Đây là thời đại của dối trá không biết xấu hổ ở Moscow, Riyadh và Washington

Simon Tonomall (The Guardian) | Trà Mi

David Miliband lập luận trong bài thuyết trình Fulbright rằng giới lãnh đạo thế giới đã biết họ có thể nói dối mà không bị thiệt hại. Chúng ta không thể đồng lõa với sự bố láo của họ.

Thành viên của nhóm điều tra chung do Hòa Lan dẫn đầu nêu tên nghi phạm trong vụ bắn rớt chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines năm 2014. Ảnh: John Thys / AFP / Getty Images

Sự thật hay Hậu quả, một trò chơi mà người tham dự chỉ bị phạt vì không thành thật hoặc sai trái, phần lớn chỉ là trò giải trí —  nhưng nó cũng phản ảnh sự đồng thuận đạo đức chúng về sự không thể chấp nhận được việc nói dối. Niềm tin từ lâu này đã ăn sâu vào văn hóa đại chúng. Sự thật hay Hậu quả là tên của một chương trình đố vui trên truyền hình Mỹ thời hậu chiến đã thành công lớn đến nỗi một thị trấn ở New Mexico được đặt theo tên của nó. Nói một cách đơn giản, và như một quy tắc chung, hầu hết người ta mong đợi rằng nếu nói dối trơ trẽn, bạn sẽ bị trừng phạt.

Thế thì tại sao, nhiều nhân vật lãnh đạo hiện đại dường như nghĩ rằng họ có thể nói dối và chẳng bị thiệt hại gì? Khuynh hướng chối bỏ, né tránh hoặc không nhận các hậu quả do những hành động chính trị đang lan rộng trên toàn cầu như một loại virus độc hại. David Miliband, cựu ngoại trưởng Anh Quốc, lập luận trong năm nay, với bài thuyết trình Ful Fulright, rằng đã có một thời, khi trách nhiệm trước công luận được coi là quan trọng. Không còn nữa. Miliband gọi bây giờ là thời đại của sự không bị trừng phạt,

“những người tham gia vào các cuộc xung đột trên khắp thế giới tin rằng họ có thể thoát khỏi bất cứ chuyện gì, kể cả giết người.”

David Miliband

Tuần trước đã cho thấy những ví dụ rõ ràng về cách những nhân vật lãnh đạo nói dối — một cách bất cần đạo lý, không biết xấu hổ và nói dối thường xuyên. Sau một cuộc điều tra tỉ mỉ, các chuyên viên điều tra quốc tế tuyên bố ba người Nga và một người Ukraine sẽ phải trả lời với cáo buộc đã giết người trong vụ phóng hỏa tiễn địa đối không tấn công bắn rơi chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines, giết chết 298 người ở miền đông Ukraine năm 2014.

Bằng chứng liên hệ nhưng người này với chính phủ của Vladimir Putin quá rõ ràng, dựa trên lời khai của nhân chứng, hình ảnh vệ tinh và các cuộc gọi điện thoại đến Moscow đã nghe được. Nhóm điều tra đã theo dõi bệ phóng tên lửa Buk dùng trong vụ tấn công được đưa từ căn cứ ở Kursk tới Ukraine và trở lại. Cả ba người Nga đều là nhân viên trong bộ máy công an của Nga. Điều đó cho thấy có thể kết luận là họ không tự ra tay hành động.

Tuy vậy, Điện Kemlin đang quyết liệt phủ chối bỏ trách nhiệm. Nga nói, không có sự tham dự của họ trong vụ bắn rơi MH17. Nga không có nhân viên quân sự ở Ukraine và “không có cơ hội” tham dự vào cuộc điều tra. Nói cách khác, Nga đang bị gài bẫy. Bằng bất kỳ lý luận hợp lý, thực tế nào, những lời phủ nhận trách nhiệm của Nga sai lầm một cách lố bịch. Nhưng khinh miệt những nạn nhân và gia đình của họ, những người đang cần phải có công lý, Moscow cứ tiếp tục nói dối.

Nếu một cường quốc trên thế giới có thể hành xử theo cách này, tại sao những nhân vật lãnh đạo kém hơn lại không thể làm như vậy? Tuần trước, Ả Rập Saudi cũng đã mở cuộc chiến trần trụi với sự thật sau khi một chuyên viên điều tra của Liên Hiệp Quốc ám chỉ Mohammed bin Salman, hoàng tử Ả Rập Saudi, đã liên quan vào vụ giết nhà báo Jamal Khashoggi vào tháng 10 năm ngoái. Kể từ khi vụ bê bối này nổ ra, cách che đỡ được Vương quốc Ả Rập ưa chuộng là lừa dối chứ không phải là sự tử tế,

Điện Kemlin đang quyết liệt phủ nhận trách nhiệm. Bằng bất kỳ lý luận hợp lý, thực tế nào, những lời phủ nhận trách nhiệm của Nga sai lầm một cách lố bịch.

