Người Việt Nam đầu tiên bị người Mỹ giết ở Việt Nam

Le Minh Khai | Trà Mi

Sự bỏ mặc không công nhận việc người Mỹ giết người Việt Nam muốn độc lập bằng bất cứ với hình thức nào có ý nghĩa gì?

Trà Mi | Trước khi loạt phim tài liệu 10 đoạn Vietnam War (Chiến tranh Việt Nam) do Ken Burns and Lynn Novik thực hiện được chiếu trên đài PBS và trên mạng Internet vào tối 17/09/207 cho người ở Mỹ thì nó đã chính thức ra mắt 5 ngày trước,12/09/2017, tại Trung tâm Kennedy, Washington, D.C..

Sau đó đã có nhiều thông tin và bình luận trên báo đài Việt ngữ, VOA, BBC, Việt Vùng Vịnh, v.v.. Người dịch đã chủ ý không đọc, không xem những thông tin, bình luận có trước và để đầu trắng ngồi xem tác phẩm của Ken Burns and Lynn Novik, ít nhất là đoạn đầu tiên chiếu trên TV vào Chủ nhật 17/09/2017.

Qua đoạn đầu của loạt phim “Vietnam War” người viết nhận thấy một số thiếu sót về, thú nhất là những người được hai tác giả chọn đưa vào phim. Tựa là “Vietnam War” nhưng ý kiến của người Miền Nam dường như không được chú ý đến như quan điểm của người Mỹ và của những người bên thắng cuộc. Nhận định “có nhiều chứ không phải một sự thật lịch sử” xác nhận sự thiếu sót, ít nhất ở đoạn đầu tiên, của loạt phim tài liệu này.

Ngay cả trong danh sách cố vấn của chương trình cũng chỉ có tên hai người phe Bắc Việt bên cạnh nhiều người Mỹ.

Ngày nay, đọc sách lịch sử, xem phim lịch sử là việc không dễ nói chi đến chuyện viết sách, làm phim hay đi dạy về lịch sử

Thay vì viết nhận xét của riêng mình, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc cái nhìn của một người Mỹ, một giáo sư dạy khoa sử ở University of Hawaii at Manoa, Hoa Kỳ.


Minh hoạ và nhậận định của Le Minh Khai

Tôi mới ráng xem đoạn đầu tiên của loạt phim nhiều tập tên “Chiến tranh Việt Nam” của những người làm phim Ken Burns và Lynn Novik. Tôi không nghĩ bộ phim tài liệu này hay, nhưng giờ thì tôi thực sự ngạc nhiên thấy nó thật sự rất là tệ.

Cốt lõi của vấn đề (ít nhất là ở đoạn đầu tiên của) loạt phim tài liệu này là nó hoàn toàn chú trọng đến cái nhìn của Mỹ. Nó dựa trên một sự tưởng tượng rằng chính phủ Mỹ có thể định đoạt được số phận của mọi vấn đề thế giới, và cá nhân những người Mỹ có thể ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ Mỹ.

“Bài học” mà cuốn phim tài liệu này muốn dạy [cho người xem] là khi mà các vấn đề thế giới không tuân theo các tiêu chuẩn của lý tưởng Mỹ, và đó là vì chính phủ Hoa Kỳ không lắng nghe những ý kiến hay của cá nhân người Mỹ.

Hãy gọi đây là chuyện người Mỹ tự kinh tởm mình, “người Mỹ ngu quá”.

Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson trong một bài phát biểu tháng 1 năm 1917 © Hulton Archive / Getty Images

Câu chuyện này bàng bạc khắp nơi trong đoạn đầu của loạt phim Chiến tranh Việt Nam. Có những ví dụ rõ ràng “Người Mỹ ngu quá” như việc Tổng thống Wilson không đi gặp Hồ Chí Minh tại Versailles năm 1918 và Tổng thống Truman không trả lời thư của Hồ Chí Minh năm 1945/46.

Tuy nhiên, bộ phim tài liệu này cũng giới thiệu những câu chuyện “Người Mỹ ngu quá” ít được biết đến, chẳng hạn như câu chuyện của Peter Dewey, một nhân viên tình báo Mỹ thời chiến của OSS (tiền thân của CIA).

Dewey đóng ở Sài Gòn vào năm 1945 khi người Anh giải giáp Nhật Bản tại đây sau khi kết thúc Thế chiến II. Theo tập phim Chiến tranh Việt Nam, Dewey đã nói rằng người Việt thực sự muốn độc lập, và ông khuyến khích vị chỉ huy của quân đội Anh không nên trấn áp những mong muốn đó.

Đáng buồn thay, người Mỹ nhìn xa thấy rộng này đã bị Việt Minh (nguyên văn là “Vietnamese nationalists”), những người mà ông ủng hộ, giết chết vào ngày 26 tháng 9 năm 1945 khi ông lái xe đến sân bay.

