Chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc Đại Lục trong thập niên 1980

Lưu Hiểu Ba | Hồ Như Ý dịch

Tại Trung Quốc Đại Lục ở thập niên 1990, bất luận là trong những từ ngữ thuộc về ý thức hệ của phía chính quyền cũng như các trào lưu tư tưởng thịnh hành trong xã hội, bất luận là những lý thuyết nghiên cứu của tầng lớp trí thức tinh anh hay thổi phồng mang tính thương mại trong văn hóa đại chúng, chủ nghĩa dân tộc chính là cụm từ nóng sốt lại vừa mang tính hẹp hòi có ưu thế áp đảo, chiếm cứ vị trí thứ nhất.

Từ cuốn Trung Quốc có thể nói “không” cho đến sự kiện Đại sứ quán Trung Quốc bị ném bom ngày 8 tháng 5 năm 1999, làn sóng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc Đại Lục đã càng ngày càng đi theo hướng phi lý tính, thậm chí “ái quốc” đã trở thành vũ khí lợi hại cho tống tiền chính trị và bắt chẹt về đạo đức. Cho đến đầu thế kỷ 21 với sự kiện va chạm máy bay giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ năm 2001 và thảm án 11 tháng 9 năm 2001, làn sóng cuồng nhiệt chủ nghĩa dân tộc chống phương Tây, chống hoa Kỳ của người dân, bắt đầu tràn ra một chút giọng điệu ngoại giao của chính quyền trên quy mô lớn; nó thậm chí đi về hướng hạ lưu mất đi nhân tính cơ bản, dẫn tới sự đề cao cảnh giác từ các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, cũng tạo nên sự thúc đẩy truyền bá đối với thuyết “mối đe dọa Trung Quốc” vốn thịnh hành ở xã hội các quốc gia phương Tây. Dần dần làm cho chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc vốn theo đuổi chủ nghĩa cơ hội đã vì giữ vững mối quan hệ ổn định với Hoa Kỳ, không thể không sử dụng các thủ đoạn hành chính để tiến hành đàn áp.

Hai vụ án riêng rẽ và giọng điệu lưu manh của chủ nghĩa yêu nước

Một con rồng Trung Quốc trên bức tường Cửu Long ở Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Rồng là một biểu tượng nổi bật của Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Nguồn: Wing (Own work) [CC BY-SA 3.0 (http://creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0).

Sau khi bước vào thế kỷ mới, lên mạng internet để trút xuống những ngôn ngữ bạo lực, hận thù dân tộc, máu tanh bạo lực và giọng điệu lưu manh một cách không còn cố kỵ gì đã trở thành một đặc sắc lớn ở mạng internet Trung Quốc Đại Lục. Khi tôi đem những vụ án riêng lẻ nối lại với nhau, thì thấy đằng sau những phát tiết đối với cụ thể từng vụ việc, là sự chuyển hướng lớn của chủ nghĩa dân tộc kỳ dị đã kéo dài cả trăm năm nay: từ loại hình chủ nghĩa yêu nước phòng ngự thụ động với hỗ hợp gồm tự ti, oán hận, điêu ngoa, trách móc đã chuyển sang hình thức chủ nghĩa yêu nước chủ động công kích được cấu thành từ bằng tự tin một cách mù quáng, kiêu ngạo tự mãn trong tưởng tượng và phát tiết hận thù.

Ở Trung Quốc Đại Lục hiện tại, làm một người yêu nước là điều hành phúc, đặc biệt hạnh phúc là những kẻ với ngôn ngữ bạo lực đầy mồm và giọng điệu lưu manh. Mượn không gian ngôn luận của mạng internet với sự tiện lợi khi cất tiếng nói cũng như sự an toàn khi nặc danh do vậy làm cho bọn họ mở miệng thỏa mãn dâm ý một cách nhanh chóng mà không cần cố kỵ gì cả. Sự đọa lạc nhanh chóng về mặt đạo đức của chủ nghĩa yêu nước làm cho nó trở thành thị huyết, khát máu và thấp hèn, đem bóng đen của chủ nghĩa lưu manh bao trùm toàn bộ.

Bọn họ vừa đem chủ nghĩa yêu nước lưu manh để đối xử một cách vô lại đối với nữ diễn viên Triệu Vy xong (đọc thêm bài “Bản mặt lưu manh của chủ nghĩa yêu nước Trung Hoa” cùng tác giả), lại có thêm hai kẻ lưu manh người Mỹ cung cấp thêm cho bọn họ đối tượng hoàn hảo để nhổ nước bọt, phát động một cuộc tru sát bằng giọng điệu lưu manh để đối phó với thứ ngôn ngữ lưu manh của Mỹ. Hai sự kiện xảy ra cơ hồ còn cất giấu một loại bí ẩn quỷ dị nào đó: Chúng xảy ra ở hai thành phố rất nổi tiếng ở Trung Quốc – một là Thâm Quyến vốn là cửa sổ duyên hải nơi bắt đầu tiến hành Cải cách mở cửa và hai là Bắc Kinh, trái tim của quốc gia. Hơn nữa sự việc xảy ra rất trùng hợp một cách khéo léo khi mà thời gian đều là buổi chiều, địa điểm đều là ở trên xe bus công cộng.

