Tại sao Phong trào Quốc gia Cực đoan của Quebec trở thành quá trắng?

Martin Patriquin | Trà Mi

Phong trào dân tộc tự quyết đòi tách rời Quebec ngày nay dường như ít tập trung vào việc có được một quốc gia hơn là việc người nhập cư được xem là đang định hình lại tỉnh bang này một cách xấu hơn.

Gần 87% trong tổng số 50.000 người nhập cư đến Quebec mỗi năm định cư tại Montreal, củng cố cho tỉ số sinh sản qúa thấp của tỉnh bang này.

Gần 87% trong tổng số 50.000 người nhập cư đến Quebec mỗi năm định cư tại Montreal, củng cố tỉ số sinh sản qúa thấp của tỉnh bang này. Minh họa: Sébastien Thibault vẽ cho Guardian

Gérald Godin, bộ trưởng di dân đầu tiên của chính đảng chủ trương ly khai Parti Québécois (PQ), cũng là một nhà thơ. Năm 1983, ông viết một bài thơ về những người mới đến Quebec. Trong Tango de Montréal, Godin viết,

“Bảy giờ ba mươi giờ sáng, tàu điện ngầm Montreal đầy ngập người di cư. Nhờ họ, một lần nữa, trái tim cằn cỗi của thành phố đã rung động lại.”

Lời thơ của Godin, hiện giờ đã được vẽ thành bức tranh trên tường phía sau ga tàu điện ngầm Mont Royal, và vẫn còn đúng 35 năm sau đó. Gần 87% trong tổng số 50.000 người nhập cư đến Quebec mỗi năm định cư tại Montreal, củng cố tỉ số sinh sản qúa thấp và kiềm chế sự suy giảm nhân số của tỉnh bang này. Godin, giống như thủ lĩnh của đảng PQ, René Lévesque, kiên quyết rằng các cộng đồng và các tổ chức di dân sẽ sinh tồn và phát triển trong một Quebec độc lập.

Hơn thế nữa, với số lượng dân số và tính quyết định trong những cuộc bầu cử ngày càng tăng của họ, Godin thấy việc đón mời người Québécois mới chấp nhận mục đích của đảng (ly khai và độc lập) là một vấn đề cần thiết. Trong tầm nhìn của Godin, những người mới đến Quebec này sẽ chọn cả cả tiếng Pháp và căn cước Quebec trước tiên — và cuối cùng sẽ bỏ phiếu để tách khỏi Canada.

Đó là một tầm nhìn táo bạo, và cho đến nay nó đã là một thất bại. Bất chấp những nỗ lực mạnh nhất của Godin, Parti Québécois đã liên tục thất bại trong việc thuyết phục những người nhập cư theo quan điểm của họ. Năm 1995, khoảng một năm sau cái chết của Godin, PQ đã tổ chức trưng cầu dân ý về chủ quyền Quebec. Phần nói “Không” thắng được tất cả khoảng 54.000 phiếu bầu nhiều hơn khối “Thuận”. Trong bài phát biểu nhận đã thua cuộc, thủ tướng PQ Jacques Parizeau, đã đổ lỗi vì “tiền và một số phiếu của dân thiếu số” cho sự thất bại này.

Đó là sự khởi đầu của một sự trôi dạt vào chủ nghĩa dân tộc của người thiểu số đã tiếp tục không suy giảm cho đến ngày nay. Vào năm 2013, như một kế sách trong cuộc bầu cử lại, PQ đã đưa ra “Hiến chương Giá trị Quebec”, tìm cách cấm các trang phục tôn giáo “dễ thấy” – kippas, hijabs, turbans, cùng với những cây thánh giá có kích cỡ mới lạ — không cho phép công chức mặc trên người khi đang làm việc.

Người lãnh đạo đảng PQ hiện nay, Jean-François Lisée, cựu cố vấn cho Parizeau, từng ủng hộ tước quyền bỏ phiếu của những người mới nhập cư cho đến khi họ được nhận là “công dân Quebec” sau khi qua phần kiểm tra khả năng ngôn ngữ (tiếng Pháp) và giá trị (của Quebec). Gần đây hơn, Lisée nói chính quyền tỉnh bang Quebec nên cấm Burka cho rằng bọn “thánh chiến sử dụng nó để che giấu diện mạo của họ”, và nói rằng chính phủ nên dựng lên một bức tường để ngăn chặn những người tị nạn đang chạy trốn khỏi nước Mỹ của Donald Trump. (Sau đó ông nói dùng một hàng rào hoặc một hàng rào cây gỗ hương là đủ.)

