Từ hạ đẳng đi vào vùng quyền lực: người Sikh đã trở thành một lực lượng chính trị lớn ở Canada

Haroon Siddiqui & Alok Mukherjee | Trà Mi

Cuộc hành trình dài và gian khổ của người Sikh trở thành một câu chuyện lý thú của người Canada.

Người lãnh đạo đảng NDP (Tân Dân chủ) Jagmeet Singh sáng chói bên cạnh Guy Caron, người mới được ông bổ nhiệm làm lãnh đạo tại quốc hội trước cửa Hạ viện vào tuần trước. Nguồn: Sean Kilpatrick / Canadian Press.

Ba cột mốc lịch sử mà Jagmeet Singh đại diện cho là – người đầu tiên không phải da trắng, người Nam Á đâu tiên và người Sikh đầu tiên trở thành lãnh đạo của một chính đảng quốc gia – đức tin cá nhân, mà ông rất tự hào này tỏ, và đó chính là những biểu tượng cực điểm và có ý nghĩa quan trọng.

Một thế kỷ sau khi phải chịu đựng sự phân biệt chủng tộc thô bạo từ khi họ đến British Columbia, người Sikh đã trở thành một lực lượng chính trị lớn hơn bất cứ nhóm người thiểu số nào khác tại Canada. Hành trình phát triển dài và gian nan của họ sau cùng đã trở thành một câu chuyện lịch sử kỳ thú của người dân Canada

Khi chọn Singh làm người lãnh đạo, Đảng Tân Dân chủ đã chuộc lỗi của tiền thân của nó, là Co-operative Commonwealth Federation (CCF), đã coi người Sikh từ Ấn Độ là quỷ – thường bị nhầm lẫn là người Hindu – đặt chân đến bờ biển phía Tây Canada trong những năm 1900. Người lãnh đạo CCF lúc đó, JS. Woodsworth, tuyên bố rằng họ “rõ ràng là là kỳ cục” và “thật không hợp cảnh tại Canada.”

Cùng quan điểm với ông Woodsworth là phong trào lao động, một trụ cột sáng lập khác của đảng NDP tương lai. Năm 1907, Hội đồng Thương mại và Lao động Vancouver đã thông qua một đề nghị “dứt khoát chống lại” “người lao động ‘Hindoo’”. Hội đồng Thương mại và Lao động Canada đã kêu gọi loại trừ “Những sắc dân không thể đồng hoá”.

Phản ảnh những thành kiến đang lan tràn, báo chí Vancouver lúc đó đã miêu tả những người mới đến là một mối nguy hiểm cho “phụ nữ da trắng” trinh nguyên.

Quốc hội tỉnh bang B.C năm 1907 đã tước bỏ quyền công dân của tất cả “người sinh tại Ấn Độ mà cha mẹ không phải là người Anglo-Saxon” và cấm họ đốn gỗ trong vùng đất của chính phủ cũng như cấm họ hành nghề trong hai ngành luật và y.

Thủ tướng Sir Wilfrid Laurier viết:

“Tình trạng liên quan đến người Hindoos rất là nghiêm trọng … và, nói thẳng, tôi thấy không có giải pháp nào ngoại trừ lặng lẽ kiểm tra các cuộc di cư từ Ấn Độ.”

Bộ trưởng Lao động của ông và Thủ tướng tương lai, Mackenzie King, nói, “người Hindu không thích hợp với khí hậu của nước ta.”

Năm 1908, Ottawa ban hành đạo luật khét tiếng “cuộc hành trình liên tục” buộc những người từ Ấn Độ sẽ phải di chuyển không ngừng đến Canada. Tuy nhiên, không có hãng tàu nào có hải hành trực tiếp từ Ân Độ sang Canada. Đó chính là mục đích của chính phủ đương thời. Những quy luật khác còn cấm người không nói một ngôn ngữ châu Âu vào Canada, và cấm việc tái nhập cảnh những người đã về nhà để thăm vợ và gia đình.

Đến năm 1911, dân số người Sikh ở Canada giảm xuống chỉ còn một nửa, 2.342 người.

Thử thách thực sự đầu tiên đối với các chính sách phân biệt chủng tộc đến từ một điểmbất ngờ. Vào ngày 23 tháng năm 1914, Komagata Maru, một tàu chở hàng của Nhật Bản do Gurdit Singh, một thương nhân người Sikh ở Malaya thuê, đã buông neo trong vịnh Burrard ở Vancouver. Nó chở theo 376 công dân của người Anh Raj, 340 người trong số họ là người Sikh.

