Việt Nam và Nhật Bản sẽ là những nước bị ảnh hưởng lớn nhất vì cuộc xung đột Mỹ-Bắc Hàn

MASAYUKI YUDA và TOMOMI KIKUCHI, (Nikkei) | DCVOnline

Moody’s và Ngân hàng Thế giới cảnh cáo về những hậu quả kinh tế nghiêm trọng đối với châu Á.

Một khán giả đang theo dõi một bản tin về việc Bắc Hàn bắn hoả tiễn bay qua hòn đảo Hokkaido ở phía bắc Nhật Bản và rơi xuống Thái Bình Dương, Seoul, ngày 15 tháng 9. © Reuters

TOKYO | Theo cảnh cáo của hãng cung cấp dịch vụ cho giới đầu tư Moody’s, nếu những căng thẳng đang leo thang gần đây đưa đến một cuộc xung đột quân sự ở bán đảo Trều Tiên thì Mỹ và Bắc Hàn sẽ không phải là hai nước duy nhất sẽ bị thiệt hại – ít nhất là về mặt tín dụng. Việt Nam và Nhật Bản cũng nằm trong tầm đạn.

Hơn nữa căng thẳng Mỹ-Bắc Hàn có thể làm hỏng con đường phát triển hứa hẹn ở khu vực. Ngân hàng Thế giới đã cảnh cáo như thế trong bản báo cáo tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Theo quan điểm của chuyên viên tín dụng cao cấp của Moody, Martin Petch thì “Một cuộc xung đột kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các hồ sơ tín dụng của các quốc gia trên thế giới vì một số nguyên nhân.”

Nhiều công ty của Nam Hàn như Samsung Electronics và LG Electronics, đã đưa Việt Nam vào chuỗi cung ứng của họ, xây dựng nhà máy tại Việt nam để tận dụng giá lao động rẻ. Ông Petch nói thêm:

“Việt Nam là nước dễ bị ảnh hưởng nhất vì bất kỳ sự gián đoạn nào trong chuỗi cung ứng toàn cầu do sự chấm dứt hoặc suy yếu sản xuất ở Nam Hàn.”

Khoảng 20% số nhập cảng bán thành phẩm của Việt Nam là từ Nam Hàn. Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Nam Hàn chiếm hơn 5% tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam. Ông Petch nói,

“Những cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối phó với những thách thức đáng kể trong việc giải quyết và phải có phản ứng nhanh và hiệu quả” trước một cuộc khủng hoảng. Petch cho biết, trong trường hợp của Nhật Bản, việc tăng chi tiêu lớn do hậu quả của việc chậm phát triển có thể làm trầm trọng thêm tình hình tài chính tại đây.

“Các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể sẽ tăng tiết kiệm phòng ngừa, như vậy họ sẽ đầu tư và tiêu dùng thấp hơn. Việc giảm tăng trưởng GDP quy định sẽ hạn chế sự đa dạng trong việc củng cố tài chính.”

Nhân viên đi làm việc tại nhà máy của Samsung ở phía Bắc Hà Nội © Reuters

Trong khi đó, trong báo cáo hôm Thứ tư, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng kinh tế 6,4% cho khu vực Đông Á và Thái Bình Dương vào năm 2017. Tuy nhiên, báo cáo dùng ngôn ngữ đặc biệt trần trụi để phác hoạ từ những rủi ro cho đến viễn cảnh tích cực của nền kinh tế ở khu vực này.

Đứng đầu danh sách các nguy cơ địa chính trị là mối đe dọa hạt nhân của Bắc Hàn, “có thể leo thang thành xung đột vũ trang”, phá vỡ lưu lượng thương mại và hoạt động kinh tế.

Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới cho khu vực Đông Á Thái Bình Dương Sudhir Shetty cho biết trong cuộc họp báo vào hôm thứ Tư, căng thẳng đang gia tăng có “tiềm năng ảnh hưởng đến sự có sẵn và tiếp cận với tài chính bên ngoài” cho các nền kinh tế ở khu vực.

Giới quen thuộc với vấn đề này nói, trên thực tế, đây là lần đầu tiên Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh mối đe dọa của Bắc Hàn một cách trực tiếp.

Bản, báo cáo cho hay, “Một số cường quốc yêu cầu có các biện pháp cứng rắn hơn để ngăn chặn Bác Hàn phát triển năng lực hạt nhân, kể cả những hành động quân sự có hại. Leo thang ở những tranh chấp này có thể gây hậu quả nghiêm trọng nghiêm trọng” đặc biệt khi khu vực này đóng một vai trò trung tâm trong việc chuyên chở và sản xuất cho chuỗi cung cấp toàn cầu.

Điều này có thể là “làm gián đoạn các dòng giao dịch thương mại toàn cầu và hoạt động kinh tế”, bản báo cáo cho biết thêm rằng sự biến động theo sau trên thị trường toàn cầu “sẽ cản trở triển vọng tăng trưởng của khu vực”.

Đối với giới đầu tư, những lo ngại đó có thểđua ư đến những “chuyến bay về vùng an toàn” thường xảy ra sau những cuộc khủng hoảng chính trị và có thể gây cho dòng vốn đầu tư chảy ngược ra khỏi các nền kinh tế trong khu vực.

Điều này có thể gây áp lực lên tỷ giá hối đoái và lãi suất toàn cầu. Báo cáo cũng cảnh báo rằng những thiệt hại có thể có cả chi phí bảo hiểm cao hơn đối với các tàu hàng vận chuyển trong khu vực và sự gia tăng giá hàng hóa thế giới.

Biên tập trưởng của Nikkei Asian Review, Gwen Robinson đã tiếp tay viết bản tin này.

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Vietnam and Japan would be among hardest hit by a Korean conflict. MASAYUKI YUDA and TOMOMI KIKUCHI, Nikkei, October 4, 2017.