Thâm Quyến, buổi chiều ngày 9 tháng 3 năm 2002, thanh niên người Mỹ cao to vạm vỡ mắt xanh tóc vàng, Mark mượn nhờ hơi rượu để thêm có dũng khí, đã ở trên một chiếc xe bus công cộng trước mắt công chúng, đem xé áo ngực của một phụ nữ rồi nhìn vào trong đó, hơn nữa còn khẩu xuất cuồng ngôn: “Tao là người Mỹ, tao có đem mày giết đi, mấy người cũng làm gì được tao!”

Con sâu rượu, kiêm lưu manh Mỹ đã chọc giận tất cả mọi người trên xe bus, thế là mọi người trên xe cùng xông lên, đem Ông ta tống vào đồn cảnh sát. Anh chàng Mark không thể không cúi thấp đi cái đầu cao ngạo của mình, phía cảnh sát sau đó phạt Ông ta 500 RMB. Sau đó, Mark đã hướng về người bị hại xin lỗi tại chỗ cũng như có văn bản hối lỗi. Theo như giới thiệu của cảnh sát, Mark là nghiên cứu sinh thạc sỹ nghành tâm lý học, đã từng công tác ở Trung tâm Bồi dưỡng Nhân tài Công nghiệp Điện tử thuộc chợ sách Thâm Quyến; có một mực cuộc sống hạ lưu điên cuồng,Mark thường đi tới quán bar uống cho say khướt, gây chuyện thị phi khắp nơi, không cố kỵ gì. Y dùng tay sờ sờ chạm chạm vào ngực của các nữ sinh viên, đã bị trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ kia khai trừ. Phía cảnh sát còn điều tra chứng thực, anh chàng Mark sau khi nhập cảnh, còn chưa thực hiện đăng ký chỗ ở theo như quy định đối với chính quyền, vi phạm những quy định liên quan về “Luật quản lý xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài”. Vì vậy, cảnh sát lại tiến hành phạt hành chính đối với Mark và rút ngắn thời gian Ông ta ở lại Trung Quốc.

Bắc Kinh, chiều ngày 19 tháng 4 năm 2002, trên tuyến xe bus công cộng 359, một người đàn ông Hoa Kỳ khoảng 40 tuổi, cao 1.8m trở lên với mái tóc vàng, mặc áo ngắn tay và quần jeans. Ông ta đột nhiên ra tay đánh mạnh vào nữ tài xế vốn đã có ý tốt khuyên Ông ta không nên để chân lên trên hộp số của động cơ xe. nữ tài xế, máu me chảy đầy mặt, không thể không dừng xe ngay lập tức. Ông ta còn xông lên xuất thủ đánh một quyền vào đầu một anh chàng có ý tốt bước lên muốn can ngăn, làm chàng thanh niên kia rớt xuống ghế, trên đầu u lên một cục to và rách da đầu chảy máu. Người đàn ông Hoa Kỳ thậm chí còn dùng những ngôn ngữ hạ lưu và động tác để nhằm chửi rủa những người vây quanh khuyên giải và theo dõi sự việc; y hướng về phía đám người làm ra vô số động tác hạ lưu, mồm thì nói: “Come on,Come on,I mate you…” Ông ta còn uy hiếp và đuổi đánh phóng viên phỏng vấn và chụp ảnh, chửi to “Fuck!”

Một phụ nữ biết tiếng Anh đã có lòng tốt phiên dịch cho Ông ta và ra dấucho Ông ta ngồi xuống; hắn không những không biết điều mà còn không ngừng chửi rủa hạ lưu. Về sau khi thấy người xem vây quanh càng nhiều hơn nữa đều rất bất bình, do đó hắn muốn nhảy qua cửa sổ xe và chạy trốn. Sau đó, hắn bị cảnh sát tuần tra đuổi theo và tóm được, tiến hành phạt hành chính.

