Thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kono nhân dịp thăm Việt Nam

Brad Adams (HRW) | DCVOnline

Là nước viện trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam, và là một thị trường xuất cảng lớn cho hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, Nhật Bản ở vị trí độc đáo để khuyến khích chính phủ Việt Nam cải thiện hồ sơ quyền con người tại quốc gia này.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono phát biểu trong cuộc họp bộ trưởng ASEAN-Nhật Bản tại cuộc họp của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 tại Manila hôm Chủ nhật.  Nguồn: AP | The Japan Times AUG 6, 2017

Ngày 9 tháng 9 năm 2018

Kính thưa Bộ trưởng Ngoại giao Kono:

Chúng tôi viết thư này để yêu cầu ông nêu mối quan tâm nguy cấp về nhân quyền trong chuyến thăm và sắp gặp Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hà Nội vào ngày 13 tháng 9. Chúng tôi mong ông công khai nhấn mạnh đến những trường hợp của tù nhân chính trị và khẳng định rằng Quan hệ Nhật – Việt sẽ cần có những cải tiến về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.

Như ông đã biết, chính phủ Việt Nam có một hồ sơ đàn áp nhân quyền rất lớn. Việt Nam hạn chế các quyền tự do căn bản như phát biểu tư tưởng, lập hội, hội họp và tôn giáo. Chính quyền Việt Nam là chủ và kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông trong nước và kiểm duyệt Internet. Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV) độc quyền lãnh đạo tất cả các tổ chức công và sử dụng chúng để duy trì quyền lực của đảng. Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1954, đảng Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ cho phép bầu cử tự do và công bằng. Không có những tiến trình dân chủ thực sự ở Việt Nam; Quốc hội ở đó gần như hoàn toàn gồm các đảng viên của đảng Cộng sản Việt Nam được chính đảng đó lựa chọn. Những tòa án và tất cả các bộ đều thuộc quyền kiểm soát của CPV. Các tổ chức công đoàn độc lập bị cấm và các tổ chức dân sự, các nhóm tôn giáo và xã hội dân sự bị quy định chặt chẽ.

Là nước viện trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam, và là một thị trường xuất cảng lớn cho hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, Nhật Bản ở vị trí độc đáo để khuyến khích chính phủ Việt Nam cải thiện hồ sơ quyền con người tại quốc gia này.

Ông có thể nói đến một số vấn đề cụ thể về nhân quyền trong chuyến thăm Việt Nam lần này, kể cả những giới hạn quyền tự do ngôn luận, hội họp, hạn chế sinh hoạt tôn giáo và tín ngưỡng, bắt giam tù nhân chính trị và vi phạm quyền lao động. Chúng tôi phác thảo các đề đó trong phần phụ lục dưới lá thư này.

Chúng tôi hết sức yêu cầu ông nêu cao vấn đề quyền con người trong cuộc thảo luận với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và gây áp lực với chính phủ Việt Nam để họ bắt đầu những đổi mới tôn trọng nhân quyền. Nhiều người hoạt động nhân quyền ở Việt Nam đang mong đợi Nhật Bản sẽ xác nhận các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế mà giới hoạt động ở đó đang chấp nhận rủi ro lớn để quảng bá. Chúng tôi kêu gọi ông xác nhận rằng Nhật Bản ủng hộ những người hoạt động nhân quyền can đảm của Việt Nam, và công chúng nói chung, trong cuộc đấu tranh của họ để đòi chính phủ Việt Nam tôn trọng những quyền tự do căn bản.

Chúng tôi cũng yêu cầu ông nói rõ ràng và công khai với chính phủ Việt Nam rằng nếu hồ sơ nhân quyền của họ không bắt đầu cải thiện, Nhật Bản sẽ xét lại những khoản viện trợ tài chính cho Việt Nam cũng như quan hệ kinh tế, quân sự và an ninh với quóc gia này.

Cảm ơn sự quan tâm của ông và chúng tôi mong muốn được thảo luận thêm về các vấn đề này với nhân viên của ông.

Trân trọng,

Brad Adams
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Letter to Foreign Minister of Japan Kono on Vietnam visit | Brad Adams | HRW, September 9, 2018.