Điều gì sẽ xảy ra với vai trò Chủ tịch nước ở Việt Nam?

Luke Hunt | DCVOnline

Đặc biệt, đã có những ý kiến cho rằng Trọng, người đứng đầu đảng cộng sản, có thể kiêm nhiệm vai trò chủ tịch nước, củng cố thêm quyền lực của ông — một cách Tập Cận Bình hóa chế độ cộng sản Việt Nam.

Cố chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đại Quang với Tổng thống Mỹ D. Trump. Nguồn: Flickr/White House Photo

Cái chết của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tháng trước không chỉ tập trung vào di sản của ông, mà còn đặt ra những câu hỏi lớn hơn về vai trò chủ tịch nước và ý nghĩa về mặt chính trị, nói chung, ở nước cộng sản, độc đảng tại Đông Nam Á này.

Tháng trước, Việt Nam đã dao động vì cái chết của đảng viên cộng sản bảo thủ Trần Đại Quang sau một một thời gian dài bị ung thư. Ông Quang rất đáng được thương tiếc vì sự nghiệp chính trị lâu dài của Quang ghi dâu vị trí của ông trong nhiều vấn đề, trong đó có việc chống tham nhũng và sự ủng hộ những người biểu tình chống Trung Quốc phản đối kế hoạch cho Bắc Kinh thuê đất 99 năm tại những khu kinh tế đặc biệt.

Là cựu bộ trưởng công an, Quang chỉ phục vụ một phần nhiệm kỳ chủ tịch nước, cùng lúc Nguyễn Phú Trọng bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai pử ghế Tổng Bí thư Đảng. Di sản của Quang một phần sẽ được ghi nhớ về sự phát triển chính trị rộng lớn hơn ở Việt Nam trong vài năm qua.

Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, cho biết Trọng đã quyết tâm tái khẳng định vai trò đảng cùng lãnh đạo trong hệ thống chính trị của Việt Nam sau thời gian “tự do tung tác” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Thời gian Dũng lãnh đạo là gian đoạn tham nhũng ở cấp cao phát triển cùng với những tổn thất và sụp đổ của công ty vẫn còn ảnh hưởng cho đến nay trong chiến dịch thanh trừng một số nhân viên hệ luy với triều đại đó, mà một số trong quần chúng gọi là một cuộc săn lùng.

Thayer viết,

“Quang ủng hộ chiến dịch chống tham nhũng của Trọng, ngay cả khi Trọng nhằm vào những nhân viên tham nhũng trong Bộ Công an mà ông ta đứng đầu trước khi làm chủ tịch nước” và thực hiện những bước “cắt giảm cấu trúc đầu nặng của bộ công an với quá nhiều tướng lãnh lắm bổng lộc và không phải phải làm gì cả.”

Thayer nói thêm rằng kể từ đó những tướng lãnh của Bộ Công an đã bị buộc tội tham nhũng, lơ là nhiệm vụ và ngược đãi các tù nhân với quyền lực của họ đã bị cắt giảm trong một chiến dịch để làm cho nó có trách nhiệm hơn.

“Những quyết định này được đưa ra trong khi Quang là thành viên của Bộ Chính trị. Trách nhiệm căn bản của Bộ Công an sẽ không thay đổi nhưng bây giờ nó sẽ phải chịu sự giám sát của các đảng viên cấp cao hơn.”

Đó là một di sản tích cực đối với một đảng viên kỳ cựu và bảo thủ. Quang đã làm việc 45 năm trong bộ công an, năm năm cuối là bộ trưởng.

Với tư cách là người đứng đầu về an ninh, Quang cũng chỉ huy các cuộc đàn áp tàn bạo đối với những người hoạt động nhân quyền, nhà báo, blogger và những tiếng nói bất đồng đã trở nên quá chán nản với một bộ máy nhà nước vẫn thực hiện một chính sách không khoan nhượng đối với bất cứ điều gì được coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Nhưng ông Quang đã lắng nghe và thông cảm với những người biểu tình bất bình với một dự thảo luật được công bố vào tháng 5, sẽ cho các công ty đầu tư Trung Quốc có thể đất 99 năm tại một số khu kinh tế đặc biệt ở Việt Nam.