Khi truyền thông đưa tin về sự việc người Mỹ lưu manh, đánh người thì hết sức chú ý tới chừng mực và kỷ luật mang đặc sắc Trung Quốc liên quan tới những sự việc có yếu tố nước ngoài. Những kẻ lưu manh kia cũng đã bị các cơ quan có liên quan tiến hành xử phạt tương ứng. Kỳ thực, đây chỉ là hai sự kiện về trật tự trị an bình thường không có gì đáng nói, không có khác biệt cơ bản nào đối với vô số những sự kiện trị an trên khắp mọi nơi ở Trung Quốc. Nhưng mà, hai kẻ lưu manh trên lại là người nước ngoài, lại là người Mỹ trong số những người nước ngoài, thế là đã biến thành việc lớn liên quan tới tôn nghiêm dân tộc thậm chí là chủ quyền quốc gia rồi. Sau khi những tin tức liên quan đến sự việc được đưa lên mạng, ngay lập tức chúng trở thành điểm nóng trong những điểm nóng. Ba trang mạng lớn đăng về bình luận thì lượng tweet comment trong một thời gian rất ngắn đã lên tới hàng trăm trang, gần như đều là những tiếng hô đánh giết chửi rủa. Tôi sau đó đã lấy xuống hơn 200 comment bình luận, chỉ có 2 bình luận là kêu gọi tố tụng theo trình tự pháp luật, còn lại 198 bình luận thì đều có nội dung đại khái như: “ngũ mã phân thây”, “thiên đao vạn quả”, “chém ngang lưng”, “cung hình1”, “…cưỡng hiếp đám lợn Mỹ”, “trước tiên hiếp dâm tập thể, sau đó đưa đi diễu phố rồi trói lên cột”, “hiếp dâm chết hết đám đàn bà Mỹ”, “đem thiến hết đám gà Mỹ”, “đem nó thiến đi, rồi hớt thịt hắn đem làm tương thịt để tế bái Vương Vỹ, Chu Dĩnh, Hứa Hạnh Hổ, Thiệu Vân Hoàn”, “Tôi chính là hận người Mỹ!!! Đem ống phóng tên lửa bắn chết hắn!!!”, “chính phủ Hoa Kỳ cũng giống đám tạp chủng kia, đều là một đám phiền phức!!!”, “tổ chức đảng Trung Quốc đầu trọc, chuyên môn đánh đập các loại Man Di”…

Vương Tiểu Đông tiên sinh vốn nổi danh với chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đã lấy chuyện bé xé ra to, đem hành vi phạm pháp của cá nhân đem nâng thành sự đối lập mạnh mẽ giữa hai quốc gia: Nếu như người Trung Quốc không dùng nắm đấm mà chỉ sử dụng pháp luật tố tụng để dạy dỗ hai kẻ lưu manh người Mỹ này, đó là sự bất lực – liệt dương về tinh thần dân tộc. Trong một thế giới ngày càng cạnh tranh kịch liệt, dưới sự ức hiếp của một Hoa Kỳ bá quyền duy nhất, sự tồn vong của dân tộc Trung Hoa trong tương lai gặp phải nguy cơ lớn. Ông ta còn chuyên môn, vì chuyện này, viết một bài có tên “Triệu Vy của Trung Quốc – Mark của Hoa Kỳ – kỳ thị – yêu nước”. Cái gọi là “lưu manh nước Mỹ” không những thay thế cho tên gọi Mark đi trêu ghẹo sàm sỡ phụ nữ, hơn nữa còn gợi ra những câu chửi “bản thân Hoa Kỳ chính là đại lưu manh lớn nhất trên thế giới hiện nay”.

Vương Tiểu Đông tự xưng là học giả, nhưng đối với ông ta mà nói, khi sự việc liên quan tới tôn nghiêm dân tộc, nhất là khi đối diện với sự việc lưu manh Hoa Kỳ nhục mạ người Trung Quốc, ông ta có thể vứt bỏ sự thận trọng và cố kỵ của học giả, không ngần ngại làm một người yêu nước đầy huyết tính. Ông ta nói:

“Nếu như tôi gặp phải lưu manh Hoa Kỳ như vậy, tôi nhất định ra tay, bất kể tôi có thể đánh lại hay không đánh lại hắn ta, bất kể là khi cảnh sát đến hiện trường thì sẽ xử lý tôi mà không xử lý hắn ta”.

Ông ta có thể ưỡn ngực tự tin như vậy, là bởi vì kiểu chủ nghĩa yêu nước bạo lực này bị nâng thành yếu tố liên quan tới việc xác lập tinh thần dân tộc, lợi ích lâu dài của dân tộc và sự nghiệp phục hưng vĩ đại. Ông ta nói:

“Đánh đập lưu manh Hoa Kỳ chính là phương thức “giáo dục chủ nghĩa yêu nước” có hiệu quả nhất đối với trẻ em…bắt đầu từ việc đánh đập lưu manh Hoa Kỳ, nếu như một điểm nhỏ này mà không làm được, một chút huyết tính đều không có, một điểm tinh thần này đều không có, thì nói gì đến lợi ích lâu dài của dân tộc Trung hoa, nói gì đến con đường phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa?”

