Trung Quốc: Thuế nhập cảng của Trump chỉ là cái đánh khẽ

David A. Andelman | Trà Mi

Trung Quốc đã sẵn sàng thắng bất kỳ cuộc chiến tranh thuế nhập cảng nào mà Donald Trump có thể tung ra bằng một số mẹo khá đơn giản mà tất cả có thể được nhóm lại trong một tiêu đề: Chủ nghĩa Tư bản Chuyên quyền.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu nhân tháng vinh danh Di sản Tây Ban Nha tại Tòa Bạch Ốc; cùng ngày, ông tuyên bố đánh thêm thuế nhập cảng và hàng hóa Trung Quốc, ngày 17 tháng 9 năm 2018. Nguồn: REUTERS / Brian Snyder

Sau khi thị trường Mỹ đóng cửa hôm thứ Hai, Trump tuyên bố ông sẽ đánh 10% thuế nhập cảng vào hàng hóa Trung Quốc báng sang Hoa Kỳ trị giá 200 tỷ đô la – chỉ bằng một nửa mức dự tính trước đây, nhưng vẫn cùng mục đích thúc đẩy Bắc Kinh ngồi xuống đàm phán song phương. Như một cách khuyến khích thêm để Trung Quốc sớm chịu đàm phán, ông đã cho biết con số này (10%) sẽ tăng thành 25% vào cuối năm nay, sau mùa mua bán nhân dịp nghỉ lễ ở Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản chuyên quyền mà Trung Quốc đã áp dụng một cách hiệu quả sẽ khiến Trump khó có thể gây được những thiệt hại kinh tế có thể biến thành bất kỳ loại chiến thắng nào cho Tòa Bạch Ốc.

Có những phần tử chính của kế hoạch này đã không được biết đến hay được sự Washington chú ý đến, nhưng chúng sẽ khiến người ta sẽ có những lúc phải vỗ trán kêu “à há”. Một người đến nói chuyện với tôi khi tôi đang xem một số đồ dùng mới cho nhà bếp, “Tôi đoán chúng ta nên mua bếp hiệu Haier này trước khi thuế nhập cảng đánh vào hàng Trung Quốc bắt đầu.” Tôi nói lại với nhân viên bán hàng ở đó. Ông ta mỉm cười nói, “Không đâu, đừng lo. Haier bảo đảm với chúng tôi rằng họ sẽ không tăng giá.”

Người bán hàng có thể đã chỉ lặp lại hy vọng của tiệm của anh ta về vấn đề thuế nhập cảng đánh vào hàng hóa Trung Quốc. Nhưng ngày hôm sau người bạn cùng học đại học với tôi, David Bostwick, một người đầu tư mạo hiểm ở Silicon Valley và cũng là giám đốc tài chính của Crystal Solar, đã cho biết Trung Quốc đã nắm chặt thị trường bảng thu năng lượng mặt trời ở Mỹ. Nó làm giảm giá mặt hàng này, và bóp nghẹt ngành kỹ nghệ sản xuất bảng thu năng lượng mặt trời ở đây. Bostwick nói, “Trung Quốc chỉ cần giảm 20% giá hàng của họ và vẫn có thể tiếp tục bán sản phẩm của họ ở Mỹ.”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, ngày 25 tháng 10 năm 2017. Nguồn: REUTERS / Jason Lee

Một số thay đổi này thậm chí có thể làm cho các công ty Trung Quốc trở nên hiệu quả hơn và, về lâu về dài, còn cạnh tranh hơn nữa. Đồng thời, những công ty có tỷ suất lợi nhuận thấp khiến họ không thể hoặc không muốn giảm 10% giá bán thì họ có thể có lựa chọn khác, khá sáng tạo, ở trong và ngoài nước. Từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã hết sức cố gắng để không phụ thuộc vào mức xuất cảng để phát triển kinh tế. Và kế hoạch đó đã thành công. Xuất cảng theo tỷ lệ của GDP của Trung Quốc đã giảm hàng năm trong mười năm qua, trừ năm 2009 khi đang ở vũng suy thoái kinh tế toàn cầu. Toàn bộ khu vực xuất cảng của Trung Quốc chỉ chiếm 18,5% GDP của Trung Quốc trong năm 2017, giảm xuống từ 35% trong năm 2007. Đồng thời, xuất cảng của Trung Quốc sang Mỹ chỉ chiếm 18% tổng trị giá hàng xuất cảng năm ngoái.

