Tài liệu tuyên truyền rẻ tiền của Bắc Việt trong phim Vietnam War của Ken Burns

Spyridon Mitsotakis | Hồn Việt

Hiển nhiên là thật sự đã có thương vong của thường dân trong các vụ oanh tạc của Mỹ. Nhưng trong bộ phim này đáng lẽ phải dẫn chứng bằng các nguồn tốt hơn thay vì những tin tức giả trá của Salisbury.

Những người lính Mỹ tđi theo một con lạch trong phim Chiến tranh Việt Nam. Hình chụp từ phim The Vietnam War của Ken Burns.

Đọc tài liệu tuyên truyền cộng sản có thể rất nản!

Thí dụ như trong tập sách mỏng của Bắc Việt tung ra hồi tháng 10 năm 1966 với tựa đề “Báo cáo về tội ác chiến tranh của giặc Mỹ ở Nam Định” viết:

“Trận ném bom vào phố Hàng Thao ngày 14 tháng 4 năm 1966 là một trong những cuộc ném bom dữ dội nhất của Mỹ cố ý nhắm vào thường dân …. Lúc 6 giờ 30 sáng, khi những người tan ca đêm về và đang ngủ, những người sắp đi làm đang ăn sáng, phụ nữ chuẩn bị chợ búa hoặc làm việc nhà, và trẻ em đã sẵn sàng đến lớp mẫu giáo hay vườn trẻ thì hai máy bay Mỹ bay ở độ thấp dọc theo quốc lộ Ninh Bình 10 vào khu vực các đường Hàng Thao, Hàng Cau, Trần Hưng Đạo và Bến Thóc, ném 8 quả bom MK.84 làm 43 người chết, 135 người bị thương, 240 nhà bị sập đổ và hư hại …”

Tuyên truyền của cộng sản lúc nào cũng thế – bất cứ mục tiêu ném bom nào của Mỹ cũng toàn là nhà trẻ.

Thế nhưng vào ngày 27 tháng 12 năm 1966, Harrison Salisbury tường trình trên tờ New York Times thế này:

“Mọi đường phố ở Nam Định đều hoang vắng, nhà cửa nơi thì đổ nát nơi chẳng còn gì. Một con phố hoang vắng là phố Hàng Thao hay còn gọi là phố Hàng Lụa, trung tâm của ngành dệt lụa. Hầu hết mọi căn nhà trên phố này đã bị phá hủy hôm 14 tháng 4, khoảng 6 g30 sáng ngay khi nhà máy đổi ca. Bốn mươi chín người thiệt mạng, 135 người bị thương tại phố Hàng Thao, và 240 căn nhà bị sập. 8 quả bom – MK84 – đã gây nên hậu quả đó.”

Sự giống nhau giưa hai đoạn văn là  chuyện lạ thường khi  nó được nêu lên vào thời điểm đó – và nó đã trở nên phi thường hơn kể từ đó.

Năm 1985, học giả người Úc Robert Manne đã nghiên cứu những bài viết riêng của nhà báo Wilfred Burchett (vốn được chuyển giao cho Đại học La Trobe ở Melbourne khi Burchett qua đời năm 1983). Ngay lúc đó thì người ta đã ngờ (và sau này, nhờ vào các tài liệu lưu trữ của Liên Xô được bạch hóa thì chúng ta đã biết chắc) rằng Wilfred Burchett chính là một nhân viên của mật vụ KGB..

Wilfred Burchett và quan thầy Soviet. Nguồn: The Australian

Ông Manne đã tìm ra một chuyện hết sức đáng chú ý trong số giấy tờ ấy, và ông đã viết trong tạp chí Quadrant thế này:

“Trong những thành công tuyên truyền của Burchett những năm 1960 (hoặc ít nhất tôi cũng biết), không ai có thể vượt qua được chuyến viếng thăm của nhà báo Harrison Salisbury có uy tín ở New York vào năm 1966 để báo cáo tác động của vụ đánh bom Mỹ vào miền Bắc Việt Nam. Nói chung hiểu rằng các báo cáo của Salisbury có ảnh hưởng sâu sắc đến khuynh hướng chung của ý kiến ​​Mỹ đối với chiến tranh Việt Nam. Một thời gian sau đó, nó đã được cho là trong các báo cáo của ông Salisbury lấy tài liệu chính thức của Bắc Việt phát hành như thể đó là những nhận xét độc lập của ông. Nhưng điều chưa biết là chuyến đi của Salisbury đã được sắp xếp nhờ liên hệ tốt của Burchett [với Bắc Việt] và Salisbury rất biết ơn những gì Burchett đã làm cho ông ta ở Hà Nội.

Vào ngày 7 tháng 2 năm 1967 Burchett đã viết thư này cho cha của ông ta thế này:

“Cho một mình bố biết riêng thôi nhé, con xin trích từ bức thư Harrison Salisbury đã để ở Phnom Penh cho con thế này “Tôi hết sức biết ơn bạn vì sự hỗ trợ và giúp đỡ mà bạn đã làm để trình bày trường hợp của tôi với nhà cầm quyền Việt Nam. .””

Burchett tự hào trong một bức thư khác: “Harrison chỉ nói những gì mà tôi đã từng nói từ lâu, thế nhưng quan trọng hơn nhiều là nó được nói ra trên tờ New York Times!”

Những bài tường thuật của Harrison Salisbury từ Bắc Việt cần phải được ghi nhớ là một sự hổ thẹn của làng báo!

Ký giả Harrison Salisbury làm tin giả. Nguồn: Harper & Row; 1st edition (1967).

Nhưng thật đáng xấu hổ, nó được trình bầy như sự thật như trong phim tài liệu Chiến tranh Việt Nam của Ken Burns. Đó là một đoạn trong đó một số người được phỏng vấn ở Việt Nam đang nói về vụ đánh bom [ở phố Hàng Thao]. Người dẫ phim nói với khán giả rằng đa số dân Mỹ không tin những gì Bắc Việt nói – bài tường thuật của Harrison Salisbury đã thuyết phục họ tin rằng đó là sự thật.

Không hề có một lời bàn nào về cuộc tranh luận xung quanh các bài viết của Salisbury từ miền Bắc Việt Nam, mặc dù nó đã được tranh cãi suốt 50 năm qua.

Hiển nhiên là thật sự đã có thương vong của thường dân trong các vụ oanh tạc của Mỹ. Nhưng trong bộ phim này đáng lẽ phải dẫn chứng bằng các nguồn tốt hơn thay vì những tin tức giả trá của Salisbury.

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Infamous North Vietnamese Propaganda Makes Appearance In Ken Burns Series. By SPYRIDON MITSOTAKIS, September 21, 2017.