Ông ta không hổ là học giả, có kiến thức sâu rộng hơn so với những cư dân mạng yêu nước, đem rất nhiều ví dụ, điển tích để làm dẫn chứng cho tính chính đáng của chủ nghĩa yêu nước bạo lực. Ông ta nói:

“Tổ tiên của người Trung Quốc đã từng nói “Xâm phạm Đại Hán cường mạnh của ta, dù có xa tới đâu cũng sẽ phải bị chém chết”.Câu nói này đặt trong hoàn cảnh hiện tại bây giờ thì có nghĩa gì? Chính là nói, đừng nói chỉ là một thằng lưu manh người Mỹ nhỏ bé, ngay cả mày là tổng thống Hoa Kỳ, nếu như dám mạo phạm người Trung Quốc, thì cho dù có chạy tới chân trời góc biển nào, chúng tôi cũng sẽ đuổi theo đem mày chém giết”. “Tuy rằng” chúng ta bây giờ thực lực còn yếu, đích thật là chưa làm được sự việc như tổ tiên chúng ta đã làm khi xưa. Nhưng tôi nghĩ, hai mươi năm, ba mươi năm thôi, chúng ta khẳng định là sẽ làm được. Kẻ lưu manh người Mỹ này trong thâm tâm biết rõ Trung Quốc hiện tại còn yếu mềm, nhưng hắn ta còn biết quá ít, hắn không biết, dòng máu cao quý nhất của tổ tiên Trung Hoa vẫn đang còn chảy trong huyết quản tôi và những người Trung Quốc giống như tôi đây, cho nên, lịch sử nhất định sẽ còn quay lại tới một ngày kia: “Xâm phạm Đại Hán cường mạnh của ta, dù có xa tới đâu cũng sẽ phải bị chém chết.”

Chủ nghĩa yêu nước lưu manh rất thâm hiểm, rất giỏi lợi dụng truyền thông để tạo nên các “Hán gian”, ngay cả những lý do hoàn toàn không phải là lý do, cũng có thể trở thành cái cớ để hãm hại làm điều ác, bởi vì đòn sát thủ đối với đạo đức của người dân đó là: yêu nước không cần lý do. Gần đây, lại có một tin tức về Hán gian oanh động toàn quốc trong giới nghệ sĩ. Nghệ sĩ Khương Văn từ trước đến nay đều mang danh yêu nước, bị một tờ báo nhỏ ở Thiên Tân chế tạo thành “chuẩn Hán gian”, lý do là Khương Văn trong thời gian bấm máy bộ phim “Quỷ dữ trước cửa”, đã từng đi Nhật Bản viếng thăm đền Yasukuni2. Kẻ tạo ra tin đồn căn bản không cần biết người Trung Quốc có thể hay không đi thăm viếng đền Yasukuni, Khương Văn tới đó làm gì (tìm kiếm tài liệu hoặc xem hoa anh đào), chỉ cần có đi qua là đủ rồi! Bởi vì Trung Quốc bây giờ, chủ nghĩa yêu nước là chính trị xác tín tuyệt đối và quyền uy đạo đức tuyệt đối. Sự bôi đen của ác danh Hán gian đối với một người, luôn có sức phá hoại mạnh hơn nhiều so với những tin đồn nhảm scandal tình dục về người đó. Nếu một người nổi tiếng có danh vọng trong xã hội dính lên nghi án Hán gian, nhất định sẽ trở thành mục tiêu công kích của cả xã hội.

Khương Văn bị hắt nước bẩn hãm hại là một phiên bản khác của câu chuyện nhục mạ Triệu Vy. Những kẻ tạo ra câu chuyện và những người tham gia thảo phạt họ, căn bản không cần quan tâm việc Triệu Vy có biết rõ hay không về sự việc, mặc bộ quần áo này lên làm gì, càng không cần quan tâm đến danh dự và quyền lợi cá nhân của Triệu Vy. Chỉ cần mặc nó lên thì đầy đủ chứng minh rằng Triệu Vy là Hán gian là bán nước là kỹ nữ mua vui cho Nhật Bản, chính là cần phải nhận được sự nguyền rủa, kêu gọi đánh giết, bị hiếp dâm, bị đào mộ tổ tiên…Triệu Vy dưới áp lực chửi bới và phê phán trên khắp toàn quốc, cuối cùng không thể không đứng ra xin lỗi.

Điều đáng sợ là, những hành động chửi rủa, phê bình Triệu Vy hoàn toàn không phải là hành động ủy thác từ phía chính quyền, mà toàn bộ xuất phát từ dân chúng xã hội, hơn nữa có sự tham gia của một lượng lớn giới trí thức tinh anh trong đó. Dư luận của nền bạo chính được hình thành bởi đa số người dân đã đem nạn nhân hoàn toàn vô tội lên tòa án đạo đức, bức bách nạn nhân Triệu Vy không thể không “cúi đầu nhận tội”, hướng về quảng đại quần chúng yêu nước xin lỗi – bao gồm cả những kẻ yêu nước đồ tể dùng thứ ngôn ngữ bạo lực đã hô hào chém chết Triệu Vy, dùng thứ ngôn ngữ bẩn thỉu để hiếp dâm cô ta. Trong khi đó dư luận của nền bạo chính được phát động dưới danh nghĩa yêu nước, chỉ cách có một bước đối với tay chân và cơ thể của hành động hung ác chỉ mà thôi, thậm chí đã có người bắt đầu hắt phân thải lên người Triệu Vy rồi. Tương tự như vậy, dùng danh nghĩa yêu nước để kích động sự hiếu chiến của dư luận, thì khoảng cách thật sự đến chiến tranh cũng không còn bao xa nữa.

