiểm soát vừa đủ để họ không thấy quá nghẹt thở. Còn với tầng lớp bình dân trở xuống, miếng cơm manh áo quan trọng hơn nhiều. Đúng là họ có sự bất mãn nhưng họ sẽ không, à, tạm thời là chưa làm cách mạng. Vì sao? Dễ thấy nhất là họ không có công cụ. Với các thể chế toàn trị, bàn phím laptop tuy có vén được váy áo của tên độc tài lên, nhưng nó không phải là mối đe doạ chính của tên độc tài.

Chẳng có con đường nào khác ở những quốc gia hàng trăm triệu bần nông muốn làm cách mạng mà không qua con đường bạo lực đẫm máu. Nhưng công cụ vũ khí đâu để tiến hành bạo lực cách mạng. Không có. Và trong vài chục năm được có cơm đủ ăn, áo đủ ấm, được làm giàu, người TQ sợ đổ máu dù trong bản năng duy trì từ tiên tổ thì họ vẫn khát máu. Nhà cầm quyền thừa hiểu, họ đã thành công trong việc triệt tiêu đi mọi lực lượng đối kháng và cũng tước mất cơ hội để người dân có công cụ đối kháng.

Thành công hơn nữa, là họ đã duy trì quá dư nỗi sợ, sự thờ ơ trong đa số dân chúng và cấy được vào đầu người dân sự hoài nghi: nếu có thay đổi không biết có tốt hơn hiện tại không hay thằng khác lại lên cũng đè đầu cưỡi cổ ta như thế này. Chẳng phải lão Mao xưa kia cũng đã hứa chính quyền về tay nhân dân, dân chủ, tự do … rốt cuộc là mấy chục năm thế này. Đảng chẳng có nội thù đủ mạnh trừ khi chính đảng tự diễn biến (vụ này sẽ bàn trong một entry khác).

Còn thách thức từ bên ngoài. Không nốt nếu đảng không tạo ra những kẻ thù cho dân chúng. Nhắc tới thách thức bên ngoài, đa số người TQ đều nghĩ đến Mỹ, chúng ta có thể nghĩ thêm Nhật, Nga, Đài Loan, Úc, Ấn (aka có thể mơ mộng đến cả Việt Nam hay Phi Luật Tân). Tuy nhiên, không có. Người phương Tây (ở đây kể cả Nhật) rất thực tế. Nếu nhà cầm quyền TQ vẫn bảo đảm cơ bản lợi ích cho họ về thương mại (thị trường, nguyên liệu, chuỗi cung ứng, giao thông) thì họ sẵn sàng bỏ qua những vấn đề khác, kể cả sự độc tài, vì tựu trung, đó có phải là vấn đề trực tiếp của họ đâu. Trừ Đài Loan quá bé nhỏ, Nga cũng không dại gì dây vào TQ dù Nga đang có một đại đế vượt trên hết thảy các lãnh tù trước đó, trừ Stalin.

Thế nhưng, làm sao để vẫn yên ổn. Có đây rồi. Đảng sẽ vẽ lại nỗi sợ cho dân chúng để duy trì tính chính danh của mình mà tiếp tục cai trị. Xung đột và tranh chấp biển Hoa Đông, Hoa Nam, lấn biên giới trên bộ với Ấn Độ, Myanmar, Việt Nam, và phác hoạ nên những thế lực thù địch liên tục chống phá Trung Nam Hải.

Bắc Kinh thành công mỹ mãn.

Do họ kiểm soát được tốt cả thù trong và phác hoạ vừa đủ giặc ngoài nên sẽ tiếp tục tồn tại.

Tuy nhiên, ván bài sẽ ít hấp dẫn do có một tay chơi là ĐCS TQ. Dù họ cố phác hoạ ra nhiều tay chơi rồi đưa những bức giả dung đó cho phương Tây, cho các nước láng giềng. Nhờ truyền thống lạc quan của phương Tây, Bắc Kinh đã thành công mỹ mãn.

Múa cờ ĐCS TQ. Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18 (Haikou, TQ, 2012) Nguồn: Getty Images

Như đã nói từ trước, trừ khi trong nội bộ đảng có số người cấp tiến tập trung đủ lực và công cụ thì mới có một sự thay đổi nhưng đó là thì tương lai. Còn hiện tại, Trung Hoa Cộng sản Đảng Muôn năm, Mao chủ tịch vạn tuế.

Việt Nam, 2015.

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Đảng Cộng sản Trung Quốc bao giờ sụp đổ?. Đặng Văn Thuận, Facebook August 18, 2017. DCVOnline biên tập và minh hoạ.

1 Comment on “Đảng Cộng sản Trung Quốc bao giờ sụp đổ?

  1. HIỆN TÌNH TRUNG QUỐC

    Nước mà đậy kín trong chum
    Ngàn năm cũng vậy chớ nào khác sao
    Nước mà vây kín trong ao
    Bốc hơi thì có dễ nào đi đâu

    Bầy người vốn vậy mà thôi
    Tựa như bầy vịt có nào khác chi
    Chỉ cần cầm một chiếc roi
    Một thằng nhỏ đủ để coi cả đàn

    Bầy người cũng chỉ y chang
    Độc tài sắt máu khiến càng im re
    Có gì đâu nghĩ chẻ hoe
    Con người toàn trị con người đấy thôi

    Nhân văn cũng sống trên đời
    Không nhân văn sống có nào lạ chi
    Hễ thành hệ thống ai bì
    Dễ đâu tự hủy có gì khác sao

    Một lần liều mạng họ Mao
    Chính quyền nắm được nghẹn ngào toàn dân
    Khiến giờ trí thức toàn phân
    Còn dân vô sản lại thành đầu têu

    Đội mông Mao chỉ mỗi điều
    Nhằm yên cái dạ ai liều làm chi
    Đừng cho cả đám ngu si
    Mà cho cả đám đều hèn đúng hơn

    Nên nhìn cho rõ thiệt hơn
    Mác thành đại tội chớ còn là ai
    Họ Mao thật cũng chỉ hài
    Khác nào kịch sĩ múa voi trên đời

    Noi theo thuyết Mác độc tài
    Để mình Thủ lãnh vạn đời vậy thôi
    Cần chi tôn trọng con người
    Chỉ cần thể xác trị yên được rồi

    Chim lồng cá chậu nuôi chơi
    Chúng thì cũng sướng ta thời cũng vui
    Chúng cần gì có tự do
    Cần gì nhân phẩm mà no chịu rồi

    Nhưng dù chẳng chịu cũng thôi
    Mình đây quyền lực chúng toàn mình không
    Hoan hô trời đất toàn hồng
    Hoan hô ông Mác điên cuồng ngày xưa

    Bảo rằng giải phóng hay chưa
    Hóa thành nhốt kín còn chưa hay à
    Anh Mao anh Mác quả là
    Hai tay đại bợm tự cho thánh hiền

    Bởi đời đâu phải thần tiên
    Con người cũng khác ốc sên chút nào
    Sống trong cái vỏ ối chào
    Vẫn cho mình bảnh nhao nhao trên đời

    Thôi đừng thương xót con người
    Kệ cha nó thế rồi thời cũng qua
    Thời gian luôn mãi bao la
    Có chi giây phút mà là xong đâu

    Dòng đời cứ chảy vậy mà
    Đó là lịch sử loài người xưa nay
    Mọi điều tốt xấu dở hay
    Cuối cùng mới biết một ngày dễ sao

    MÂY NGÀN
    (20/8/17)