Người lãnh đạo đảng PQ hiện nay, Jean-François Lisée, của đảng ly khai Parti Québécois, tại Cuộc diễn hành LGTQ Montreal năm 2017. Gần đây, ông cho biết chính quyền tỉnh nên cấm burka cho rằng một “thánh chiến sử dụng nó để che giấu diện mạo của họ”. Nguồn arh: Alamy Stock Photo

Godin đã từng tìm cách chào đón những người mới đến về phe họ; lãnh đạo hiện tại của đang PQ đang lập lại chủ trương của tổng thống thứ 45 của Mỹ. Tại sao phong trào dân tộc tự quyết của Québec lại trở thành cái gì mà nó đã từng chống đối: lạc hậu, gần như đều là người da trắng và ít tập trung vào việc đạt được một quốc gia hơn là việc người nhập cư được xem là đang đích định hình dân số của tỉnh ban một cách xấu đi?

“Nó như là một sự xúc phạm. Nó giống như ông ấy quên chúng tôi.” Những nhận xét của Parizeau có phần nào sự thật: từ lâu bị đảnng PQ xa lánh, phần lớn các “allophones” – những người dân Quebec mà ngôn ngữ đầu tiên không phải là tiếng Pháp và tiếng Anh, kể cả phần lớn các dân tộc thiểu số dễ thấy của Quebec – đã bỏ phiếu ở lại với Canada. Họ được cho là một trong những lý do tại sao Quebec vẫn là một tỉnh bang của Canada ngày nay: theo phân tích năm 2016 của chuyên gia kinh tế Pierre Fortin, người “allophones” ở Quebec có khuynh hướng bỏ phiếu cao hơn 18 lần cho đảng Tự do (Quebec), chính đảng chủ trương ở lại với Canada, hơn là bầu cho đảng PQ.

Khi còn là thiếu niên, Tania Kontoyanni bị đưa đẩy vào sinh hoạt chính trị bằng lời thơ và tầm nhìn của Godin. Người diễn viên Canada gốc Hy Lạp thế hệ thứ hai nổi tiếng đã dành phần lớn cuộc đời của mình cổ động cho một Quebec độc lập, và không giống như nhiều người gốc Hy Lạp ở Quebec, cô ấy tự nhận mình là một người Quebec (Québécoise).

Kết quả trưng cầu dân ý năm 1995 đã làm cô thất vọng ê chề — nhưng người diễn viên lại bị thất vọng thêm một lần nữa khi Parizeau dường như đổ lỗi thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý cho những người nhập cư, và con cái của họ, vì đó là một thất bại mà cô cảm thấy cuối cùng là lỗi của ông ta. Kontoyanni nói

“Nó như là một sự xúc phạm. Nó giống như ông ấy đã quên chúng tôi.Tôi đã từ bỏ đảng PQ từ lâu rồi. Về mặt triết lý, tôi là một người ủng hộ quyền tự chủ, nhưng về mặt chính trị, tôi đã dừng lại cái ngày mà tôi nhận thấy rằng tôi sẽ thất vọng trong suốt phần còn lại của cuộc đời mình.”

‘Hiến chương Giá trị Quebec’ đã tìm cách cấm các trang phục tôn giáo ‘dễ thấy’ — kippas, hijabs, turbans và cây tháng giá có kích cỡ mới lạ.

“Chủ nghĩa dân tộc” là một thuật ngữ trơn trượt ở Quebec, quê hương của 8,2 triệu người đa số là những người nói tiếng Pháp. Ngay cả những người theo ủng hộ nồng nhiệt chế độ Liên bang ở Quebec — những người tin rằng tỉnh bang này thuộc về Canada — thường tự coi mình là người Québécois trước. Gần đây, vì ước mong có chủ quyền đã phai nhạt trong tỉnh bang này, thuật ngữ “Chủ nghĩa dân tộc” đã trở thành nhóm chữ để chỉ những người chủ trương ly khai thất vọng đã từ bỏ cuộc chiến, chấp nhận cuốn sổ thông hành Canada của họ, nhưng con người Québécois vẫn còn nguyên trong lòng họ.

Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc chính yếu chỉ liên quan đến phong trào đòi chủ quyền của tỉnh bang Quebec và chính đảng Parti Québécois, được thành lập vào năm 1968 với mục đích biến Quebec trở thành một quốc gia độc lập. Được bầu lên nắm chính phủ lần đầu tiên vào năm 1976, PQ tin rằng tách khỏi Canada sẽ vứt bỏ đươc cái ách của chủ nghĩa thực dân Anh và chấm dứt sự thống trị của người Canada nói tiếng Anh về mặt kinh tế của tỉnh bang. Họ sẽ làm như vậy bằng cách tạo một liên minh nhiều mầu sắc của cái gọi là tuyền len Québécois và người mới đến trong một đất nước có thể thành hình.

Tuy nhiên, việc thuyết phục được những người Canada mới này vì lợi ích của một Quebec ly khai và độc lập, luôn là một việc khó khăn. Những người mới đến thường chọn Quebec vì đây là tỉnh nói tiếng Pháp — nhưng họ vẫn trung thành với chính sách đa văn hóa của Canada, được thực hiện vào năm 1971. Lời thất vọng qua khích của Parizeau đã đánh dấu một khởi đầu mới: đổ lỗi cho những người nhập cư vì nhiều bệnh tật hay nhược điểm của Quebec, dù có thực hay chỉ là cảm nhận. Nó đã khiến những người chủ trương ly khai độc lập xa lánh các cộng đồng văn hóa của Quebec, những người vẫn tin vào ý tưởng về một liên minh rộng lớn. Kontoyanni cho biết:

“Sự ủng hộ chủ quyền Quebec của những người gốc Hy Lạp ở đây đã bắt đầu và kết thúc với Godin.”

Parti Québécois thừa nhận họ gặp khó khăn trong việc vượt ra ngoài khối người thuộc thế hệ sinh sau Thế chiến (baby boomer). Theo báo cáo năm 2017 về việc vận động bầu cử, “Sự đa dạng văn hóa trong đảng đang là cho một thách thức nghiêm trọng đối với đang PQ.”

Dựa trên thế hệ sinh thời hậu chiến này để hỗ trợ, tuy nhiên, đã tạo ra một sự phân ly rõ rệt trong lòng Montreal — nơi những người nói tiếng Anh, tiếng Pháp, da nâu, da đen và da trắng va chạm nhau hàng ngày – với vùng huệ trắng bên ngoài hòn đảo.

Hiến chương Giá trị Quebec là một ví dụ quan trọng của chiến lược đó: một chiến thuật “mũi nhọn” được vẽ ra để chia rẽ một Montreal đa văn hóa với phần còn lại của tỉnh bang. Mặc dù PQ thất bại trong việc hợp pháp hóa và thực hiện bản hiến chương, nó vẫn là một mẫu mã dùng để thu hút một loại người theo chủ nghĩa dân tộc Quebec nào đó.

Thống kê dân số Quebec không đặc biệt tử tế với thương hiệu PQ với chủ nghĩa dân tộc cháy sém cả đất. Người theo chủ nghĩa ly khai độc lập của Quebec trung bình nay đã lớn hơn 55 tuổi, theo một nghiên cứu năm 2014 — rất khác xa so với 1980 khi phong trào này được ủng hộ mạnh nhất trong số những người dưới 35 tuổi, và trái ngược hoàn toàn với phong trào độc lập của Ái Nhĩ Lan với những người ủng hộ chủ nghĩa dân tộc từ đầu đã chuẩn bị cho sự tiếp nối trong những thế hệ sau.

Ý định nhằm tạo ra một Scotland ly khai của đảng Dân tộc Scotland, lên đến đỉnh điểm trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2014, có thể là sản phẩm của giấc mơ của Godin. Phong trào này thu hút rất nhiều người từ các cộng đồng dân tộc thiểu số sống ở Scotland. Nó cũng rất trẻ trung. Ủng hộ cho bên “thuận” cao nhất trong số những người từ 16 đến 35 tuổi, và mặc dù đảng SNP đã thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý, ủng hộ cho sự tách rời Scotland khỏi UK vẫn còn cao — đặc biệt là sau khi có Brexit.