Chủ nghĩa yêu nước hiếu chiến là đi ngược lại trào lưu của thế giới

Chủ nghĩa Dân tộc. Nguồn: hungarianspectrum.org

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân quyền và chủ nghĩa hòa bình dần trở thành giá trị phổ quát của nhân loại, tự do hóa kinh tế và dân chủ hóa về chính trị cũng trở thành đại thế lịch sử. Nhật Bản và Đức đã trải qua thất bại và sỉ nhục với Chiến tranh Thế giới Thứ hai, nhưng thứ mà hai quốc gia này dựa vào để trỗi dậy không phải là chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến, mà là thành tích về dân chủ hóa chính trị và tự do hóa về kinh tế.

Đài Loan tạo ra kỳ tích sáng chói về phát triển, cũng không phải dựa vào quyết tâm chiếm lại Trung Quốc Đại Lục của Tưởng Giới Thạch, mà là quốc sách từ bỏ việc dùng vũ lực để phản công Đại Lục, thúc đẩy quá trình tự do dân chủ hóa về thể chế xã hội. Trung Quốc Đại Lục kể từ khi tiến hành cải cách mở cửa đã có sự phát triển tương đối lớn, cũng chính là dựa vào môi trường hòa bình bên trong Trung Quốc và tự do hóa từng bước về kinh tế. Trong khi đó trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển hơn nữa của Trung Quốc và tính nguy hiểm có khả năng đưa Trung Quốc đi về phía sụp đổ, đầu tiên là chế độ độc tài, thứ hai chính là chủ nghĩa yêu nước điên cuồng được chế độ độc tài nuôi lớn.

Phàm là những kẻ độc tài thì nơi đầu môi chót lưỡi đều hát to bài ca hòa bình; trong khi đó trên thực tế từ kinh nghiệm tranh đoạt quyền lực và kinh nghiệm thống trị lại cho thấy họ sùng bái bạo lực ngay từ trong xương tủy. Tuân theo quy tắc “cá lớn nuốt cá bé” của rừng rậm và tư duy logic bạo lực “thắng làm vua thua làm giặc”, với thành tích đánh bại Tưởng Giới Thạch thì không còn nghi ngờ gì Mao Trạch Đông là anh hùng của người dân Trung Quốc, giống như một Thành Cát Tư Hãn múa khảm đao trên lưng ngựa vậy. Nó như Napoleon và Hiler với ý đồ chính phục thế giới bằng vũ lực, như Thiên Hoàng Nhật Bản muốn thành lập Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á… Nhưng mà, sau khi nhân loại trải qua những mối quan hệ bạo lực tàn sát dã man “người đối với người chính là Sói”, thế giới đã hướng về những mối quan hệ khế ước tương ái hỗ trợ “người đối với người là người”. Phương thức phản kháng bất công của nhân loại đã chuyển từ phương thức tranh đoạt quyền bạo lực sang hình thức phản kháng phi bạo lực, phương thức giải quyết mâu thuẫn dân tộc cũng đi từ vũ lực thắng thua chuyển thành đàm phán chính trị hoặc bỏ phiếu trưng cầu dân ý toàn dân và những hình thức hòa bình khác.

Trong thời đại như vậy, anh hùng thật sự không còn là người phô trương vũ lực, càng không phải là kẻ cường quyền dựa vào chế độ chuyên chế được duy trì bằng bạo lực, mà là những người dùng con đường lấy nhu khắc cương như Mathatma Ganhdi [của Ấn Độ] hay thủ lĩnh dân quyền [Hoa Kỳ] Martin Luther King. Hai người này đã dùng sinh mạng của mình để thực hành chủ nghĩa bất bạo động với một nhân cách vĩ đại, trở thành hình mẫu của chủ nghĩa hòa bình. Còn có những chính trị gia đã nhận được vinh dự cao nhất là giải Nobel Hòa Bình, là những người đã dùng phương thức hòa bình để kết thúc đối đầu vũ lực hay xung đột vũ trang, hoặc là kiên trì dùng phi bạo lực để đối kháng với bạo lực (ví dụ Aung San Suu Kyi3). Cũng có nhiều người trước đây vốn là những kẻ sùng bái vũ lực, dưới sự cảm hóa và áp lực của chủ lưu văn minh, đã từ bỏ đấu tranh bạo lực mà chuyển sang tiến trình hòa bình như Nelson Mandela của Nam Phi và chủ tịch của Tổ chức giải phóng Palestine là Yasser Arafat chính là những ví dụ có tính đại diện nhất.