Ngày 23 tháng năm 1914, Komagata Maru, một tàu chở hàng của Nhật Bản do Gurdit Singh, một thương nhân người Sikh ở Malaya thuê, đã buông neo trong vịnh Burrard ở Vancouver. Nó chở theo 376 công dân của người Anh Raj, 340 người trong số họ là người Sikh. Nguồn: Leonard Frank/Vancouver Public Library Historical Photographs.

Một tờ báo Vancouver chạy tít lớn, “Những kẻ xâm lược Hindu giờ đang ở bến cảng thành phố trên con tầu Komagata Maru.”

Khách không được phép xuống tầu suốt hai tháng. Thủ tướng Robert Borden đã cho hộ tống con tầu Komagata Maru ra biển Thái Bình Dương.

Phải đến 72 năm sau, vào tháng Năm năm ngoái chính phủ Ottawa mới chính thức công bố lời xin lỗi. Thủ tướng Justin Trudeau nói với Hạ viện rằng:

“Không có lời nào có thể hoàn toàn xóa bỏ được những đau khổ của nạn nhân tầu Komagata Maru. Hôm nay, chúng ta xin lỗi và cam kết sẽ ứng xử đẹp hơn.”

Bưu chính Canada đã phát hành tem kỷ niệm, có hình con tàu và Gurdit Singh. năm nay, Hội kịch ở Stratford trình diễn một phiên bản mới của vở kịch năm 1976 của Sharon Pollock, nói về vụ con thuyền Komagata Maru. Phòng triển lãm ở Peel mở một cuộc triển lãm ở Brampton nơi mà tiếng Punjabi bây giờ là ngôn ngữ được dùng nhiều thứ hai và là đơn vị mà Jagmeet Singh đại diện tại quốc hội tỉnh bang Ontario từ năm 2011.

Dòng người Sikh đương thời đến Canada vào những năm 1970, cùng với các nhóm người khác từ châu Á theo chương trình nhập cư mở rộng.
Đó là thời điểm những người Sikh ở Ấn Độ đang muốn có một quê hương riêng, Khalistan, vùng đất thuần khiết. Từ một phong trào phản kháng chính trị tương đối ôn hòa, năm 1982 nó đã trở thành một cuộc đấu tranh, với lãnh đạo và quân vũ trang trú ẩn tại Đền Vàng, ngôi đền linh thiêng nhất của người Sikh ở vùng Amritsar. Năm 1984, Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi ra lệnh cho quân đội Ấn Độ tấn công.

Theo một báo cáo, có 1.500 người thiệt mạng trong cuộc hành quân đó. Để trả đũa, Gandhi bị vệ sĩ người Sikh của mình ám sát khi vừa rời khỏi nhà ở Delhi. Việc đó đã gây ra các cuộc phản công trả đũa người Sikh ở Delhi và các nơi khác, giết chết khoảng 3.000 người.

Năm 1985, một chuyến bay của Air India rời Toronto bị đặt bom trên tầu và rơi ngoài khơi bờ biển Ái Nhĩ Lan (Ireland), giết chết 329 người – đây là vụ khủng bố khủng khiếp nhất trong lịch sử Canada. Một nhóm người Sikh ở bờ Tây bị nghi ngờ, nhưng chỉ một mình Inderjit Singh Reyat bị kết án (và được tha có điều kiện hồi năm ngoái). Tất cả sự việc chung quang vụ khủng bố không bao giờ được biết vì cuộc điều tra mà RCMP làm hỏng, bị trì hoãn dù có hai cuộc điều tra của chính phủ Liên bang..

Vụ này là một điểm nhức nhối với Ấn Độ – và cả người Canada gốc Hindu. Cả hai đều có khuynh hướng xem người Sikh chỉ trích Ấn Độ là bọncực đoan “Khalistanis”.

Vào năm 1987, vào một buổi sáng tháng bảy mù sương, 174 người Sikh đã xuất hiện bên một xa lộ ở quận Shelburne, tỉnh bang Nova Scotia Họ được thuyền đưa vào thả gần bờ . Một người hỏi là ông ta có thể thuê taxi đi tới Toronto hay không. Cuối cùng họ cũng được Canada nhận làm người tị nạn như hàng ngàn người Sikh khác.

Khoảng 100,000 người tham dự cuộc diễn hành Ngày Khalsa ở Toronto vào ngày 26 tháng 4 năm 2015. Nguồn: Colin Mcconnell / Toronto Star File Photo.

Tại Canada, người Sikh tiếp tục đấu tranh vượt qua nhiều thách thức, từ quyền vấn khăn quấn tóc và đeo dao găm nghi lễ (kirpan). Năm 1989, hơn 90.000 người Canada đã ký một bản kiến ​​nghị phản đối lính đội khăn xếp trong hàng ngũ RCMP. Đảng Canh Tân (Reform Party), do Preston Manning dẫn đầu, hoàn toàn ủng hộ cuộc vận động phản đối đó. Đến năm 1990 Baltej Singh Dhillon trở thành người kỵ binh đầu tiên đội khăn xếp trong hàng ngũ RCMP..

