Ấn Độ lại từ chối lời mời tham dự Diễn đàn Sáng kiến ​​Một Vành đai Một Con đường của Trung Quốc

DCVOnline (Tin Business Today)

Ấn Độ cùng với Mỹ và một số quốc gia khác đã bầy tỏ quan tâm về các dự án BRI, đưa một số quốc gia nhỏ hơn rơi vào bẫy nợ.

Ấn Độ vừa từ chối lời mời tham dự Diễn đàn Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường của Trung Quốc lần thứ hai. BRI là một dự án của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm mục đích mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn thế giới với một chuỗi các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng do các khoản đầu tư của Trung Quốc tài trợ.

Ấn Độ đã từ chối lời mời của Trung Quốc để tham dự Diễn đàn  Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường (BRI), sẽ ​​diễn ra vào cuối tháng này. Đây là lần thứ hai, Ấn Độ từ chối lời mời chính thức của Trung Quốc để tham dự diễn đàn BRI. Lần đầu tiên, Ấn Độ tẩy chay cuộc họp là vào năm 2017.

Năm nay vào tháng 3, chính quyền Trung Quốc đã gửi thư mời chính thức tới Bộ Ngoại giao (MEA), nhưng chính phủ Ấn Độ đã từ chối lời mời, do lo ngại BRI có thể gây thiệt hại cho chủ quyền của Ấn Độ vì dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC).

Chính phủ Ấn Độ đã kiên quyết cho rằng dự án BRI của Beiing làm suy yếu chủ quyền của Ấn Độ dưới vì dự án CPEC chạy qua vùng lãnh thổ Kashmir mà Ấn Độ đang có tranh chấp với Pakistan và là điểm quan trọng nhất trong những quan tâm về mặt chiến lược của Ấn Độ.

Trả lời câu hỏi về mối quan tâm của Ấn Độ đối với Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường và liệu Ấn Độ có tham gia cuộc họp BRI lần thứ hai hay không, Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc Vikram Misri hồi tháng 3 nói với Thời báo Toàn cầu rằng:

“Không quốc gia nào có thể tham gia vào một sáng kiến đã ​​bỏ qua các mối quan tâm cốt lõi về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của họ.”


Đ.s. Vikram Misri
Trung Quốc đã hai lần chặn các nỗ lực, trong năm 2016 và 2017, để áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Azhar [Ngồn: Divyakant Solanki/EPA

Ngoài ra, hành động mới nhất của Trung Quốc cũng là lần thứ tư nhằm ngăn chặn nỗ lực của Ấn Độ tuyên bố thủ lĩnh Jaish-e-Mohammed Masood Azhar là nhân vật khủng bố toàn cầu, là một lý do khác khiến Ấn Độ tẩy chay BRI.

Ấn Độ cùng với Mỹ và một số quốc gia khác đã bầy tỏ quan tâm về các dự án BRI, đưa một số quốc gia nhỏ hơn rơi vào bẫy nợ.

Mối lo ngại này ngày càng lớn sau khi Trung Quốc lấy quyền kiểm soát cảng Hambantota của Sri Lanka vào năm 2017 đổi lấy nợ của Sri Lanka lấy hợp đồng thuê 99 năm.

Theo thỏa thuận ký kết vào tháng 7, 2917, Sri Lanka giao quyền kiểm soát hải cảng Hambantota (do Trung Quốc xây dựng) cho công ty China Merchants Port Holdings với hợp đồng cho thuê kéo dài 99 năm.

BRI là một dự án của Chủ tịch Tập Trung Quốc Cận Bình nhằm mục đích mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn thế giới với một chuỗi các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng do các khoản đầu tư của Trung Quốc tài trợ.

Năm nay, đại diện của hơn 100 quốc gia, gồm khoảng 40 nhân vật lãnh đạo của các chính phủ, sẽ tham dự Diễn đàn Một Vành đai Một Con đườn lần thứ hai.

Thủ tướng Pakistan Imran Khan và Tổng thống Nga Vladimir Putin là hai trong số những người đã xác nhận tham gia.

Ý là quốc gia châu Âu đầu tiên đã ghi danh tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường trị giá hàng tỷ đô la của Trung Quốc bất chấp sự hoài nghi từ các đối tác EU và Hoa Kỳ.

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn:  India rejects China’s invite to attend Belt and Road Initiative meet for the second time | businesstoday.in | Apr 08, 2019.