Sau chiến tranh Thế giới Thứ hai, có một sự thật làm người ta chú ý là thể chế dân chủ với xã hội tự do yêu hòa bình, chế độ chuyên chế với xã hội nô dịch yêu chiến tranh. Mọi người đều biết, phát động Chiến tranh Thế giới Thứ hai là nước Đức Quốc xã, Italy và Nhật Bản với chủ nghĩa quân phiệt. Phần lớn những cuộc chiến tranh cục bộ sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai đều do những nhà độc tài không đem người dân xem là con người phát động. Khi mà phần lớn thế giới đang tập trung xây dựng lại ngôi nhà của họ trong thời đại hòa bình, dã tâm xưng bá của những kẻ độc tài toàn trị lại dấy lên những cuộc chiến tranh cục bộ phi chính nghĩa; nội chiến Trung Quốc giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản với sự tàn khốc, quy mô và sức phá hoại lớn hơn nhiều so với chiến tranh chống Nhật Bản trước đó; Kim Nhật Thành châm ngòi cho Chiến tranh Triều Tiên, Hồ Chí Minh châm ngòi cho Chiến tranh Việt Nam, Liên Xô xâm lược Afganistan, Saddam Hussein xâm lược Kuwait.

Có thể, người dân Trung Quốc cảm thấy rằng Hoa Kỳ bao vây xung quanh Trung Quốc, hoàn toàn không phải là đồn đoán vô căn cứ. Bởi vì sau khi kết thúc sự đối kháng giữa hai hệ thống ý thức hệ, Trung Quốc đã trở thành quốc gia độc tài lớn nhất trên thế giới còn tồn tại cho đến nay, trong những di sản mà cuộc đối kháng Chiến tranh lạnh để lại. Xung đột về chế độ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là một trong những mắt xích chủ chốt không còn nghi ngờ gì. Đối tượng chủ yếu mà chính sách ngoại giao nhân quyền của Hoa Kỳ giám sát chính là chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mục tiêu chính yếu để chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc phản đối diễn biến hòa bình cũng chính là Hoa Kỳ. Bởi vậy, biện pháp tốt nhất để thoát khỏi cô lập quốc tế và giải quyết đối đầu bế tắc ở hai bờ eo biển Đài Loan, tuyệt không phải là theo đuổi một cỗ máy chiến tranh hiếu chiến đầy sức mạnh, mà là từ bỏ chế độ độc tài độc đảng.

Trong vô số những bài học sau hai cuộc chiến tranh thế giới và vô số cuộc chiến tranh xung đột cục bộ, những quốc gia hàng đầu chủ chốt của thế giới tin rằng: Một chính quyền độc tài với dân số đông đúc và đang ngày càng lớn mạnh, một chính phủ mà ngay trong thời kỳ hòa bình có thể xuống tay tiến hành điên cuồng thảm sát đối với chính những người dân của đất nước mình khi trong tay họ không hề có tấc sắt, sẽ trở thành mối uy hiếp chính đối với hòa bình thế giới trong tương lai. Huống hồ, vẫn đang còn một nguy cơ về eo biển Đài Loan có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Sở dĩ khủng hoảng eo biển Đài Loan một mực có thể tồn tại, chính là bởi vì chính quyền độc tài của Đại Lục một mực tồn tại.

Trong thời đại Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch hai nhà độc tài còn cầm quyền, một kẻ quyết tâm dùng vũ lực thống nhất Đài Loan, một kẻ quyết tâm sử dụng vũ lực phản công giải phóng Trung Quốc Đại Lục. Chỉ vì bị hạn chế do sức mạnh không đủ và sự can dự của các yếu tố xã hội dòng chính, eo biển Đài Loan nhờ vậy đã không biến thành một biển máu được tạo nên bằng dã tâm quyền lực và tôn sùng bạo lực.

Chính quyền lãnh đạo của hai bờ eo biển hiện nay, một cái vẫn còn là độc tài độc đảng, tự nhận bản thân là chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn bộ Trung Quốc, Đài Loan chỉ là chính quyền của một địa phương mà thôi. Vì thế dựa vào đất rộng người đông và quy mô tổng sản lượng kinh tế để làm chỗ dựa cho uy hiếp bằng vũ lực, mưu đồ mục đích là ép buộc Đài Loan tiếp nhận đàm phán với tiền đề “Một Trung Quốc” và mô hình thống nhất “Một nhà nước hai chế độ”. Bên kia bờ biển là một thể chế tự do đã hoàn thành cơ chế chuyển giao quyền lực giữa các chính đảng, cho rằng bản thân là một chính phủ hợp pháp do người dân chọn lựa, trên thực tế là một quốc gia có chủ quyền độc lập, không cam chịu phục tùng chính sách uy hiếp bằng vũ lực một Trung Quốc, một quốc gia hai chế độ, mà chủ trương đàm phán bình đẳng không có bất cứ điều kiện tiên quyết nào về hòa bình thống nhất một cách dân chủ. Nói cách khác, sau khi Đài Loan trở thành một xã hội tự do, xung đột hai bờ eo biển Đài Loan sớm đã không còn là sự đối đầu do lịch sử để lại giữa hai chính phủ, mà là sự đối đầu giữa hai loại chế độ, là sự đối đầu chạm trán giữa quyền tự quyết của hơn 23 triệu người dân tự do và chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc cường hoành. Ngược lại chính quyền độc tài không từ bỏ vũ lực; hơn nữa, cái cớ đơn giản nhất để nhồi nhét vào đầu người dân “lý luận thù hận”, “ ý thức thù địch” và “sùng bái vũ lực”, chính là đem xung đột đối đầu giữa chế độ tự do và độc tài chuyển hòa thành xung đột dân tộc giữa thống nhất và phân liệt.