Tất nhiên, vai trò ngày càng tăng của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình cũng có thể dùng để chống lại ảnh hưởng của thuế nhập cảng, vì Bắc Kinh có thể điều chỉnh mức lợi nhuận tùy theo ý muốn và vẫn giữ được việc làm cho một lực lượng công nhân rất lớn; đồng thời Bắc Kinh có thể hạ giá đồng mhân dân tệ đến 10%. Ảnh hưởng giá của đồng đô la tăng lên so với đồng tiền Trung Quốc có thể trung hòa hầu hết các hiệu ứng của cuộc tấn công bằng thuế nhập cảng mới của Trump.

Ngoài ra, nhiều công ty tư nhân của Trung Quốc có thể được lợi vì số xuất cảng sang Mỹ sút giảm bằng cách tăng cường tiếp thị và bán hàng trong vùng Đông Nam Á – nơi đang trưởng kinh tế mạnh mẽ và OECD dự đoán “nhu cầu nội địa đàn hồi” trong những năm tới – và xa hơn nữa đến châu Phi, nơi Trung Quốc đã hoạt động rất tích cực và ở cả châu Mỹ Latinh.

Một số công ty Trung Quốc thậm chí có thể di chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài. Ví dụ, công ty Haier đã có xưởng sản xuất tại năm tiểu bang của Mỹ kể từ khi mua lại doanh nghiệp dụng cụ điện của General Electric. Haier cũng có cơ sở sản xuất từ Mexico đến New Zealand sau khi mua lại công ty dụng cụ điện nhà bếp Fisher & Paykel vì hãng này cũng sản xuất tại Mexico, Ý và Thái Lan. Hơn nữa, như Charles Freeman, phó chủ tịch cao cấp của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại châu Á, đã cho tôi biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu,

“Mexico từng là một nơi giá sản xuất cao hơn. Nhưng bây giờ giá lao động ở Trung Quốc đã đắt hơn giá lao động ở Mexico, vì vậy những việc này có thể bắt đầu thay đổi.”

Bắc Kinh còn có những biện pháp khác có thể dùng để che đỡ cho các công ty Trung Quốc, và nền kinh tế nói chung của họ, không bị ảnh hưởng vì thuế nhập cảng của Hoa Kỳ ở mọi cấp độ. Freeman nói, nhiều công ty không muốn cắt giảm giá hoặc thay đổi nơi sản xuất,

“có nhiều khả năng sẽ đến Bắc Kinh và [nói với chính phủ] hãy giảm giá đồng nhân dân tệ để bù lại. Điều đó tất nhiên đưa đến những vấn đề lớn [ở Hoa Kỳ] về ,ặt chính sách, vốn đã nhạy cảm với sự hạ giá của đồng nhân dân tệ.”

Tuy nhiên, đến lúc đó, đang ở giữa một cuộc chiến thương mại toàn diện, Bắc Kinh sẽ chú ý vào độ linh động của Mỹ đến mức nào?

Lợi ích cuối cùng, và vẫn bất ngờ, có thể là về lâu về dài. Siva Yam, chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ – Trung Quốc ở Chicago, nói với tôi,

“Những mức thuế nhập cảng này có thể giúp các công ty Trung Quốc và nền kinh tế của họ hữu lý hóa và trở nên cạnh tranh và sinh lợi hơn nữa.”

Trong ngắn hạn, đây là đúng là một đề xuất từ thua đến lỗ cho Tòa Bạch Ốc.

Trong cuộc chiến thương mại này, Trung Quốc có thể bị một chút thiệt hại. Nhưng nhiều người trong giới lãnh đạo Trung Quốc, hy vọng Trump sẽ thất cử tổng thống vào năm 2020, hoặc đảng Dân chủ thăng lớn trong kỳ bầu cử bán phần vào tháng 11 này, họ tính toán có thể chịu đựng được cho đến khi chính quyền kế nhiệm bỏ thuế nhập cảng, cho phép tình hình trở lại thực tế của một thị trường tự do bình thường.

Tất nhiên, họ Tập không cần phải thắng cử. Ông ta đang là chủ tịch Trung Quốc cả đời, hoàn toàn kiểm soát cả hệ thống chủ nghĩa tư bản chuyên quyền của ông ấy.

Về tác giả | David A. Andelman, cựu phóng viên nước ngoài của tờ New York Times và CBS News, đang là học giả được mời của Trung tâm An ninh Quốc gia tại Trường Luật Fordham và là tác giả của visiting “Một hòa bình tan vỡ: Versailles 1919 và Giá chúng ta phải trả hôm nay”. @DavidAndelman

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Trump tariffs only a weak blow to China. David A. Andelman | Reuters | September 17, 2018.