Một lần nữa, bài học ở đây là gì? Có những người Mỹ có những ý tốt nhưng họ không được lắng nghe và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề thế giới. Nếu ý kiến của Peter Dewey mà được nghiêm túc lắng nghe vào năm 1945… mọi thứ xảy ra sau thời điểm đó có thể đã tránh được…

Bản khai hữu thệ của Herbert J. Bluechel. Nguôn: The Vietnam Virtual Archive/LMK

Điều đó, như tôi đã nói, là một sự tưởng tượng. Nhưng có một cái gì đó nham hiểm hơn về việc mô tả Peter Dewey trong Chiến tranh Việt Nam như một ông thánh tử đạo Mỹ, bởi vì sau khi Dewey chết bi thảm, đã có nhiều người Việt Nam đã bị người Mỹ giết.

Khi lái chiếc xe jeep đến sân bay, Dewey được một Đại uý Herbert J. Bluechel nào đó hộ tống. Bluechel đã không tử thương vì loạt đạn giết Dewey, và sau cái chết của Dewey, Bluechel đã bắn trả những người Việt Nam đã giết Dewey, một lần nữa, đó cũng là những người Việt Nam đã chiến đấu vì độc lập mà Dewey đã ủng hộ.

Trích dẫn từ một bản khai hữu thệ mà Bluechel đã làm (và có thể tìm thấy – chỉ bằng một cái bấm chuột – ở Vietnam Virtual Archive tại Đại học Texas Tech), Bluechel cho biết,

“Tôi chụp lấy khẩu súng trường và cố bắn vào một vài người Việt Nam đang bắn và tiến đến gần tôi. Họ đi dọc theo đường đánh dấu ‘D’ trên hình vẽ. Khẩu carbine của tôi kẹt đạn và tôi đã buộc phải vất nó đi và dùng súng lục. Tôi đã rất may mắn khi bắn trúng ba người đi dọc theo đường ‘D’, khiến cho những người còn lại phải tìm chỗ nấp.”

“Tôi nhận thấy có 10 hoặc 15 người Việt Nam đang tiến về phía Nam trên đường đi về hướng tổng hành dinh của OSS và nhận ra rằng họ đang cố gắng chận đường rút lui duy nhất của tôi. Tôi đã bắn một vài phát về phía họ khiến họ phải tìm chố nấp.”

Rồi Bluechel đã đi theo một bờ dậu hướng về tổng hành dinh của OSS. Sau đó ông nói rằng

“Tôi đã đi đến cuối hàng rào mà không bị trúng đạn, và có thể xác nhận rằng tôi đã bắn trúng năm người trong số những người đã đuổi theo tôi.”

Nếu năm người đó cộng thêm ba người mà ông ta “bắn trúng” trước đó, có nghĩa là Bluechel đã bắn tám người Việt Nam vào thời điểm này.

Bản khai hữu thệ của Herbert J. Bluechel. Nguôn: The Vietnam Virtual Archive/LMK

Có 5 người ở tổng hành dinh của OSS khi Bluechel đến, và ông nói rằng ông đã xếp họ vào “các điểm chiến lược trong và xung quanh nhà và ra lệnh cho họ bắn vào bất cứ người Việt Nam vũ trang nào mà họ thấy bắn vào hoặc đến gần căn nhà.”

Ông nói tiếp, “Trong khoảng 20 đến 30 phút súng bắn liên hồi, và chúng tôi đã bắn trúng vào nhiều người Việt Nam trên sân gôn phía trước trụ sở chính. Tôi ước tính lực lượng tấn công là khoảng 50 người.”

Cuộc chiến vẫn tiếp diễn cho đến khi người Việt Nam “treo cờ Chữ thập đỏ và đến sân gôn trước mặt chúng tôi để di tản người chết và người bị thương.”

Nguồn Wilipedia.org

Peter Dewey được nhắc đến trên Wikipedia là “người Mỹ chết đầu tiên ở Đông Dương thuộc Pháp, bị giết trong cuộc nổi dậy của người Việt Nam 1945.” Điều đó có thể đúng, nhưng tại sao nhiều người Việt Nam đã bị người Mỹ hạ sát vào cùng ngày được không được ghi tên?

Sự bỏ mặc không công nhận việc người Mỹ giết người Việt Nam muốn độc lập bằng bất cứ với hình thức nào có ý nghĩa gì?

Trong cái thế giới Hoa Kỳ là cái rốn của những người như Ken Burns và Lynn Novik, rõ ràng là việc đó không có ý nghĩa gì cả. Đó là một lý do, trong số nhiều lý do khác, tại sao tập phim tài liệu Chiến tranh Việt Nam của họ, lại là một thất vọng hoàn toàn.