Tại Quebec, khuynh hướng này lại đảo ngược. Đảng Tự do (ở Quebec) chắc chắn chống lại chủ nghĩa chống ly khai và ủng hộ tính đa văn hóa. Vào tháng 3 năm nay, Bộ trưởng Tài chính, Carlos Leitão, đã tố cáo Liên minh Tương lai Québec (Coalition Avenir Québec , CAQ), một đảng theo chủ nghĩa dân tộc khác, đã chủ trương “chủ nghĩa dân tộc người thiểu số” – những lời phản biện Leitao, cho rằng ông một người di dân Bồ Đào Nha thế hệ đầu tiên, đã xúi dục căn cứ đa văn hóa của mình. (Với cuộc bầu cử sắp đến vào tháng 10, có lẽ có một phần sự thật về điều này.)

Những người mới đến thường chọn Quebec vì tỉnh bang này nói tiếng Pháp — nhưng họ thường trung thành với chính sách đa văn hóa của Canada.

Nói một cách chính xác, đối thủ chính của PQ không phải là đảng Tự do ủng hộ di dân của Leitao mà là CAQ, được đại diện nhiều trong và xung quanh Thành phố Quebec, một thành phố da trắng với một trong những quần thể đô thị lâu đời nhất ở Canada. Thành lập vào năm 2011, CAQ chưa bao giờ thắng đa số ghế ở quốc hội để thành lập chính phủ. Tuy nhiên, niềm tin cốt lõi của đảng này — là sự ly khai của Quebec là điều không thể thực hiện được và dự án đó nên được vĩnh viễn bỏ qua — đã thu hút những người theo chủ nghĩa dân tộc thất vọng với đảng PQ.

Dù hai đảng đều dùng cùng một thương hiệu chính trị định hướng bằng căn cước, nhưng CAQ còn có thêm một chủ nghĩa bảo thủ khắc nghiệt ngược về quá khứ thời giáo hội Thiên Chúa giáo còn thống trị tại Quebec. Cả hai đảng đã kêu gọi giảm mức độ nhập cư và lệnh cấm các trưng bày những biểu tượng tôn giáo trong lĩnh vực công cộng — ngoại trừ khi nói đến những cây thánh giá ở rải rác trên khắp cảnh quan của Quebec.

Chủ nghĩa “Thiên Chúa-thế tục” này thỉnh thoảng là một nguồn đạo đức giả tếu táo. Khi một sinh viên sĩ quan cảnh sát đã trở thành tiêu đề trên báo gần đây vì là người sinh viên sĩ quan đầu tiên ở Quebec đeo khăn trùm đầu, một dân biểu đảng CAQ tuyên bố: “Rõ ràng, một người ở vị trí có thẩm quyền không thể phục vụ Chúa và nhà nước cùng một lúc được.” Khi tuyên bố như thế, bà dân biểu đang đứng cách cây thánh giá thếp vàng khoảng 50 bộ treo trên tường đã nhìn xuống Quốc hội Quebec từ năm 1936.

Điều mà nhiều dân biểu Quebec theo chủ nghĩa dân tộc (và đáng chú ý là các dân biểu thuộc đảng Tự do) đã cản trở những nỗ lực nhằm gỡ cây thánh giá này ra khỏi tòa nhà Quốc hội, vì họ coi đây là một lời nhắc nhở về quyền tối cao của Thượng Đế đối với các người được dân cử của Quebec; thật là một lý luận mâu thuẫn đến chóng cả mặt. Người Québécois đã đồng loạt bỏ rơi nhà thờ trong suốt cuộc Cách mạng Yên tĩnh của tỉnh bang này bắt đầu từ năm 1960, nhưng cây thánh giá, giống như lá cờ của Nam quân ở Mỹ, là một nhãn hiệu bội thu thuận tiện cho nhiều chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc ở Quebec.

Cây thánh giá trên tường Quốc hội Quebec. Nguồn: nationalpost.com

Godin ghét nó. Đối với ông, màn phô diễn tôn giáo công khai này là dấu tích của những ngày xưa lạc hậu của Quebec, và là trở ngại lớn cho một Quebec ly khai, chấp nhận những người thuộc tất cả các loại tín ngưỡng và mọi thành phần trong xã hội. Ông đã viết khi nhình thấy những cây thanh giá,

“Tôi đau cho đất nước của tôi/cho đến muôn đời.”

Và đến năm 2018, những cây thánh giá vẫn còn đó, trong khi giấc mơ về “làm chủ đất nước” của Godin đã phai mờ đi hơn bao giờ hết.

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: How did Quebec’s nationalist movement become so white?. Martin Patriquin | The Guardian.
Thu 12 Jul 2018.