Nghi phaạm và nạn nhân. Nguồn: AsiaNews

Những lời phủ nhận và giải thích của Riyadh, đưa ra ngay sau khi Khashoggi mất tích bên trong lãnh sự quán Saudi ở Istanbul, đã nhanh chóng bị vạch trần. Không nao núng, một bộ trưởng cao cấp của Ả Rập Saudi lại một lần nữa thẳng thừng phủ nhận những “bằng chứng đáng tin” của Liên Hiệp Quốc. Kết quả điều tra cho thấy vụ giết người này là “một vụ giết người phi pháp mà nhà nước Ả Rập Saudi phải chịu trách nhiệm theo luật quốc tế”, đã bị bác bỏ như “không có gì mới”.

Chỉ tuyên bố một cái gì đó không phải là như vậy có đủ không? Ngay cả khi mọi người biết (hoặc quá nghi ngờ) nó là như thế? Hãy hỏi Donald Trump, một kẻ nói dối triền miên và người có thầm quyền hàng đầu về tin tức giả mạo. Tổng thống Mỹ đã khai mạc cuộc vận động tái tranh cử năm 2020 tại Florida vào tuần trước. Nhưng phải cẩn thận. Bất cứ điều gì ông ta nói đều phải được xét lại. Theo những người theo dõi Tòa Bạch Ốc, cho biết Trump đã có 10.796 tuyên bố sai hoặc cố tình gây hiểu lầm kể từ khi nhậm chức.

Tổng thống Mỹ Donald J. Trump tuyên bố also lếu hơn 10.000 lần từ khi nhậm chức. Nguồn: Vanity Fair

Tổng số lời bố láo của Trump tăng mạnh ở Orlando. Ông ta đã nói dối về bản báo cáo của Mueller (nó không tuyên bố ông ta vô tội) và vụ cắt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử (nó không phải như vậy). Ông ta nói rằng “chúng tôi đang rút rất nhiều quân” ra khỏi Trung Đông ngay cả khi ông ta vừa ra lệnh đưa thêm 1.000 binh sĩ  khác đến khu vực để hù dọa Iran. Ông ta khoe khoang về “bức tường” biên giới Mexico của mình, phần lớn không hiện hữu. Thực sự, Trump có thể thề rằng Nữ hoàng là bạn thân của ông ta nếu điều đó giúp ông có được phiếu bầu. Trong thực tế, ông ta đã tuyên bố như vậy.

Nhóm người hâm mộ Trump dường như không quan tâm rằng anh hùng của họ là một người không thể tin được. Và nhiều quốc gia khác cũng bị nhiễm virus tương tự. Tại Trung Hoa, giới  truyền thông nhà nước khẳng định rằng các cuộc biểu tình trên đường phố Hồng Kông là một âm mưu của thế lực thù địch nước ngoài. Ở Ai Cập, chính phủ đã mạnh dạn phủ nhận rằng sự ngược đãi tàn nhẫn của họ đối với tổng thống bị truất phế, Mohamed Morsi, đã khiến ông ta chết trong lúc bị giam giữ [tháng Sáu, 2019]. Ở Anh, những người trong đảng Bảo thủ hy vọng làm thủ tướng vẫn nói dối và nói dối và, trong một trường hợp nổi bật, nói dối thấp hèn.

Xác xuất là bao nhiêu những chính phủ hoặc chính khach trích dẫn ở trên sẽ bị trừng phạt vì sự không lương thiện của họ, tại tòa án hay bất cứ nơi nào khác? Người dân Ả Rập, Nga và Trung Hoa không được bồi thường khi tầgn lớp  cai trị họ che giấu hoặc bóp méo sự thật. Chẳng hạn, Moscow sẽ không cho phép dẫn độ các nghi phạm MH17. Và ai tin rằng một hoàng gia hàng đầu của Ả Rập Saudi  có thể bị buộc phải trả lời cho hành động của mình? Tuy nhiên, nhiệm vụ đi tìm sự thật hoặc hậu quả là  điều không thể bỏ qua được.

Tuần trước, công tố viên trưởng của Tòa án Hình sự Quốc tế đã thỉnh cầu với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc dùng biến động hiện tại ở Sudan để giúp bà đưa thủ phạm phạm tội diệt chủng của Darfur ra trước vành móng ngựa. Họ đã ở quá tầm với của bà từ 14 năm qua. Fatou Bensouda nói,

“Giờ phải hành động đã điểm. Nạn nhân của Darfur đã chờ đợi công lý quá lâu.”

Fatou Bensouda
Nguồn: Kenya Stockholm Blog

Có rất ít dấu hiệu lời thỉnh cầu của bà sẽ được chính phủ quân phiệt mới của Sudan hoặc các cường quốc trả lời. Sự vắng mạt của công lý này, sự rỗng tuếch sự thật, lời chối tội dường như có ở khắp mọi nơi này là một phần những gì Miliband gọi là thời đại mới của sự vô trách nhiệm một các cao ngạo. Miliband nói,

“Những kiềm chế lạm dụng quyền lực đang bị suy yếu trên phạm vi quốc tế và quốc gia.”

David Miliband

Điều này không thể tiếp tục. Những người có thể nói phải cất lên tiếng nói — và trung thực — hoặc là kẻ đồng lõa trong một thế giới dối trá.

© 2019 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: In Moscow, Riyadh and Washington, this is the age of the shameless lie | Simon Tisdall | The Guardian | Jun 22, 2019.