Bản khai hữu thệ của Bluechel Affadavit

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: The First Vietnamese Killed by Americans in Vietnam. Le Minh Khai, Le Minh Khai’s SEAsian History Blog. Always rethinking the Southeast Asian past. 17/09/2017.

2 Comments on “Người Việt Nam đầu tiên bị người Mỹ giết ở Việt Nam

  1. Bỏ ra hơn 30 triệu Mỹ kim để hy vọng được bằng khen của CSVN thì đúng là những thằng khùng.

  2. CHIẾN TRANH VIỆT NAM

    Bây giờ nó đã qua rồi
    Kéo dài liên lỉ suốt hai thời kỳ
    Bốn lăm cho đến năm tư
    Tiếp theo lần nữa đến kỳ bảy lăm

    Thời đầu Việt Pháp rõ ràng
    Thời sau Việt Mỹ cũng càng éo le
    Nhưng mà điểm lại mấy phe
    Đừng chơi lấp liếm nhập nhòe mới hay

    Đầu tiên là Pháp Việt Minh
    Nhưng còn Bảo Đại ở đâu lúc này
    Trong thành nào phải tay sai
    Mà còn phần tử chẳng hùa Việt Minh

    Lại như ở phía núi rừng
    Đâu toàn cộng sản mà còn quốc gia
    Thế nên xôi đậu gọi là
    Hay là nói khác chút nào sọc dưa

    Dù sao nói vẫn chẳng thừa
    Pháp và Cộng sản đánh vùa cùng nhau
    Bởi vì sau ký Giơ Neo
    Cả toàn Miền Bắc trở nên đỏ lòm

    Miền Nam biến lại thành vàng
    Pháp đi Mỹ đến mới toàn lạ chưa
    Lập nên thể chế Cộng hòa
    Khác hơn Miền Bắc kiểu Nga kiểu Tàu

    Dĩ nhiên Miền Bắc ông Hồ
    Dễ nào bế tắt con đường đi lên
    Thành ra giải phóng Miền Nam
    Mới là sách lược dài lâu sau này

    Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào
    Con đường của Bác ào ào phát huy
    Cuối cùng chung cuộc hai phe
    Hóa thành xanh đỏ tranh nhau cục vàng

    Nhưng rồi vàng cũng đi đoang
    Việt Nam thống nhất hóa toàn đỏ tươi
    Khắp nói ca ngợi Bác Hồ
    Bởi vì có Bác cơ đồ là đây

    Loay hoay bao cấp những ngày
    Gần thành sập tiệm chuyển ngay đổi đời
    Vi Liên Xô sụm mất rồi
    Đông Âu cũng vậy mới thời chuyển mau

    Vậy là đổi mới từ đây
    Toàn cầu hội nhập nói ngay sáng dần
    Hồi xưa thảy đỏ mười phần
    Giờ thì nửa đỏ nửa xanh lạ gì

    Bởi vì Trung Quốc còn kia
    Đó là chỗ dựa bảo tồn phe ta
    Tuy dầu đã hết ba hoa
    Chỉ còn định hướng thành ra mơ hồ

    Con đường quá độ ào ào
    Một thời đã dẹp lẽ nào còn trưng
    Thật ra tội nghiệp dân mình
    Nói sao hay vậy thật tình biết đâu

    Nhưng giờ chỉ có điều rầu
    Hoàng Sa bị mất có nào ra chi
    Công hàm năm tám ý gì
    Để bò bị cướp mới đi làm chuồng

    Nên đời đừng có y uông
    Kiểu toàn ngu dốt biết nào sử ta
    Chỉ hùa theo nói một phe
    Đúng toàn trí thức ba que rõ ràng

    Nên dân giờ chỉ ngổn ngang
    Dễ tin trí thức nói quàng nói xiên
    Chỉ còn trí ngủ triền miên
    Mẹ cha đào lỗ chôn liền càng hay

    Nên chi đất nước cùi đày
    Nếu dân ngu tối mặt mày láo liêng
    Nhất là trí thức rẻ tiền
    Còn chi dân trí mọi miền nước non

    Vậy nên càng nói càng thương
    Tây Hồ thuở trước vấn vương nỗi lòng
    Trăm năm quả thật bòng bong
    Bây giờ trí thức chỉ toàn liệng đi

    Kiểu toàn não trạng cu li
    Như Hoàng Chí Bảo nói chi bây giờ
    Hoặc thằng già Võ Đông Cung
    Toàn đồ mặt mẹt khốn cùng dân ta

    Nào vào youtube mà coi
    Nhiều thằng mất dạy biết chi sử nhà
    Toàn đồ đĩ bợm tà ma
    Nỗi buồn đất nước lưu hoài ngàn sau

    THƯỢNG NGÀN
    (19/9/17)