Vụ bắt cóc ở Berlin gây trở ngại ngoại giao giữa Slovakia và Việt Nam

DCVOnline | Tin AFP

Giới quan sát đồng ý chiến dịch này đang lập lại một chiến dịch tương tự ở Trung Quốc, đang tìm cách xóa sạch tham nhũng – và cũng để loại bỏ kẻ thù trong đảng.

Trịnh Xuân Thanh ngồi trên ghế ở công viên Berlin. Ảnh: Riêng tư / DPA

Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Slovak nói với AFP vào ngày Chủ nhật, Slovakia có thể ngưng quan hệ ngoại giao với Việt Nam nếu Việt Nam đã thực sự dùng Slovakia để bí mật đưa một cựu giám đốc dầu khí Việt Nam trở lại Hà Nội. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Boris Gandel nói với AFP,

“Trừ khi chúng tôi nhận được một lời giải thích hợp lý từ phía Việt Nam làm thế nào công dân bị bắt cóc của họ đã được về lại Việt Nam, quan hệ song phương của chúng tôi sẽ bị đóng băng.”

Gandel đã đề cập đến vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh tại Đức vào tháng 7 năm 2017. Là một đảng đảng viên cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam đang bị tố cáo tham những, Thanh đã xin tị nạn chính trị ở Đức.

Thanh bị bắt cóc đưa về Hà Nội, bị cáo buộc là đã đi qua Slovakia, và đã bị 2 án tù chung thân về tội tham nhũng trong thời gian ông là người đứng đầu Tổng công ty Dầu khí Quốc doanh, một công ty con của công ty dầu mỏ lớn nhất nước, PetroVietnam.

Vào tháng Bảy, một tòa án Đức đã kết án một người Việt Nam gần bốn năm tù vì đã tham gia vào vụ bắt cóc Thanh theo phong cách Chiến tranh Lạnh từ một công viên ở Berlin.

Vào tháng 8, nhật báo hàng đầu của Slovak Dennik N công bố lời khai của một cảnh sát Slovak giấu tên rằng “một cá nhân dường như say rượu và bầm dập” đã” đi cùng một phái đoàn chính thức của Việt Nam tại sân bay Bratislava vào mùa hè năm ngoái và bị lôi lên máy bay của chính phủ Slovakia.

Một số công chức của Slovakia thẳng thừng phủ nhận họ cố tình tham gia vụ bắt cóc. Bộ Nội vụ Slovakia mô tả bài báođăng trên tờ Dennik N là “một chế tạo và khoa học viễn tưởng”.

Thanh là một trong những đảng viên cấp cao nhất bị chính phủ cộng sản Việt Nam truy nã trong những năm gần đây, khi chính quyền mở chiến dịch thanh trừng và chống tham nhũng để đánh bóng hình ảnh của đảng và thanh lọc ở các doanh nghiệp nhà nước bị thua lỗ.

Việt Nam đã luôn khăng khăng rằng Thanh tự nguyện quay về đầu thú để nhận tội tham những.

Chính phủ cộng sản Việt Nam đã tấn công vào các chủ ngân hàng, doanh nhân và chính trị gia, mà nó cáo buộc quản lý kém hiệu quả vì họ thề sẽ dập tắt tham nhũng. Chiến dịch chống tham nhũng chưa từng có đã bỏ tù nhiều người trước đây được cho là không thể chạm tới ở một trong những nước tham nhũng nhất Đông Nam Á.

Giới quan sát đồng ý chiến dịch này đang lập lại một chiến dịch tương tự ở Trung Quốc, đang tìm cách xóa sạch tham nhũng – và cũng để loại bỏ kẻ thù trong đảng.

© 2018 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Berlin kidnapping leads to diplomatic freeze between Slovakia and Vietnam | AFP| The New Yorker | October 18, 2018.