Có người nói, tư thái hòa bình của Đài Loan là do so sánh sức mạnh giữa hai bên trong thực tế chênh lệch nhau quá xa đưa đến. Nhưng tôi thì cho rằng, đây chỉ là một phương diện. Càng quan trọng hơn Đài Loan đã trở thành một xã hội tự do, ngay cả khi có sức mạnh ngang bằng hay thậm chí là manh hơn Trung Quốc Đại Lục, cũng quyết không chủ động dùng vũ lực uy hiếp hay gây sự. Với sự đối kháng đó, Đài Loan dưới thời kỳ độc tài của Tưởng Giới Thạch, thực lực thua xa Trung Quốc Đại Lục, nhưng ông ta chưa bao giờ từ bỏ quốc sách dùng vũ lực phản công chiếm lại Đại Lục. Nhìn lại Nam Bắc Triều Tiên, thực lực của Nam Hàn luôn vượt xa Bắc Hàn, nhưng đã chủ động đưa ra cành ô liu hòa bình và lần đầu tiên đề xuất “Chính sách ánh dương” lại là tổng thống dân cử Kim Dae Jung. Trong khi đó kẻ độc tài Kim Chính Nhật (Kim Jong Il) lại không hề để ý tới sống chết của người dân, dùng lý do chống Mỹ và tuyên dương tư tưởng chủ thể “dùng quân sự lập quốc”, không ngừng tạo ra những trở ngại đối với công cuộc thống nhất hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Trên một đất nước nhỏ bé với hơn 20 triệu dân lại nuôi một đội quân 1.2 triệu người, quốc gia này đã trở thành nơi tà ác nhất trên thế giới ngày nay.

Sùng bái bạo lực là bước thụt lùi đi về phía dã man của văn minh nhân loại, hiện tượng phản tổ này tỉ lệ thuận với sự dã man của chế độ. Càng là chế độ độc tài dã man thì càng sùng bái bạo lực. Những năm gần đây, sùng bái bạo lực ở mỗi giai đoạn lịch sử lớn đều có thể tìm được một cái cớ hợp lý: sùng bái bạo lực trong thời kỳ chủ nghĩa thực dân được hợp lý hóa bởi dục vọng mở rộng lãnh thổ. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai thì sùng bái bạo lực được chủ nghĩa phát xít hợp lý hóa. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh thì sùng bái bạo lực được lý tưởng đại đồng của Chủ nghĩa Cộng sản hợp lý hóa. Trong thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh thì sùng bái bạo lực được chủ nghĩa dân tộc cực đoan hợp lý hóa. Trong thế kỷ mới, nơi mà tự do dân chủ và phát triển hòa bình trở thành xu thế chính, bất luận là chủ nghĩa khủng bố thánh chiến thuộc Chủ nghĩa Cơ yếu Hồi giáo, hay là sự từ chối của chế độ chuyên chế đối với chính trị dân chủ hóa, chủ nghĩa dân tộc đã trở thành cái cớ đường hoàng cho sùng bái bạo lực.

Mặc dù dưới áp lực của những thay đổi về địa chính trị thế giới, dưới hiện thực khác biệt khi so sánh sức mạnh bày ra trước mắt, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc không thể không sử dụng “hòa bình và phát triển” để định nghĩa dòng chảy của thế giới. Nhưng chỉ cần chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn từ chối dân chủ hóa chính trị, nó vẫn quyết không bao giờ từ bỏ ý thức hệ dã man sùng bái nòng súng. Huống hồ, với người dân Trung Quốc Đại Lục sinh sống dưới sự thống trị của hoàng quyền phong kiến và chính quyền tàn bạo toàn trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bên trong cơ thể họ lưu truyền thứ độc tố sùng bái bạo lực không dễ gì làm sạch. Chỉ cần chế độ độc tài còn tồn tại một ngày, thì thứ độc tố này ngày đó còn chưa bị thanh trừ, yêu nước một mực là cái cớ tốt nhất cho một xã hội sung mãn cảm xúc hiếu chiến, tùy thời có thể nổ ra một cỗ lực lượng dã man trong hiện thực.

Khi những giá trị của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi vượt qua những giá trị phổ quát của chủ nghĩa dân chủ hơn nữa có được sự ủng hộ mang tính áp đảo của người dân thì yêu nước đồng nghĩa với biện hộ cho chính quyền độc tài tàn bạo, khoe khoang vũ lực và thứ nhân tính hạ lưu tàn nhẫn.