Điều đó đã dẫn đến các cuộc biểu tình vào tháng 6, thách đố sự kiên nhẫn của một đảng cộng sản đang có rạn nứt giữa những đảng viên theo chủ nghĩa bảo thủ và những người tìm cách mở nền kinh tế Việt Nam cho giới đầu tư, kể cả Trung Quốc, đang phải đối phó với những lời chỉ trích về chiến lược đầu tư của Trung Quốc bằng những số nợ khổng lồ cho một số các nước nhỏ không đủ tiền để trả nợ. Thayer nói thêm,

“Quan điểm của Quang đã có thể được ưa chuộng ở Việt Nam.”

Cái chết của Quang cũng đã đặt ra câu hỏi cho tương lai của vai trò chủ tịch nước và chính trị ở Việt Nam. Ngay sau khi ông qua đời, Việt Nam đã bổ nhiệm phụ nữ đầu tiên vào vai trò này; đó là bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, được thăng chức từ chức phó chủ tjch nước như đã chờ đợi.

Việc bổ nhiệm bà Thịnh khôngphải là không có hậu quả. 59 tuổi, bà Thịnh được bầu làm phó chủ tịch đầu tiên vào tháng 1 năm 2016 và bây giờ đã trở thành phụ nữ đầu tiên của một chính phủ ở một nước cộng sản kể từ khi Sabine Bergman-Pohl của Đông Đức, người lãnh đạo trong thời gian thống nhất với Tây Đức. Bà Thịnh sẽ giữ vai trò quyền chủ tịch nước đến khi Quốc hội bầu một người lãnh đạo mới.

Tuy nhiên, vai trò của bà là quyền chủ tịch nước. Trong vị thế đó, người ta cho ràng bà Thịnh sẽ không đi trệch hướng bảo thủ của Quang và sự ủng hộ tuyệt đối của bà đối với nước Việt Nam độc đảng, ngay cả khi việc bổ nhiệm tạm thời của bà có thể có ý nghĩa đáng kể. Ngoài ra, như một số người khác đã quan sát, mức độ phụ nữ có mặt trong chính trường Việt Nam vẫn là một khu vực mà nước này có thể cải thiện.

Tuy nhiên, ngoài sự chú ý tức thời đó, người ta cũng đang chuyển sang bàn tán về tương lai của vai trò chủ tịch nước ở Việt Nam. Đặc biệt, đã có những ý kiến cho rằng Trọng, người đứng đầu đảng cộng sản, có thể kiêm nhiệm vai trò chủ tịch nước, củng cố thêm quyền lực của ông — một cách Tập Cận Bình hóa chế độ cộng sản Việt Nam.

Tất nhiên, tự nó điều này không có gì ngạc nhiên. Cái chết của Quang sẽ dẫn đến một sự cải tổ lãnh đạo rộng hơn ở chừng mực nào đó. Nhưng bất kỳ thay đổi nào cũng không có khả năng dẫn đến bất kỳ sự bất ổn nào trong Bộ Chính trị hoặc mối quan hệ giữa chính phủ và Đảng Cộng sản, thường luôn được điều chỉnh cẩn thận.

Tuy nhiên, khi thay đổi đang diễn ra, sẽ rất thú vị khi biết cái chết của Quang có thể thay đổi vai trò chủ tịch nước ở Việt Nam cũng như sự tái cân bằng quyền giữa các phe phái khác nhau ra sao; điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của chính sách trong và ngoài nước.

Qua twiter, Nga Pham của BBC vừa đưa tin  đã kiểm chứng  cho hay tBộ chính trị Đảng CSVN  hôm nay đã đồng thuận bỏ phiếu để đưa Tổng Bí Thư đảng  Nguyễn Phú Trọng vào vị trí chủ tịch nước CHXHCNVN Việt Nam. Quốc hội sẽ gần như chắc chắn sẽ đồng lòng ủng hộ để trao tất cả quyền lực chính trị  cho Nguyễn Phú Trọng.

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: What’s Next for the Presidency in Vietnam?| Luke Hunt | The Diplomat |02/10/2018. Luke Hunt trên Twitter @lukeanthonyhunt