Đệm giữa những phát triểng ở quê hương và ở nước ngoài người Sikh đã bắt đầu phát triển cộng đồng của họ. Chẳng bao lâu sau họ tham gia chính trưởng, ra tranh cử ở tỉnh bang cũng như các kỳ bầu cử liên bang. Báo chí và giới bình luận cánh hữu bắt đầu đặt vấn đề “chính trị sắc tộc”, và không đề cập đến lý do tại sao nó luôn là điều đáng khen đối với những người Canada khác khi tuyển bạn, đồng nghiệp nông dân, giới ngân hàng hay bất kỳ nhóm nào có cùng quan điểm vì một lý do chính trị nhưng không phải cho người Sikh.

Cuộc bầu cử liên bang năm 1993 trở thành một cột mốc nhỏ – người Sikh có nhiều ghế, hai đến ba, trong Hạ viện hơn Đảng Bảo thủ.

Gurbax Singh Malhi dân biểu Malton trở thành người Sikh quấn khăn đầu tiên của Quốc hội -. Đúng hơn, ông là người đầu tiên ở vị trí đó trong thế giới phương Tây. Trong thời gian hỏi đáp ở Hạ viện, ông đã ngồi trong tầm máy thu hình ngay sau Jean Chrétien nổi bật với khăn xếp màu đỏ, công bố một Canada mới đang thành hình.

Người Sikh không vấn khăn cũng trở nên nổi tiếng trong nước – trong số đó là Herbance Singh (Herb) Dhaliwal, một bộ trưởng Liên bang, và Ujjal Dosanjh Singh, Thủ tướng NDP của tỉnh bang British Columbia (B.C.), người sau này trở thành một đảng viên đảng Tự do và được bổ nhiệm vào nội các của chính phủ Liên bang.

Thành công của người Sikh trong chính trường Canada và trong lĩnh vực công đã trở thành câu chuyện đáng chú ý.

Ngày hội cộng đồng Khalsa hàng năm của họ được tổ chức ở mọi thành phố lớn, có mặt tham dự đã trở thành điều bắt buộc đối với giới lãnh đạo chính trị từ Thủ tướng Chính phủ trở xuống.

Chính trị gia của mọi chính đảng thường xuyên ghé thăm những đền thờ của người Sikh, cởi giầy, quấn khăn theo phong tục và ngồi trên sàn ở các khu vực dành riêng cho nam giới và phụ nữ, và sau đó tình nguyện làm việc tại phòng ăn nơi mà mọi người thay phiên dọn thực phẩm miễn phí cho dân chúng.

Hiện nay 30 trong số 41 dân biểu của Nghị viện liên bang và tỉnh bang người Nam Á là người Sikh. Và năm ngoái, Sabi Marwah, phó chủ tịch và giám đốc điều hành quấn khăn dầu tiên của Ngân hàng Nova Scotia vừa được bổ nhiệm vào Thượng viện.

Bộ trưởng Quốc phòng Harjit Sajjan và hàng huy chương quân vụ của ông khi ông rời khỏi Không quân Hoàng gia Canada vào ngày 1 tháng 9 năm 2017. Nguồn: Chris Young/The Canadian Press

Khi bổ nhiệm bốn người Sikh vào nội các của ông – Navdeep Bains, Bardish Chagger, Harjit Sajjan và Amarjeet Sohi – Thủ tướng Justin Trudeau tự kiêu rằng ông có nhiều bộ trưởng người Sikh hơn cả nội các liên bang ở Ấn Độ.

Nhận xét thiếu tế nhị đó đã làm Tân Đề Li (New Delhi) khó chịu vì họ cũng đang cẩn thận theo dõi một số người Canada gốc Sikh kể cả Jagmeet Singh. Ông là một trong những người lên tiếng chỉ trích cánh Ấn Độ giải quyết vụ giết người Sikh năm 1984. Ông đã nói rằng uyển ngữ “bạo loạn” là “Một thuật ngữ dùng sai để mô tả những gì đã xảy ra. Đây không phải là cuộc bạo loạn giữa hai (cộng đồng – người Hindu và người Sikh). Nó chính là một cuộc thảm sát do nhà nước đỡ đầu.

Năm 2014, ông bị Ấn Độ từ chối cấp visa, và người phát ngôn của chính phủ Ấn Độ buộc tội ông “kích động sự khinh thường” đối với Ấn Độ và ông trả lời rằng chính phủ Ấn Độ “tiếp tục dùng việc không cấp giấy thống hành như là một hình thức bịt miệng những người chỉ trích họ.”