Mặc dù Trung Quốc hiện tại còn xa mới có được thực lực để có thể chống lại Hoa Kỳ, cũng không thể nói tới chuyện sau hai mươi năm nữa có thể phát triển trở thành cường quốc số một thế giới xưng bá thiên hạ. Nhưng điều làm người ta lo lắng là: về tâm lý dân tộc, Trung Quốc hiện nay dưới sự uy hiếp và bức bách của chế độ độc tài, đã và đang chạy về phía chủ nghĩa yêu nước hiếu chiến hóa, lưu manh hóa, chủ nghĩa dân tộc dưới sự dung túng và dẫn hướng sai lầm, đã lâm vào cơn điên cuồng phá hủy đi những giá trị phổ quát của nhân loại và mất đi lý trí, đây chính là sự chuẩn bị đáng sợ của ý thức trung tâm thiên hạ và ý thức vô lại, để trong tương lai có thể dùng vũ lực xưng bá thế giới.

Trong khi đó bất luận là trong thời gian dài đắm chìm trong chế độ phong kiến hoàng quyền hay dưới chế độ độc tài Đảng Cộng sản Trung Quốc đương đại thì “ý thức trung tâm thiên hạ” và “tâm thái vô lại” vừa hư huyễn lại không thực tế đem đến cho Trung Quốc, chưa bao giờ là hòa bình, thành công, vinh dự và một xã hội kiện toàn, nhân tính, mà chỉ toàn đem đến máu tanh, thất bại, phế tích, sỉ nhục, một xã hội hoang đường và suy bại!

Ngày 10 tháng 7 năm 2002 tại nhà riêng.

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Trung Văn, Lưu Hiểu Ba, “Lưỡi gươm đơn tẩm thuốc độc: Phê phán chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đương đại”. Nhà xuất bản Boda. 2006. DCVOnline hiệu đính và minh hoạ bản của người dịch.

(1) Hình phạt bằng cách thiến đi bộ phận sinh dục nam.
(2) Đền Yasukun i靖國神社 Tinh Quốc Thần Xã là nơi thờ phụng những người lính tử trận vì đã chiến đấu cho Thiên hoàng. Tiền thân của đền thờ này là 東京招魂社 hay Đông Kinh Chiêu Hồn xã, được xây dựng tại cố đô Kyoto vào năm 1886. Đến năm 1875, Thiên hoàng Minh Trị quyết định dời Tōkyō Shōkonsha về Tokyo và đổi tên thành Yasukuni với mục đích biến đền này trở thành một địa điểm linh thiêng, đề cao bản sắc dân tộc và là nền tảng tinh thần cho Nhật Bản.
(3) Tác giả viết bài này trước những khủng hoàng người Rohingya Hồi giáo ở Miến Điện năm 2017.

1 Comment on “Chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc Đại Lục trong thập niên 1980

  1. TỪ CHỦ NGHĨA
    ĐẾN CHỦ NGHĨA

    Con người nghĩ cũng quả hay
    Bày ra “chủ nghĩa” để lừa lẫn nhau
    Trời sinh đâu chủ nghĩa gì
    Về sau lợi dụng sặc màu đấu tranh

    Một thời Phát xít hoành hành
    Mượn màu Quốc xã nhằm thành độc tôn
    Một thời Mác xít đỏ lòm
    Mượn màu Cộng sản cốt ngu dân lành

    Ngày nay IS cũng thành
    Cực đoan Hồi giáo ngọn ngành khác đâu
    Hay là Dân tộc hẹp hòi
    Cũng nơi Trung Quốc đua đòi hiện nay

    Đều là những kiểu thày lay
    Nhằm toàn lợi dụng những người ngu si
    Lưu Hiểu Ba nói những gì
    Thật đều xác đáng là người trắng trong

    Cao hơn trên cả tỷ dân
    Những người Trung Quốc còn trong ngu khờ
    Tuyên truyền quả hại trên đời
    Nó làm nhân loại mịt mù hiểu chi

    Thành Hitler tới họ Mao
    Đều hai con quỷ thét gào thảm thương
    Chúng toàn nhân loại tai ương
    Nhân danh “chủ nghĩa” mọi đường dắt dây

    Đúng là những thứ cùi đày
    Đỏ đen xóa trắng còn hay nỗi gì
    Khiến làm quần chúng ngu si
    Lọt tròng chúng cả khác gì nữa sao

    Thế nên tư tưởng tào lao
    Chúng gây “chủ nghĩa” nghẹn ngào thế gian
    Nhưng toàn đầu óc gian ngoan
    Để thành “lãnh tụ” ngang tàn đè dân

    Thật ra toàn thứ điếm đàng
    Dễ nào như Phật hay là Khổng Khâu
    Hoặc là như Chúa Giê-su
    Nhân văn toàn diện để người tự do

    TUYẾT NGÀN
    (06/9/17)