Tháng 4 năm nay, ông đã bỏ phiếu cho một đề nghị đã được thông qua tại Quốc hội tỉnh bang Ontario mô tả vụ giết người năm 1984 là cuộc “diệt chủng”.

Sự kiện Singh trở thành người lãnh đạo của NDP rõ ràng đã thay đổi bài toán chính trị của Canada.

Người Sikh đã từng bỏ phiếu hàng loạt cho đảng Liberal (Tự do). Đảng Bảo thủ đã có những bước tiến vào cộng đồng này trong những năm gần đây. Đảng Tân Dân Chủ (NDP) tương đối ít hơn, một phần bởi vì người Sikh có khuynh hướng bảo thủ về mặt xã hội, như đã thấy trong vụ họ phản đối những thay đổi trong chương trình giáo dục giới tính ở các trường học ở Ontario, điều mà Singh ban đầu chống đối.

Harinder Takhar, dân biểu Ontario của khu vực Mississauga-Erindale, nói, “sẽ có rất nhiều người quan tâm đến NDP trong cộng đồng người Sikh, đặc biệt là ở Brampton và Mississauga, và ở phía bờ Tây, vùng Surrey và Delta ở BC, và tại Edmonton.”

Takhar đã ra ứng cử vai trò lãnh đạo của đảng Tự do của tỉnh bang Ontario vào năm 2013 nhưng thua Kathleen Wynne. Ông nói với các đại biểu tại hội nghị này về một nhận định cá nhân sâu sắc: một trong những hối tiếc lớn nhất đời là ông đã cắt tóc và cạo râu vào những năm 1970 để có được việc làm – “Tôi đã đánh mất đi một phần của chính mình.”

Ông nhìn thấy sự trỗi dậy đi vào hàng ngũ lãnh đạo của Jagmeet Singh, một tín đồ Sikh trung thành, như là “một bước nhảy vọt vĩ đại ở Canada đa văn hóa.”

Trong một cuộc phỏng vấn, Takhar nói rằng sự lên ngôi của Singh đã “gây ra những hệ quả nghiêm trọng cho tất cả các chính đảng ở cả cấp liên bang và cấp tỉnh bang” – vượt quá mô hình bỏ phiếu trong cộng đồng người Sikh, ước tính có khoảng 750.000 người trên khắp Canada.

Với chương trình hành động vì công bằng xã hội của Jagmeet Singh, Takhar nói, “Tác động lớn hơn của ông ấy sẽ là về mặt chính sách.”

Singh, một nạn nhân thường xuyên của việc phân biệt chủng tộc – ông nói rằng ông đã bị cảnh sát gọi lại hơn 11 lần – từ lâu đã vận động chống lại việc xét căn cước (giữa đường).

Trong thời kỳ sau vụ khủng bố 9/11, ông đã cảm thấy bị kỳ thị khi bị nhận diện nhầm là người Hồi giáo. Ông đã cương quyết bảo vệ quyền mặc hijab và niqab của phụ nữ Hồi giáo, ngay cả khi lập trường thứ hai đã làm tăng thêm một số người phật ý ở Quebec. Gần đây, ông đã cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách nói rằng ông tôn trọng thẩm quyền của Quebec nhưng ông nghĩ rằng tòa án sẽ lật đổ lệnh cấm choàng khăn niqab.

Hy vọng lớn của ông là thuyết phục những người Quebec xem xét những gì ở trong đầu ông, chứ không phải ở trên đầu ông.

Người ta đợi xem ông có được phép vào Quốc hội Québec với khăn quấn trên đầu và dao găm bên hông hay không. Và liệu Ấn Độ sẽ tiếp tục không cho phép ông ấy nhập cảnh vào quê cha đất mẹ và nơi chôn nhau cắt rốn của đồng bào của ông ấy hay không.

Sự thành công của Jagmeet Singh đã giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử của Canada trong việc ứng xử với sự đa dạng của xã hội. Và nó cũng sẽ mở ra nhiều khía cạnh khác, có ảnh tầm hưởng quốc gia và quốc tế.

Alok Mukherjee, cựu chủ tịch của Hội đồng Quản trị của Cảnh sát Toronto, và Haroon Siddiqui, cựu biên tập chuyên đề và biên tập viên danh dự trang chủ bút của báo Toronto Star, là những giáo sư thỉnh giảng ưu tú tại trường đại học Ryerson.

© 2017 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Pariahs to power brokers: Sikhs have become a major political force in Canada. HAROON SIDDIQUI and ALOK MUKHERJEE. The Star, OCTOBER 9, 2017.